Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân (2 tuần) - Năm học 2021-2022

- Nhắc nhở trẻ thường xuyên trong các bữa ăn hay giáo dục qua các tiết học

- Trao đổi với phụ huynh

- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước;

- Hướng dẫn kỹ năng đánh răng đúng cách.

- Trẻ thực hành tại góc kỹ năng sống và tự thay cởi quần áo bản thân

- Hướng dẫn trẻ các kí hiệu trong nhà vệ sinh và thường xuyên nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết xả nước sạch sẽ

- Trẻ bưng bát, cầm thìa gọn gàng

- Biết làm một số công việc để giữ gìn vệ sinh thân thể (rửa mặt, rửa tay, đánh răng tự mặc quần áo, lau chùi và cất dọn đồ chơi.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định

Hoạt động mọi lúc mọi nơi.

 

docx34 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân (2 tuần) - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Thời gian: 2 tuần (từ ngày 04/10 đến ngày 15/10/2021)
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
4. Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật
4.1. Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe: nước coca, pepssi, ...
4.2. Biết và không ăn uống một số thứ có hại cho sức khỏe
- Nhắc nhở trẻ thường xuyên trong các bữa ăn hay giáo dục qua các tiết học
- Trao đổi với phụ huynh
MT5. Trẻ thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày 
* Thực hiện được một số việc đơn giản:
5.1. Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng.
5.2. Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
5.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong dội/giật nước cho sạch.
5.4. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước;
- Hướng dẫn kỹ năng đánh răng đúng cách.
- Trẻ thực hành tại góc kỹ năng sống và tự thay cởi quần áo bản thân
- Hướng dẫn trẻ các kí hiệu trong nhà vệ sinh và thường xuyên nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết xả nước sạch sẽ
- Trẻ bưng bát, cầm thìa gọn gàng
MT7. Trẻ có một số thói quen tốt trong giữ gìn bảo vệ sức khỏe và vệ sinh phòng bệnh
* Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh:
7.1. Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. 
7.2. Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt....
7.3. Che miệng khi ho, hắt hơi.
7.4. Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
7.5. Biết đeo khẩu trang nơi công cộng, khi đi ra ngoài và chỗ đông người, biết giữ khoảng cách nơi đông người
7.6. Bỏ rác đúng nơi qui định; không nhổ bậy ra lớp. 
- Biết làm một số công việc để giữ gìn vệ sinh thân thể (rửa mặt, rửa tay, đánh răng tự mặc quần áo, lau chùi và cất dọn đồ chơi..
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
MT12. Trẻ có kỹ năng phòng chống “Bạo lực học đường” phù hợp với lứa tuổi
12.1. Không đi theo, nhận qùa của người lạ. Không cho người khác bế, ôm ấp, sờ, thơm, đánh... vào bộ phận của cơ thể khi không có mặt người lớn và khi cô giáo và bố mẹ chưa cho phép. Giáo dục giới tính: Quy tắc 5 ngón tay; 
12.2. Biết các biểu hiện của “Bạo lực học đường” như:Biết báo với cô giáo và bố mẹ khi bị người khác đánh đập, chửi mắng, bỏ mặc, dọa nặt cấm đoán không cho tham gia hoạt động vui chơi, học tập,...
12.3. Biết la hét, bỏ chạy, kêu cứu, chống trả lại
- Hướng dẫn trẻ quy tắc 5 ngón tay
- Hướng dẫn và nhắc trẻ thường xuyên
MT17. Trẻ biết thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Thực hiện bài tập phát triển chung nhịp nhàng
17.1. Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
 + Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
17.2. Lưng, bụng, lườn:
 + Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
 + Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
 + Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
17.3. Chân:
 + Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
17.4.Tập một số động tác Yoga phù hợp với đồ tuổi
- Thể dục sáng
- Thực hiện bài tập phát triển chung
- Tập YOGA
MT18. Trẻ thực hiện vận động đi một cách thuần thục, phối hợp chân, mắt nhịp nhàng, giữ được thăng bằng cơ thể, cũng như kiểm soát được cơ thể khi thực hiện vận động 
18.2. Đi trên dây (dây đặt trên sàn)
18.4. Đi nối bàn chân tiến, lùi.
18.6. Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- Thể dục sáng
- Trò chơi vận động
HĐH: Thể dục: 
Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
TCVĐ: Đi trên dây
MT19. Trẻ biết thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản nhanh, mạnh, khéo và phát triển các tố chất trong vận động: Bò
19.1. Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.
- HĐH: Thể dục: 
Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.
TCVĐ: Ném bóng vào rổ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT24. Nhận biết được chức năng của các giác quan và các bộ phận trên cơ thể của mình .
- Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếmđể tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
* KPKH:
 - Cơ thể của tôi và bạn
- Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
 * Trải nghiệm: 
- Đánh thức vị giác
- Điều kì diệu từ đôi bàn chân
- Chúng mình cùng thư giãn.
- Bé tập đan tết
MT38. Trẻ biết gộp/tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và đếm. 
38.1. Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau.
38.2. Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 5 và đếm.
Ôn tách/ gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 5 mọi lúc mọi nơi
MT46.Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác.
46.1. Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.
- Xác định phía phải- phía trái của đồ vật so với bản thân, với bạn khác
- Xác định phía trên, dưới- phía trước, sau của đồ vật so với bản thân, với bạn khác.
49. Trẻ biết họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân, của bạn và nhu cầu của bản thân. Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi
- Nói đúng họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và của bạn
- Trẻ giới thiệu họ tên, ngày sinh, giới tính,...qua các trò chơi, trò chuyện trong ngày
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT55. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao, hò vè dành cho lứa tuổi của trẻ.
55.1. Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
55.2. Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
55.3 Lắng nghe và nhận xét ý kiến của ngườiđối thoại.
* Cô kể bé nghe: Chuyện“ Ai đáng khen nhiều hơn”
MT56. Trẻ đọc thuộc diễn cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè
56.1. Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao, tục ngữ, hò vè.
LQVH: 
Thơ: Tay ngoan
 - Bé yêu giờ thể dục
* Đồng dao: Tay đẹp
MT68. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái và phát âm được các âm
68.1. Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.
68.2. Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt
Làm quen nhóm chữ: a, ă, â. 
MT69. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;
Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;
69.1. Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
69.2. Làm quen với cách viết tiếng Việt:
+ Hướng viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
+ Hướng viết của các nét chữ.
Tập tô nhóm chữ: a, ă, â.
- Trẻ sao chép chữ cái đã học 
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG VÀ XÃ HỘI
MT71. Trẻ có ý thức và cảm nhận sở thích của bản thân
71.1. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được.
71.2. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức.
71.3. Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
71.4.Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình
71.5. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động
- T/c cửa hàng quần áo, đồ chơi, đồ dùng. siêu thị
- Xây trung tâm vui chơi của bé, 
- Chơi trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, lộn cầu vòng; cắp cua bỏ giỏ
73. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc của bản thân
73.1. Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
73.2. Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.
- Trò chuyện về các bạn trong lớp, sở thích, nhận biết nổi buồn, vui của các bạn, chia sẻ cùng bạn khi chơi, giúp cô soạn bàn ăn, lau chùi đồ chơi
88. Trẻ biết hợp tác chia sẻ cùng bạn bè
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè
- Giáo dục trẻ trong mọi hoạt động; động viên, chia sẽ, luôn là người bạn tâm sự cùng trẻ
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT92. Thích nghe nhạc, nghe hát và đọc thơ, kể chuyện; chăm chú lắng nghe và nhận ra giai điệu khác nhau của bài hát bản nhạc, vần điệu của bài thơ
92.1. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
92.2. Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).
92.3. Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
Nghe hát: Bé tập đánh răng
Trò chơi: khiêu vũ cùng bóng, nghe giai điệu đoán tên bài hát
MT94. Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc: Vỗ tay, giậm chân, nhún nhảy, múa 
 94.1.Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, nhảy, múa)
Nhảy: Em phòng tránh Corona
Vận động theo nhạc: head-shoulders-knees & toes
MT98. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng trong hoạt động tạo hình, để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục
98.1.Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối
- Vẽ tô màu chân dung bé
- Cắt dán áo bạn trai bạn gái
- Vẽ tô màu khăn quàng cổ
- STEAM: Làm cơ thể người từ bìa cứng
 KẾ HOACH TUẦN 1
Từ ngày 04/10 đến ngày 8/10/2021
Chủ đề: Tuần lễ sức khỏe
Nội dung
 Thứ hai
 Thứ ba
 Thứ tư
 Thứ năm
Thứ sáu
*Đón trẻ
* Trò chuyện
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cùng phụ huynh đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Tuyên truyền với phụ huynh về chấp hành nghiêm quy định 5K trong giờ đón trả trẻ, trò chuyện với trẻ về tình hình dịch bệnh covid-19, tình hình cơn bão số 7 sắp gây mưa lớn dễ xảy ra lũ lụt trên diện rộng, hướng dẫn trẻ cách giữ an toàn cho bản thân
*Thể dục sáng
- Khởi động : Cho trẻ tập các động tác hô hấp, xoay các khớp theo nhạc của trường
- Trọng động: Tập các động tác tay, chân, bụng, bật kết hợp bài hát“ Em phòng tránh CORONA ”
- Hồi tỉnh: Cho trẻ thư giản nhẹ nhàng theo nhạc chung của trường
Hoạt động học
 KPXH
Bé cần để lớn lên và khỏe mạnh
Thể dục
Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
TC: Đi trên dây
 LQCC: Làm quen nhóm chữ: a, ă, â
 Âm nhạc: Dạy nhảy “ Em phòng tránh CORONA”
Trò chơi: khiêu vũ cùng bóng
 LQVT
Xác định phía phải- phía trái của đồ vật so với bản thân, với bạn khác
Chơi ngoài trời
HĐCĐ: 
Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước
- Trò chơi vận động “ Thi xem ai nhanh
 HĐCĐ: Xem ai nhảy xa hơn nào!
TCVĐ: Mèo đuổi chuột 
T/c: Chuyền bóng.
HĐCĐ: Bé cùng tập đan tết
TC: Mèo đuổi chuột
T/c:Truyền tin.
 HĐCĐ: Trò chơi thú vị từ dây thừng
TCVĐ: Trò chơi lăn bóng trúng đích 
HĐCĐ: Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
Trò chơi vận động: -Tạo dáng.
- ghép đôi 
Chơi hoạt động góc 
GC: Đầu bếp nhí
GKH: Chăm sóc cây xanh
- Cùng nhau đếm số
- Xem sách chuyện
GC:- Làm sân bóng đá
GKH:- Bé làm ca sĩ
 – Gieo hạt
- Bé làm cô giáo 
GC: Chơi bolling
GKH: - Làm sân bóng đá
 - Bé làm bác sĩ
- Bé làm ca sĩ
GC: - Chăm sóc cây
GKH: - Bán hàng
 - Xây dựng lớp học
- Vẽ khẩu trang tranh chống dịch côrona
GC: - Bán hàng
GKH: - Xây sân bóng
- Vẽ chân dung
 - chơi ghép hình 
Hoạt động
chiều
Hướng dẫn trò chơi “ Cắp cua bỏ giỏ”
 Tạo hình: Vẽ, trang trí khăn quàng cổ
 Bé yêu thơ 
“ Bé yêu giờ thể dục”
Bé yêu Yoga
 Chương trình “Tuần lễ sức khỏe”
 Thứ hai, ngày 4 tháng 10 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ”
I. Kết quả mong đợi	
1.Kiến thức : Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi trò chơi“ Cắp cua bỏ giỏ”
2.Kĩ năng: Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt
3.Thái độ: Biết chơi đoàn kết, hợp tác cùng các bạn
II.Chuẩn bị 
- Phòng học rộng rãi, sỏi sạch, giấy vụn, pompom đủ số lượng cho trẻ chơi
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
- Cô cùng trẻ vận động bài “ tập đếm” trò chuyện về lợi ích của đôi bàn tay và hướng trẻ vào nội dung trò chơi
2. Hoạt động trọng tâm 
- Cô giới thiệu tên trò chơi“ Cắp cua bỏ giỏ”
- Cách chơi : 
 Cô vừa làm vừa hướng dẫn trẻ cách chơi: Hai bàn tay nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng. Sau đó, cho trẻ tập “cắp cua bỏ giỏ” bằng cách: dùng hai ngón tay trỏ gắp lấy hạt rồi bỏ vào rổ (hộp), vừa làm vừa nói “cắp cua bỏ giỏ”
- Cô chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và ngồi thành vòng tròn để chơi
Lần 1: cô cho trẻ gắp những hạt có kích thước lớn và dễ gắp (mẫu giấy vo tròn lại, hòn sỏi to). 
Lần chơi sau: Sau khi trẻ đã thành thục hơn, cho trẻ gắp những hạt bé, trơn, khó (hạt na, hạt nhãn, viên bi). 
- Luật chơi: Người chơi phải dùng ngón trỏ để cắp các hột hạt, mẫu giấy và sau đó bỏ vào giỏ ( rổ ) của mình, ai cắp được nhiều và không làm rơi thì người đó thắng cuộc.
- Trẻ tự chơi theo nhóm của mình
- Tổ chức thi đua giữa các tổ xem tổ nào cắp được nhiều hơn
* Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Trẻ vận động cùng cô và trò chuyện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Thi đua theo nhóm
- Chú ý lắng nghe
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: Các cháu đi học đày đủ, sức khỏe bình thường; ăn ngủ tốt
Kiến thức, kĩ năng: Đa số các cháu khi trả lời câu hỏi còn thiếu tự tin, câu trả lời chưa có đủ chủ vị, một số trẻ khi cầm bút còn dùng tay trái: Minh Nhật, Khánh Trung,..
Thái độ: Một số cháu khi ngồi học chưa nghiêm túc như: Bảo Quang, Quốc Trung, Thùy Trang,...
 Thứ ba, ngày 5 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tạo hình: Vẽ, trang trí khăn quàng cổ
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết vẽ các hình, đường nét và tô màu chúng để tạo thành 1 chiếc khăn quàng cổ đẹp mắt
2. Kỹ năng: 
- Luyện cho trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi vẽ và sắp xếp bố cục bức tranh hợp lý.
- Phát triển óc sáng tạo sự khéo léo của đôi tay 
3. Thái độ: 
- Giáo dục tích cực tham gia hoạt động, biết bảo vệ thân thể khi thời tiết giao mùa
II. Chuẩn bị: Tranh mẫu của cô. Bút chì, màu tô, vở tạo hình
- Thơ “ Tay ngoan”, nhạc rap thơ “ gà học chữ”
III. Cách tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Tạo cảm xúc: 
Cho dạo chơi tham quan triển lãm tranh “ Mùa đông với bé”
- Trò chuyện cùng trẻ về cách trình bày, nội dung bức tranh
 2. HĐTT: quan sát tranh 
 + Các con vừa được đi đâu về?
+ Ở triển lãm trưng bày các bức tranh gì?
 + Các con có nhận xét gì về những bức tranh?
 - Bố cục, cách trang trí,..
- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi cách cầm bút
- Cho trẻ nói cách vẽ 
- Cho trẻ đọc bài đồng dao "Tay đẹp"
* Trẻ thực hiện : 
- Cho trẻ ngồi về tổ của mình và vẽ bức chân dung của bé 
- Theo dõi gợi ý cho những trẻ còn lúng túng 
* Trưng bày sản phẩm, nhận xét sản phẩm 
- Cho trẻ chọn sản phẩm của mình của bạn cho trẻ nhận xét 
- Cho trẻ nói lên cảm nghĩ về sản phẩm của mình
- Nhận xét và và bổ sung thêm
- Giáo dục trẻ 
3. Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài rap “ Gà học chữ” đi cất đồ dùng học tập
- Trẻ tham quan triển lãm tranh
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc 
- Trẻ về chỗ vẽ
- Mang sản phẩm lên trưng bày
- Chọn và nhận xét sản phẩm của mình của bạn
- Cả lớp đọc và đi cất đồ dùng
 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: Các cháu đi học đày đủ, sức khỏe bình thường; ăn ngủ tốt
Kiến thức, kĩ năng: Tiết thể dục nhiều cháu khả năng giữ thăng bằng chưa tốt khi đầu đội túi cát đi trên ghế thể dục như: Khánh Trung, Bảo Quang,..
- Hoạt động chiều: Nhiều cháu có kĩ năng vẽ tốt, sáng tạo: Quỳnh Chi, Quốc Trung, Hà Vy,..bên cạnh đó nhiều cháu chưa tập trung vẽ và kĩ năng vẽ rất yếu như: Khánh Trung
Thái độ: Một số cháu còn quá hiếu động khi chơi như Bảo Quang, Đăng Quang
 Thứ tư, ngày 6 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Bé yêu thơ
 “ Bé yêu giờ thể dục”
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tác giả và hiểu nội dung bài thơ
2 . Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ đọc thơ diễn cảm, ghi nhớ lời thơ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị
- Thơ “ Bé yêu giờ thể dục”
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
Cô dùng xắc xô và làm hiệu lệnh cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang theo 3 tổ, tập theo nhạc bài hát “ Bé vui khỏe”
.2. Hoạt động trọng tâm
+ Các con cùng cô vừa làm gì nào?
+ Chúng ta tập thể dục để làm gì?
* Giới thiệu cho trẻ biết về bài thơ “ Bé yêu giờ thể dục” của tác giả: Vũ Huyền
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe
- Hỏi trẻ:
+ Bài thơ có tên là gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ nhắc đến hoạt động gì?
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
Giảng giải nội dung bài thơ
+ Các bạn nhỏ trong bài thơ làm động tác gì?
-Trích dẫn: “Một đoàn tàu...chân nào”
+ Động tác tay và chân thế nào?
- “ Một haibiết bao”
+Bé tăng cường vận động để làm gì?
- “Bé tặng cườngyêu nào” 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhân và tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh 
- Cho cả lớp đọc thơ
* Dạy trẻ đọc thơ
+ Tổ, nhóm, cá nhân
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé yêu giờ thể dục” lần nữa 
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ học
Cho trẻ chơi tự do các góc
- Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- trẻ trả lời
- Lắng nghe
- trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ chơi tự do ở các góc
 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: Các cháu đi học đày đủ, sức khỏe bình thường; ăn ngủ tốt
Kiến thức, kĩ năng: Tiết LQCC nhiều cháu phát âm chưa rõ như: Bảo Quang, Bảo, Bảo Châu,...Trẻ trả lời câu hỏi chưa đủ câu, đủ ý
- Kĩ năng đan tết của trẻ chưa thành thạo, đan còn trùng nhau, chưa đẹp mắt như: Quân, Anh Nhật, Khánh Trung,...
Thái độ: cháu Anh nhật đến lớp còn hay làm nũng mẹ, cháu uyên ngồi ăn chưa tập trung hay nói chuyện riêng
 Thứ năm, ngày 7 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Bé yêu Yoga
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết thêm một bộ môn thể dục mới là yoga, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó với trẻ mâm non
- Biết các động tác Yoga đơn giản dành cho trẻ mầm non mới tâp luyện
2. Kỹ năng: 
- Luyện cho trẻ sự dẻo dai, sức bền của cơ thể, sự tập trung chú ý
3. Thái độ: 
- Trẻ yêu thich bộ môn yoga và thường xuyên luyện tập để cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị: Phòng rộng rãi, thoáng mát
- Thảm tập yoga đủ cho trẻ và cô
- Nhạc nhẹ tập yoga
III. Cách tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Tạo cảm xúc: 
Cô cho trẻ bước vào căn phòng đã chuẩn bị sẵn thảm tập yoga và trò chuyện
+ Các con đoán xem hôm nay cô mang đến điều bất ngờ gì cho lớp mình nào?
2. Hoạt động trọng tâm
- Cô giới thiệu về bộ môn yoga cho trẻ qua màn hình và hướng trẻ vào nội dung buổi tập ngày hôm nay
- Cô hướng dẫn trẻ các động tác yoga cơ bản dành cho trẻ mầm non: gồm 8 tư thế
+ Tư thế 1: Ngồi thiền
+ Tư thế 2: con sò
+ Tư thế 3: Tư thế rắn hổ mang
+ Tư thế 4: máy bay
+ Tư thế 5: xoắn quẩy
+ Tư thế 6: tam giác
+ Tư thế 7: chào mặt trời
+ Tư thế 8: cái cây
- Cho trẻ tập cùng cô kết hợp nhạc nhẹ thư giản
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Hôm nay các con đã được tập bài vận động gì?
+ Các con cảm thấy thế nào?
- Giáo dục trẻ 
3. Kết thúc: Trẻ cùng cô thu dọn thảm tập gọn gàng
- Trẻ đến phòng tập
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- Cả lớp quan sát
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
 ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: Các cháu đi học đày đủ, sức khỏe bình thường; ăn ngủ tốt
Kiến thức, kĩ năng: Các cháu rất có năng khiếu nhảy, nhiều cháu có kỹ năng nhảy tốt như: Trang, Thư, Bảo Châu, Quỳnh Chi,...bên cạnh đó nhiều cháu còn nhút nhát như: Khánh Trung, Linh Đan, Minh Nhật,...
- Hoạt động chiều: Các cháu rất hứng thú với bộ môn thể dục mới là yoga
Thái độ: Trong giờ ăn cháu Thiện Quang không thích ăn thịt, cháu Khánh trung hôm nay ăn ngon miệng, hết suất
 Thứ sáu ngà

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_2_tuan_nam_hoc_2021_2.docx
Giáo Án Liên Quan