Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Năm 2018

* Góc trọng tâm – Làm khuôn mặt theo các cảm xúc khác nhau(buồn.vui,giận) (T1):

 - Chế biến các món ăn có lợi cho sức khỏe (T2)

 - Vẽ chân dung người thân trong gia đình,làm thiệp tặng bà tặng mẹ. (T3)

 - Xây ngôi nhà (T4)

*Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé

* Góc phân vai:

- Gia đình: Nấu các món ăn có lợi cho cơ thể, gia đình đi chơi

- Bác sĩ: Khám bệnh cho mọi người.

- Bán hàng: Bán quần áo, giầy dép, hoa quả,rau củ

* Góc học tập: Tập sao chép, chữ o,ô,ơ,a,ă,â, Nhận biết đặc điểm, công dụng, mối lên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng, phân loại đồ dùng theo 2- 3 dấu hiệu khác nhau. . Tạo hình cơ bản bằng các cách khác nhau: căng dây chun, nối chấm, xếp que Tập kể lại chuyện Ba cô gái. Tìm chữ cái o, ô ơ trong bài thơ Gà học chữ. Xem sách. Đếm từ 0 đến 5: đếm xuôi, đếm ngược. Lấy và đếm đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu. Đếm theo khả năng. Đọc các chữ số từ 0 đến 5

docx45 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Năm 2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 10 LỨA TUỔI MGL( 5-6 TUỔI)
 Thời gian thực hiện : Từ ngày 30/9 đén 1 /11/2018
 Giáo viên: Nguyễn thị Huyền Thu (Tuần 1, 3,5) 
 Nguyễn Thị Hương (Tuần 2, 4)
Hoạt động
Thời gian
Mục tiêu đánh giá
Tuần l
Từ ngày 30/9->
Ngày 4/10
Tuần ll
Từ ngày 7->
ngày 11/10
Tuần lll
Từ ngày 14->
ngày 18/10
Tuần lV
Từ ngày 21->
ngày 25/10
Tuần V
Từ ngày 28/10->
ngày 1/10
Đón trẻ, trò 
chuyện
Cô đón trẻ: quan tâm đến sức khỏe của trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức của trẻ , nhắc phụ huynh mặc quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết, 
-Trò chuyện với trẻ về sở thích của trẻ 
-Trẻ giới thiệu về tên tuổi , giới tính của trẻ
-Trò chuyện về 5 giác quan
- Trò chuyện về địa chỉ , ngôi nhà nơi trẻ đang ở.
- Trò chuyện về những người thân trongt gia đình trẻ,
-Trò chuyện về những đồ dùng trong gia đinh
-Hát các bài hát có trong chủ đề bản thân,chủ đề gia đình.
- Trò chuyện về thứ, ngày, tháng; điểm danh những bạn chưa đến lớp;
Thể dục buổi sáng
* Tập thể dục theo nhạc chung của trường: Kết hợp bài hát “Thật đáng yêu”
+ Hô hấp: Gà gáy, Thổi nơ
+Tay: Đánh chéo 2 tay ra phía trước sau
+ Bụng: Quay người sang 2 bên 
990
900
900
+ Chân: Ngồi khuỵu gối, Ngồi xổm, đứng lên liên tục
+ Bật: bật chụm tách chân
Tập dân vũ:Chú ếch con, rửa tay
Hồi tĩnh : Hít thở nhẹ nhàng
Chuẩn bị : Sân tập sạch sẽ, nhạc thể dục, gậy hoặc bông.
 Quần áo gọn gàng
Yêu cầu:
-Trẻ nhanh nhẹn vào hàng triển khai tập theo đội hình
- Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập TD theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp
- Chú ý: Tập các động tác dứt khoát
1,
Hoạt động học
Thứ 2
Khám phá
Khám phá các giác quan
Khám phá
Bé tự bảo vệ mình
Khám phá
Gia đình của bé
Khám phá
Ngôi nhà của bé
Khám phá
Một số đồ dùng trong gia đình 
44,45,99,103
Thứ 3
LQ chữ viết
Làm quen chữ cái: o,ô,ơ
Phát triển Vận động
VĐCB: Đập bóng xuống sànvà bắt bóng
T/c: Cướp cờ
LQ chữ viết
Tập tô chữ :o,ô ơ
Phát triển Vận động
VĐCB: Ném xa bằng tay
T/c: Chuyền bóng bằng lưng ,bằng bụng
 LQ chữ viết
Làm quen chữ cái: a, ă, â
Thứ 4
Toán
Ôn số lượng, chữ số 5
Toán
Nhận biết phía phải,phía trái của bản thân
Toán
So sánh chiều cao của 2 đối tượng
Toán
Ôn số lượng chữ số 1,2,3,4,5
Toán
Xác định phía phải , phía trái của bạn( đối tượng) có sự định hướng
Thứ 5
Tạo hình
Nặn: Nặn người
- 
Tạo hình
Vẽ bạn trai,bạn gái
Tạo hình
Vẽ người thân trong gia đình
Tạo hình
Vẽ khu nhà của bé 
Tạo hình 
Cắt dán đồ dùng
trong gia đình
Thứ 6
Văn học
Thơ; Bé chẳng sợ tiêm
Âm nhac:
NDTT:
Vận động theo tiết tấu chậm bài: Mời bạn ăn
NDKH:
-Nghe hát: Thật đáng chê
-Trò chơi: Hát các bài hát về các bộ phận trên cơ thể.
Văn học
Truyện: Ba cô gái
Âm nhac:
NDTT: Vận động theo nhịp và phách bài: Ngôi nhà mới NDKH:
-Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh
-Trò chơi: Hát các bài hát về gia đình
Văn học
Truyện : Bàn tay có nụ hôn 
Hoạt động ngoài trời
Thứ 2
-Trò chuyện về bản thân trẻ và các bạn của trẻ.
-TCVĐ: Bịt mắt đoán người.
-Chơi theo ý thích
-Trò chuyện về thời tiết và cách bảo vệ thân thể phù hợp với thời tiết.
-TCVĐ: Nóng và lạnh.
-Chơi theo ý thích
-Trò chuyện về những người thân của trẻ.
-TCVĐ: Gia đình chung sức
-Chơi theo ý thích
- Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ 
-TCVĐ: Hái táo
-Chơi theo ý thích
-Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình trẻ .
-TCVĐ: Hái táo
-Chơi theo ý thích 
43,70,72
Thứ 3
- Trò chuyện về thời tiết và cách bảo vệ thân thể phù hợp với thời tiết.
-TCVĐ: Nóng và lạnh.
-Chơi theo ý thích
- Trò chuyện về cách giữ gìn cơ thể của trẻ
-TCVĐ: Tai ai tinh
-Chơi theo ý thích
-Trò chuyện về nơi trẻ sống .
-TCVĐ:Gia đình Gấu
-Chơi theo ý thích 
- Cho trẻ vẽ về ngôi nhà của trẻ trên sân trường.
- TCVĐ: Chung sức . 
-Chơi theo ý thích 
-Giao lưu với các em lớp B1
TCVĐ: Gia đình chung sức
-Chơi theo ý thích 
Thứ 4
Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể trẻ.
TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
-Chơi theo ý thích
- Giao lưu với các em bé lớp B1.
-TCVĐ: Chuyền bóng
-Chơi theo ý thích
- Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ 
- TCVĐ: Hái táo
-Chơi theo ý thích 
-Trò cruyện về thời tiết trong ngày
-TCVĐ : Rồng rắn lên mây
- Chơi theo ý thích
-Cho trẻ vẽ về đồ dùng trong gia đình trẻ trên sân trường.
- TCVĐ: Chuyền bóng 
-Chơi theo ý thích 
Thứ 5
- Giao lưu với các em bé lớp B1.
-TCVĐ: Ai nhanh hơn.
-Chơi theo ý thích
- Cho trẻ nhặt lá rụng xung quanh sân trường.
- TCVĐ: Luồn luồn dải dế.
-Chơi Theo ý thích
- Cho trẻ vẽ về người thân của trẻ.
- Chơi Kéo co
-Chơi theo ý thích 
- Quan sát các cây ở trong sân trường
-TCVĐ:Nhảy vào,nhảy ra
- Chơi tho ý thích 
-Trò chuyện về gia đình của trẻ
-TCVĐ:Gia đình Gấu
-Chơi theo ý thích 
Thứ 6
- Cho trẻ dạo chơi sân trường trò chuyện về những điều xảy ra xung quanh bé.
-TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
-Chơi theo ý thích
- Trò chuyện với trẻ về việc không nhận quà của người lạ.
-TCVĐ: Bịt mắt đoán người.
-Chơi theo ý thích.
- Giao lưu với các em bé lớp B1.
-TCVĐ: Chung sức
-Chơi theo ý thích 
- Giao lưu với các em bé lớp B1.
-TCVĐ: Cướp cờ
-Chơi theo ý thích
-Hát múa các bài hát trong chủ điểm.
-Chơi: Cướp cờ
-Chơi theo ý thích 
Hoạt động góc
* Góc trọng tâm – Làm khuôn mặt theo các cảm xúc khác nhau(buồn.vui,giận) (T1): 
 - Chế biến các món ăn có lợi cho sức khỏe (T2)
 - Vẽ chân dung người thân trong gia đình,làm thiệp tặng bà tặng mẹ. (T3)
 - Xây ngôi nhà (T4)
*Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé
* Góc phân vai: 
- Gia đình: Nấu các món ăn có lợi cho cơ thể, gia đình đi chơi
- Bác sĩ: Khám bệnh cho mọi người.
- Bán hàng: Bán quần áo, giầy dép, hoa quả,rau củ
* Góc học tập: Tập sao chép, chữ o,ô,ơ,a,ă,â, Nhận biết đặc điểm, công dụng, mối lên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng, phân loại đồ dùng theo 2- 3 dấu hiệu khác nhau. . Tạo hình cơ bản bằng các cách khác nhau: căng dây chun, nối chấm, xếp queTập kể lại chuyện Ba cô gái. Tìm chữ cái o, ô ơ trong bài thơ Gà học chữ. Xem sách. Đếm từ 0 đến 5: đếm xuôi, đếm ngược. Lấy và đếm đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu. Đếm theo khả năng. Đọc các chữ số từ 0 đến 5. Chọn thẻ số ( viết số ) đặt vào nhóm đồ vật tương ứng sau khi đếm.Dùng các hình dạng cơ bản để sáng tạo ra các hình mới.
* Góc kỹ năng : Tập tết tóc, gấp quần áo,xỏ dây giày.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, gọi tên cây.
Chuẩn bị :
-Sắp xếp các góc gọn gàng
-Gạch,hàng rào,cây,hoa,các đồ chơi ngoài trời
-Giấy màu,hồ dán, kéo,lẹn
-Giấy vẽ , bút màu, màu nước
Hoạt động ăn ngủ vệ sinh
- Luyện tập cách chuẩn bị trước giờ ăn
- Thực hiện thói quen văn minh trong khi ăn 
- Nói tên món ăn hàng ngày 
- Chuẩn bị kê sạp trước khi ngủ
Nghe kể chuyện : : Lão miệng, Cái mũi dài,Bàn tay có nụ hôn, Truyện ba cô gái,
Hát : Các bài hát ru
Hoạt động chiều
Thứ 2
-Tạo hình: In, đồ hình từ bàn tay, ngón tay
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Kể chuyện: LãoMiệng
- Nhận biết phân loại được một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm
- Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Đọc thơ: Chia bánh
- Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Vận động : Múa cho mẹ xem
- Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Tìm hiểu về các đồ dùng trong gia đình gây nguy hiểm : Dao,kéo,điện ,phích nước.
- Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
8,15,67,77,78
Thứ 3
- Vận động minh họa bài khuôn mặt cười.
TC: Tôi vui hay buồn
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Hướng dẫn trẻ nhận biết các kí hiệu thông thường trong cuộc sống
+Kí hiệu nhà vệ sinh
+ Kí hiệu ổ điện
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Đọc thơ: Quạt cho bà ngủ
-Hướng dẫn kỹ năng:Cởi cài cúc áo
-Chơi ở các góc theo ý thích
- Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Đọc đồng dao:Công cha nghĩa mẹ, bà còng đi chợ trời mưa
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Hát các bài hát trong chủ đề.
-Cho trẻ đọc “sách” theo ý thích của trẻ.
- Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thứ 4
- Tạo tình huống cho trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ
-Hướng dẫn kỹ năng:Xúc miệng nước muối
.-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Học sách toán:
Nối theo cặp
 Chơi :Mèo đuổi chuột
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Học sách toán :So sánh cao-thấp
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Học sách toán: Hình dạng
-Hướng dẫn kỹ năng:Đóng mở đai
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Cắt dán đồ dùng đồ chơi,bé thích. 
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thứ 5
- Đọc thơ: “Lời bé”
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Trò chuyện với trẻ về vùng riêng tư
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Trò chuyện về ngày 20-10
-Vẽ trang trí váy tặng mẹ
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Hướng dẫn trẻ cách hoạt động nhóm 
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Học hát: Tôi là cái ấm pha trà 
-Nhân xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thứ 6
- Lau , rửa đồ chơi
- Biểu diễn văn nghệ
- Nhận xét nêu gương cuối tuân, phát phiếu bé ngoan
-Lau , rửa đồ chơi
-Biểu diễn văn nghệ
-Nhận xét nêu gương cuối tuân, phát phiếu bé ngoan
- Lau , rửa đồ chơi
-Biểu diễn văn nghệ
-Nhận xét nêu gương cuối tuân, phát phiếu bé ngoan
- Lau , rửa đồ chơi
-Biểu diễn văn nghệ
-Nhận xét nêu gương cuối tuân, phát phiếu bé ngoan
-Lau , rửa đồ chơi
-Biểu diễn văn nghệ
-Nhận xét nêu gương cuối tuân, phát phiếu bé ngoan
Chủ đề- sự kiện
Cơ thể tôi
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
Mừng ngày 20/10
Ngôi nhà của bé
Đồ dùng gia đình
Đánh giá kết quả thực hiện
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN I
Thời gian thực hiện : Từ ngày 30/9->ngày 4/10/2018
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Thu
Thứ 2 ngày 30 tháng 9 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám khá :
Các giác quan trên cơ thể
1 Kiến thức 
- Trẻ nhận biết năm giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi ( khứu giác), lưỡi ( Vị giác), Tai ( thính giác ), mắt ( thị giác ), tay ( xúc giác ).
2kĩ năng
Luyện các cơ quan cảm giac của trẻ: sờ, nếm, ngửu, quan sát, ghe
- Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn.
- Phát triển thẩm mỹ, ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ 
 Giáo dục trẻ biết nghe lời cô giáo và chơi cùng các bạn
- Biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ
1hộp quà đựng nước hoa, 1 hộp đựng xắc xô, 1 hộp đựng túi bánh
-Nước đường, nước muối, chanh
- Một hộp giấy kín trẻ có thể cho tay vào đựng các đồ vật: như quả bóng, đá lạnh bông
- 3 bức tranh vẽ sẵn một số bộ phận trên cơ thể
1. Ổn định tổ chức 
- Hát: “ Cái mũi ”.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Mũi dùng để làm gì?
Chúng mình có biết mũi là cơ quan gì trên cơ thể ?
- Ngoài mũi ra chúng mình con biết các giác quan nào khác?
- Kể tên và nêu chức năng của từng giác quan.
- Chúng mình rất giỏi cô khen cả lớp.
- Cô có món quà tặng chúng mình cô mời 3 bạn của 3 nhóm lên nhận quà nào.Chúng mình hãy mang quà về nhóm và đoán xem bên trong món quà có gì nhé( chúng mình không được mở hộp quà)
- Cho trẻ thảo luận xong và về chỗ.
- Chúng mình cùng chia sẻ món quà của nhóm mình là gì nhé.
2 Phương pháp hình thức tổ chức : 
2 1  Khám phá các giác quan của bé.
- * Giác quan thứ nhất: Thính giác.
- Nhóm quả nhận được món quà gì?
-Nó có âm thanh như thế nào?
- Vì sao con biết?
- Để biết các bạn đoán có đúng không cô và chúng mình cùng mở hộp quà nhé.
- Chúng mình nghe được những âm thanh đó nhờ đâu?
- Tai được gọi là cơ quan gì ?
- Để đôi tai luôn nghe được mọi âm thanh xung quanh chúng ta phải làm gì?
* Giác quan thứ 2: Khứu giác
- Nhóm chúng mình nhận được quà gì?
- Vì sao con biết?
- Con dùng gì để ngửi?
- Cho cả lớp ngửi?
- Chúng mình ngửi thấy mùi gì?
- Nhờ đâu mà chúng mình biết
- Mũi được gọi là cơ quan nào trên cơ thể?
- Để mũi luôn gửi được những mùi xung quanh chúng mình phải làm gì?
- Giáo dục:Chúng mình phải vệ sinh sạch sẽ mũi không cho tay ngoáy mũi không để các vật nhọn cứng chọc vào mũi.
* Giác Quan thứ 3: Thị giác.
- Nhóm chúng mình nhận được quà gì?
- Sao con biết?
- Chúng mình xem các bạn được tặng gì đây?
- Vì sao chúng mình biết?
- Bây giờ chúng mình nhắm mắt lại nào?
- Chúng mình thấy gì không?
- Khi nhắm mắt chúng mình có thấy gì không?
- Vậy mắt có tác dụng gì?
- Mắt được gọi là cơ quan gì?
- Để đôi mắt luôn nhìn và quan sát được mọi vật xung quanh chúng mình phải làm gì?
* Giác quan thứ 4: Vị giác.
- Chúng mình rất ngoan và giỏi cô cho thưởng cho mỗi bạn một cốc nước chúng mình cùng đi uống nước nào
- Uống nước xong rồi cô mời chúng mình về lớp nào
- Chúng mình vừa được làm gì?
- Con được uống nước gì?
- Vì sao con biết đó là nước đường?
- Những bạn nào cũng được uống nước đường như bạn.
- Ngoài nước đường chúng mình còn được nếm vị của nước gì nữa?
- Vì sao chúng mình biết đó là nước muối?
- Những bạn nào cũng được nếm vị nước muối?
- Ngoài vị ngọt và vị mặn ra chúng mình còn được nếm vị gì nào?
- Vị chua của gì?
- Ngoài vị chua của chanh chúng mình còn được ăn những quả gì có vị chua nữa?
- Nhờ đâu mà chúng mình nếm được các vị đó?
- Lưỡi được gọi là cơ quan gì?
- Để lưỡi luôn cảm nhận và phân biệt được các vị chúng ta phải làm gì?
* Giác quan thứ 5: Xúc giác.
- Chúng mình rất giỏi cô thưởng cho chúng mình một hộp quà.
- Không biết trong hộp quà của cô có gì? Chúng mình hãy sờ xem là gì nhé?( Trong hộp có đá lạnh, bông, quả bóng..)
- Để xem có đúng không chúng mình cùng xem nhé
- Chúng mình cảm nhận được các đồ vật qua đâu.
- Bàn tay được gọi là cơ quan gì ?
* Bạn nào giỏi cho cô biết cơ thể chúng ta có mấy giác quan đó là những giác quan nào nào?
- Các cơ quan đó có quan trọng không?
- Vậy để các cơ quan đó luôn khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?
=> Giáo dục: Các giác quan đó rất quan trọng đối với cơ thể vì vậy chúng ta phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ không chơi ở những chỗ bẩn những đồ chơi gây nguy hiểm, ăn uống đủ chất để cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
2.2 Trò chơi: Xem ai khéo
- Cô phát cho 3 nhóm mỗi nhóm một bức tranh có vẽ sẵn một số bộ phận yêu cầu trẻ vẽ những bộ phận còn thiếu cho hoàn chỉnh bức tranh
3.Kết thúc:
-Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thứ 3 ngày 1 tháng 10 năm 2018
Tên hoạt dộng học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Làm quen chữ viết:
Làm quen chữ : o, ô ơ
1 Kiến thức 
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô ơ
-Trẻ nhận biết được các chữ cái có trong các góc chơi trong lớp
 2.Kĩ năng
-Trẻ so sánh được sự giống và khác nhau cúa các chữ cái o, ô ơ
3 thái độ 
-Trẻ hào hứng tham gia hoạt động 
Của cô: 
-Tranh và thẻ từ: Kéo co, cô giáo, cái nơ
-Chữ o, ô ,ơ in thường, viết thường ,in hoa
-Bảng gài thẻ từ
Của trẻ : 
-Các thẻ chữ:
 o, ô, ơ
-Ngôi nhà có chữ o, ô ơ
1 Ổn định tổ chức 
Cho trẻ đọc bài thơ : “Gà học chữ”
2 Phương pháp hình thức tổ chức : 
2.1. Làm quen chữ cái o, ô ơ
*Làm quen chữ o
-Cô treo tranh “ Kéo co”
-Cho trẻ đọc từ “ Kéo co”
-Cô giơ chữ o và hỏi trẻ đó là chữ gì?
-Cô giới thiệu chữ o
-Cô phát âm chữ “o” cả lớp đọc, từng tổ đọc, cá nhân trẻ đọc
-Trẻ quan sát, nhận xét chữ “o”
-*Làm quen chữ ô, ơ( Tương tự chữ o)
-So sánh chữ o, ô ơ giống và khác nhau 
+Giống nhau: Đều có nét cong tròn
+Khác nhau: Chữ ô có mũ, chữ ơ có râu, còn chữ o không có mũ, không có râu
2.2 Luyện tập : 
-Tìm chữ theo yêu cầu của cô
-Trò chơi tìm nhà
3 Kết thúc: Cô nhận xét và chuyển hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
 Thứ 4 ngày 2 tháng 10 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Ôn số lượng chữ số 5
1 Kiến thức 
-Trẻ nhận biết số lượng chữ số trong phạm vi 5
2 Kĩ năng
-Trẻ biết xếp số lượng tương ứng với chữ số trong phạm vi 5
-Biết tô nối dồ vật tương ứng trong phạm vi 5
3 thái độ 
-Tích cực tham gia hoạt động 
Của cô: 
Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng trong phạm vi 4, 5 để xung quanh lớp
 -Thẻ số 4;5
-5 đôi giày, 5 đôi tất
-2 ngôi nhà 
-Đất nặn 
- Của trẻ : 
-Thẻ số 4;5
-5 đôi giày, 5 đôi tất
-Vở bài tập 
-
1 Ổn định tổ chức :
-Cô cùng trẻ hát bài hát « 5 ngón tay ngoan »
-Trò truyện về nội dung bài hát
2 Phương pháp hình thức tổ chức : 
21 Ôn luyện số lượng số lượng chữ số 4
-Cô cho trẻ đếm những đồ vật có số lượng là 4 xung quanh lớp và lấy sô gắn tương ứng 
2 .2 Luyện tập nhận biêt số lương chữ số 5
-Cho trẻ tìm những đồ dùng có số lượng là 5 lấy số gắn tương ứng
-Cho trẻ xếp 5 đôi giày, 5 đôi tất ra và đếm.
-Số giày và số tất như thế nào với nhau ?
-Đều bằng mấy ? 
-Tương ứng với số mấy ?
-Cho trẻ tìm số 5 giơ lên đọc và đặt vào số tât và giày
-Cho trẻ tìm những bộ phận trên cơ thể có số lượng là 5 
(bàn tay có 5 ngón, bàn chân có 5 ngón)
-Cho trẻ đém 5 ngón tay, 5 ngón chân trên từng bàn tay, bàn chân
-Cho trẻ cất tất và giày , vừa cất vừa đếm
-Cho trẻ đọc số 5 và cất vào rổ
2.3 .Trò chơi
-Trò chơi : Ai khéo hơn
Cô cho trẻ lây đất nặn số 5 xem ai nặn đúng và đẹp 
-Trò chơi : Tìm nhà
- Cô cho trẻ cầm thẻ số lên tay , đi vòng tròn xung quanh lớp nghe hết một bản nhạc thì chạy về ngôi nhà có số lượng tương ứng với chữ số trên tay , ai không tìm được hay tìm sai thì phải nhảy lò cò.
3 Kết thúc : Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động 
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
 Thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình:
Nặn người
(Tiết mẫu)
1.Kiến thức:
-Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể người: Đầu, mình chân ,tay
2.Kĩ năng:
-Biết dùng các kỹ năng đã học( xoay tròn ,ấn dẹt vuốt miết) để nặn thành cơ thể người
-Biết gắn thêm các chi tiết phụ vào đúng vị trí
3. Thái độ:
-Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình của bạn
-Rửa tay sạch sẽ sau khi nặn
- Của cô:
Mẫu nặn của cô
:Bạn trai bạn gái
-Của trẻ:
đất nặn, bảng con khăn lau tay, hật đỗ đen, len vụn
1 : ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”
-Trò chuyện với trẻ về bài hát, dẫn dắt vào bài.
2:Phương pháp hình thức tổ chức
2.1Quan sát mẫu nêu nhận xet
-Cho trẻ xem mẫu , gợi ý trẻ nêu nhận xét về hình dáng bạn trai, bạn gái, kiểu tóc..
-Hôm nay cô cho các con nặn người
-Cô nêu cách làm:
 +Cách 1: Bóp đất cho mềm, chia đất làm 3 phần: Đầu , mình, tay, chân .Xoay tròn làm đầu, lăn dọc làm chân tay..sau đó dùng tăm gắn các bộ phận và thêm các chi tiết như: Mắt, tóc
 +Cách 2 : Bóp đất cho mềm, từ từ tạo dáng cơ thể từ khối đất chung đó .sau dùng đó thêm các chi tiết như : mắt, tóc.
-Hỏi trẻ định nặn như thế nào?(Trai hay gái)
-Hướng dẫn lại trẻ cách sử dụng đất nặn, bảng và khăn lau
2.2 Trẻ thực hiện:
-Cô bao quát hướng dẫn chi tiết cho những trẻ còn lung túng và khuyến khích những trẻ làm bài khá sáng tạo 
*Lưu ý. Cô cầm tay giúp cháu Dũng ,Thăng, Khang, Hoàng làm mềm đất và xoay tròn
2.3. Nhận xét sản phẩm.
Trẻ nặn xong cho trẻ đọc bài thơ “ Đôi bàn tay bé”
-Cho trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét..Trẻ tự nhận xét bài của mình và của bạn
-Cô nhận xét,động viên khuyến khích trẻ
3. Kết thúc: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh chân tay, chuyển hoạt động 
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN III
Thời gian thực hiện : Từ ngày 14/10->ngày 18/10/2018
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Thu
Thứ 2 ngày 14 tháng 10 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám khá xã hội:
Gia đình của bé
(MT :44)
1.Kiến thức:
Trẻ biết được về tên gọi,công việc,sở thíchcủa các thành viên trong gia đình..
2.Kỹ năng:
-Trẻ kể về gia đình mình mạch lạc. biết nêu lên nhận xét của mình.
Biết được gia đình có 1-2 con là gia đình ít con.gia đình có 3 con là gia đình đông con.gia đình có ông bà là gia đình nhiều thế hệ
-Biết một số công việc của người thân trong gia đình 
3.Thái độ:
Biết quan tâm đến mọi người trong gia đình
Đồ dùng của cô:
-Hình ảnh 
+Gia đình
ít con
+Gia đình đông con
+Gia đình nhiều thế hệ.
-Tranh ông,bà,bố,mẹ.
-Vi deo: Mọi người trong gia đình đang làm việc , ban nhỏ đang làm việc 
Đồ dùng của trẻ 
-Nhiều tranh phù hợp với công việc của ông,bà,bố,mẹ
 1: Ổn định tổ chức
-Cô cùng trẻ vận động bài hát “ba ngọn nến”
-Trò chuyện với trẻ về bài hát
2. Phương pháp và hình thức tổ chức 
2.1 Trẻ về tự giới thiệu về hình ảnh gia đình mình.

File đính kèm:

  • docxGiao an chu de ban than_12974261.docx