Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Nhánh: Tôi là ai

CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN

NHÁNH: TÔI LÀ AI?

Tuần 5 : (Từ ngày 02/10/2017 đến ngày 06/10/2017 )

A. MỤC TIÊU

I. Phát triển thể chất.

Trẻ 3-4 tuổi

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Cùng Bật xa 20- 25 Cm

- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.

Trẻ 5 tuổi

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

 - Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, sức bật cuả cơ thể để có thể xa 50cm, và sức khỏe của đôi tay để ném xa bằng hai tay.

- Bật xa 20-25 cm

- Giữ đầu tóc quần áo, gọn gàng

- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.

II. Phát triển nhận thức.

Trẻ 3-4 tuổi

 - Biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.

 Trẻ 5 tuổi

 - Có một số hiểu biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.

- Nhận biết và biết tên một số bộ phận cơ thể, các giác quan, chức năng chính của chúng.

 

doc84 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Nhánh: Tôi là ai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
NHÁNH: TÔI LÀ AI?
Tuần 5 : (Từ ngày 02/10/2017 đến ngày 06/10/2017 )
A. MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất.
Trẻ 3-4 tuổi 
- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh 
- Cùng Bật xa 20- 25 Cm 
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
Trẻ 5 tuổi 
 	 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)
 	- Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, sức bật cuả cơ thể để có thể xa 50cm, và sức khỏe của đôi tay để ném xa bằng hai tay.
- Bật xa 20-25 cm
- Giữ đầu tóc quần áo, gọn gàng
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
II. Phát triển nhận thức.
Trẻ 3-4 tuổi 
 - Biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.
	Trẻ 5 tuổi 
 - Có một số hiểu biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.
- Nhận biết và biết tên một số bộ phận cơ thể, các giác quan, chức năng chính của chúng.
III. Phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 3-4 tuổi 
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận của cơ thể, các giác quan, các từ chỉ về chức năng của chúng.
- Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân bằng các câu đơn giản khi được hỏi.
- Mạnh dạn và thích giao tiếp bằng lời nói với những người gần gũi xung quanh
- Biết nói lễ phép: cảm ơn, vâng ạ
- Thích xem các loại tranh ảnh, sách báo về bản thân và các bạn
- Phát âm tiếng việt cùng cô và các bạn cùng cô
Trẻ 5 tuổi 
- Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác.
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận của cơ thể, các giác quan, các từ chỉ về chức năng của chúng.
- Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân bằng các câu đơn giản khi được hỏi.
- Mạnh dạn và thích giao tiếp bằng lời nói với những người gần gũi xung quanh
- Biết nói lễ phép: cảm ơn, vâng ạ
 - Biết đọc thơ, kể lại truyện có nội dung về bản thân và các bạn.
- Thích xem các loại tranh ảnh, sách báo về bản thân và các bạn
IV. Phát triển thẩm mĩ.
Trẻ 3-4 tuổi 
Tạo ra sản phẩm đơn giản mô tả về bản thân 
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
Trẻ 5 tuổi 
	- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm tạo hình đơn giản mô tả hình ảnh về bản thân. Biết cầm bút tô màu bức tranh.
- Thích tham gia các hoạt động múa hát và thích hát một số bài hát về chủ đề bản thân
- Sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra sản phẩm mô tả về bản thân có bố cục và mầu sắc hài hoà.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
V. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội.
Trẻ 3-4 tuổi 
- Trẻ có ý thức về bản thân( Tên tuổi, giới tính)
- Mạnh dạn tham gia các hoạt động
	Trẻ 5 tuổi 
- Cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người thân đối với bản thân.
- Quan tâm , giúp đỡ những người thân gần gũi qua các công việc tự phục vụ đơn giản, thích chơi với các bạn.
- Bước đầu biết biểu lộ tình cảm yêu ghét, nhận biết một số cảm súc: Vui – buồn, tức giận, sợ hãi.. qua các cử chỉ, hành động và lời nói.
- Biết thực hiện một số quy định ở trường, lớp và nhà khi được nhắc nhở.
- Biết lắng nghe, có cử chỉ lễ phép. Lịch sự với mọi người xung quanh.
B. NỘI DUNG
PHẦN I: ĐÓN TRẺ
	- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn hàng ngày cho trẻ. Cất đồ dùng cho trẻ vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích.
 	- Điểm danh đầu giờ.
PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích, yêu cầu:
1, Kiến thức: 
Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
2, Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn kĩ năng vận động.
3, Giáo dục:
Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
 	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
 	- Cô chuẩn bị các động tác thể dục,
 	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
 III. Tổ chức thể hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
2. Trọng động
3. Hồi tĩnh
- Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 2 hàng để tập thể dục.
1. Hô hấp: Thở với ông mặt trời.
2. Tay: Hai tay quay dọc thân. 
3. Chân: Đứng co 1 chân lên, tay đưa trước.
4. Bụng: Đứng cúi gập người về trước tay chạm mu bàn chân.
5. Bật: Bật chụm tách chân.
* Trò Chơi: Cho trẻ chơi các trò chơi “Bóng bay”.
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, rồi vào lớp.
- Trẻ khởi đọng cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
 - Trẻ về hàng tập thể dục
 Ò ó o 
 90
- Trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
PHẦN III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích.
 	+ Quan sát thời tiết.
 	+ Quan sát em bé trai, bé gái.
 	+ Xếp hình bạn trai, bạn gái.
 	+: Quan sát em bé trai, bé gái.
2. Trò chơi vận động
 	+ Thi ai nhanh 
 	+ Chạy tiếp cờ .
 	+ Tung bóng
 	+ Ném còn 
.3. Chơi tự do. 
Chơi theo ý thích,chơi với bóng.
 I. Mục đích, yêu cầu:
 	- Trẻ được hít thở không khí trong lành. Biết được thời tiết trong ngày, trẻ biết được em bé trai và em bé gái có hững đặc điểm gì nổi bật, trẻ xếp được hình em bé trai và em bé gái.
 	- Trẻ chơi hứng thú các trò chơi và đúng luật.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển thẩm mĩ.
 	- Giaó dục trẻ ngoan, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết đoàn kết khi chơi với các bạn. 
II. Chuẩn bị:
 	- Một số bài hát trong chủ điểm, que, tranh bé trai và bé gái.
 	- Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát.
III. Tổ chức thực hiện.
1. Hoạt động có chủ đích.
a. Quan sát thời tiết: 
-Trước khi cho trẻ ra ngoài trời, cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem đã phù hợp với thời tiết bên ngoài, cho trẻ xếp thành 2 hàng.
 	Cô nói:
- Các con ơi! Hôm nay cô và các con sẽ cùng dạo quanh sân trường, nhưng trước hết để cuộc dạo chơi được vui vẻ chúng ta hãy cùng quan sát thời tiết hôm nay có thích hợp cho chúng ta dạo chơi không nhé?
- Nào chúng mình cùng ra sân và quan sát thời tiết thế nào nhé.Vừa đi vừa hát “Dạo chơi”
- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?
- Bầu trời có đẹp không? 
- Hôm nay thời tiết rất đẹp phải không nào, bầu trời cao và trong xanh, trời hôm nay rất mát mẻ rất thích hợp cho chúng ta đi chơi phải không các con?
- Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay có gì nữa không? À, còn có gió nữa phải không nào nên rất là mát. 
 	b. Quan sát em bé trai và em bé gái 
 	- Cô treo tranh em bé trai và em bé gái cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về bức tranh.
 	- Chúng mình thấy bức tranh em bé gái như thế nào?
 	- Em bé gái ở trong tranh có những đặc điểm gì?
- Mái tóc em có mầu gì, em mặc quần áo như thế nào?
+ Tương tự với em bé trai cô đặt hệ thống câu hỏi phù hợp và yêu cầu trẻ trả lời. 
c. Xếp hình bạn trai, bạn gái 
- Trên tay cô có bức tranh vẽ ai đây?
- À bạn gái trong bức tranh của cô như thế nào nhỉ?
- Cô vẽ bạn ấy có gì đây?
- Chúng mình thấy bức tranh này co thích không? 
- Ở đây cô còn có những cái que rất đẹp từ những cái que này cô có thể xếp dược hình bạn gái rất xinh đấy cả lớp có muốn thử lam với cô không?
- Cô phat tranh và que cho trẻ bắt đầu làm cô giúp đỡ trẻ kịp thời.
- Tương tự với bức tranh bạn trai.
2.Chơi vận động:
a. Trò chơi: “Thi ai nhanh” 
 	Luật chơi: Đi không được chạm vạch 
 	Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây
- Cho tẻ xếp tthành 2 hàng dọc ở một đẩu đoạn thẳng , đầu kia đặt khối hộp nhỏ . Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng , lần lượt cho 2 trẻ đừng đầu hàng đứng xỏ chân vào đây, 2 trẻ đầu tuieen xuất phát cùng một lúc, khhoong làm dây tuột ra khỏi chân khi di chuyển . Khi đến đầu kia trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây đua cho trẻ thứ 3 , lác bạn thứ 2đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên . Thi xem nhóm nào nhanh là thắng cuộc 
b. Trò chơi: “Tung bóng ”
Luật chơi: Ném bắt bóng 2 tay , ai bị rơi 2 lần ra ngoài một lần chơi
Cách chơi: 5- 7 trẻ vào một nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng , tẻ đứng thành vòng tròn , một trẻ cầm bóng tung cho bạn bạn bắt xong lại tung bóng cho bạn đối diện mình Mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
........................
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài .
c. Trò chơi: “Chạy tiếp cờ ?”
	Luật chơi : Phải cầm được cờ và chạy quanh ghế 
	Cách chơi : Trre xếp thamhf hàng dọc , hai cháu ở đầu hàng cầm cờ . Đặt ghế cách các cháu đứng 2m. Khi cô hô 2-3 trẻ chạy nhanh về phía ghế vong qua ghế rồi chạy về chuyền cờ ch bạn thứ 2 .. Cứ như vậy nhóm nào hất lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòn qua ghế hoặc chưa có cở thì phải chạy quay trở lại chạy từ đầu
c. Trò chơi: “Ném còn”.
 	Chuẩn bị: 
 	- Một cột bằng gỗ hoặc bằng trẻ cao 1,5m ở trên đỉnh cột buộc một vòng tròn có đường kính 30 – 40cm
 	- 6 quả còn làm bằng vải
 	Cách chơi: 
 	- Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 2m - 2,5m. Rồi lần lượt từng trẻ lên ném quả còn vào vòng treo ở cột (Mỗi lần, mỗi cháu ném 3 quả). Nhóm nào ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc.
3. Chơi tự do:
- Chơi theo ý thích , Chơi với bóng
PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
* Tên góc:
 	1. Góc phân vai: 
Mẹ con, bế em.
 	2. Góc nghệ thuật: 
Ca hát độc thơ về chủ điểm bản thân.
 	3. Góc thiên nhiên: 
Chăm sóc cây xanh.
 	4. Góc học tập: 
Xem tranh ảnh trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
 	5. Góc xây dựng: 
Lắp ghép hình bạn trai, bạn gái.
 	I. Mục đích - yêu cầu.
 	1. Góc phân vai:
 	- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện vai mẹ chăm sóc con cái, cho con ăn, tắm cho con Thể hiện là một người con ngoan, biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo, biết chào hỏi lễ phép Thể hiện vai người chị: Bế em, chơi với em, chăm sóc em
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, vâng lời bố mẹ thầy cô.
 	2. Góc nghệ thuật:
 	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, Trẻ biết sử dụng công cụ âm nhạc và kĩ năng nặn đơn giản để hát múa các bài trong chủ điểm bản thân. 
 	- Rèn kĩ năng âm nhạc cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với bạn.
 	3. Góc học tập:
 	- Trẻ biết quan sát và nói lên ý kiến khi được xem tranh ảnh và trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể người. 
 	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
 	4. Góc xây dựng:
 	- Trẻ biết lấy hột hạt để xếp, lắp ghép hình bạn trai, bạn gái.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
 	5. Góc thiên nhiên:
 	- Trẻ biết cách chăm sóc cây, hoa trong vườn trường, biết lợi ích của cây, hoa đối với đời sống con người.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng so sánh.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ cây, hoa, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa.
II. Chuẩn bị:
1. Góc phân vai: 
 	- Đồ chơi mẹ - con: Búp bê, nồi, bát đĩa, khăn mặt, đồ chơi đồ dùng trong gia đình.
 	- Vai chơi: Những người trong gia đình. 
 	2. Góc nghệ thuật:
 	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ.
 	3. Góc học tập:
 	- Tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể người.
 	4. Góc xây dựng:
 	- Hột hạt: Hạt nhãn, hạt la, sỏi, quậy
 	5. Góc thiên nhiên:
 	- Địa điểm chăm sóc cây trong vườn trường, khăn lau lá cây, nước tưới cho cây, dụng cụ làm cỏ cho vườn hoa.
III. Cách tiến hành:
 	a. Thỏa thuận trước khi chơi:
 	- Các con ơi! Đến trường chúng mình được làm những gì? 
À, phải rồi đến trường chúng mình được học hát hoặc múa và còn được học biết bao điều bổ ích khác nữa phải không nào? Hơn thế nữa chúng mình còn được vui chơi thỏa thích nữa đấy, và hôm nay cô con mình cùng đến với 1 góc chơi mà ở đó chúng ta sẽ được chơi theo các vai như là vai mẹ-con này, vai chị-em, chúng mình đã đoán ra đó là góc chơi nào chưa, nào chúng mình cùng đến góc phân vai nào. 
Trong lớp chúng mình có ai biế trên cơ thể chúng mình có những bộ phận nào không? Và những bộ phận đó có nhiệm vụ gì? Chức năng gì? Và hôm nay đến với góc học tập chúng ta sẽ được tìm hiểu và trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể mình nhé! 
Chúng mình cùng quan sát xem ở đằng xa kia là góc gì vậy? Ở đó sao hôm nay lại có nhiều dụng cụ âm nhạc vậy nhỉ? Chúng mình cùng đến đó và cùng nhau biểu diễn thật hay các bài hát, bài múa về bản thân nhé! 
Các con ơi! Chúng mình có muốn biết bạn trai và bạn gái khác nhau như thế nào không? Chúng mình cùng đế góc xây dựng để xếp, ghép hình bạn trai bạn gái thật đẹp nhé!
Chúng mình có biết để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, chúng mình cần phải 
làm gì? Chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé.
 	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
 	b. Qúa trình chơi:
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	1. Góc phân vai:
 	Chào các bạn, các bạn đang chơi gì mà vui thế? Các bạn đang chơi đóng vai mẹ- con, vậy bạn nào trong vai mẹ còn bạn nào trong vai người con? 
 	- Trong vai người mẹ chúng mình phải làm những gì cho con?
 	- Trong vai người con chúng mình phải như thế nào với mẹ, với người lớn tuổi?
 	- Hằng ngày “Mẹ” đã làm gì cho chúng mình trước khi đi lớp?
 	À, cô còn thấy có mấy bạn ở đây còn chơi đóng vai chị em nữa đấy?
 	- Bạn đang làm gì vậy? Làm chị thì chúng mình phải làm những công việc gì?
 	2. Góc nghệ thuật:
 	Chào các bạn, các bạn làm gì ở đây vậy mà sao vui thế? A cô đoán đây là góc nghệ thuật phải không nào? Và cô đã đoán được chúng mình ở đây làm gì rồi, chúng mình đang múa hát bài gì vậy ?
 	- Bài hát này nói về bộ phận gì trên cơ thể mình thế?
 	- Với bài hát này con định múa như thế nào?
 	- Còn con hát gò đêm theo tiết tấu nào?
3. Góc học tập:
 	Chào các bạn, các bạn đang xem tranh ảnh gì mà chăm chú thế, bức tranh này vẽ cái gì thế?
 	- Đây là hình ảnh bạn trai hay bạn gái vậy?
 	- Đây còn có cả tranh vẽ gì nữa cơ đấy, tay có nhiệm vụ gì?
 	- Các bạn rất giỏi cảm ơn các bạn nhé!
 	4. Góc xây dựng:
 	Các bác ơi! Các bác nghỉ tay cho đỡ mệt đi, làm từ sáng đến giờ cũng đã mệt lắm rồi. 
 	- Các bác đang ghép, xếp hình gì ở đây? 
 	- Các bác định cho bạn gái này mặỉ trang phục gì?
 	- Thế còn bạn trai này thi mặc trang phục gì?
 	- Tóc bạn gái thì như thé nào?
 	- Tóc bạn nam thì như thé nào?
 	5. Góc thiên nhiên:
 	Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 	- Ai sới cỏ cho cây?
 	- Ai tưới nước cho cây?
 	- Ai bắt sâu cho cây?
 	- Để vườn trường luôn xanh - xạch - đẹp chúng mình phải làm những gì?
 	- Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
 	c. Kết thúc quá trình chơi:
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về bạn trai, bạn gái vừa được các bác thợ xây ghép, xếp lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
PHẦN V: VỆ SINH ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
	- Rèn kỹ năng vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình 
 + Rửa mặt, đánh răng đúng cách 
	- Kỹ năng tự phục vụ : + Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân và đồ dùng lớp học vào nơi quy định 
	+ Tự kê bàn ghế, tự xúc cơm ăn (trẻ nhỏ có sự giúp đỡ của cô và các anh chị lớn )
	- Trẻ ăn cơm cô quan sát dộng viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần .
	- Cho trẻ đi ngủ cô nhắc nhở trẻ đi vs trước khi đi ngủ
	- Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ cho trẻ ngủ
	- Theo dỗi trẻ ngủ
PHẦN IV: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 	+: Tô s ố 1 trong vở bé làm quen với toán.
 	+ : Rèn kỹ năng vệ sinh rủa tay
 + Đọc thơ “Đôi mắt”. 
 	+ Xem tranh ảnh về các loại thực phẩm.
 	+ Hát “Năm ngón tay ngoan”.
	+ Hoạt động góc
+ Nêu gương cắm cờ, phát bế ngoan cuối tuần.
	+ Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
+ Cô dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ.
I. Mục đích - yêu cầu:
 	- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới.
 	- Trẻ hứng thú khi được chơi với đất nặn
 	- Đọc thuộc, diễn cảm bài thơ “Đôi mắt”
 	- Hiểu nội dung, thuộc lời bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng”.
II. Chuẩn bị:
 	- Đồ chơi ở các góc đủ cho trẻ hoạt động.
 	- Tranh thơ minh họa bài thơ “Đôi mắt”.
 	- Lời các bài hát về trường mầm non và các động tác minh họa.
 	- Khăn lau, nước, chổi lau nhà, chổi quét nhà, hót rác
III. Tiến hành:
1,Tô số 1 trong vở bé làm quen với toán.
 	- Cô cho trẻ đếm một số đồ dùng có số lượng trong phạm vi 4.
 	- Cho trẻ gắn số tương ứng.
 	- Cô hỏi trẻ về cấu tạo của số 4, cho trẻ vẽ vào không gian số 4.
 	- Cô phát cho trẻ mỗi trẻ một quyển bé làm quen với toán và giới thiệu bài:
 	+ Chúng ta giở vở đến bài có số 4. và chúng mình sẽ cùng tập tô số 4 theo đường in mờ trên dòng kẻ ngang.
 	- Cô tô mẫu
 	- Cho trẻ tập tô. Cô quan sát bao quát trẻ tô, động viên khuyến khích trẻ tô.
 	- Nhận xét bài tô đẹp. Động viên khuyến khích trẻ chưa tô được cố gắng trong giờ học lần sau.
2, Rèn kỹ năng vệ sinh rủa tay
- Cho trẻ đọc thơ “ Rửa tay”
- Trò chuyện cùng trẻ 
- Cô hướng dẫn trẻ các quy trình rửa tay
- Cho trẻ thực hiên 
- Cho trẻ nhắc lại cần rửa tay vào thời điểm nào?
3, Đọc thơ: “Đôi mắt”
 	- Cho trẻ ngồi thành 3 tổ, Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, nêu nội dung bài thơ.
 	- Cô đọc bài thơ 1- 2 lần
 	- Mời:	+ Cả lớp đọc 4 - 5 lần.
 	+ Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
 	- Cô quan sát lắng nghe trẻ đọc, động viên khuyến khích, nhận xét tuyên dương và sửa sai cho trẻ.
	4,Cho trẻ xem tranh ảnh về bé và các bạn
	- Cô cùng trẻ múa hát bài “ Cái mũi”
	- Cho trẻ đến góc có tranh ảnh về bé và các bạn và đàm thoại.
	- Trong tranh vẽ về cái gì ?
	- Bạn nhỏ trong tranh có những đặc điểm gì?
	- Các bạn đang làm gì?
	- Các con có muốn tự giới thiệu về bản thân mình không?
	- Con tên gì? Sinh ngày bao nhiêu? Con có khả năng gì?
	- Cô chốt lại và giáo dục trẻ
5: Hát “Năm ngón tay ngoan”.
 	- Cô giới thiệu với trẻ tên bài hát, nội dung bài hát.
 	- Cô hát 2 - 3 lần.
 	- Cho trẻ hát:
 	+ Cả lớp hát 4 - 5 lần.
 	+ Nhóm, tổ thể hiện.
 	+ Nhiều cá nhân thể hiện bài hát.
 	+ Cô động viên khuyến khích trẻ thể hiện bài hát. 
6. Hoạt động góc
- Cho trẻ về góc chơi theo ý thích 
7 . Nêu gương cắm cờ, phát bế ngoan cuối tuần.
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.Nêu gương , cắm cờ, phát be ngoan cuối tuần 
8 . Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
- Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về.
9 . Cô dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ.
Ngày soạn: 29/9/2017
Ngày dạy: Thứ 2, ngày 02/10/2017
A- HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thể chất:
Tên hoạt động: BÉ NÀO BẬT GIỎI
 ( Bật vào 4 – 5 Ô )
I - Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức 
 * Trẻ 3 tuổi:
 - Trẻ biết bật qua 4- 5 ô theo sự hướng dẫn của cô không chạm vạch.
 * Trẻ 4 tuổi:
 - Trẻ biết bật liên tuc qua 4-5 ô không chạm vạch
 * Trẻ 5 tuổi:
 - Trẻ nhớ tên bài tập, trẻ biết bật liên tục qua 4-5 ô không chạm vạch, trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung kết hợp với lời ca của bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
 2. Kỹ năng.
 - Rèn phát triển cơ tay chân, cơ bụng cho trẻ
 - Rèn kỹ năng tự phục vụ
 - kỹ năng chỉnh đội hình, đội ngũ, kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội.
 - Trẻ có thói quen làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 3. Giáo dục.
 - Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học
 - Thường xuyên tập luyện thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
II - Chuẩn bị :
 - Cô : Xắc xô, sân bãi rộng, vòng thể dục, bóng.
 - Trẻ: Quần áo gọn gàng, sức khỏe tốt.
III.Tiến hành:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
(5-7p)
2. Hoạt động 2.
(20-25p)
3. Hoạt động 3
(2-3p)

File đính kèm:

  • docNgan_Thi_TienChu_de_ban_than.doc
Giáo Án Liên Quan