Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 7: Giao thông - Nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ

A. MỤC TIÊU

 1. Phát triển nhận thức.

Trẻ 3-4 tuổi:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ (Ô tô, xe máy, xe tải, xe khách, xe đạp), biết được màu sắc, biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông đó.

Trẻ 5 tuổi:

Biết được nơi hoạt động của các loại PTGT và biết được tiếng còi của các loại PTGT này. Biết thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 8.

 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ đích.

 - Phát triển nhận thức.

2. Phát triển thể chất.

Trẻ 3-4 tuổi:

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng,

 - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.

Trẻ 5 tuổi:

 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận động. Kĩ năng làm việc theo nhóm.

 - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.

 

doc128 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 7: Giao thông - Nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 7 : GIAO THÔNG
 NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời gian: Tuần 1(Từ ngày 27/02/2017 -> 03/ 03/2017)
A. MỤC TIÊU
	1. Phát triển nhận thức.
Trẻ 3-4 tuổi:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ (Ô tô, xe máy, xe tải, xe khách, xe đạp), biết được màu sắc, biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông đó.
Trẻ 5 tuổi:
Biết được nơi hoạt động của các loại PTGT và biết được tiếng còi của các loại PTGT này. Biết thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 8. 
	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ đích.
	- Phát triển nhận thức. 
2. Phát triển thể chất.
Trẻ 3-4 tuổi:
	-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng,
 - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
Trẻ 5 tuổi:
	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận động. Kĩ năng làm việc theo nhóm.
 - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
	3. Phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 3-4 tuổi:
 Trẻ mạnh dạn sử dụng một số từ mới và hiểu ý nghĩa của các từ mới đó. Phát âm đúng và không ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với người xung quanh.
- Nõi rõ ràng 
Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ có kĩ năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau (Lời nói, nét mặt, kĩ hiệu, các hoạt động diễn ra trong mộtngày). 
	4. Phát triển thẩm mĩ.
Trẻ 3-4 tuổi:
Trẻ biết phết hồ mặt sau tờ giấy và dan ngay ngắn, cân giấy hình ô tô tải.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
Trẻ 5 tuổi:
	- Phát triển tính thẩm mĩ, rèn kĩ phết hồ, dán cho trẻ.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.
Trẻ 3-4 tuổi:
 - Trẻ biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông, Biết được ô tô là một loại PTGT đường bộ và biết được lợi ích của ô tô đối với đời sống con người và biết được nơi hoạt động của các loại PTGT đường bộ.
Trẻ 5 tuổi:
	- Trẻ biết lợi ích của thuyền, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại PTGT.
B: NỘI DUNG
PHẦN I : ĐÓN TRẺ.
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày vàtình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. Tuyên truyền phụ huynh chú ý sức khoẻ trẻ trong mùa đông, mặc ấm cho các cháu khi ra khỏi nhà.
	 - Điểm danh đầu giờ.
PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp 2: Tay 3 : Chân 3 : Bụng 3 : Bật 3.
I.Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
	2. Kĩ năng: Rèn KN khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn
kĩ năng vận động, kĩ năng nghe nhạc.
	3. Thái độ:Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
	- Nhạc thể dục bài “Nắng sớm”
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động.
2. Trọng động.
3. Hồi tĩnh
 Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát “Nắng sớm”.
1.Hô hấp: Hít thở
 2. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 3. Chân: Đứng đưa một chân về trước
 4. Bụng: Đứng quay người sang hai bên
 5. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ
 * Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân rồi vào lớp.
- Trẻ khởi đọng cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
Trẻ về hàng tập thể dục
 Hít vào, thở ra
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
PHẦN III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: 
* Trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ.
* Quan sát “Xe đạp”; “Ô tô”; “Xe máy”.
2. TCVĐ: 
* Ô tô và chim sẻ.
* Người tài xế giỏi.
* Đua ô tô.
* Qua đường; Ô tô về bến
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.	
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ quan sát và trò chuyện biết được đặc điểm, tên gọi, công dụng của một số phương tiện giao thông “ Xe máy, xe ô tô, xe đạp.
- Trẻ được quan sát và trò chuyện với cô về các loại phương tiện giao thông.
- Biết được nơi hoạt động và tiếng còi của các loại PTGT, Biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông, từ đó trẻ có ý thức bảo vệ, và biết giữ gìn các loại phương tiện giao thông.
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi, trẻ chơi các trò chơi hứng thú, tích cực.
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ định. 
- Rèn kĩ năng vận động, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ.
- Rèn kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý, bảo vệ và giữ gìn các loại phương tiện giao thông.
II. Chuẩn bị:
	- Địa điểm quan sát: Rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát.
	- Xe máy, xe đạp thật, đồ chơi ôtô. 
	- Nội dung các cuộc dạo chơi và hoạt động ngoài trời, nội dung các trò chơi, tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
III.Tổ chức hoạt động.
1.Hoạt động có chủ đích
a. Trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ.
+ Các con quan sát xem trên đường có các loại PTGT gì? Các con có nhận xét gì về các loại PTGT đang đi trên đường? Xe ô tô đi ở đâu? Xe máy đi ở đâu? Xe đạp đi ở đâu? Người đi bộ đi ở đâu? Các phương tiện đó như thế nào? Có đặc điểm gì? Tiếng còi của từng loại phương tiện đó như thế nào? Các loại phương tiện đó dùng để làm gì? Khi tham gia giao thông phải đi như thế nào?
- Giáo dục trẻ phải chấp hành luật giao thông, đi đúng phần đường của mình. Các con còn bé khi tham gia giao thông phải có người lớn....
b. Quan sát và trò chuyện về “Xe đạp”.
	- Cô và trẻ hát “Bác đua thư vui tính” và hỏi trẻ:
	+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?	
	+ Bài hát nói đến loại xe gì?
	+ Và cô có xe gì đây?
	+ Vì sao chúng mình biết?
	+ Đây là bộ phận nào của xe?
	+ Còn đây là gì?
	+ Xe đạp dùng để làm gì?
	+ Tiếng chuông xe kêu như thế nào?
	+ Khi ngồi lên xe để đi thì chúng mình phải làm gì để đảm bảo AT cho cơ thể?
	+ Để xe đi được phải có gì?
	+Chúng mình phải lầm gi để xê đi được?
c. Quan sát và trò chuyện về “Ô tô”.
	- Cô và trẻ hát “Em tập lái ô tô” và hỏi trẻ:
	+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?	
	+ Bài hát nói đến loại xe gì?
	+ Các bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì?
	+ Và cô có xe gì đây?
	+ Vì sao chúng mình biết?
	+ Đây là bộ phận nào của xe?
	+ Còn đây là gì?
	+ Xe ô tô dùng để làm gì?
	+ Tiếng còi xe kêu như thế nào?
	+ Khi ngồi lên xe để đi thì chúng mình phải làm gì để đảm bảo AT cho cơ thể?
	+ Để khởi động được xe chúng mình phải có gì?
	+Chúng mình khởi động máy nhờ bộ phận nào?	
d. Quan sát và trò chuyện về “Xe máy”. 
- Cô và trẻ hát “Dạo chơi” đến địa điểm quan sát cô cho trẻ ngồi theo hàng và cô đọc
câu đố về “Xe máy” và hỏi trẻ:
Người chạy chẳng nhanh bằng tôi
Nhứng đứng không chống thì tôi ngã kềnh
Trước sau hai bánh rành rành
Mỗi khi máy nổ, chạy nhanh cõng người
Là xe gì?
	+ Chúng mình biết đó là loại xe gì không?
	+ Vì sao các con biết đó là xe máy?
	+ Và cô có xe gì đây?
	+ Vì sao chúng mình biết?
	+ Nhà những bạn nào có xe máy giống như xe này?
	+ Đây là bộ phận nào của xe?
	+ Còn đây là gì?
	+ Xe máy dùng để làm gì?
	+ Tiếng còi xe kêu như thế nào?
	+ Khi ngồi lên xe để đi thì chúng mình phải làm gì để đảm bảo AT cho cơ thể?
	+ Để khởi động được xe chúng mình phải có gì?
	+Chúng mình khởi động máy nhờ bộ phận nào?
2. TCVĐ: 
* Ô tô và chim sẻ.
* Người tài xế giỏi.
* Đua ô tô.
* Qua đường; Ô tô về bến
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.	
PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Bán vé tàu, vé xe. Đi chơi, đi du lịch.
2. Góc XD : Xây dựng bến xe, ga tàu
 3. Góc HT: Xem tranh về các loại PTGT đường bộ.
4. Góc NT: Tô màu các loại PT giao thông đường bộ
5. Góc TN: Môi trường xanh
I. Mục đích – Yêu cầu.
	1. Góc phân vai:
	- Trẻ biết tự nhận góc chơi, biết thể hiện vai chơi: Thể hiện là người chủ bán hàng hoa niềm nở, nhiệt tình, chào mời khách vào mua hàng và biết tư vấn cho khách hàng khi chọn hoa, thể hiện vai người đi mua hàng niềm nở và lịch sự biết lựa chọn cho mình những bông hoa đẹp.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội, Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
	- Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loài hoa.
	2. Góc nghệ thuật:
	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ biết sử dụng bút màu, để vẽ nên những bức tranh các loài PTGT mà trẻ yêu thích.
	- Rèn kĩ năng tô màu cho trẻ và rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn khi chơi.
	3. Góc học tập:
	- Trẻ biết thể hiện vai chơi ở góc chơi: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết quan sát và trò chuyện về các loại PTGT qua tranh, trẻ biết được đặc điểm, màu sắc, lợi ích của các loại PTGT đó.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ.
	 - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn tranh ảnh, đồ dùng học tập.
	4. Góc xây dựng:
	- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào để xây dựng bến xe, ga tàu.
	- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ, kĩ năng làm việc theo nhóm.
	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đdđc.
	5. Góc thiên nhiên:
	- Trẻ biết lợi ích và tác dụng của cây xanh với đời sống con người. Biết cách chăm sóc và bảo vệ cho cây.
	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng có trách nhiệm. kĩ năng làm việc theo nhóm
	- Giáo dục: Trẻ ngoan, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá.
II. Chuẩn bị
	1. Góc phân vai: Cửa hàng vé tàu, vé xe. Mô hình khu du lịch, tham quan.
	2. Góc nghệ thuật: Giấy vẽ có hình các loại PTGT, bút màu.
	3. Góc học tập: Tranh ảnh các loại PTGT.
	4. Góc xây dựng: Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, các loại ô tô, tàu
	5. Góc thiên nhiên: Địa điểm và dụng cụ chăm sóc cây xanh.
III. Cách tiến hành:
a. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Chúng mình hãy lắng nghe xem đây là tiếng còi của phương tiện nào nhé
 Kính koong, kính koong.
 Tít tít, tít tít.
 Píp píp, píp píp.
 - Xe đạp, xe máy, ô tô là phương tiện giao thông đường gì ?
 - Ngoài các phương tiện đó ra khi đi trên đường chúng mình còn nhìn thấy phương tiện nào khác?
 - Hôm nay cô có các góc chơi:
 Ai muốn làm người bán vé xe, vé tàu?
 Xin mời vào góc phân vai. 
 Ai thích xây bến xe, bế tàu?
 Xin mời vào góc xây dựng.
 Ai thích tô màu các phương tiện?
 Xin mời vào góc nghệ thuật. 
 - Các con sẽ chơi ở góc nào?
 - Mời chúng mình về các góc chơi
 - Trẻ nhập vai chơi, về góc chơi
 - Trong khi chơi chúng mình phải như thế nào?
	b. Qúa trình chơi:
	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
1. Góc phân vai:
- Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế?
- Các bạn đi mua mua vé xe à, sao các bạn không vào cửa hàng bán vé xe, vé tàu mà mua, ở đó có rất nhều loại vé với những tuyến đường khác nhau, thoả sức cho các bạn chọn.
	- Bạn định đi đâu?
	- Quê bạn ở đâu?
	- Bạn Bạn đi Mộc Châu phải mua vế về đâu?
	2. Góc nghệ thuật:
	- Ôi ở đây sao mà vui thế, các bạn ơi các bạn đang làm gì thế?
	- Các bạn đang vẽ xe gì vậy?
	- Vì sao bạn lại vẽ xe này?
	- Xe này bạn sẽ tô màu gì?
	- Còn bạn đang vẽ PTGT gì đây?
	- Bạn sẽ tô cho xe máy màu gì?
	- Còn bạn thì sao bạn đang vẽ gì?
	- Các bạn vẽ đẹp qúa, có thể tặng tôi một bức tranh được không?
	3. Góc học tập:
	- Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
	- Con đang xem tranh vẽ gì thế?
	- Xe máy này có đặc điểm gì?
	- Xe có màu gì?
	- Xe này được dùng để làm gì?
	- Còn bạn đang xem tranh vẽ PT gì vậy?
	- PT này có màu gì?
	- PT này được dùng để làm gì?
	- PT này có đặc điểm như thế nào?
	- Còn đây là cái gì của xe?
	4. Góc xây dựng:
	- Ôi, chào các bác TX, các bác đang XD cho mình 1 bến xe, bến tàu thật là đẹp.
	- Các bạn định thiết kế bến xe, bến tàu như thế nào?
	- Ở đây các bác sẽ xây gì?
	- Trong bến xe các bác sẽ xây khu xe khách ở đâu?
	- Chỗ này các bác sẽ xây gì?
	5. Góc thiên nhiên:
	- Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
	- Ai sới cỏ cho cây?
	- Ai tưới nước cho cây?
	- Ai bắt sâu cho cây?
	Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì?
	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
	c. Kết thúc quá trình chơi:
 - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về trang trại chăn nuôi mà các bác thợ xây xây dựng lên.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
PHẦN V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
I. Hướng dẫn thao tác rửa tay:
1. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay.
* Kỹ năng:
- Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước.
* Thái độ: 
- Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
- NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân.
2. Chuẩn bị: 
- Khăn lau tay sạch
- Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì?
- Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì?
- Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay:
+ Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt.
+ Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt.
+ Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại.
+ Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại
+ Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại.
+ Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại.
- Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước.
- Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay.
- Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài.
II. Tổ chức ăn trưa:
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất.
- Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn.
2. Chuẩn bị:
- chiếu, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi bàn 1 khăn, 1 đĩa).
- Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cô cùng trẻ giải chiếu, cho trẻ ngồi vào chiếu, cô chia cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”.
- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm.
- Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm.
- Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất cạp lồng cơm, cô cùng trẻ kê dọn bàn ghế.
- Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt.
III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16).
- Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe.
2. Chuẩn bị: 
- Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc).
- Nước sạch, kem đánh răng.
3. Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải.
- Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra.
- Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình.
- Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định.
PHẦN VI : HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Câu đố về phương tiện giao thông.
* Trò chuyện về các phương tiện giao thông.
* Làm quen với bài thơ “Trên đường”.
* Làm quen với bài hát “Đường và chân”.
* Chơi theo ý thích.
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Thông qua câu đố trẻ biết được tiếng chuông, tiếng động cơ xe.
- Trẻ nhận biết các phương tiện thông qua đặc điểm đặc trưng.
- Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời đúng giai điệu bài hát. 
- Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện vần điệu, nhịp điệu của bài thơ.
- Cô cùng trẻ trang trí chuẩn bị cho chủ điểm mới.
- Thông qua giờ hoạt động chiều trẻ củng cố được kiến thức cũ làm quen được kiến thức mới.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các phương tiện giao thông.
 - Bài hát “Đường và chân”.
III. Tiến hành:
* Câu đố về phương tiện giao thông.
- Câu đố: Xe gì hai bánh
 Đạp chạy bon bon 
 Chuông kêu kính koong
 Đứng yên thì đổ
 Là xe gì ?
- Xe đạp có mấy bánh?	
- Tiếng chuông kêu như thế nào ? 
- Chúng mình làm tiếng kêu của xe đạp nào?
- Cô có chiếc xe gì đây ?
- Đây là cái gì của xe ?
- Chúng mình phải làm gì thì xe đạp mới đi được ?
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường
* Câu đố : Xe bốn bánh 	 Chạy bon bon
 Máy nổ giòn
 Kêu píp píp
 Là xe gì?
- Ô tô có mấy bánh?
- Tiếng còi của ô tô kêu như thế nào?
- Cô có chiếc xe gì đây?
 - Đây là cái gì của xe?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
* Trò chuyện về các phương tiện giao thông.
- Cả lớp hát và vận động theo nhạc bài “Em tập lái ô tô”
- Các cháu lái ôtô có thích không?
- Lái ôtô như thế nào? 
- Ô tô đi ở đâu?
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con nhiều phương tiện giao thông nữa nhé
- Trò chuyện với trẻ về các PTGT qua tranh ảnh, câu đố, xe mô hình.
* Làm quen với bài thơ “Trên đường”.
- Các con ơi 1 ngày mới đến rồi, 1 ngày thật là vui cô và các con lại đến trường 
	- Cô bật nhạc cho trẻ hát 2 lần đi vòng tròn lấy nhạc cụ về đội hình chữ u
	- Các con ạ! Đường và chân là đôi bạn thân. Nhạc sỹ (Hoàng lân ) đã sáng tác bài hát (Đường và chân) nói lên tình cảm của các bạn luôn yêu mến quê hương, yêu mến con đường hàng ngày cùng các bạn tới trường .Con đường là người bạn thân thiết với các con, vì vậy các con phải luôn giữ sạch đường phố xanh, sạch đẹp. Các con nhớ không được vứt rác bừa bãi và khi đi đến trường các con phải đi đúng luật GT nhé 
- Cô hát mẫu lần 1, Cô vừa hát bài hát gì ?
- Cô hát lần 2 , Trẻ hát 
- Cả lớp hát 
- Tổ, nhóm, cá nhân hát
* Làm quen với bài hát “Đường và chân”.
- Hằng ngày ai thường đưa cháu đi học?
- Khi ngồi trên xe máy cháu ngồi như thế nào?
- Đã bao giờ cháu tự đi qua đường chưa?
- Khi đi cháu đi như thế nào?
- Có một bạn nhỏ tự đi qua đường. Muốn biết bạn đi như thế nào và điều gì xảy ra với bạn chúng mình lắng nghe cô đọc bài thơ “Qua đường”
- Cả lớp đọc, tổ, cá nhân.
- Ai dắt bạn qua đường?
- Khi qua đường chúng mình đi như thế nào?
* Chơi theo ý thích.
 - Cô cho trẻ dán tranh, nặn các phương tiện giao thông đem trang trí các góc chuẩn bị cho chủ điểm mới 
 - Trò chuyện về các phương tiện và luật lệ giao thông
 - Cô phân nhóm tổ dán tranh tổ nặn phương tiện giao thông
* Hoạt động các góc.
 - Cô cho trẻ về các góc chơi theo ý thích .
 * Nêu gương bình cờ, phát bé ngoan cuối tuần
 - Cho trẻ hát bài các bài trong chủ điểm.Cô thấy chúng mình hát rất hay cô khen lớp mình nào. 
- Chúng mình có biết hôm nay là thứ mấy không? Đúng rồi hôm nay là thứ 6 là ngày chúng mình mong chờ nhất phải không ? vậy chúng mình mong chờ gì ở ngày thứ 6 nhỉ? .bạn nào ngoan ,và được nhiều lá cờ nhất thì bạn đó sẽ được thưởng thêm 1 lá cờ và 1 phiếu bé ngoan đấy đúng không nào . Bây giờ cô mời bạn lớp trưởng đứng lên nhận xét xem trong tuần này lớp mình có những bạn nào hay nghỉ học, hay đánh bạn ,trong giời cô giáo dạy học bạn nào không chú ý nghe cô giảng bài. Và trong tuần bạn nàođi học đều,đúng giờ, ở trong lớp ngoan ngoãn chăm chú học tập nhỉ.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp.

File đính kèm:

  • docG.A GIAO THÔNG 2017 DA SUA THEO CHUAN.doc
Giáo Án Liên Quan