Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bé và các bạn - Năm học 2022-2023

 - Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn của cô.

- Đi trong đường hẹp (3m x 0,2m)

- Đi kiễng gót (liên tục 3m)

- Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Đi chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc

- Lăn bóng với cô

- Đập và bắt bóng được 3 lần liền (kc 2,5m)

- Tung bắt bóng với cô

- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.

 - Nhận biết, nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc.

 - Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng chiên, canh rau.

 

doc36 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Bé và các bạn - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ CÁC BẠN
Thời gian thực hiện: 3 Tuần
Từ ngày 03 tháng 10 đến ngày 21 tháng 10 năm 2022
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày 
1.Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
1. Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo sự hướng dẫn của cô.
 - Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn của cô.
- Thực hiện các động tác phát triển chung
 2.Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi
- Đi trong đường hẹp (3m x 0,2m)
- Đi kiễng gót (liên tục 3m)
- Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Đi chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
- Đi trong đường hẹp
Chơi: bé khéo tay
3. Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động tung, đập bắt bóng với cô.
- Lăn bóng với cô
- Đập và bắt bóng được 3 lần liền (kc 2,5m)
- Tung bắt bóng với cô
- Tung bắt bóng với cô
- Lăn bóng và đi theo bóng 
+ Chơi góc nghệ thuật: In hình bàn tay, trang trí váy áo bạn trai, bạn gái.
10. Trẻ biết gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay.
- Gập, đan các ngón tay qua trò chơi đất nặn, tập thể dục, cắt dán
+ TC: Gấp cua, lộn cầu vòng.
Dinh dưỡng sức khỏe
13.Trẻ nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc
 - Nhận biết, nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc.
 - Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng chiên, canh rau.
Xem hình ảnh và nói tên một số món ăn hàng ngày
 Chơi : bé nói nhanh
14. Trẻ biết được các bữa ăn trong ngày: Ăn sáng, trưa, chiều, tối.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Có một số thói quen hành vi ăn uống.
- Biết một số mon ăn kho, chiên, canh, xào...
15. Trẻ nhận biết được sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật.
 - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống bệnh tật
- Ăn uống hợp lý phòng bệnh sâu răng, ngộ độc...
18. Trẻ biết được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
 - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Xem video về cách đánh răng lau mặt, vệ sinh thân thể
+ CNT: Quan sát thời tiết, Quan sát bạn nam, bạn nữ.
+ TC: “Lộn cầu vồng” nhảy ra nhảy vào, kéo co, ô ăn quan, ném vòng vào chai...
2. Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học.
29. Trẻ biết được chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể
- Khám phá các bộ bận trên cơ thể
+ CNT: Quan sát trang phục bạn trai, bạn gái.
+ TC: “Rồng rắn”chìm 
nổi.
+ Chơi HĐTYT: Gắn các bộ phận còn thiếu trên mặt cười
*LQVT
46. Trẻ biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5
 - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng
- Đếm được theo khả năng
+ CNT: Nhặt sỏi đếm số lượng theo ý thích
49. Trẻ so sánh được 1 và nhiều
- Trẻ so sánh được 1 và nhiều
- Nhận biết số lượng một và nhiều
+ TC: Thực hiện vở làm quen với toán
54. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.
- Nhận biết tay phải, tay trái, phía phải, phía trái của bản thân.
Phía trên, phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân.
- Xác định phía phải phía trái 
+ Chơi: bé nhanh tay
* Khám phá xã hội.
56. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân trẻ
- Biết được tên, tuổi, giới tính của mình và của bạn.
Chơi: ôi sao bé không lắc
62. Trẻ kể được tên một số lễ hội trong năm qua trò chuyện, tranh ảnh.
- Tên gọi một số ngày hội : tết trung thu, ngày hội cháu yêu chú bộ đội, cô giáo như mẹ hiền, cô và mẹ ...
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc trong những ngày hội, ngày lễ: Ngày Tết trung thu; ngày Hội đến trường; Em yêu chú bộ đội; ngày tết Nguyên đán; Sinh nhật Bác
Xem vi deo và nói tên ngày hôi ngày lễ 
3, Phát triển ngôn ngữ
65. Trẻ hiểu được một số từ khái quát gần gũi: hoa, quả, quần áo, đồ chơi.
- Một số từ khái quát gần gũi.
- Hiểu được các bài thơ câu chuyện
+ Chơi HĐ ở các góc: Xem tranh, lật sách, tô màu chữ cái rỗng
79. Bước đầu trẻ hiểu được cách đọc và viết tiếng việt khi được đọc sách, truyện. 
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt: Hướng đọc, viết; hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
- Thơ “Đôi mắt của em, bé ơi” 
- Chuyện “đôi bạn tốt, tay phải tay trái”, lợn con ở bẩn
+ TC: Xem tranh truyện ở góc đọc sách
4. Phát triển thẩm mĩ
* Âm nhạc
85. Trẻ thích hát, hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát
- Mừng sinh nhật, rửa mặt như mèo
- Tay thơm tay ngoan
- Bạn có biết tên tôi. Nụ cười xinh
87.Trẻ biết hát kết hợp với vận động theo nhịp bài hát, bản nhạc.
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa)
+ Nghe hát: Sinh nhật hồng, năm ngón tay ngon, hoa trong vườn
+ TCAN: Ai đoán giỏi, đoán tên bạn hát, ai nhanh nhất, nhảy theo điệu nhạc
* Tạo hình
 90. Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý của cô.
- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý của cô.
- Dán váy bé gái, áo bé trai
- Nặn vòng đeo tay
- Đồ bàn tay
94. Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản
- Sử dụng một số kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Sử dụng nguyên vật liệu để làm búp bê
- Xếp hình bằng que
5. Phát triển tình cảm, kỹ năng, xã hội
97. Trẻ có ý thức về bản thân
- Tên, tuổi, giới tính
- Những điều bé thích, không thích.
- Trò chuyện về bản tthaan trẻ ,sở thích 
+ CNT: Quan sát nơ, cột tóc của các bạn gái
101. Trẻ thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng.
 - Các thao tác rửa tay bằng xà phòng.
- Thực hành rữa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. + TC: Làm đồng hồ đeo tay, làm chong chóng
108. Thực hiện được 1 số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
Một số quy định ở lớp và gia đình: biết xếp, cất đồ chơi, không giành đồ chơi vơi bạn, vâng lời bố mẹ.
Thực hành sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
113 Trẻ cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
Chơi hòa thuận với bạn
Chơi ở các góc 
CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐIỂM
****************
1. TRANH ẢNH ĐỒ DÙNG 	
	- Máy tính, ti vi, đầu đĩa.
	- Giáo án điện tử " đôi bạn tốt, Lợn con ở bẩn"
	- Tranh chủ điểm 
	- Tranh các bộ phận của cơ thể.
	- Tranh người còn thiếu các bộ phận.
	- Tranh bạn trai, bạn gái.
	- Tranh các nhóm thực phẩm.
	- Tranh vẽ vòng màu, .
- Tranh bài thơ "bé ơi". "Tâm sự của cái mũi"
- Tranh lợn con ở bẩn khổ nhỏ.
	- Mô hình câu chuyện đôi bạn tốt.
 -Lô tô các loại thực phẩm,các bộ phận cơ thể bé.
	- Băng đĩa nhạc các bài hát có trong chủ điểm.
	- Băng hình về công việc chuẩn bị cho ngày sinh nhật.
	- Bóng, dây thừng, cờ.
	- Các đồ dùng cá nhân, đồ dùng vệ sinh
	- Mô hình hàm răng, bàn chải đánh răng.
	- Một số đồ chơi gia đình, các loại rau củ quả, đồ chơi buôn bán ( tôm, cua, cá, quần áo, dày dép, chai lọ) Đồ chơi bác sĩ, đồ chơi góc thiên nhiên....
	- Các loại nhạc cụ gõ, đàn, xắc xô, kèn, mũ chóp kín và một số đồ dùng khác.
- Gạch , cổng xây dựng, hàng rào hoa....
2. NGUYÊN VẬT LIỆU 
	 	- Lịch củ, giấy báo, giấy màu, giấy vẽ, keo sửa, đất nặn, màu tô, kép, cát màu	 	- Hộp thuốc, nắp ken, băng đĩa củ
	 	- Vỏ sò, hột hạt, các chai dầu gội, thảm cỏ, cây xanh 
	 	- Các khối gỗ ,bộ lắp ráp , cổng ,gạch và một số nguyên vật liệu khác để làm đồ dùng đồ chơi cho các góc
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I
CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ AI
Thực hiện từ ngày 03/ 10 đến ngày 07 / 10 / 2022 
Lớp Mẫu Giáo 3-4 tuổi C. GV: Phan Thị Hồng
Thứ hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ,
Thể dục sáng 
 - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm mới.
 - Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể.
 - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe.
 - Trò chuyện với trẻ về các công việc bé làm ở lớp và ở nhà.
 - Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật 
*Khởi động:
 - Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân khác nhau ( mũi chân, bàn chân, gót chân ) theo tín hiệu của cô.
*Trọng động: chuyển đội hình 3 hàng ngang.
 * Bài tập phát triển chung:
 - Hô hấp: Thổi bóng.
 - Động tác tay: Hai tay đưa ngang, gập khủy tay.
 - Động tác bụng: Đứng nghiên người sang 2 bên.
 - Động tác chân: Đứng co một chân.
 - Động tác bật: Bật chân trước, chân sau
(Mỗi động tác tập 2l*2n)
Ngày thứ hai tập vận động theo bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” ) 
3.Hồi tĩnh: Cho trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động học
Lăn bóng và đi theo bóng
rửa mặt như mèo.
Các bộ phận trên cơ thể.
Thơ:Tay ngoan
Đồ bàn tay bé 
Chơi 
hoạt động góc
*Xây dựng: Xây nhà cho bé, Chơi lắp ráp
* Phân vai : Chơi bác sĩ, gia đình, bán hàng
* Âm nhạc: Trẻ hát, múa gõ đệm các bài hát về bản thân
* Tạo hình: Vẽ, tô màu, cắt dán tranh chủ điểm
* Học tập: Trẻ thực hiện vỡ bài tập toán theo yêu cầu. can số
* Sách: Làm abum về chủ điểm, xem sách tranh truyện, tập kể chuyện theo tranh
* Khám phá: Làm thí nghiệm chất tan, không tan trong nước
Chơi ngoài trời 
QS bầu trời
* Chơi:
- Cướp cờ 
- Lộn cầu vồng
* Chơi tự do.
* Chơi:
- Chạy tiếp cờ 
- Kéo co 
* Chơi tự do.
LQ bài thơ tâm sự của cái mũi
* Chơi:
- Bỏ lá 
- Cướp cờ 
* Chơi tự do.
Nhặc lá vàng rơi
* Chơi:
- Kéo co 
- Gieo hạt
* Chơi tự do.
* Chơi:
- Kéo co 
- Lộn cầu vồng
* Chơi tự do.
Ăn ngủ
- Trẻ rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Tre tự lấy và cất gối đúng nơi qui định
Chơi, hoạt động theo ý thích
Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
- Cháu làm quen bài hát: Rửa mặt như mèo.
- Chơi vo giấy làm bóng.
- Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái xuống sàn.
- Cháu thực hiện vở LQCC.
- Cháu hát múa về chủ điểm.
- Lau dọn sắp xếp đồ chơi ở các góc.
- NGCT
Trả trẻ
- Giáo dục các cháu biết giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể sạch đẹp.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trong ngày.
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022
 TD: LĂN BÓNG VÀ ĐI THEO BÓNG
Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết lăn bóng và đi theo bóng 
- Trẻ thực hiện được vận động lăn bóng và đi theo bóng 
- Trẻ có thái độ tích cực trong giờ học.
 II. Chuẩn bị
- Bóng, xắc xô. 	 X 	X	X	X	X
 X	 	X	X	X	X
- Đội hình hai hàng ngang đối diện 	
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1 : Khởi động. 
 - Cho cháu đi, chạy vòng tròn bằng các kiểu chân theo tín hiệu của cô.
 * Hoạt động 2 : Trọng động.	
 BTPTC 
 - Động tác tay: Hai tay đưa sang ngang gập trước ngực (2L/2N)
 - Bụng lườn: Hai tay đưa lên cao nghiêng người ( 3 L / 2 N )
 - Động tác chân: Chân trước chân sau khuỵu gối ( 3L / 2 N )
 - Bật : Bật chân trước chân sau (2l/ 2N)
* Vận động cơ bản: Lăn bóng và đi theo bóng
- Cô giới thiệu tên vận động 
- Hướng dẫn và làm mẫu 
 + Làm mẫu lần 1 không giải thích. 
 + Lần 2, 3: Làm mẫu kết hợp cô giải thích.
 Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn tay cầm bóng khi có hiệu lệnh của cô khom người lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng, đến đích bỏ bóng vào rổ và về cuối hàng 
- Mời cháu lên làm thử ( cô theo dõi sửa sai ). 
- Lớp thực hiện ( cô theo dõi sửa sai ). 
- Cho 2 tổ thi đua. 
Trò chơi “ Chuyền bóng ”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi. 
- Cho cháu chơi. 
- Cô quan sát theo dõi quá trình chơi của trẻ
- Cô nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 3 : Hồi tỉnh. 
- Cho cháu đi hít thở, nhẹ nhàng.
 ***************
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
..
 Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2022
GDÂN : RỬA MẶT NHƯ MÈO
 "Hàn Ngọc Bích " 
I. Mục đích yêu cầu 
	- Trẻ biết tên bài hát , tên tác giả, nội dung bài hát “ Rửa Mặt Như Mèo ” 
 - Trẻ hát thuộc bài hát cùng bạn
- Trẻ có thái độ giữ gìn vệ sinh thân thể .
II. Chuẩn bị
	- Cô hát tốt bài : Rửa mặt như mèo, cò lả .
	- Dụng cụ gõ đệm .
	- Mũ, khăn làm cánh cò .
III.Tổ chức hoạt động 
 * Hoạt động 1 : Dạy vận động gõ theo nhịp.
 - Cô xướng âm la 1 đoạn bài hát . “Rửa mặt như mèo” cho cháu đoán tên bài hát 
 (Rửa mặt như mèo ) .
 - Cô hát cho cháu nghe bài : Rửa mặt như mèo ( 1 lần ) .
 + Bạn mèo trong bài hát như thế nào mà bị mẹ chê là xấu?
 + Hằng ngày cháu rửa mặt vào lúc nào ? 
 + Các cháu rửa mặt như thế nào ?
 - Cô giáo dục các cháu biết giữ vệ sinh cá nhân sạch đẹp .
 - Cô cho lớp hát bài : Rửa mặt như mèo ( cô theo dỏi sửa sai ) .
 - Tổ ,nhóm ,cá nhân hát ( cô sửa sai ) 
 - Cô hát và vỗ theo nhip bài hát .
 + Hỏi cháu cô bắt đầu vỗ tay vào chữ nào?
 + Vỗ theo nhịp là vỗ như thế nào ?
 - Cô giải thích cách vỗ tay theo nhịp.
 - Cho lớp hát vỗ tay theo nhịp ( cô sửa sai ) 
 - Tổ ,nhóm ,cá nhân hát vỗ tay theo nhịp ( cô sửa sai )
 - Cho cháu hát gõ theo với nhạc cụ .
 * Hoạt độnh 2 : Nghe hát : cò lả 
 - Cô hát cho cháu nghe lần 1.
 - Cô hỏi cháu vừa nghe cô hát bài gì? Và hát như thế nào?
 - Cô hát cho cháu nghe lần 2 kết hợp điệu bộ .
 * Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc : Ai đoán giỏi 
 - Cô giải thích cách chơi: Cô gọi một cháu lên bảng đầu đội mũ chóp kín. Cô gọi một cháu đứng ở dưới hát kết hợp gõ nhạc cụ, sau khi bạn hát xong thì cháu đứng ở trên bỏ mũ ra và nói được bạn vừa sử dụng nhạc cụ âm nhạc nào.
 - Cô giải thích luật chơi: Không được bỏ mũ ra khi bạn hát chưa xong.
 - Cho cháu chơi vài lần .
 * Kết thúc : Nhận xét tuyên dương .
***************
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
 Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2022
KPKH: CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi, và chức năng của các bộ phận trên cơ thể.
( mắt để nhìn, mũi để ngữi).
- Trẻ trả lời được câu hỏi
 	- Trẻ có thái độ bảo vệ các giác quan, luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ 
 II . Chuẩn bị 
 	 - Tranh vẽ về các giác quan của con người .( lô tô )
	 - Tranh người thiếu các bộ phận ( mắt, mũi, tai).
	 - Các bộ phận rời ( mắt, mũi, tai). 
 III. Tổ chức hoạt động
 * Hoạt động 1: Khám phá và tìm hiểu.
- Cô cho trẻ chơi : “Dấu tay”.
- Cô nói : Các cháu vừa chơi dấu bộ phận nào trên cơ thể ? 
	- Cô tạo tình huống cho trẻ nghe âm thanh và nhìn một vật.
 	 + Con nghe, nhìn được là nhờ có bộ phận nào của cơ thể? ( tai, mắt )
 	 + Vậy tai, mắt có chức năng quan trọng gì? ( nghe, nhìn )
 	 + Tai, mắt còn gọi là cơ quan gì ? ( thính giác, thị giác ).
 + Để giữ gìn tai, mắt các cháu phải làm gì ? ( không được cho nước, vật vào tai, mắt...) .
- Cô nhắc cháu không được để vật nhọn hay nước vào tai, mắt nguy hiển.
	- Cô cho cháu so sánh tai và mắt có điểm nào giống và khác nhau: 
 + Khác nhau : Tai nghe , mắt nhìn .
 + Giống nhau : Đều là bộ phận quan trọng của cơ thể con người .
	- Tương tự cô cho cháu tìm hiểu và khám phá các bộ phận khác trên cơ thể.
* Cô cho cháu so sánh tai và mũi có điểm nào giống và khác nhau: 
- Cô giáo dục các cháu biết tất cả các bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng. Nếu thiếu một bộ phận nào, hoặc có một bộ phận nào bị tổn thương thì chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn .Vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ thường xuyên tắm rửa, vệ sinh hằng ngày .
 * Hoạt động 2 : Củng cố.
- Chơi tìm các bộ phận theo YC :
 + Cô nói tên hay là chức năng của bộ phận nào thì cháu chọn bộ phận đó giơ lên và đọc to tên bộ phận đó. 
	- Chơi gắn các bộ phận đúng theo vị trí.
	 + Cô chia lớp thành 2 đội.
	 + Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
	 + Cho cháu tiến hành chơi.
	 + Cô kiểm tra kế quả của 2 đội.
 * Kết thúc : 
- Lớp đọc bài thơ : “ Tâm sự của cái mũi ” .
- Cô nhận xét tuyên dương cháu.
****************
 ĐÁNH GÁ HẰNG NGÀY
Thứ năm ngày 05 tháng 10 năm 2022
LQVH: THƠ "TAY NGOAN"
 "Võ thị như chơn”
I. Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ "tay ngoan biết chào khách khi đến nhà ,biết giao lưu chơi cùng bạn... vẻ đẹp của đôi tay"
- Trẻ đọc thơ cùng bạn, trả lời câu hỏi cô
- Trẻ có thái độ giữ gìn đôi tay sạch đẹp
II. Chuẩn bị
Bài day giáo án điện tử
- Giấy A4, màu tô, bút chì, kéo, hồ.
III.Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: dạy trẻ đọc thơ
-Lớp hát bài " khám tay"
-Đàm thoại bài hát
+Các con vừa hát bài hát nói về gì? (bàn tay)
Muốn có đôi bàn tay đẹp thì hằng ngày các con phải làm gì? (vệ sinh sạch sẽ..,)
-Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ
-Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm
-Lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa
-Lần 3Trích dẫn đàm thoại:
+Vừa rồi cô đọc bài thơ gì? của tác giả nào?
+Bài thơ nói về điều gì ?(tay ngoan)
+Tay làm những gì?(tay múa xòe hoa, tay đoán khách đến thăm nhà, tay biết chải răng trắng tinh...)
+Hằng ngày đôi tay của các con làm những công việc gì?(viết, tô, vẽ ăn...)
+Các con phải làm gì để giữ đôi tay của mình?(sạch đẹp)
+Giáo dục trẻ phải biết giữ đôi tay của mình luôn sạch đẹp.
-Mời lớp đọc thơ cùng cô
+Tổ , nhóm cá nhân đọc thơ.
*Hoạt động 2: trò chơi vẽ bàn tay
Cho cháu thi đua vẽ bàn tay 
-Nhận xét -tuyên duyên
-Kết thúc: hát tay thơm tay ngoan.
********************
ĐÁNG GIÁ HẰNG NGÀY
Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2022
HĐTH: ĐỒ BÀN TAY CỦA BÉ
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đặt bàn tay lên giấy và đồ đầy đủ các ngón tay theo thứ tự 
	- Trẻ thực hiện được đồ bàn tay
	- Trẻ có thái độ luôn giữ sạch đôi tay 
II. Chuẩn bị
	- Tranh mẫu đồ bàn tay.
	- Bài hát đếm ngón tay.
	- Vở, màu tô đủ cho cháu .
III.Tổ chức hoạt động 
 *Hoạt động 1: Bé làm họa sĩ
 	- Cho lớp hát bài : đếm ngón tay 
 	- Hỏi cháu vừa hát bài hát nói về điều gì 
 	- Mỗi bàn tay có mấy ngón .( 5 ngón ) 
 	- Cô cho cháu đếm số ngón tay của mỗi bàn tay .
 	- Tên gọi và thứ tự của mỗi ngón như thế nào ? ( đầu tiên là ngón cái- ngón trỏ)
 	- Để bàn tay luôn sạch chúng ta phải như thế nào ? ( rửa tay )
	- Vậy rửa tay khhi nào? ( trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và những lúc tay bẩn ). 
 @ Giáo viên giáo dục cháu thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng chống dịch cúm AH1N1, bệnh tay chân miệng.
- Cô giới thiệu bàn tay đồ mẫu của cô.
 	- Gọi cháu nhận xét về tranh mẫu.
	- Cô nhắc lại cách đồ bàn tay: Cháu đặt úp bàn tay lên trang giấy và dùng viết chì đồ theo đường viền của bàn tay và có thể trang trí thêm nhẫn, vòng, đồng hồ 
 	- Gọi cháu nhắc lại cách đồ bàn tay.
	- Hỏi cháu định đồ bàn tay nào của cháu.
 	- Cô nhắc cách ngồi ,cách cầm bút .
 	- Cháu vẽ cô theo dỏi nhắc nhở .
 * Hoạt động 2 : Bé thích tranh nào ?
 - Gọi cháu nhận xét tranh của mình và của bạn .
 - Cô nhận xét bổ xung ý cháu .
 * Kết thúc : 
 - Nhận xét tuyên dương .
 - Cô và cháu vận động bài hát: Lắc cái tay cho đều.
************
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN 
ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II
CHỦ ĐỀ: sinh nhật bé
Thực hiện Từ ngày 10 / 10 đến ngày 14 / 10 / 2022 
Lớp Mẫu Giáo 3-4 tuổi C, GV: Phan Thị Hồng
 Thứ
hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ , 
Thể dục sáng 
 - Trò chuyện với trẻ về các giác quan, chức năng của các giác quan.
 - Trò chuyện về các chất dinh dưỡn cần thiết cho cơ thể.
 - Trò chuyện với trẻ về một số thói quen tốt trong ăn uống. 
 - Trò chuyện về cách giữ gìn vệ sinh thân thể
 - Trò chuyện về một số nơi nguy hiểm 
1.Khởi động:
 - Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân khác nhau ( mũi chân, bàn chân, gót chân ) theo tín hiệu của cô.
2.Trọng động: chuyển đội hình 3 hàng ngang.
 * Bài tập phát triển chung:
 - Hô hấp: Thổi bóng.
 - Động tác tay: Hai tay đưa ngang, gập sau gáy.
 - Động tác bụng: Đứng nghiên người sang 2 bên.
 - Động tác chân: Bước khụy một chân ra trước chân sau thẳng.
 - Động tác bật: bật tách chân, khéo chân
 (Mỗi động tác tập 2l*2n)
Ngày thứ hai tập vận động theo bài hát “ Ồ sao bé không lắc ” ) 
3.Hồi tĩnh: Cho trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động học
Tung bắt bóng với cô
Chuyện Lợn con ở bẩn
Hát mừng sinh nhật
Bé lớn lên như thế nào
Xác định phía phải, phía trái 
Chơi
hoạt động ở các góc
*Xây dựng: Xây nhà cho bé, Chơi lắp ráp
* Phân vai : Chơi bác sĩ, gia đình, bán hàng
* Âm nhạc: Trẻ hát, múa gõ đệm các bài hát về bản thân
* Tạo hình: Vẽ, tô màu, cắt dán tranh chủ điểm
* Học tập: Trẻ thực hiện vỡ bài tập toán theo yêu cầu. can số
* Sách: Làm abum về chủ điểm, xem sách tranh truyện, tập kể chuyện theo tranh
* Khám phá: Làm thí nghiệm chất tan, không tan trong nước
Chơi hoạt động ngoài trời 
 * Chơi:
- Chạy tiếp cờ
- Tìm bạn thân
*Chơi tự do.
* Trò chuyện về bản thân trẻ.
* Chơi :

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_be_va_cac_ban_nam_hoc_2022_202.doc
Giáo Án Liên Quan