Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

* Góc phân vai:

+ Trẻ 4 tuổi:

- Trẻ biết nhận và phân vai chơi, thÓ hiÖn ®­¬c th¸i ®é, t×nh c¶m cña c¸c vai ch¬i víi nhau. ThÓ hiÖn ®­îc vai chơi và công việc của gia đình, bán hàng.

+Trẻ 5 tuổi:

- Trẻ biết sử dụng các dồ dùng trong gia đình để chế biến các món ăn.đồng thời biết mời các kĩ sư sang ăn.

- Trẻ biết sắp xếp các nhóm thực phẩm, đồ dùng theo từng gian hàng, trẻ biết mời chào khách hàng và trả lại tiền cho người mua hàng.

- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình, chơi liên kết giữa các nhóm chơi với nhau và nhập vai chơi, đoàn kết trong khi chơi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
 Chủ đề: Bản thân
 Nhánh: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
 Đối tượng: Mẫu giáo lớn A6.
 Thời gian: 35 – 40 phút.
 Ngày soạn: 20/9/2015
 Ngày dạy: /9/2015
 Ngày dạy: /9/2015
 Người dạy: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
 Đoàn Nhật Linh
Nội dung góc chơi
Góc phân vai: Gia đình, bán hàng.
Góc xây dựng: Xây vườn rau xanh.
Góc học tập: Xem tranh truyện, tranh ¶nh, lµm an bum, ch¬i l« t«, «n xác định phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bạn khác, sử dụng vở ch÷ c¸i, tËp t«, sö dông vë to¸n.
Góc nghệ thuật: T«, vÏ, båi, nÆn, xÐ d¸n về các nhóm thực phẩm. H¸t móa, ®äc th¬ vÒ chñ b¶n th©n.
Góc thiên nhiên: Ch¨m sãc c©y, đong n­íc.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
* Góc phân vai:
+ Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ biết nhận và phân vai chơi, thÓ hiÖn ®­¬c th¸i ®é, t×nh c¶m cña c¸c vai ch¬i víi nhau. ThÓ hiÖn ®­îc vai chơi và công việc của gia đình, bán hàng.
+Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ biết sử dụng các dồ dùng trong gia đình để chế biến các món ăn...đồng thời biết mời các kĩ sư sang ăn.
- Trẻ biết sắp xếp các nhóm thực phẩm, đồ dùng theo từng gian hàng, trẻ biết mời chào khách hàng và trả lại tiền cho người mua hàng.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình, chơi liên kết giữa các nhóm chơi với nhau và nhập vai chơi, đoàn kết trong khi chơi.
* Góc xây dựng: 
+ Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tái tạo công trình đơn giản.
+Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu ( gạch, hàng rào, sỏi, cây rau....) để xây vườn rau của bé, cổng,...
- Biết mời các bác trong góc phân vai sang tham quan công trình xây dựng của mình, và bác kĩ sư trưởng giới thiệu được công trình của mình.
* Góc học tập:
+ Trẻ 4 tuổi:
- BiÕt xem tranh ¶nh, th¬ truyÖn, lµm album về các nhóm thực phẩm, biÕt cắt tranh ¶nh các nhóm thực phẩm ®Ó lµm album, biết tô màu chữ cái a, ă, â in rỗng, xếp hột hạt.
+Trẻ 5 tuổi:
- Biết xác định đúng vị trí của đối tượng so với vật chuẩn, biết xem, lật mở tranh truyện, cắt tranh ảnh làm anbum, và biết làm theo yêu cầu của vở toán, vở làm quen với chữ cái...
* Góc nghệ thuật:
+ Trẻ 4 tuổi:
- TrÎ biÕt sö dông c¸c kü n¨ng t¹o h×nh( t«, nặn, xÐ d¸n, båi,...) ®Ó t¹o ra s¶n phÈm. BiÕt móa h¸t ®äc th¬ vÒ chñ ®Ò bản thân.
+Trẻ 5 tuổi:
- TrÎ biÕt sö dông c¸c kü n¨ng t¹o h×nh( t«, vÏ, c¾t xÐ d¸n, båi,...) ®Ó t¹o ra s¶n phÈm. BiÕt móa h¸t ®äc th¬ vÒ chñ ®Ò bản thân mét c¸ch tù nhiªn.
* Góc thiên nhiên:
+ Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ biết chăm sóc cây, biết lau lá, tưới nước, nhổ cỏ cho cây xanh, biết sử dụng bộ đồ chơi đong nước.
+Trẻ 5 tuổi: TrÎ biÕt c¸ch ch¨m sãc c©y, yªu thiªn nhiªn, biÕt ®ong n­íc.
2. Kĩ năng:
* Góc phân vai:
+ Trẻ 4 tuổi:
- Rèn kĩ năng đóng vai, kĩ năng nhận và phân vai chơi.
+Trẻ 5 tuổi:
- Rèn kĩ năng đóng vai theo chủ đề. Các kĩ năng chơi và thao tác với vai chơi. Các kĩ năng giao tiếp giữa người bán và người mua, kĩ năng chế biến món ăn.
* Góc xây dựng: 
+ Trẻ 4 tuổi:
- Rèn kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh nhau, kĩ năng quan sát, chú ý.
+Trẻ 5 tuổi:
- Rèn kĩ năng xếp xát, khít vào nhau, năng xếp chồng. Rèn khả năng sáng tạo cho trẻ.
* Góc học tập:
+ Trẻ 4 tuổi:
- Rèn kĩ năng lật mở tranh truyện, kĩ năng cắt dán tranh ảnh, kĩ năng tô đều màu, kĩ năng xếp.
+Trẻ 5 tuổi: 
- Rèn kĩ năng xem, lật mở tranh truyện, kĩ năng cầm kéo, kĩ năng tô trùng khít nét chấm mờ, kĩ năng quan sát, kĩ năng xác định các phía, xếp chữ cái.
* Góc nghệ thuật:
+ Trẻ 4 tuổi:
- Rèn kĩ năng tô đều màu, kĩ năng nặn, kĩ năng xé dán, kĩ năng phết hồ. Rèn kĩ năng hát múa tự nhiên.
+Trẻ 5 tuổi: 
- Rèn kĩ năng vẽ, tô màu đều, kĩ năng nặn, bồi, xé dán...Rèn kĩ năng hát múa, đọc thơ, kĩ năng biểu diễn văn nghệ.
* Góc thiên nhiên:
+ Trẻ 4 tuổi:
- Rèn các kĩ năng chăm sóc cây.
+Trẻ 5 tuổi: 
- Rèn các kĩ năng chăm sóc cây, kĩ năng đong nước.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi chế biến các món ăn biết thu dọn, giữ gìn vệ sinh.
- Trẻ mạnh dạn, tích cực, tự tin tham gia vào các hoạt động. Biết quan tâm, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, biết cùng nhau sắp xếp, thu dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị
* Góc phân vai: 
- Đồ dùng nấu ăn, các loại thực phẩm, tiền, làn, các đồ dùng trong gia đình...tranh gợi mở công việc của gia đình, bán hàng.
* Góc xây dựng: 
- Bộ đồ chơi xây dựng: gạch, sỏi, hàng rào, cây xanh, các loại rau...tranh gợi ý.
* Góc học tập:
- Lô tô, tranh ảnh, tranh truyện câu chuyện của tay phải tay trái, vở làm quen với chữ cái, vở làm quen với toán, bút chì, bút màu, keo, kéo, hột hạt, tranh gợi ý.
* Góc nghệ thuật:
- Tranh rỗng, tranh gơi ý, bút chì, bút màu, giấy màu, len vụn, vải vụn, giấy vụn, keo, kéo, đất nặn, bảng, đĩa đựng sản phẩm...
* Góc thiên nhiên:
- Cây xanh, khăn lau, bộ đồ chăm sóc cây, bộ đồ chơi đong nước...
* Nội dung tích hợp: MTXQ, văn học, âm nhạc,...
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi.
Xúm xít, xúm xít
- Chúng mình ơi! Chúng mình đang học chủ đề gì vậy? 
- Vậy chúng mình hãy hát thật là hay bài hát mời bạn ăn nào!
- Chúng mình hát rất hay, cô khen cả lớp!
- Bạn nào giỏi cho cô biết là để cơ thể thật là khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì nào?
- Cô giáo dục trẻ: à đúng rồi! Để có 1 cơ thể thật khỏe mạnh thì chúng mình phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao và nhất là phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chúng mình đã nhớ chưa nào?
- Hôm nay cô Hạnh sẽ cho chúng mình khám phá thật nhiều điều thú vị và cho chúng mình biết chúng mình cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. Chúng mình có thích không nào? Muốn biết được những điều kì diệu đó thì chúng mình hãy cùng nhau vào các góc để chúng mình cùng tìm hiểu và khám phá nhé!
- Bạn nào giỏi cho cô biết lớp chúng mình có những góc gì nào?
- Ở góc xây dựng hôm nay chúng mình sẽ được xây những gì? Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng thì nát nữa chúng mình cùng lấy kí hiệu về góc chơi nhé!
- Muốn đóng vai người bán hàng và muốn làm bố, làm mẹ thì chúng mình phải về góc nào? Bạn nào thích chơi ở góc phân vai?
- Ở góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên chúng mình sẽ được học và chơi những gì? Khi tham gia chơi thì chúng mình phải như thế nào?
* Cô giáo dục trẻ: À chúng mình phải biết nhường nhịn nhau, đoàn kết khi chơi và không được tranh dành đồ dùng đồ chơi của nhau chúng mình nhớ chưa nào?
( Cô bật nhạc cho trẻ vào góc chơi chú ý nhắc nhở trẻ lấy kí hiệu vào góc chơi, chú ý nếu trẻ vào 1 góc chơi quá đông thì cô gợi ý cho trẻ sang góc chơi khác. Chú ý điều chỉnh trẻ 4 tuổi, 5 tuổi ở các góc chơi sao cho hợp lý...)
2. Hoạt động 2: Quá trình chơi
* Cô quan sát giúp đỡ trẻ sắp xếp góc chơi, kê xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi sao cho phù hợp với nội dung chơi, nếu trẻ chưa chơi được thì cô đóng vai chơi cùng trẻ.
* Cô đến góc phân vai: Tôi chào các bác!
- Các bác đang chơi ở góc gì vây?
- Trong gia đình bác ai làm bố? Ai làm mẹ? Bác hãy giới thiệu về các con của mình đi!
- Trong gia đình bác hôm nay bố sẽ làm gì? Mẹ làm gì?...
- À bố thì dạy các con học bài, còn mẹ thì nấu những món ăn gì?
- Bác ơi bên cửa hàng hôm nay có bán rất nhiều các loại thực phẩm và các đồ dùng để ăn uống đấy! Để tôi dẫn bác đi mua nhé!
- Tôi chào bác! Bác ơi ở đây ai là cửa hàng trưởng? Ai là nhân viên bán hàng?
- Bác hãy hỏi người mua hàng đi xem bác ấy muốn mua gì?
- Bác hãy giới thiệu về các gian hàng của mình đi!
- Bác hãy trả tiền và về nấu cơm cho chồng và các con của mình đi!
- Nấu cơm thì bác phải nấu như thế nào? Nhặt rau xong bác phải làm gì? Bác ơi thùng giác nhà bác đâu để tôi bỏ rác thừa vào đó?
- Chúc bác nấu được thật nhiều món ăn ngon cho gia đình của mình! Tôi chào bác tôi đi đây!
* Cô đến góc xây dựng: Tôi chào các bác! Các bác đang chơi ở góc gì vậy?
- Các bác đang xây công trình gì vậy?
- Ở đây ai là kĩ sư trưởng? Ai là công nhân xây dựng? Bác kĩ sư trưởng thì làm công việc gì? Còn các chú công nhân thì làm những công việc gì?
- Tôi có thể xem bản thiết kế của ác bác được không?
- Để tôi giúp bác xây vườn rau nhé! Xây hàng rào các bác phải xây như thế nào cho giống bản thiết kế?
- Chúc các bác xây được công trình vườn rau xanh thật là đẹp nhé! Tôi chào các bác tôi đi đây!
* Cô đến góc học tập: Tôi chào các bạn! Các bạn đang chơi ở góc gì vậy?
- Bạn ơi bạn đang tô chữ gì vậy? Bạn cầm bút và tô như thế nào?
- Có 3 chữ Â thì bạn khoanh tròn vào số mấy? 
- Còn bạn? Bạn đang xếp chữ cái gì vậy? Bạn xếp như thế nào?
- Bạn đang xem tranh truyện gì vậy? Khi lật mở tranh bạn phải lật mở như thế nào?
- Chúc các bạn học thật tốt! Tôi chào các bạn tôi đi đây!
* Cô đến góc nghệ thuật: Tôi chào các bạn! Các bạn đang chơi ở góc gì vậy?
- Bạn đang làm gì vậy? Muốn bồi thật đẹp trước tiên bạn phải làm như thế nào? 
- Còn bạn đang xé dán gì vây? Để xé được cây rau cải thật đẹp bạn sử dụng những kĩ năng gì?
- Bạn đang nặn gì vây? Để nặn được quả táo bạn phải dùng những kĩ năng gì?
- Bạn đang hát bài gì vậy? Để bài hát hay hơn bạn hãy dùng xắc xô để kết hợp hát nhé!
- Chúc các bạn có những sản phẩm thật đẹp, và biểu diễn các bài hát thật là hay! Tôi chào các bạn tôi đi đây!
* Cô đến góc thiên nhiên: Tôi chào các bạn! Các bạn đang chơi ở góc gì vậy?
- Bạn đang làm gì vậy? Khi lau lá bạn lau như thế nào? Bạn nhớ là phải lau thật nhẹ tay thôi nếu không sẽ bi dập lá đấy bạn nhớ chưa?
- Khi tưới nước cho cây bạn nhớ là phải tưới lượng nước vừa đủ thôi nếu tưới quá nhiều cây sẽ bị úng nước hơn nữa nước đổ ra sẽ trơn trượt gây nguy hiểm đấy bạn nhớ chưa nào?
- Bạn đang chơi trò chơi gì vậy? Bạn đong nước bằng dụng cụ gì?
- Chúc các bạn chăm sóc cây thật xanh tốt! Tôi chào các bạn tôi đi đây!
* Cô quan sát, bao quát các góc chơi, gợi mở, giúp đỡ trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cung cấp các kĩ năng cần thiết cho trẻ, tạo một số tình huống để trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình. Gợi ý trẻ ở góc phân vai mời các bác ở góc xây dựng sang ăn cơm.
3. Nhận xét sau khi chơi
 Cô nhận xét lồng vào quá trình chơi của trẻ. Cô nhận xét từ góc thiên nhiên-> góc nghệ thuật-> góc học tập-> góc phân vai và kết thúc ở góc xây dựng.
- Gợi ý trẻ ở góc phân vai đi tham quan công trình xây dựng, bác kĩ sư trưởng giới thiệu về công trình của mình.
- Cô nhận xét chung, động viên, gợi mở để buổi chơi sau trẻ chơi tốt hơn.
* Kết thúc: Cô bật nhạc cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp.
- Bên cô, bên cô
- Chủ đề bản thân ạ!
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Rồi ạ!
- Trẻ trả lời: có 5 góc
- Trẻ giơ tay.
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Rồi ạ!
- Trẻ lấy kí hiệu về góc chơi.
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi giới thiệu
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi trả lời trước, 4 tuổi trả lời sau
- Tay trái giữ tranh, tay phải lật từng trang
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ 5 tuổi trả lời
- Vâng ạ!
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Rồi ạ!
- Trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi.

File đính kèm:

  • docgóc hạnh.doc