Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Khám phá 5 giác quan - Trần Thị Lệ
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên 5giác quan : Thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi), xúc giác (da).
- Trẻ biết vai trò, chức năng của các giác quan.
2. Kỹ năng.
- Trẻ có kỹ năng nhận xét, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Thông qua hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ về chức năng của năm giác quan của cơ thể.
- Trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đủ câu đủ ý.
3. Thái độ.
- Trẻ chú ý, hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các giác quan của cơ thể.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án chi tiết, rõ ràng.
- Nhạc “ Hãy xoay nào”, “Cái mũi”.
- Ba chiếc bàn gập; powerpoint các hình ảnh; đĩa cam, dưa;chai nước nóng, lạnh; một lọ nước hoa,1 cái xắc xô, 1 cái còi.
- Đồ dùng chơi trò chơi.
- Loa, máy tính.
2. Đồ dùng của trẻ
- Trang phục gọn gàng
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Chủ đề: Bản thân Đề tài: Khám phá 5 giác quan. Đối tượng: 5- 6 tuổi Thời gian: 30-35 Phút Giáo viên :Trần Thị lệ I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức. - Trẻ biết tên 5giác quan : Thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi), xúc giác (da). - Trẻ biết vai trò, chức năng của các giác quan. 2. Kỹ năng. - Trẻ có kỹ năng nhận xét, quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Thông qua hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ về chức năng của năm giác quan của cơ thể. - Trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đủ câu đủ ý. 3. Thái độ. - Trẻ chú ý, hứng thú tham gia hoạt động. - Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các giác quan của cơ thể. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Giáo án chi tiết, rõ ràng. - Nhạc “ Hãy xoay nào”, “Cái mũi”. - Ba chiếc bàn gập; powerpoint các hình ảnh; đĩa cam, dưa;chai nước nóng, lạnh; một lọ nước hoa,1 cái xắc xô, 1 cái còi... - Đồ dùng chơi trò chơi. - Loa, máy tính. 2. Đồ dùng của trẻ - Trang phục gọn gàng III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú. -Xúm xít ,xúm xít ! - Các con ơi! Các con lại đây với cô nào. Lớp đứng theo 2 tổ cho cô. - Bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi, đó là trò chơi “ Trán, cằm, tai”, các con sẵn sàng chưa nào! - “Trán cằm tai, trán cằm tai, trán trán tai cằm tai” cô cho trẻ chơi 3 lượt với tốc độ nhanh dần. - Cô mời các con ngồi xuống. Cô vừa cho các con chơi trò chơi “ Trán cằm tai”, tiếp theo cô sẽ cho các con xem một đoạn phim các con chú ý quan sát nhé! ( Cô cho chiếu đoạn phim). - Cô vừa cho các con xem xong đoạn phim, lớp mình cho cô biết các con đã quan sát được những gì? - Đúng rồi các con đều rất giỏi vỗ tay khen các bạn nào! - Trong đoạn phim vừa rồi có em bé với các giác quan của mình. Các giác quan có rất nhiều điều thú vị đấy,Hôm nay cô và các con hãy cùng khám phá nhé ! - Xin mời các con hãy về chỗ ngồi nào Hoạt động 2 :Nội dung chính :Khám phá 5 giác quan * Giác quan thứ nhất: Mắt (Thị giác). - Cô có một câu đố nói về một bộ phận trên cơ thể, các con lăng nghe và đoán xem đó là bộ phận gì nhé? “ Cùng thức cùng ngủ Hai bạn xinh xinh Nhìn thấy mọi vật Nhưng không thấy mình”? - Đó là bộ phận gì? - À đúng rồi câu đố nói về đôi mắt . các con cùng nhìn xem đây là hình ảnh gì? - Mỗi người có mấy mắt? đếm mắt, Hai mắt hay còn gọi là đôi mắt - Các con biết Mắt còn được gọi là giác quan gì không? -Cho trẻ phát âm :Thị giác + Mắt có tác dụng giúp chúng ta điều gì? + Các con hãy thử nhắm mắt lại nào ? các con có nhìn thấy gì không? + Vậỵ các con hãy mở mắt ra ? Các con nhìn thấy gì? - Muốn có đôi mắt đẹp và sáng các con phải làm gì ? - Đúng rồi ! mắt còn gọi là Thị giác rất là quan trọng giúp cho con người chúng ta nhìn thấy được mọi vật xung quanh. Để bảo vệ cho đôi mắt sáng và đẹp hàng ngày các con phải vệ sinh sạch sẽ không dụi tay hay chọc tay vào mắt gây tổn thương cho mắt nhé. * Giác quan thứ hai: Tai (Thính giác). + Cô thưởng hộp quà bí mật, cho trẻ nhắm mắt nghe âm thanh đoán quà. - Cô cho trẻ đoán tiếng còi, tiếng xắc xô... - Để nghe được những âm thanh này các con nhờ cái gì? - Tai hay còn gọi là giác quan gì? - Cho trẻ phát âm:Thính giác - Tai có chức năng gì? - Cho trẻ bịt tai, nêu nhận xét? -Vậy không có tai thì có nghe được không? - À tai còn được gọi là thính giác .Tai giúp cho chúng ta nghe thấy mọi âm thanh xung quanh vì thế Tai cũng rất là quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.Vì vậy các con phải làm gì để bảo vệ đôi Tai? Chúng ta phải vệ sinh hàng ngày và không được nhét vật gì vào tai hay chọc vào lỗ tai gây tổn thương cho tai nếu không các con sẽ bị điếc và không nghe thấy gì các con nhớ chưa. * Giác quan thứ 3: Mũi (khứu giác). - Cô có một bất ngờ dành cho chúng mình nữa đấy - Chúng mình hãy cùng nhắm mắt ,hít thở sâu và xem có điều gì xảy ra nào? Cô xịt nước hoa + Các con có gửi thấy mùi gì không? -Nhờ có cái gì mà các con biết được đó là mùi thơm của nước hoa? -Mũi được gọi là giác quan gì? - Cho trẻ phát âm:Khứu giác Mũi có chức năng gì? - Cho trẻ bịt mũi và nêu nhận xét? => Mũi có quan trọng không? Làm thế nào để bảo vệ mũi? - Cho trẻ hát “Cái mũi” - À mũi giúp chúng ta ngửi được rất nhiều mùi khác nhau và còn giúp chúng ta thở nữa. Mũi là bộ phận không thể thiếu trên cơ thể và cũng là nơi vi rút dễ xâm nhập nhất vì vậy chúng ta phải luôn vệ sinh mũi hàng ngày cho sạch sẽ , không cho tay hay nhét vật gì vào mũi nếu không chúng mình sẽ không thở được và đặc biệt trong đại dịch Covit 19 ngày nay các con phải luôn luôn đeo khẩu trang để tránh các vi khuẩn vi rút bay vaò mũi và gây bệnh cho cơ thể mình nhé ! * Giác quan thứ 4: Lưỡi (Vị giác). - Các con hôm nay học rất ngoan và giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho mỗi nhóm bạn một miếng cam,dưa hấu các con có thích không. - Các nhóm nếm vị quả cam, vị quả dưa hấu - Nhận xét vị của quả cam, quả dưa. - Mời các nhóm đưa ra nhận xét? - Nhờ đâu mà các con biết cam có vị chua, dưa có vị ngọt ? - Đúng rồi nhờ có cái lưỡi mà các con biết được vị chua,ngọt đấy, Vậy các con hay cùng nhìn và quan sát xem cái lưỡi có đặc điểm gì nhé? + Lưỡi nằm ở đâu? - Lưỡi còn được gọi là giác quan gì ? Cho trẻ phát âm : Vị giác - Lưỡi có vai trò gì? => Lưỡi có quan trọng không ? Làm gì để bảo vệ lưỡi?... - Lưỡi không những giúp chúng ta phân biệt được vị chua, ngot, đắng , caymà còn giúp chúng ta nói chuẩn hơn. - Hàng ngày lưỡi tiếp nhận rất nhiều thức ăn cho lên lưỡi rất rễ mắc các bệnh như nấm lưỡi, nhiệt lưỡinên các con phải thường xuyên vệ sinh lưỡi bắng cách đánh răng, xúc miệng nước muối hàng ngày nhé ! * Giác quan thứ 5 : Da (Xúc giác). + Các con ơi! Cô mời các con đứng dậy nào! Bây giờ các con cùng cô hát bài hát “ Múa cho mẹ xem” và đi vòng tròn nhé! - Các con lại cô nào! Trên bàn cô có gì đây các con ? - Các con hãy sờ vào chậu nước xem nước như thế nào ! - Cô cho trẻ thực hiện - Bạn nào trả lời cho cô biết nước trong 2 chậu như thế nào ? - Thế nhờ đâu mà các con biết được điều đó ? - Da là cơ quan xúc giác là một trong 5 giác quan quan trọng của chúng ta, các con phát âm lại theo cô nhé « Xúc giác » - Vậy da có chức năng gì vậy ? - Da bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi tác động của môi trường, giúp các con cảm nhận được các sự vật xung quanh. Vậy các con phải làm gì để bảo vệ da ? -Các con biết không có một số bệnh lây qua da như :Tay chân miệng ... Các con phải tắm rửa hằng ngày để cơ thể sạch sẽ, không nghịch bẩn, không chơi các vật nhọn tránh làm xây xước da, các con nhớ chưa ? = > Khái quát: Trên cơ thể của chúng mình có 5 giác quan đó là: Thị giác (Mắt) là để nhìn; khứu giác là (Mũi) để ngửi; vị giác là (Miệng) để cảm nhận thức ăn; thính giác là ( Tai) để nghe; xúc giác là Tay) để cầm nắm Tất cả các giác quan đều rất quan trọng , cần thiết và không thế thiếu trên cơ thể của mỗi chúng ta vì vậy các con phải luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày như :rửa tay trước khi ăn ,sau khi đi vệ sinh ,đánh răng sáng tối .... để các giác quan luôn sạch sẽ và khỏe mạnh để tránh xa các bện nguy hiểm như covit 19, tay chân miệng , cúm ....các con nhớ chưa! * So sánh * Cho xuất hiện đôi mắt và đôi tai,cái mũi ,cái lưỡi - Cô có cơ quan gì đây ? - Thị giác và thính giác khác nhau như thế nào ? - Mắt là cỏ quan thị giác dùng để nhìn, còn tai là cơ quan thính giác dùng để nghe. - Khứu giác và vị giác khác nhau như thế nào ? - Mũi là cơ quan khứu giác dùng để ngửi và thở, còn lưỡi là cơ quan vị giác dùng để nếm các mùi vị. Giống nhau : đều là các cơ quan trên cơ thể và giúp cho cơ thể hoạt động bình thường (cô cho so sánh lần lượt giống và khác nhau của các giác quan ) *Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi ai nhanh” - Hôm nay cô đã dạy cho các con bao nhiêu giác quan ? Đó là những giác quan nào vậy các con kể tên cô nghe nào ! - À ! đó là thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. - Các con hôm nay học rất là ngoan ,cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi các con có thích không nào ? - Bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi Trò chơi 1:“ ai nhanh nhất” *Cô nêu cách chơi ,luật chơi : - Cô sẽ nói tên giác quan còn các con hãy nói và chỉ cho cô biết bộ phận tương ứng với tên giác quan cô đọc nhé. + Thính giác - tai + Vị giác – lưỡi + Khứu giác - mũi + Thị giác – mắt + Xúc giác - da Tiếp theo cô sẽ nói tên bộ phận còn các con hãy nói tên giác quan tương ứng với tên bộ phận cô đọc nhé ! + Mắt + Tai + Lưỡi + Da + Mũi -Tổ chức cho trẻ chơi Lớp chúng ta chơi rất là tốt, cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi nữa! Trò chơi 2 : “ Ghép bộ phận cho bé” *Cô nêu cách chơi ,luật chơi + Cô đặt 2 bức tranh vẽ 1 bé nam và một bé nữ ở 2 bên. + Các con thấy 2 bạn có đặc điểm gì nào? + Bây giờ cô sẽ chia lớp mình làm 2 đội, đội 1 tương ứng với tranh bạn nam, đội 2 tương ứng với tranh bạn nữ. + Khi nghe hiệu lệnh của cô, bạn đầu tiên lên nhảy qua các vòng tròn, chọn 1 bộ phận trong giỏ và dán đúng vị trí tương ứng với bộ phận trên khuôn mặt, sau đó chạy về đạp nhẹ tay vào bạn thứ 2 và đi về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục. Sau một thời gian, đội nào dán đúng, và nhanh nhất các bộ phận trên khuôn mặt thì đội đó sẽ là đội chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi Hoạt động 4 : Kết thúc - Hôm nay cô đã dạy cho các con 5 giác quan, cả lớp cùng nhắc lại cho cô nào ? - À ! đúng rồi, các con hôm nay rất là ngoan, rất là giỏi, cô tuyên dương cả lớp. - Hát : “Cái mũi” chuyển hoạt động. -Bên cô ,bên cô -Sẵn sàng -Trẻ chơi vui -Trẻ quan sát -Trẻ kể thấy các giác quan :tay ,chân .... - Trẻ lắng nghe -Vâng ạ -Trẻ về chỗ ngồi -Vâng ạ -Mắt ạ -Trẻ quan sát -Trẻ đếm :Có 2 mắt -Trẻ trả lời -Trẻ phát âm -Để nhìn mọi vật xung quanh -Trẻ nhắm mắt , Không ạ -Trẻ mở mắt : cô giáo, các bạn, đồ chơi, bàn ghế - Trẻ đưa ra những biện pháp để bảo vệ mắt :vệ sinh mắt sạch sẽ ,không dụi mắt Đeo kính khi đi đường,.... -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và đoán. - Nhờ tai ạ - Trẻ nói thính giác. -Cả lớp ,cá nhân phát âm - Tai có chức năng nghe ạ - Trẻ nêu cảm nhận: khó nghe... -Không ạ -Trẻ lắng nghe - Trẻ nêu cách bảo vệ tai. -Vâng ạ -Trẻ nhắm mắt lại và ngửi - Mùi nước hoa ạ. - Nhờ có mũi ạ - Trẻ nói khứu giác -Cả lớp ,cá nhân phát âm - Mũi để ngửi, thở - Khó chịu,... -Có ạ - Nêu cách bảo vệ mũi : Đeo khẩu trang khi đi đường, nhỏ mũi... -Trẻ hát -Trẻ lắng nghe -Vâng ạ -Có ạ - Trẻ nếm vị quả cam, dưa - Vị cam chua, vị dưa ngọt ạ - Trẻ nêu ý kiến nhận xét. - Nhờ lưỡi ạ - Các nhóm nêu nhận xét. -Khoang miệng ạ - Trẻ nói “Vị giác” -Cả lớp ,cá nhân phát âm - Nếm vị thức ăn, nói,... - Trẻ nói cách bảo vệ lưỡi: không ăn đồ cay nóng, súc miệng,... - Trẻ lắng nghe -Vâng ạ -Trẻ hát và đi vòng tròn -Các chậu nước ạ -Trẻ lại sờ thử - Trẻ nói 1 chậu nóng ,1 chậu lạnh.... - Nhờ da bàn tay đã phân biệt cho con biết chai nào nóng, lạnh. - Trẻ nói “Xúc giác” - Tập thể nhóm, cá nhân phát âm -giúp ta cảm nhận được các trạng thái của đồ vật hiện tượng xung quanh : nóng ,lạnh .... -Phải Rửa tay sạch sẽ hàng ngày nhất là trước khi ăn cơm ,sau khi đi vệ sinh -Vâng ạ -Trẻ lắng nghe -Vâng ạ -Đôi mắt và đôi tai,Cái mũi và cái lưỡi -Trẻ so sánh -Trẻ so sánh -Trẻ kể -Trẻ lắng nghe -Có ạ -Trẻ lắng nghe cách chơi - Trẻ hứng thú chơi -Trẻ lắng nghe cách chơi -Trẻ trả lời - Trẻ hứng thú chơi - Trẻ hát “cái mũi”và ra chơi
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ban_than_de_tai_kham_pha_5_gia.doc