Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề 9: Quê hương, Đất nước, Bác Hồ - Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu

1. Yêu cầu:

- Trẻ biết cắt theo đường thẳng để dán thành dây xúc xích trang trí ảnh Bác.

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Bác hồ của em.

- Trẻ biết được tình cảm của bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.

- Trẻ thực hiện được vận động chuyền bắt bóng qua đầu, chuyền bắt bóng qua chân.

- Trẻ vận động được theo bài hát: Nhớ ơn Bác.

- Biết yêu quý, kính trọng bác Hồ.

- Biết chăm ngoan cố gắng học giỏi.

- Biết không tranh dành đồ chơi với bạn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề 9: Quê hương, Đất nước, Bác Hồ - Nhánh 2: Bác Hồ kính yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 9: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
NHÁNH 2: BÁC HỒ KÍNH YÊU
KẾ HOẠCH TUẦN – NGÀY
TUẦN 34
(Từ ngày 09/5/2016 đến ngày 13/5/2016)
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cắt theo đường thẳng để dán thành dây xúc xích trang trí ảnh Bác.
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ: Bác hồ của em.
- Trẻ biết được tình cảm của bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.
- Trẻ thực hiện được vận động chuyền bắt bóng qua đầu, chuyền bắt bóng qua chân. 
- Trẻ vận động được theo bài hát: Nhớ ơn Bác.
- Biết yêu quý, kính trọng bác Hồ.
- Biết chăm ngoan cố gắng học giỏi.
- Biết không tranh dành đồ chơi với bạn.
2. Kế hoạch tuần:
TT
Hoạt động
Nội dung
1
Đón trẻ, trò chuyện,
thể dục sáng, điểm danh,
ăn
sáng
- Đón trẻ: Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng qui định. Cho trẻ chơi với đồ chơi dễ lấy dễ cất.
- Trò chuyện: Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ đề. Nhắc trẻ mang đồ chơi đến cùng tạo một bộ sưu tập đồ chơi. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài học trong ngày.
- Thể dục sáng:
a. Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh kết hợp với bài nhạc: “ Bài tập buổi sáng”, sau đó về 3 hàng theo tổ, dãn cách đều.
b. Trọng động: Tập theo nhạc nền bài hát “Con cào cào”.
+ Hô hấp: Thổi bóng bay. 
+Tay vai: Đánh chéo 2 tay ra phía trước sau.
+ Lưng bụng: - Cúi về trước, ngửa ra sau. 
 - Nghiên người sang bên. 
+ Chân: Khuỵu gối.
+ Bật: Bật đưa chân sang ngang. 
c. Hồi tĩnh: Theo nhạc bài hát: Con công.
- Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng lên báo lại với cô bạn vắng mặt.
- Ăn sáng: - Cô cho trẻ đi rửa tay, ngồi vào bàn ăn.
 - Giới thiệu món ăn và tiến hành cho trẻ ăn
2
Hoạt động học.
Thứ hai
09/5/2016
Phát triển nhận thức: Môi trường xung quanh.
- Trò chuyện về tình cảm của bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.
Thứ ba
10/5/2016
 Phát triển thẩm mĩ: Tạo hình
- Cắt dán dây xúc xích trang trí ảnh Bác ( Đề tài).
Thứ tư
11/5/2016
 Phát triển ngôn ngữ: Văn học
- Thơ: Bác Hồ của em. 
Thứ năm
12/5/2016
 Phát triển thể chất: Thể dục
- Chuyền bón qua đầu- Chuyền bóng qua chân.
Thứ sáu
13/5/2016
 Phát triển thể chất: Thể dục
- Chuyền bón qua đầu- Chuyền bóng qua chân. Phát triển thẩm mĩ: Âm nhạc
- Dạy vận động: Vỗ tay theo nhịp “ Nhớ ơn Bác”. 
NDKH:
- Nghe hát: Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
- Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát.
3
Hoạt động góc
* YÊU CẦU: 
- Trẻ biết về nhóm để chơi, phân vai chơi, thỏa thuận vai chơi.
- Biết thể hiện các hành động chơi như: Cha mẹ biết chăm sóc gia đình, mẹ biết nâu ăn, cô giáo biết dạy các bạn nhỏ học,
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng. Nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng.
- Biết cách cầm viết, cách tô màu, sử dụng màu để tô; biết sử dụng các kỹ năng nặn tạo hình: Nặn dọc, xoay tròn ...
- Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề.
- Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây
1. GÓC PHÂN VAI: Cô giáo + Gia đình. 
- Trẻ biết chơi phân vai cha mẹ biết nấu ăn, biết chăm sóc các con, cô giáo biết dạy các bạn nhỏ học,
2. GÓC XÂY DỰNG: Xây lăng Bác.
- Trẻ xây lăng Bác phải có lăng Bác, có hoa, có cổng rào, có các chú lính đứng gác, có cột cờ,....
3. GÓC TẠO HÌNH: Cắt dán dây xúc xích trang trí ảnh Bác,.
4. GÓC ÂM NHẠC: Vận động bài nhớ ơn Bác,.
5. GÓC THƯ VIỆN: 
- Cho trẻ chơi Kidsmart.
- Cho trẻ đọc truyện, xem tranh ảnh, kể chuyện về chủ đề
6. GÓC KHÁM PHÁ KHOA HỌC - THIÊN NHIÊN: 
- Ôn số lượng từ 1 đến 10.
- Chăm sóc cây xanh.
4
Hoạt động ngoài trời
Thứ hai
- Quan sát: Tranh chủ đề.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Ném bóng vào rổ.
- Chơi tự do 
- Nhặt lá rụng.
- Chăm sóc góc thiên nhiên.
Thứ ba 
- Quan sát: Tranh về lăng Bác.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Kéo co.
Thứ tư
- Trò truyện về tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Kéo co.
Thứ năm
- Quan sát: Tranh về hoạt động của bác với các cháu thiếu nhi.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Kéo co.
Thứ sáu
- Quan sát: Tranh về công việc của Bác.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Ném bóng vào rổ.
5
Vệ sinh, ăn trưa
* Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng thức ăn rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn.
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ
* Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu từng món ăn và lợi ích của các món ăn đối với cơ thể trẻ.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất và không làm rơi vải thức ăn.
* Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
6
Ngủ trưa
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ nệm gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7
Vệ sinh ăn xế
- Cho cháu vệ sinh cá nhân
- Cháu ngồi vào bàn
- Cô giới thiệu món ăn.
- Động viên trẻ ăn hết suất, không làm rơi vải thức ăn
8
Sinh hoạt chiều
Thứ hai
- Ôn kiến thức cũ.
- Làm quen với trò chơi: Kéo co.
Thứ ba
- Ôn kiến thức cũ.
- Làm quen thơ: Bác Hồ của em.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
Thứ tư
- Ôn kiến thức cũ.
- Làm quen bài hát “ Nhớ ơn Bác”
Thứ năm
- Ôn kiến thức cũ.
- Làm quen với vận động chuyền bắt bóng qua đầu, chuyền băt bóng qua chân.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
Thứ sáu
- Ôn kiến thức cũ
- Làm quen chủ đề mới.
- Làm quen trò chơi: Kéo co.
9
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô tiến hành nêu gương cuối ngày.
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ, chủ đề .
- Trước khi ra về kiểm tra điện nước và khoá cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 09 tháng 5 năm 2016
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:
I. YÊU CẦU:
 - Biết quan tâm đến bạn vắng mặt.
 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
II. TIẾN HÀNH:
 - Hát “ Sáng thứ hai”.
 - Cô hỏi hôm nay là thứ mấy?
 - Còn hôm qua? Thế thứ bảy và chủ nhật các con có đi học không?
 - Cô kể lại việc làm trong 2 ngày nghĩ.
 - Trẻ kể những công việc trẻ đã làm ở nhà qua 2 ngày nghĩ (lau bàn, ru em)
 - Hôm nay là thứ 2 là ngày gì?
 - Cô nhận xét, hướng dẫn trẻ quan tâm đến bạn vắng mặt.
 - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần:
 + Đi học đúng giờ.
 + Giờ học chú ý lên cô. 
 + Giờ chơi biết chơi cùng bạn. 
 + Biết chào các cô trong trường. 
 + Ăn ngoan ngủ ngoan.
 - Mời 1-2 trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan. Cô động viên trẻ ngoan. 
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ ĐỐI VỚI CÁC CHÁU THIẾU NHI
I. YÊU CẦU :
- Trẻ biết tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tình cảm của mọi người dành cho Bác.
- Biết trả lời tròn câu.
- Trẻ biết yêu thương, kình trọng Bác.
 II. CHUẨN BỊ :
- Địa điểm: Trong phòng học
- Phương tiện: Tranh bác hồ, bác vui cùng các cháu, tranh lăng Bác.
- Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
- Tích hợp: Âm nhạc.
III. TIẾN HÀNH:
Dự kiến hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện vào bài.
- Cho trẻ hát bài “ Nhớ ơn Bác”
- Bài hát nói về ai? ( Về bác Hồ).
- Bác hồ là ai vậy các con? ( Là chủ tịch nước).
- Vậy tại sao chúng ta phải nhớ ơn Bác? ( Vì Bác đã hi sinh cuộc đời cho chúng ta tự do).
- À, Đúng rồi, Bác Hồ là người đã hi sinh cuộc đời của mình vì sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do, hòa bình cho đất nước chúng ta, cho chúng con được yên vui học hành như ngày nay đó, vì thế chúng ta phải ghi nhờ công ơn Bác các con nhờ chưa!
- Các con biết không tuy rằng Bác bận rất nhiều công việc nhưng lúc nào Bác cũng dành thời gian chăm sóc cho các chau thiếu nhi. Để các con biết tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi như thế nào và tình cảm các cháu thiếu nhi đối với Bác ra sao, hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi nhe!
* Hoạt động 2: Bé tìm hiểu cùng cô.
- Cô có tranh về ai đây? ( Bác Hồ)
- Thế Bác Hồ là ai? ( Là lãnh tụ).
- Ngoài là lãnh tụ nước ta Bác còn là gì của nước ta nữa? ( Chủ tịch nước).
- Trông bác như thế nào?
+ Bác có vầng trán thế nào? ( Vần chán Bác cao)
+ Đôi mắt của Bác ra sao? ( Đôi mắt sáng)
- Ngoài ra trên khuôn mặt Bác còn có gì đặt biệt nữa? 
( Có râu).
- À, Bác có vầng trán cao, rộng, đôi mắt sáng long lanh như vì sao và Bác còn có bộ râu dài rất đẹp.
- Thế các con biết sinh nhật Bác vào ngày tháng nào?
( 19/5)
- Quê hương của Bác ở đâu? ( Làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
- Khi còn sống Bác làm chức vụ gì của nước ta? ( Chủ tịch nước).
- Khi còn sống Bác là chủ tịch nước của nước ta. Bác sinh vào ngày 19 tháng 5, quê hương của bác ở làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đó các con.
- Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? ( Bác vui cùng các bạn).
( Cho trẻ xem tranh Bác đang nhảy múa với các cháu thiếu nhi).
- Trong tranh Bác và các bạn thiếu nhi đang làm gì vậy các con? ( Đang nhảy múa).
- Các con xem Bác và các bạn nhảy múa có vui không?
( Dạ có).
- Thế Bác đang nhảy múa cùng ai?( Cùng các cháu thiếu nhi).
- Thế các bạn thiếu nhi có vui không?
- À Bác và các bạn thiếu nhi đang nhảy múa cùng nhau, vẽ mặt Bác rất vui vẽ còn các cháu thiếu nhi thì rất hạnh phúc, vui sướng.
- Con đây là tranh gì đây?
- Thế Bác chia quà cho ai?
- Các bạn thiếu nhi nhận quà của Bác như thế nào?
- Đúng rồi các bạn nhận quà của Bác bằng 2 tay để thể hiện sự kính trọng đối với Bác, các con cũng phải biết nhận quà bằng 2 tay khi dược người khác tặng quà nhe.
- Các con biết không Bác rất thương yêu các cháu thiếu nhi nên Bác thường chia bánh kẹo và gửi thư chúc mừng cho các cháu nhân những dịp tết trung thu, lễ quốc tế thiếu nhi đó các con và bài thơ “ Thư trung thu” do Bác viết cũng đã nói lên tình cảm của Bác.
“ Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương”.
- Trong bài thơ khi Bác không đến thăm các cháu được thì Bác như thế nào?
( Cho trẻ xem tranh Bác đang bế bé).
- Nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Khi bế em bé trên tay khuôn mặt Bác như thế nào?
- Còn em bé thể hiện tình cảm với Bác như thế nào?
- À, em bé được Bác bế trên tay nên vui sướng ôm chặc cổ Bác và hôn vào má Bác. Bác rất bận nhưng Bác vẫn dành thời gian cho các cháu nhỏ, dành tình yêu thương, chăm sóc các cháu với sự yêu thương ấm áp như 1 người ông với cháu của mình.
- Ngoài cháu thiếu nhi ra Bác còn quan tâm chăm sóc cho những ai nữa?
- Ngoài các cháu thiếu nhi Bác con thương yêu tất cả mọi người, khi nước ta bị xâm lược, Bác cảm thấy xót xa cho những người dân bị đánh đập, bị bỏ đói, nên Bác đã ra đi tìm con đường cứu nước mang lại hòa bình cho dân tộc ta đó các con.
- Bác cũng thường khuyên bảo mọi người mỗi buổi sáng phải năng tập thể dục cho mạnh khỏe để làm việc và học tập. Còn các con thì phải chăm ngoan học hành.
- Mặc dù bây giờ Bác không còn nhưng tình cảm của Bác vẫn ở trong lòng mọi người như một người cha, người ông vậy đó các con.
- Thế con có biết khi Bác mất nhân dân ta đã đặt Bác nằm nghỉ ở đâu? ( Hà Nội).
- Người ta gọi nơi đó là gì? ( Thủ đô Hà Nội).
- Các con có được đến thăm lăng Bác chưa?
- Lăng Bác được xây ở Thủ đô Hà Nội, là nơi Bác yên nghi, và hàng năm để ghi nhớ công ơn Bác cứ đến ngày lễ là nhân dân đi đến để viếng Bác. Các con phải gắng chăm ngoan học giỏi thì cha mẹ sẽ đưa con đi thăm lăng Bác nhe!
- Cho trẻ vung tay hít thở
* Hoạt động 3: Củng cố.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”.
- Cách chơi: cô chi lớp mình thành 3 nhóm ngồi thành 3 vòng tròn, phía trên cô có cây hoa và trên cây hoa có những lá thâm. Nhiệm vụ của 3 đội là cử ra một bạn làm đại diện lên lấy lá thâm xuống và xem trong lá thâm có số mấy
+ 1 hát bài “ Nhớ ơn Bác”
+ 2 hát bài “ Yêu Hà Nội”
+ 3 hát bài “ Quê hương tươi đẹp”
- Luật chơi: Đội nào hát hay đều và đúng sẽ thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi.
* Kết thúc.
- Chúng ta vừa trò chuyện về ai? ( Bác Hồ)
- Thế các con thấy Bác có thương yêu các cháu thiếu nhi nhiều không? (Dạ có).
- Các con có yêu thương Bác nhiếu không? (Dạ có)
- Yêu thương Bác nhiều thì con phải làm sao? ( Chăm ngoan, học giỏi).
- Cô tóm ý giáo dục: Các con phải cố gắng chăm lo học hành, ăn giỏi, ngủ đúng giờ, nghe lời cha mẹ thầy cô và cố gắng thành cháu ngoan Bác Hồ nhé.
- Trẻ hát.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Trẻ nghe cô nói.
- Cả lớp trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cả lớp trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi và luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Cả lớp trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: 
- Bây giờ cô cháu ta cùng đến góc sách truyên xem tranh về Bác nhé!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016 
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
CẮT DÁN DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ ẢNH BÁC ( Đề tài)
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết cắt dán dán dây xúc xích để trang trí ảnh Bác. ( CSS 34)
- Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học: Cắt nét thẳng, sau đó dán cong lại với nhau tạo thành dây xúc xích để trang trí ảnh Bác.
- Giáo dục trẻ vệ sinh tay sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trong phòng học
- Phương tiện: Dây xúc xích cô cắt dán
- Phương pháp: Quan sát, thực hành
- Tích hợp: Âm nhạc, môi trường xung quanh
III. TIẾN HÀNH: 
Dự kiến hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động 
của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn định, gây hứng thú 
- Cho lớp hát bài “Nhớ ơn Bác”
- Trong bài hát nói về ai vậy con? (Bác Hồ).
- Bác Hồ còn sống không vậy con? (Đã mất).
- À các con biết không sắp đến ngày 19/5 rồi đó
- Các con có biết ngày 19/5 là ngày gì không?
- Đó là ngày sinh nhật của Bác đó, vào ngày này mọi người đều lập thành tích để mừng sinh nhật của Bác
- Vậy hôm nay cô và các con cùng làm tặng Bác một món quà nhe!
- Nhìn xem cô có gì đây? (Dây xúc xích).
- Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con làm dây xúc xích để trang trí ảnh Bác nhe!
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu- trò chuyện cách thực hiện.
- Các con nhìn xem cắt dán dây xúc xích cô cắt dán thế nào?
- Cô cắt bằng những nét gì? (Nét thẳng)
- Cô cắt có màu gì? (Màu đỏ, màu vàng)
- Đúng rồi cô dùng giấy màu đỏ và giấy màu vàng để cắt dán dây xúc xích. Và cô cắt bằng những nét thẳng đó các con.
- Khi cắt xong cô làm gì? (Dán dây xúc xích)
- Cô dán như thê nào? (Dán cong hai đầu giấy)
- Trước tiên cô dùng giấy màu đỏ cô đã cắt dán cong hai đầu giấy lại thành vòng tròn, sau đó cô lấy 1 thanh giấy màu vàng lồng vào trong lòng giấy màu đỏ sau đó dán hai đầu giấy màu vàng lại với nhau. Tiếp tục như thế cô đã có 1 dây xúc xích để trang trí ảnh Bác rồi đó các con.
- Vậy các con có muốn cắt dán dây xúc xích cùng cô trang trí ảnh Bác không?
- Con cắt dây xúc xích như thế nào? 
- Con thích cắt màu gì? ( Đỏ, vàng).
- Con cắt như thế nào? (Cắt bằng nét thẳng)
- Khi cắt xong con làm gì? (Dán 2 đầu giấy lại)
- Khi cắt dán xong để có đôi tay đẹp và sạch con làm gì? (Rữa tay).
- À khi cắt dán xong con nhớ rữa tay cho sạch trước khi ăn quà bánh nhe.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
- Trẻ cắt dán, cô bao quát giúp đỡ.
- Cô gợi ý cho trẻ cắt dán được dây xúc xích theo yêu cầu của cô.
* Hoạt động 4: Triển lãm tranh.
- Trẻ cắt dán xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn cho cả lớp xem chung. 
- Trẻ chọn sản phẩm thích? Vì sao?
- Cô nhận xét sản phẩm hoàn chỉnh và bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
- Trẻ hát.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Lớp quan sát trả lời.
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- Trẻ cắt dán.
- Trẻ chọn sản phẩm đẹp và nhận xét
- Trẻ chú ý.
IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: 
- Cho trẻ đọc thơ "Bác Hồ của em" đi trang trí ảnh Bác.
Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2016
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: BÁC HỒ CỦA EM
I. YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm.
- Rèn trẻ trả lời tròn câu.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm: Trong phòng học
- Phương tiện: Tranh nội dung bài thơ.
- Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, làm mẫu.
- Tích hợp: Âm nhạc.
III. TIẾN HÀNH 
Dự kiến hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Trò chuyện vào bài. 
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Nhơ ơn Bác”.
- Lớp mình vừa hát bài hát nói về ai? ( Bác Hồ).
- Bác Hồ là ai vậy các con? (Là chủ tịch nước ta).
- Bác Hồ là chủ tịch của nước ta và cũng là người đã hi sinh mình để giúp cho dân tộc ta được tự do độc lập. Nên các con phải biết kính trọng Bác và yêu quý Bác nhe.
- Các con ơi cô cũng có một bài thơ rất hay nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với Bác, bây giờ các con ngồi ngoan cô sẽ đọc cho lớp mình nghe nhé!
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ
- Cô đọc mẫu lần 1: Đọc, diễn cảm.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào? 
( Bác Hồ của em của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn)
- Cô đọc lần 2: Cho trẻ xem tranh minh họa.
- Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với Bác, tuy bạn nhỏ chỉ biết Bác qua lời thơ, câu truyện, bài hát,... Nhưng bạn nhỏ cảm thấy Bác rất gần gũi yêu thương và cố gắng làm theo lời Bác dạy.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về nội dung bài thơ.
- Trong bài thơ khi bạn nhỏ ra đời thì Bác đã như thế nào? ( Đã không còn Bác)
- Vậy chỉ còn lại những gì thôi con? ( còn tiếng hát, lời ca,).
- Câu thơ nào cho con thấy lên những điều đó? 
- À khi bạn nhỏ ra đời thì đã không còn Bác rồi chỉ còn lại tiếng hát, lời ca, chỉ còn trong câu truyện, trong bài thơ thôi đóa các con.
 “ Khi em ra đời 
 Chỉ còn bài thơ”
- Tuy như vây nhưng bạn nhỏ vẫn thấy Bác như thế nào? ( Bác sao rất gần).
- Và những điều Bác dạy với chúng ta ra sao các con? ( Mãi còn vang ngân).
- Đúng rồi, tuy rằng Bác đã mất rồi nhưng chúng ta vẫn thấy Bác vẫn còn rất gần gũi với chúng ta và những lời Bác dạy mãi còn van ngân trong lòng mõi con người, được thể hiện qua những câu thơ sau.
 “ Mà em vẫn thấy
 ..
 Mãi còn vang ngân ”
- Qua bài thơ con thấy bác Hồ với chúng ta như thế nào? ( Rất gần gũi, thương yêu).
- Vậy con có yêu quý bác Hồ không? ( Dạ có).
- À các con biết không khi Bác còn sống Bác luôn được mọi người yêu quý và kính trọng đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác cũng rất yêu thương các cháu thiếu nhi, đến khi Bác đã mất đi thì lời Bác dạy vẫn còn mãi trong lòng người.
* Hoạt động 4: Tiếng thơ của bé.
- Lớp đọc cùng cô 2 lần.
- Lớp đọc xen kẽ dưới nhiều hình thức. 
- Trẻ đọc thơ luân phiên, đọc thơ to nhỏ.
- Cả lớp đọc lại thơ.
 * Hoạt động 5: Bé làm quen tên bài thơ.
- Lớp vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Cô viết tên bài thơ.
- Cô đọc 2 lần
- Tên bài thơ có mấy tiếng? ( 4 tiếng).
- Các con ơi, bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi nhất là những cháu chăm ngoan, học giỏi vì vậy, các con phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng cháu ngoan bác Hồ nhe! 
- Trẻ hát.
- Cả lớp trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ đọc thơ. 
- Cá nhân trả lời.
- Trẻ đọc 
- Cá nhân trả lời.
IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: 
Thứ tư: 19/01/2011
CHỦ ĐIỂM: MÙA XUÂN- THẾ GIỚI THỰC VẬT
CĐ: NHÁNH 02: Bé tìm hiểu về mùa xuân 
PTTM: - Sắp đến tết rồi
- Bây giờ cô và các con cùng đến góc tạo hình xem tranh về Bác nhe !
Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2016
HOẠT ĐỘNG

File đính kèm:

  • docBac_Ho_kinh_yeutuan_34.doc
Giáo Án Liên Quan