Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 9: Quê hương, đất nước, bác Hồ, tết thiếu nhi
BÁC HỒ KÍNH YÊU
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được tên Bác Hồ, biết ngày sinh nhật của Bác, biết quê hương của Bác, biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam và biết Bác rất yêu thương các cháu nhỏ và chăm lo tới mọi người, biết được Lăng Bác ở thủ đô Hà Nội.
- Kỹ năng: Rèn luyện sự chú ý, quan sát, ghi nhớ nhớ có chủ định
- Thái độ: Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Đồ cùng của cô: Máy tính, giáo án điện tử có hình ảnh về Bác Hồ: Nội dung trò chuyện về Bác Hồ và tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, que chỉ. Nhạc bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác.
- Đồ dùng của trẻ: Xắc xô, phách tre, trống, quạt., 2 lọ hoa, các bông hoa rời
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ 9: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, TẾT THIẾU NHI Tuần 34: Bác Hồ Kính Yêu (Thời gian thực hiện: (Từ 01/5/2017 đến 05/5/2017) KẾ HOẠCH NGÀY Ngày soạn: Ngày 29/4/2017 Thứ hai, ngày 01 tháng 05 năm 2017 Lĩnh vực phát triển nhận thức Môn: MTXQ BÁC HỒ KÍNH YÊU I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được tên Bác Hồ, biết ngày sinh nhật của Bác, biết quê hương của Bác, biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam và biết Bác rất yêu thương các cháu nhỏ và chăm lo tới mọi người, biết được Lăng Bác ở thủ đô Hà Nội. - Kỹ năng: Rèn luyện sự chú ý, quan sát, ghi nhớ nhớ có chủ định - Thái độ: Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. II. Chuẩn bị: - Đồ cùng của cô: Máy tính, giáo án điện tử có hình ảnh về Bác Hồ: Nội dung trò chuyện về Bác Hồ và tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, que chỉ. Nhạc bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác. - Đồ dùng của trẻ: Xắc xô, phách tre, trống, quạt..., 2 lọ hoa, các bông hoa rời III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô và trẻ cùng múa, hát bài “Em mơ gặp Bác Hồ” và hỏi trẻ nội dung bài hát. Cô trò truyện cùng trẻ về chủ đề, chủ điểm. Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biết ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. Hướng trẻ vào bài 2. Hoạt động học tập: 2.1 Trò truyện về Bác Hồ kính yêu * Quan sát đàm thoại: - Cô lần lượt đưa tranh cô đã chuẩn bị cho trẻ quan sát và nhận xét về nội dung tranh qua máy vi tính. + Hình ảnh Bác Hồ: - Đây là ai? - Các con có biết Bác Hồ là ai không? - Cô giới thiệu: Bác Hồ là vị chủ tịch nươc đầu tiên của nước việt nam dân chủ cộng hòa. Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - Quê của Bác Hồ ở đâu? - Xã Kim liên - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An. Cho cả lớp cùng đọc, gọi cá nhân 1, 2 trẻ nhắc lại. - Ai biết ngày sinh nhật của Bác Hồ nào? - Ngày sinh nhật của Bác là ngày 19/ 5. Cô cho cả lớp cùng đọc, gọi 1, 2 trẻ nhắc lại. - Tình cảm của các con dành cho Bác như thế nào? - Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời làm cách mạng, Người đã “Quên mình cho hết thảy” để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh việt Nam. Trong đó thế hệ thiếu niên, nhi đồng được người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô hạn. + Hình ảnh "Bác với các cháu thiếu nhi" - Ai có nhận xét gì về hình ảnh này? - Bác đang làm gì đây? - Các con thấy gương mặt của Bác như thế nào? - Còn gương mặt các cháu thiếu nhi như thế nào? - Tuy bận nhiều việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chăm sóc, quan tâm đến từng cháu Bác rất thương yêu các cháu thiếu nhi. + Hình ảnh "Bác hát múa cùng các cháu thiếu nhi" - Bác Hồ và các bạn đang làm gì? - Mỗi lần đến thăm các cháu Bác đều múa hát và trò chuyện rất lâu với các cháu, Bác khuyên các cháu phải ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, người lớn. + Cô cho trẻ xem hình nhr "Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi" - Bác Hồ đang làm gì? - Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu nhi Bác thường phát kẹo thường gửi thư thăm hỏi các cháu vào ngày khai trường, ngày tết trung thu, vào ngày lễ quốc tế thiếu nhi 1- 6 - Cô mở rộng cho trẻ xem thêm những hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi quốc tế. * Cô nhắc lại: Bác Hồ là vị lãnh tụ đầu tiên của nước ta. Khi còn sống mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác luôn chăm lo cho các cháu, luôn yêu quý các cháu. Bác cũng rất thương yêu các cháu thiếu nhi quốc tế. + Cô cho trẻ quan sát nhận xét về các hình ảnh: Bác Hồ thăm hỏi các cụ già, Bác trò chuyện với các bác nông dân, Bác thăm hỏi đơn vị bộ đội. - Ai có nhận xét gì về hình ảnh này? - Bác đang làm gì? nói chuyện với ai? tình cảm của Bác dành cho mọi người như thế nào? * Cô nhắc lại: Bác Hồ không chỉ quan tâm chăm lo cho các cháu mà bác còn quan tâm tới tất cả mọi người, luôn được mọi người yêu quý, Bác luôn lo đến cuộc sống ấm no , hạnh phúc, của nhân dân. Bác Hồ không còn nữa nhưng ai cũng thương tiếc, nhớ ơn Bác. - Các con có biết Lăng Bác Hồ ở đâu không? - Cô nói: Lăng Bác được xây tại 1 địa điểm ở Quảng Trường Ba Đình Thủ Đô Hà Nội + Cô cho trẻ quan sát hình ảnh lăng Bác Hồ. - Ai có nhận xét gì về hình ảnh này? - Xung quanh Lăng Bác Có gì? - Ai đang đứng gác, mọi người xếp hàng như thế nào? - Khi các con ra đời thì Bác Hồ còn sống không? - Bác Hồ đã mất từ rất lâu, nhưng những hình ảnh, tiếng hát, bài thơ, câu chuyện kể về Bác vẫn còn lưu lại mãi về sau. - Giáo dục: Trẻ biết yêu thương, kính trọng, nhớ ơn Bác. 2. 2 Luyện tập: Trò chơi củng cố * Trò chơi 1:“Trang trí bình hoa tặng sinh nhật Bác” - Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi: + Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, số trẻ của 2 đội bằng nhau, khi có hiệu lệnh 2 đôi sẽ chạy lên cắm những bông hoa vào lọ thật đẹp để tặng sinh nhật Bác - Luật chơi: Sau thời gian một bản nhạc đội nào cắm song và đẹp thì đội đó thắng cuộc - Cô cho trẻ chơi - Nhận xét, tuyên dương sau khi chơi. * Trò chơi 2: “Hát, múa, đọc thơ về Bác Hồ” - Cách chơi: Cô lần lượt cho từng tổ hát, múa, đọc thơ để mừng sinh nhật Bác Hồ nhân ngày 19/ 5. - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Nhận xét sau khi chơi. - Củng cố: Hỏi trẻ tên bài học? - Giáo dục trẻ: Chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. 3. 3 Kết thúc: - Chuyển hoạt động - Trẻ múa hát và trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát và nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ trả lời theo hiểu biết - Trẻ trả lời - Trẻ nhắc lại cùng cô - Trẻ nêu cảm xúc của mình - Lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Rạng rỡ, vui tươi - Lắng nghe - Quan sát - Đang múa hát cùng các cháu - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi - Trẻ lắng nghe - Quan sát - Lắng nghe - Quan sát và đàm cùng cô - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Hà Nội - Lắng nghe - Quan sát - Trẻ nhận xét - Hàng cây, cột cờ... - Chú công an - Xếp hàng ngay ngắn - Bác đã mất - Lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe - Hiểu cách chơi - Hiểu luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Lắng nghe - Hiểu cách chơi - Trẻ chơi trò chơi - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Hoạt động góc Ngày soạn: Ngày 29/4/2017 Thứ ba, ngày 02 tháng 05 năm 2017 Tiết 1: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Môn: Văn học THƠ: BÁC HỒ CỦA EM I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn. Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ. Trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và rõ ràng mạch lạc. Phát triển khả năng ghi nhớ nhanh. - Thái độ: Trẻ hứng thú đọc thơ. Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng Bác Hồ, nhớ ơn công lao của Bác. II, Chuẩn bị + Đồ dùng của cô: Slide giáo án điện tử minh họa nội dung bài thơ. - Các (Slide) hình ảnh Bác Hồ. - Các bài hát nói về chủ đề + Đồ dùng của trẻ: 2 bức tranh vẽ ảnh Bác, hoa lá rời, bút màu, bảng từ III, Hứơng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, Hoạt động trò chuyện: - Cô cùng trẻ hát và múa bài: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát về chủ đề, cho trẻ quan sát một số hình ảnh về Bác, các hoạt động của Bác. Giáo dục trẻ, hướng trẻ vào bài 2, Hoạt động học: 2.1. Dạy trẻ đọc Thơ "Bác Hồ của em" sáng tác Phan Thị Thanh Nhàn - Cô tạo tình huống giới thiệu bài thơ "Bác Hồ của em" - Cô đọc thơ lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? - Bài thơ nói về ai? - Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp xem hình ảnh minh hoạ trên màn hình chiếu + Giảng nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của em bé đối với Bác Hồ, khi bé ra đời Bác Hồ không còn nữa nhưng hình ảnh Bác vẫn còn mãi trong lòng của chúng ta 2.2. Đàm thoại, trích dẫn - Cô vừa đọc bài thơ gì? của tác giả nào? - Khi các con sinh ra Bác Hồ còn sống không? - Câu thơ nào nói lên điều đó? - Bác Hồ đã mất nhưng Bác để lại cho chúng ta những gì? + Dù Bác Hồ không còn sống nhưng tiếng hát, lời ca câu chuyện, bài thơ vẫn còn vang mãi trong lòng các cháu thiếu niên và nhi đồng. "Khi em ra đời Đã không còn Bác Chỉ còn tiếng hát Chỉ còn lời ca Chỉ còn câu chuyện Chỉ còn bài thơ" + Bác Hồ không còn nữa, nhưng những lời dạy của Bác vẫn còn vang mãi trong lòng mọi người, và những câu thơ cuối đã nói lên điều đó. - Các con có biết 5 điều Bác Hồ dạy không? - Cô nhắc lại 5 điều Bác dạy" "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" - Mọi người ai cũng kính yêu Bác Hồ, còn con thì sao? - Kính yêu Bác Hồ con phải như thế nào? "Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần Năm điều Bác dạy mãi còn vang ngân" * Từ khó: " Ngân vang" có nghĩa là âm thanh ngân xa mãi, âm thanh như kéo dài không dứt - Giáo dục: Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác luôn in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam, các bạn nhỏ ai ai cũng muốn nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì thế các con phấn đấu học giỏi, ngoan ngoãn.. 2. 3 Dạy trẻ đọc thơ: - Cho trẻ đọc cùng cô 2 lần - Cho trẻ tự đọc thơ 1 lần - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ - Hỏi nhóm có mấy bạn đọc, là bạn nam hay bạn nữ? - Cho trẻ đọc các câu thơ tiếp sức, cô chỉ vào phía nào thì nhóm đó đọc câu thơ nối tiếp theo sau. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ 3, Kết thúc: - Củng cố, giáo dục, hỏi lại tên bài? - Chuyển hoạt động - Trẻ hát, múa trò truyện cùng cô - Quan sát - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Bác Hồ - Lắng nghe, quan sát - Hiểu nội dung - Bác Hồ của em (Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn) - Bác đã mất - Trẻ đọc câu thơ - Tiếng hát, bài thơ, câu truyện - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Ngoan, học giỏi... - Lắng nghe - Hiểu từ khó - Lắng nghe - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ tự đọc thơ - Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Trẻ đọc theo chỉ dẫn - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Hoạt động góc Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thể chất Môn: Thể dục VĐCB: BẬT XA - NÉM XA BẰNG HAI TAY . I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên vận động "Bật xa - Ném xa bằng hai tay", đúng kĩ thuật, đúng động tác. Trẻ biết nhún bật xa bằng 2 chân và ném xa bằng hai tay. Củng cố kĩ thuật bật xa và kĩ năng ném - Kỹ năng: Rèn kỹ năng bật xa và ném xa bằng hai tay. Rèn tố chất nhanh nhẹn manh dạn, tự tin khéo léo ở trẻ. Rèn luyện và phát triển cả tay, chân, toàn thân. Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, kỷ luật. - Thái độ: Trẻ yêu thích tập luyện, hứng thú khi tham gia bài tập. Trẻ biết nghe lời cô, có ý thức kỷ luật, mạnh dạn và tự tin. II. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: 2 vạch chuẩn, gậy thể dục, nhạc không lời và có lời bài hát "Chickendan, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác" có lời và không lời, xắc xô + Đồ dùng của trẻ: 27 gậy thể dục, vạch chuẩn, 30 túi cát, 4 rổ nhựa III: Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề "Bác Hồ kính yêu" giáo dục trẻ, hướng trẻ vào bài - Cho trẻ khởi động nhóm cơ nhỏ theo bản nhạc nhẹ "Chickendan". 2. Hoạt động học 2.1, Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhạc bài “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”, kết hợp với các kiểu đi (Cô sử dụng xắc xô và đi ngược chiều cùng trẻ) - Trẻ đi về 2 hàng dọc rồi chuyển đội hình thành 2 hàng ngang. 2.2, Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ tập với gậy thể dục theo nhạc bài: “Nhớ ơn Bác” 2 lần (Tập đủ các động tác tay, chân, bụng lườn, bật) - Tập động tác bộ trợ: - Động tác tay: Đưa tay lên cao, ra phía trước, chân nhu - Động tác chân: Đứng một chân đưa lên trước, khụy gối b. Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu tên vận động: "Bật xa - Ném xa bằng hai tay" - Cô cho trẻ lên thực hiện theo ý hiểu của trẻ + Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích + Cô tập mẫu lần 2: Kết hợp phân thích vận động - TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh bật thì cô bật mạnh về phía trước sau đó đi về vạch chuẩn cầm túi cát bằng 2 tay và ném xa về phía trước sau đó cô đi về cuối hàng đứng bạn khác tiếp tục + Lần 1: Cô cho cả lớp thực hiện. Gọi lần lượt hai trẻ ở hai hàng lên tập, mỗi trẻ thực hiện 2 - 3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho 2 tổ thi đua với nhau, cho 2 nhóm lên thực hiện. * Nâng cao vận động: + Lần 2: Cho trẻ "Bật xa - Ném xa bằng hai tay" bằng túi cát có kích thước to hơn - Cô cho trẻ thực hiện theo lớp 1 lần. - Cô động viên và khuyến khích trẻ - Củng cố, giáo dục: Hỏi trẻ tên bài? 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng và hít thở nhẹ nhàng theo nền nhạc không lời rồi ngồi xuống sàn nắn bóp chân tay - Trẻ trò truyện cùng cô - Trẻ khởi động các nhóm cơ nhỏ - Trẻ thực hiện - Trẻ đứng thành hai hàng ngang - Tập với gậy thể dục - Tập động tác bổ trợ - Trẻ lắng nghe - 2 trẻ lên tập - Trẻ lắng nghe và quan sát - Lắng nghe - Cả lớp thực hiện - Tổ thi đua - Trẻ chú ý và thực hiện - Trẻ thực hiện - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ đi nhẹ nhàng Ngày soạn: Ngày 30/04/2017 Thứ tư, ngày 03 tháng 04 năm 2017 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Môn: Tạo hình CẮT, DÁN LÁ CỜ (Mẫu) I. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng cắt, dán, phết hồ phía sau mặt giấy để dán được lá cờ Tổ Quốc đúng và đẹp. Biết lá cờ tổ quốc là của dân tộc Việt Nam. Biết bố cục bức tranh hợp lý. - Kĩ năng: Luyện kỹ năng cầm kéo cắt dán cho trẻ, kỹ năng khéo léo của đôi tay của trẻ. Biết ngồi học đúng tư thế. - Thái độ: Qua đó cho trẻ biết được lá cờ Tổ Quốc của đất nước Việt Nam như thế nào và biết yêu quê hương đất nước. Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý II.Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: Máy tính, máychiếu, hình ảnh về Lá cờ Tổ Quốc, kéo, hồ dán, đĩa nhựa, khăn lau, giấy màu đỏ, vàng, một số hình ảnh của Bác Hồ, các bài hát trong chủ đề, chủ điểm - Tranh mẫu: Cắt dán lá cờ tổ quốc bằng giấy A3, 1 tranh chưa cắt, dán + Đồ dùng của trẻ: Sách tạo hình, kéo, giấy màu, hồ dán, đĩa nhựa, khăn lau tay, bàn ghế đúng quy cách trẻ ngồi, 1 giá treo tranh, kẹp treo tranh, các ngôi sao cô cắt sẵn III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác” đàm thoại về nội dung bài hát. Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề "Bác Hồ kính yêu" Cô kết hợp cho trẻ xem một số hình ảnh về Bác (khi trẻ xem cô gợi ý giới thiệu) giáo dục trẻ, giới thiệu bài: 2.Hoạt động học tập: 2.1 Quan sát, đàm thoại: - Cô đưa lá cờ Tổ Quốc đã cắt, dán sẵn ra đàm thoại với trẻ: - Trên bảng của cô có gì đây? + Các con hãy nhìn xem lá cờ của cô có hình gì? màu gì? + Trong lá cờ có gì đây nhỉ? + Ngôi sao có màu gì? ngôi sao nằm ở đâu của lá cờ nhỉ? + Các con có muốn cắt, dán lá cờ Tổ Quốc giống của cô không? * Cô cắt, dán mẫu, trẻ thực hiện cùng cô: - Nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm kéo - Trước tiên các con phải một tay cầm kéo, một tay cầm giấy và cắt theo đường thẳng của hình chữ nhật, khi muốn dán được lá cờ thật đẹp và dán ngôi sao chính giữa các con phải đặt thử lên trang giấy, sau cùng mới phết hồ, khi phết các con lật mặt sau của lá cờ và phết hồ . - Nhắc trẻ phết hồ không nên phết nhiều hồ sẽ làm hư lá cờ mà cũng không nên cho ít hồ quá nó sẽ không ăn vào giấy. Cô dán vào chính giữa tờ giấy - Tiếp đó, lật sau phía của ngôi sao và cũng phết hồ tương tự như lá cờ và dán chính giữa hình chữ nhật để thành lá cờ đỏ sao vàng. * Bé làm họa sĩ: (Cô mở nhạc không lời) - Cô cho trẻ nhắc lại cách cầm kéo, tư thế ngồi - Cô tiến hành cho trẻ cắt, dán - Trong quá trình trẻ cắt, dán, cô theo dõi, giúp đỡ, động viên trẻ. Cô đi từng bàn quan sát và hướng dẫn các trẻ còn lúng túng, nhắc nhở trẻ dán cân đối chính giữa tờ giấy. - Cô thông báo sắp hết giờ để trẻ cố gắng hoàn thành xong lá cờ của mình. 2.2 Nhận xét, trưng bày sản phẩm - Trưng bày sản phẩm lên giá treo tranh - Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn, của mình - Cô gợi ý hỏi trẻ con thích lá cờ của bạn nào? - Vì sao con thích lá cờ đó? Bạn cắt, dán như thế nào? - Lá cờ bạn cắt, dán có giống lá cờ củ cô không? - Cô nhận xét chung, tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ. 3. Kết thúc - Cô củng cố, giáo dục, hỏi lại trẻ tên bài? - Chuyển hoạt động - Cả lớp hát trò truyện cùng cô - Lắng nghe - Quan sát, đàm thoại - Trẻ nhận xét - Hình chữ nhật, màu đỏ - Ngôi sao - Màu vàng, nằm ở giữa - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe - Hiểu cách cắt, dán - Trẻ nhắc lại - Trẻ thực hiện - Trẻ tập trung cắt, dán - Trẻ trưng bày - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Hoạt động góc Ngày soạn: Ngày 02/05/2017 Thứ năm, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Lĩnh vực phát triển nhận thức Môn: Toán ÔN ĐẾM TRÊN ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 9 VÀ ĐẾM THEO KHẢ NĂNG II. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: TrÎ biÕt đếm thành thạo số lượng trong phạm vi 9, đếm theo khả năng theo nhiều cách khác nhau. - Kỹ năng: RÌn luyÖn kỹ năng đếm, ph¸t triÓn ng«n ng÷ m¹ch l¹c, c¸c gi¸c quan vµ kh¶ n¨ng ghi nhí cã chñ ®Þnh cho trÎ. - Thái độ: Trẻ hứng thú trong các hoạt động học tập, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của cô, yêu mến, kính trọng Bác Hồ II. Chuẩn bị : + Đồ dùng cña c«: Cờ Tổ quốc có số lượng 9 và trên 9, xắc xô. 3 ống cờ, 30 lá cờ, 3 bảng gài, 3 cái cây và một số loại quả cắt rời, nhạc các bài hát trong chủ điểm + Đồ dùng cho trÎ: 9 chiếc vòng thể dục III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cùng trẻ hát bài hát: "Yêu Hà Nội". Trò chuyện với trẻ theo bài hát, chủ đề "Thủ đô Hà Nội" - Giáo dục trẻ. Hướng trẻ vào bài 2. Hoạt động học: 2.1. Ôn đếm trên đối tượng trong phạm vi 9 và đếm theo khả năng * Trò chơi 1: "Thi kết nhóm" - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát các bài hát trong chủ điểm, khi có hiệu lệnh của cô, ví dụ: Cô nói “Đoàn kết, đoàn kết”, Trẻ trả lời “Kết mấy, kết mấy” - Cô nói nhóm có 9 bạn chẳng hạn thì trẻ tạo cho cô nhóm có 9 bạn và nắm tay ngồi xuống sàn - Cô cùng trẻ kiểm tra và nhận xét - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô nhận xét sau khi chơi * Trò chơi 2: "Chạy tiếp cờ" - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô có 3 ống cờ, cô chia lớp thành 3 đội, số lượng trẻ của 3 đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh thì lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ cầm một lá cờ chạy lên cắm vào ống cờ của đội mình sau đó chạy về cuối hàng, bạn tiếp theo lên thực hiện tương tự. - Luật chơi: Đội nào nhanh và đủ số lượng yêu cầu thì đội đó thắng cuộc . + Lần 1: Cô cho trẻ chọn 9 lá cờ cắm vào ống + Lần 2: Cho trẻ cắm nhiều cờ để trẻ đếm theo khả năng. - Cô bật nhạc nhẹ cho trẻ chơi, kiểm tra kết quả của trẻ sau mỗi lần chơi. - Nhận xét sau khi chơi. * Trò chơi 3: "Trang trí bình hoa tặng sinh nhật Bác" - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội (Mỗi đội có một tranh lọ hoa) và một rổ hoa rời gắn nam châm. Các đội đứng thành hàng dọc, khi có hiệu lênh thì tất cả các bạn bật liên tục qua 3 vòng lên gắn các bông hoa trang trí cho lọ hoa của đội mình thật đẹp tăng sn nhật Bác. Sau thời gian hết 1 bản nhạc. Đội nào gắn đủ hoa thật đẹp có số lượng 9 hoặc được nhiều hơn và biết đếm theo đúng khả năng của mình thì nhóm đó thắng cuộc. - Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, cả đội cùng bật lần lượt qua các vòng tròn lên chọn và gắn hoa vào lọ sao cho lọ hoa thật đẹp. Hết bản nhạc tất cả các đội phải dừng tay. - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Cô nhận xét, củng cố: Các con vừa chơi trò chơi gì? - Giáo dục trẻ: Qua trò chơi này giúp các con nhanh nhẹn và khéo léo hơn và còn được củng cố về số đếm và
File đính kèm:
- giao_an_bac_ho_kinh_yeu.doc