Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Kể chuyện “Qua giác quan của em”. Hoạt động: Làm quen với Văn học - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu Thủy
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ truyện, hiểu nội dung truyện, trả lời tốt các câu hỏi của cô theo nội dung truyện.
- Biết nhờ có các giác quan mà trẻ có thể cảm nhận được thế giới xung quanh.
2. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ, khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe và cảm nhận thế giới xung quanh mình, biết bảo vệ các giác quan của cơ thể
Giáo án: Lĩnh vực phát triển ngữ Hoạt động: Làm quen với văn học Chủ đề: Bản thân Đề tài: Kể chuyện “Qua giác quan của em” Lứa tuổi: 5-6 tuổi Thời gian: 30- 35 phút Người dạy: Nguyễn Thị Thu Thủy Ngày dạy: /10/2022 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ truyện, hiểu nội dung truyện, trả lời tốt các câu hỏi của cô theo nội dung truyện. - Biết nhờ có các giác quan mà trẻ có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. 2. Kỹ năng: - Phát triển vốn từ, khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc - Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết lắng nghe và cảm nhận thế giới xung quanh mình, biết bảo vệ các giác quan của cơ thể II. Chuẩn bị - Tranh truyện - Câu hỏi đàm thoại - Màn hình vi tính - Bài hát: “Năm giác quan” - Một số đồ dùng: Tranh các bộ phận giác quan của cơ thể, điện thoại, khay đá, chanh, đường, một số bông hoa hồng. III. Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức Hát bài: “Năm giác quan” - Trẻ hát cùng cô 2. Nội dung HĐ 1: Kể chuyện - Cô con mình vừa hát bài hát gì? - Năm giác quan - Có những loại bộ phận giác quan nào? - Tai (thính giác), mắt (thị giác), mũi (khứu giác), da (cảm giác), miệng (vị giác) - Tác dụng của các giác quan? - Tai để nghe, mắt để nhìn, mũi ngửi, da để cảm nhận, lưỡi nếm Có một câu chuyện rất hay kể về bạn Bi khi được về nhà ông bà nội chơi. Bạn Bi đã cảm nhận được những gì qua giác quan của mình Để biết được điều đó các con cùng nghe cô kể câu chuyện “Qua giác quan của em” - Kể cho trẻ nghe 1 lần - Trẻ nghe kể - Tóm tắt nội dung câu chuyện - Giảng nội dung: Câu chuyện kể về bạn Bi được về quê nội chơi. Khi trời tối bạn Bi ra vườn và cảm nhận được những điều thú vị - Trẻ chú ý qua các giác quan của mình. - Kể lần 2 cho trẻ nghe kết hợp dùng tranh minh họa - Giáo dục trẻ biết lắng nghe và cảm nhận thế giới xung quanh mình, biết bảo vệ các giác quan của cơ thể HĐ 2: Đàm thoại - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Qua giác quan của em - Câu chuyện kể về ai? Bé Bi - Bé Bi đang ở đâu? - Đang ở nhà ông bà nội - Bé Bi đã làm gì khi trời tối? - Ra vườn chơi - Bé có nhìn thấy gì không? Vì sao? - Không nhìn thấy vì trời rất tối - Chân và tay của Bi đã cảm nhận được gì? - Cỏ ướt, quả tranh tròn ươn ướt, mùi hương thơm nhè nhẹ Tiếng dế kêu, lá cây thì thầm, chó sủa - Bi còn nghe thấy tiếng gì? - Nhờ có giác quan nào mà Bi có thể nghe Tai (thính giác) được? - Bi còn nhìn thấy điều thú vị nữa? Trẻ trả lời Qua câu chuyện các con biết được điều gì? -Theo các con những âm thanh nhỏ ở xa chúng ta có nghe thấy không? Không nghe thấy - Làm thế nào có thể nghe được âm thanh ở Nghe qua điện thoại, loa xa? * Trò chơi với các giác quan Cho trẻ chơi theo nhóm: Cô chia trẻ thành 5 Trẻ chơi và nhận xét về nhóm chơi của nhóm ( Nhóm nghe nhạc; nhóm quan sát mình. tranh; nhóm nếm vị chua , ngọt; sờ đá lạnh; ngửi hoa...) Trẻ nhận xét theo nhóm và đổi nhóm chơi. 3. Kết thúc - Cô nhận xét chung, động viên trẻ.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_ke_chuyen_qua.pdf