Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 8: Nước - Các hiện tượng tự nhiên - Nhánh: Nước
A. MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất.
Trẻ 3-4 tuổi:
- Thực hiện được một số vận động cơ bản: đi, chạy,thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Biết uống nước đun sôi hoăc nước tinh khiết, mặc quần áo phù hợp với thời tiết để phòng ngừa bệnh.
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực.
- Thực hiện được các vận động ném trúng đích nằm ngang
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có vệ sinh trong ăn uống
- Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết
- Có một số hành vi tốt giữ vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật.
- Thực hiện các vận động một cách tự tin.
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ nhận biết được một số thay đổi thời tiết của các mùa để ăn mặc cho phù hợp
- Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khoẻ. Dạy trẻ cách chăm sóc sức khoẻ trong mùa hè và các mùa khác.
- Phát triển cơ bắp, sự kết hợp nhịp nhàng của tay và chân, trẻ biết ném trúng đích nằm ngang
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
CHỦ ĐỀ 8: NƯỚC - CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN NHÁNH : NƯỚC Thời gian: Tuần 1: ( Từ ngày 03/4 -07/4/2017 ) A. MỤC TIÊU I. Phát triển thể chất. Trẻ 3-4 tuổi: - Thực hiện được một số vận động cơ bản: đi, chạy,thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Biết uống nước đun sôi hoăc nước tinh khiết, mặc quần áo phù hợp với thời tiết để phòng ngừa bệnh. - Hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực. - Thực hiện được các vận động ném trúng đích nằm ngang - Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có vệ sinh trong ăn uống - Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết - Có một số hành vi tốt giữ vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật. - Thực hiện các vận động một cách tự tin. - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ. Trẻ 5 tuổi: - Trẻ nhận biết được một số thay đổi thời tiết của các mùa để ăn mặc cho phù hợp - Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khoẻ. Dạy trẻ cách chăm sóc sức khoẻ trong mùa hè và các mùa khác. - Phát triển cơ bắp, sự kết hợp nhịp nhàng của tay và chân, trẻ biết ném trúng đích nằm ngang - Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ. II. Phát triển nhận thức. Trẻ 3-4 tuổi: - Trẻ biết các mùa trong năm, biết đặc điểm đặc trưng của thời tiết mùa hè - Thích khám phá các sự vật hiện tượng tự nhiên gần gũi. - Biết quan sát, nhận xét đặc điểm nổi bật các sự vật hiện tượng tự nhiên quen thuộc. Trẻ 5 tuổi: - Trẻ biết Đặc điểm của của các mùa trong năm , cảm xúc đặc biệt của trẻ đối với các mùa trong năm - Dạy trẻ các cách ăn mặc phù hợp với thời tiết các mùa trong năm. - trẻ biết cách chăm sóc sức khoẻ trong mùa hè và các mùa khác. - So sánh phân biệt mùa hae với các mùa trong năm. III. Phát triển ngôn ngữ. Trẻ 3-4 tuổi: - Phát triển khả năng phán đoán, hiểu biết của mình về một số đặc trưng của mùa hạ - Sử dụng một số từ chỉ các hiện tượng thời tiết tự nhiên khác.. - Biết diễn đạt những điều quan sát, nhận xét được bằng lời những câu đơn giản. - Biết trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn, noí về những gỡ quan sát được.. Trẻ 5 tuổi: - Sử dụng được một số từ chỉ dấu hiệu nổi bật, kể về các mùa và các hiện tượng tự nhiên khác. - Phát triển khả năng diến đạt sự hiểu biết của mình, mở rộng kỹ năng giao tiếp với cô giáo và bạn bè. Trẻ biết sử dụng các từ, câu để miêu tả về các hiện tượng tự nhiên - Trẻ biết điễn đạt bằng lời những gì trẻ cảm nhận được về mùa hạ IV:Phát triển thẩm mỹ * Trẻ 3-4 tuổi: - Trẻ yêu quý các mùa trong năm - Trẻ biết tạo các sản phẩm tạo hình về các mùa trong năm. - Biết sủ dung bút màu tô màu trnh phong cảnh mùa hè - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp * Trẻ 5 tuổi: -Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hiện tượng tự nhiên gần gũi qua các sản phẩm, xé, dán,nặn, xếp hình - Dạy trẻ tạo các sản phẩm tạo hình về các mùa trong năm. - Trẻ hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về các mùa trong năm - Biết sủ dung bút màu tô màu trnh phong cảnh mùa hè - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp V: Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội. * Trẻ 3-4 tuổi - Trẻ yêu thích cảnh đẹp của thời thiết mùa hè - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiển, trong các câu chuyện bài thơ, bài hát về các hiện tượng tự nhiên * Trẻ 5 tuổi: - Trẻ thể hiện tình cảm vui sướng và thích thú khi mùa hè đến. Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh - sạch – đẹp. Biết cách ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. - Thể hiện tình cảm của mình qua bài hát " Trời nắng , trời mưa" B. NỘI DUNG PHẦN I. ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn hàng ngày cho trẻ. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ phòng tránh một số dịch bệnh lây lan. Cất đồ dùng cho trẻ vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích. - Điểm danh đầu giờ. PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn kỹ năng vận động. 3. Giáo dục : Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. III. Tổ chức thực hiện: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Khởi động - Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “ Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục. - Trẻ khởi đọng cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô. - Trẻ về hàng tập thể dục Hoạt động 2 Trọng động - Cô cho trẻ tập “ Trời nắng trời mưa” 1. Thổi nơ 2. Tay đưa lên cao, hạ xuống luân phiên tay nọ tay kia. 3. Hai tay đưa lên cao, về trước 4 Hai tay ra trước, nghiêng người sang hai bên 5. Hai tay lên cao, quay người sang 2 bên 6. Bật nhảy, hai tay lên cao hạ xuống. Phùphù Hoạt động 3 Hồi tĩnh Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân rồi vào lớp. - Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp. PHẦN III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Tên hoạt động 1. Hoạt động có chủ đích. - Vẽ ông mặt trời - Trò chuyện về thời tiết mùa hè Quan sát thời tiết 2. Trò chơi vận động: - Nắng và - Gió thổi - chơi với cát 3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, trẻ được biết thời tiết trong ngày và thời tiết cả mùa hè, biết được khí hậu mùa hè, trẻ biết được một số công việc cần làm trong mùa hè này 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, kỹ năng vận động, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Rèn kỹ năng giao tiếp tự tin. 3. Gíao dục: - Giaó dục trẻ ngoan, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. II. Chuẩn bị. - Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát, dễ hoạt động. - Nội dung các cuộc dạo chơi và hoạt động ngoài trời, nội dung các trò chơi, tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. III. Tổ chức thực hiện chủ đề 1. Hoạt động có chủ đích a. Trò chuyện về thời tiết mùa hè - Cô và trẻ hát vận động bài “ Trời nắng, trời mưa” + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói đến hiện tượng tự nhiên nào? + Chúng mình có biết trời nắng, trời mưa thể hiện cho mùa nào không? + Đúng rồi đó là 2 hiện tượng thể hiện cho thời tiết mùa hè đấy? + Khi trời nắng thì bầu trời và quang cảnh của mùa hè như thế nào? + Khi trời nắng to khi ra đường chúng mình phải làm gì? + Còn khi trời mưa sẽ như thế nào? + Kho trời mưa to, khi ra đường chúng mình phải làm gì? b. Vẽ ông mắt trời - Cô và trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời” + Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về cái gì? + Ông mặt trời ở đâu? + Ông mặt trời xuất hiện vào thời gian nào trong ngày? + Ông mặt trời có màu gì cả lớp? + Khi ông mặt trời xuất hiện ông sẽ tỏa những tia nắng ấm áp xuống dưới mặt đất, vào mỗi buổi sáng khi ông mặt trời chiếu xuống chngs mình sẽ ra ngoài để đón những ánh nắng ban mai điều đó sẽ giúp bạn hấp thụ được rất nhiều vitamin D rất tốt cho xương. Còn khi mặt trời đã lên cao, thì bầu trời rất nóng bức chính vì thế khi ra đường chúng mình phải nhớ đội mũ, nón, che ô và mặc quần áo mỏng thôi để cơ thể thoát mồ hôi như thế sẽ rất là dễ chịu các con nhớ chưa nào? + Và bây giờ chúng mình hãy cùng vẽ ông mặt trời nhé? + Ông mặt trời có hình gì? + Bên cạnh ông có những gì nữa? + Những tia nắng được vẽ bằng những nét như thế nào? + Nào các con hãy sử dụng những viên phấn này và cùng vẽ ông mặt trời thật đẹp nhé? + Trẻ vẽ cô quan sát và động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. c.Quan sát thời tiết + Thời tiết hôm nay như thế nào? + Trời hôm nay có gió không? + Vì sao con biết trời hôm nay có gió? + Với thời tiết như hôm nay chúng ta phải mặc quần áo như thế nào? 2. Trò chơi vận động: - Nắng và mưa (Luật chơi - cách chơi : Thơ truyện tr 62) - Gió thổi(Luật chơi - cách chơi : Thơ truyện tr 62) - Chơi với cát (Luật chơi - cách chơi : Thơ truyện tr 63) 3. Chơi tự do: - Chơi tự do trên sân trường, cô bao quát chung PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC *Tên góc 1. Góc phân vai: Cửa hàng nước giải khát 2. Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi giải trí mùa hè 3. Góc học tập: Vẽ mây, mưa, 4. Góc nghệ thuật: Đọc các bài thơ hát trong chủ điểm 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. I. Mục đích – yêu cầu. 1. Góc phân vai: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện là người bán hàng nước, niềm nở chào mời khách khi khách vào uống nước, thể hiện là người vào uống nước lịch sự hiểu biết. Thể hiện được vai nấu ăn thật ngon chế biến các món ăn ngon hợp khẩu vị để bố mẹ, con cái và những người thân trong gia đình xum họp quây quần bên nhau trong bữa ăn. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội, Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giaó dục trẻ ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ và lễ phép với người lớn tuổi. 2. Góc xây dựng - Trẻ biết sử dụng các ống nút, bộ xếp hình, gạch, hàng rào, hoa, cây cảnh để xây dựng khu vui chơi giải trí mùa hè. - Rèn kỹ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ - Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 3. Góc học tập: - Trẻ biết thể hiện vai chơi ở góc chơi: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết sử dụng các nét vẽ phù hợp để vẽ mây, mưa và mặt trời, mặt trăng - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, rèn sự khéo léo của đôi tay. - Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng học tập. 4. Góc nghệ thuật: - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ nhớ bài thơ, hát, trẻ nhớ tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, bài thơ trẻ hát và biểu diễn tự nhiên các bài trong chủ điểm - Rèn kỹ ca hát, phát triển ngôn ngữ và rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giaó dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với bạn. 5. Góc thiên nhiên: - Trẻ biết cách chăm sóc cây xanh. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giaó dục trẻ ngoan, biết giữ gìn bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn bị: 1. Góc phân vai: - Đồ chơi bán hàng: nước giải khát các loại. - Nội dung chơi: bán hàng nước giải khát. - Đồ dùng nấu ăn: nồi, xoong, chảo, bát, đĩa.. 2. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch khối, hình khối các loại, hàng rào, thảm cỏ, hoa 3. Góc học tập : - Bút chì sáp màu. giấy A4 4. Góc nghệ thuật: - Các loại dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ 5. Góc thiên nhiên: - Địa điểm chơi, dụng cụ chăm sóc cây. III. Cách tiến hành: a. Thỏa thuận trước khi chơi: - Các con ơi cô con chúng mình cùng chơi trò chơi, nói tên các mùa trong năm, khi cô nói đến mùa nào thì chúng mình hãy nói cảm giác của chúng mình như thế nào nhé! Mùa đông..... Mùa hè chúng mình thấy thế nào. Rất nóng bức phải không các con rất là khó chịu đúng không nào, khi mùa hè đến chúng mình phải mặc quần áo thoáng mát, ra đường phải đội mũ và uống nhiều nước. Khi đi trên đường chúng mình mà khát nước thì chúng mình sẽ phải làm gì. Vậy hôm nay cô con mình sẽ cùng đến với góc phân vai ở đó chúng mình sẽ được chơi bán hàng mà bán hàng nước giải khát đấy các con ạ.các con có thích không, nào chúng mình cùng đi. Ai sẽ chơi ở góc này? Và chúng mình còn được tham gia nấu ăn nữa đấy. - Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên. Chúng mình đã nhận ra giai điệu quen thuộc của bài hát nào chưa? Hôm nay ở góc nghệ thuật chúng mình sẽ cùng nhau hát và biểu diễn thật hay bài hát “ Em đi chơi thuyền” nhé. Ai sẽ tham gia biểu diễn nào? - Các con ơi! Khi trời mưa thì bầu trời như thế nào các con. À, bầu trời u ám, mây đen kéo về và trời đổ mưa, Và các con ạ có câu “ Sau cơn mưa trời lại sáng” và bầu trời lại trong xanh và ông mặt trời đã xuất hiện, chúng mình đã thấy được sự tương phản giữa hai hiện tượng tự nhiên trời nắng, trời mưa, ngoài ra các hiện tượng tự nhiên còn có rất nhiều sự tương phản khác nữa, để biết được chúng mình đến với góc học tập cùng tìm hiểu về các sự tương phản đó nhé. Ai sẽ tham ra chơi ở góc này? - Các con ạ, các bạn nhỏ sống ở thành thị vào các ngày cuối tuần các bạn ấy được bố mẹ đưa đi chơi trong các công viên, các khu vui chơi giải trí rất là thú vị đấy rất là vui trong đó có rất nhiều đồ chơi, chúng mình có thích được đi chơi như các bạn ấy không, vậy ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan, học giỏi này thì sau này lớn lên chúng mình sẽ được bố mẹ đưa về các thành phố lớn vào các công viên chơi, các khu vui chơi giải trí nhé. Còn bây giờ, tại sao các con không tự xây dựng cho chúng mình một công viên, một khu vui chơi thật đẹp và thật nhiều đồ chơi để chúng mình chơi nhé. Ai sẽ tham gia xây dựng khu vui chơi giải trí này. - Các con ơi! Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh, chim đậu trên cành, chim hót líu lo các con có biết không cây xanh là là có ích đối với đời sống của con người, thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, rồi cả động vật nữa đấy, chúng cung cấp một lượng lớn ô xi và cho chúng mình có một bầu không khí trong lành? Để luôn có cây xanh tươi tốt, chúng mình cùng chăm sóc cây xanh nhé, nào chúng mình cùng đến góc thiên nhiên cùng với cô nào? b. Qúa trình chơi: Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: 1. Góc phân vai: - Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế? - Trời nắng thế này các bác vào quán uống nước đã. - Chào bác, bác ơi cửa hàng mình có những loại nước giải khát nào vậy? - Bác bán cho tôi một chai nước trà xanh không độ ạ! - Ngoài loại nước đó ra, quán bác còn những loại nước uống nào nữa? - Còn các bạn, các bạn uống nước gì? - Bạn đang 2. Góc xây dựng - Ôi, chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng cho mình một khu vui chơi giải trí thật là đẹp. - Ở đây các con sẽ xây gì? - Trong khu vui chơi giải trí sẽ đẹp hơn khi chúng ta xây cho khu vui chơi giải trí này một khu vực trông hoa, các bác sẽ xây bồn hoa ở đâu? - Chỗ này các bác sẽ xây gì? - Đồ chơi này chúng mình sẽ đặt ở đâu? 3. Góc học tập: - Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế? - Con đang vẽ gì vây? - Con định vẽ đám mây này như thế nào? - Còn con đang vẽ gì? Con vẽ mưa to hay mưa nhỏ? - Con sẽ vẽ mưa to này như thế nào? - Mưa nhỏ con sẽ vẽ bằng nét gì? - Đây là gì vậy con? - Ông mặt trời này con vẽ như thế nào? - Ông mặt trời có màu gì? - Khi nào thì chúng mình thấy mặt trời? - Còn con đang vẽ gì vậy ? - Ông trăng xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày? 4. Góc nghệ thuật: - Chào các bạn, các bạn đang đọc bài thơ gì vậy? - Bài thơ nói đến điều gì vậy? - Bài thơ do ai sáng tác? - Ông mặt trời xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày? - Khi ông mặt trời xuất hiện, ông sẽ chiếu xuống mặt đất những tia nắng vàng rực rỡ phải không nào? - Các bạn đọc thơ rất hay, các bạn tiếp tục đọc thơ nhé, chúc các bạn vui vẻ. 5. Góc thiên nhiên: - Các con ơi ! để cho môi trường luôn xanh – sạch – đẹp, để cho bầu không khí luôn trong lành thì chúng mình cần phải làm gì? - Các con đang chăm sóc cây xanh đấy à ? - Chúng mình cần phải chăm sóc như thế nào? - Ai có nhiệm vụ tưới cây? - Ai có nhiệm vụ nhỏ cỏ cho cây? c. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu vui chơi giải trí vừa được các bác thợ xây xây dựng lên. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định. Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA I. Hướng dẫn thao tác rửa tay: 1. Mục đích - Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay. * Kỹ năng: - Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước. * Thái độ: - Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. - NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau tay sạch - Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn. 3. Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan” - Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì? - Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì? - Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì? - Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay: + Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt. + Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt. + Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại. + Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại. + Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại + Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại. + Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại. - Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước. - Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay. - Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài. II. Tổ chức ăn trưa: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất. - Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn. 2. Chuẩn bị: - Bàn, ghế, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi bàn 1 khăn, 1 đĩa). - Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ. 3. Tổ chức hoạt động: - Cô cùng trẻ kê bàn ghế, cho trẻ ngồi vào bàn, cô mở cạp lồng cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”. - Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm. - Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm. - Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất cạp lồng cơm, cô cùng trẻ kê dọn bàn ghế. - Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt. III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 1. Mục đích - Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16). - Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. - Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe. 2. Chuẩn bị: - Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc). - Nước sạch, kem đánh răng. 3. Tổ chức hoạt động: - Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải. - Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra. - Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình. - Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định. PHẦN VI: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1.Đọc thơ :Bé yêu trăng, mưa và bé ,Cầu vồng 2. Hát trời nắng tròi mua 3. Giải câu đố các hiên tượng tự nhiên 4. Hoạt động các góc 5. Nêu gương, Bé ngoan 6 Vệ sinh cá nhân cho trẻ ,Trả trẻ 7. Vệ sinh phòng nhóm I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua các bài thơ “ Bé yêu trăng Cầu vồngmưa và bé ” và bài hát “ Trời nắng trời mưa” - Trẻ thuộc và nhớ tên các bài thơ, tên tác giả và tên bài hát, trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài thơ, trẻ thuộc lời bài hát , trẻ biểu diễn bài hát. II. Chuẩn bị: - Nội dung các bài thơ thơ “ Bé yêu trăng Cầu vồngmưa và bé ” và bài hát “ Trời nắng trời mưa” III. Tiến hành: 1. Đọc thơ “ Cầu vồng” - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc thơ lần 1 : Kèm cử chỉ điệu bộ + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng t
File đính kèm:
- Giao an chu de HTTN.doc