Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề “Bé với phương tiện giao thông” - Đề tài Thơ: “bé tập đi xe đạp” - Phạm Thị Thảo

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ nói về bạn nhỏ tập đi xe đạp.

- Trẻ biết cách đọc bài thơ diễn cảm, cảm nhận được vần điệu trong bài thơ, hiểu được nghĩa của một số từ khó: “Hăm hở”, “Ngã ba, ngã bảy”.

2. Kỹ năng:

- Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng âm điệu vui tươi, nhịp chậm rãi; biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ minh hoạ phù hợp với bài thơ.

- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô.

- Rèn khả năng tập trung, chú ý.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ chấp hành luật khi tham gia giao thông.

- Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập, biết nghe lời ông bà cha mẹ.

- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, tính hợp tác khi tham gia các hoạt động.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị:

- Xe đạp của trẻ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề “Bé với phương tiện giao thông” - Đề tài Thơ: “bé tập đi xe đạp” - Phạm Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON GIỎI CẤP TỈNH 
 NĂM HỌC: 2014 - 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ: “BÉ VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG”
 Đề tài: Thơ: “Bé tập đi xe đạp” - Tác giả Cao Thuý Hưng
 Đối tượng: Trẻ 5 - 6 Tuổi
 Thời gian dạy: 30 - 35 phút
 Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Thảo
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị trấn Rạng Đông
 Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ nói về bạn nhỏ tập đi xe đạp. 
- Trẻ biết cách đọc bài thơ diễn cảm, cảm nhận được vần điệu trong bài thơ, hiểu được nghĩa của một số từ khó: “Hăm hở”, “Ngã ba, ngã bảy”. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng âm điệu vui tươi, nhịp chậm rãi; biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ minh hoạ phù hợp với bài thơ.
- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô.
- Rèn khả năng tập trung, chú ý.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chấp hành luật khi tham gia giao thông.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập, biết nghe lời ông bà cha mẹ.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, tính hợp tác khi tham gia các hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị:
- Xe đạp của trẻ.
- Một số hình ảnh có trong bài thơ chiếu trên màn hình: Ông, bé, bố, mẹ, ngã tư đường, xe đạp, ô tô, xe máy 
- Tranh quay minh hoạ bài thơ có hình ảnh động.
+ Tranh 1: Hình ảnh mẹ dạy bé tập đi xe đạp.
+ Tranh 2: Hình ảnh ông dạy bé cách đi đường.
+ Tranh 3: Hình ảnh ông dạy bé khi đến ngã tư đường.
- Sa bàn giao thông.
- Rối dẹt: Bố, mẹ, bé, ông, xe đạp.
- Đĩa nhạc bài hát “Đi xe đạp”. 
- Trẻ trang phục gọn gàng, màu sắc theo đội.
2. Địa điểm:
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức: 
- Cô giới thiệu chương trình “Câu lạc bộ bé yêu thơ”, các phần chơi, các đội chơi.
- Cô dắt xe đạp vào và hỏi: 
+ Con có nhận xét gì về chiếc xe đạp?
+ Để đi được xe đạp chúng mình sẽ làm gì?
2. Nội dung:
. Hoạt động 1: Giáo viên đọc thơ:
Phần chơi : Thử tài bé yêu:
- GV giới thiệu bài thơ.
* Giáo viên đọc thơ diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Giáo viên giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Bé tập đi xe đạp” của tác giả Cao Thuý Hưng.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát.
+ Xe đạp có 2 bánh, là PTGT đường bộ 
+ Tập đi, đạp xe 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe

Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Giáo viên đọc thơ diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ có hình ảnh động.
- Giáo viên hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
2.2. Hoạt động 2: Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
- Giáo viên hỏi trẻ nội dung bài thơ.
- Giáo viên chốt lại: Bài thơ nói về bạn nhỏ tập đi xe đạp. Ông và mẹ dạy bé cách đi xe đạp và đi đúng luật giao thông.
* Trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ kết hợp sa bàn:
- GV đọc đoạn thơ: “Bố mua xe đạp 
Trông yêu, yêu quá!”
 - GV: Hai khổ thơ đầu nói về niềm vui của bạn nhỏ khi được bố tặng xe đạp. Bé rất vui, chân đạp hăm hở, hăng say đến toát cả mồ hôi.
+ Giáo viên hỏi trẻ “Hăm hở” có nghĩa là đạp xe như thế nào?
+ Giảng giải từ “Hăm hở”.
- Hai khổ thơ cuối cho thấy ông rất vui khi cháu biết đi xe đạp, ông đã nhắc bé biết đi phải đường, đi đúng luật giao thông:
- GV đọc đoạn thơ “Ông cười hể hả 
Kính coong  kính coong ...”
+ Giáo viên hỏi trẻ “Ngã ba, ngã bảy” nghĩa là gì?
+ Giáo viên giảng giải: “Ngã ba, ngã bảy” là nơi giao nhau của nhiều con đường. 
* Đàm thoại về nội dung bài thơ:
- Giáo viên giới thiệu phần chơi “Ai thông minh hơn”: 
+ Trong phần chơi này các đội bàn luận và trả lời 5 câu hỏi của ban tổ chức. Đội nào có tín hiệu trước thì giành quyền 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ lắng nghe.
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được tặng một bông hoa. 
+ Trong bài thơ có những hình ảnh gì?
Giáo viên cho trẻ xem các hình ảnh có trong bài thơ chiếu trên màn hình ti vi.
 + Được tặng xe đạp bé thấy thế nào?
+ Bé tập đi xe đạp như thế nào?
+ Ông dạy bé điều gì khi đi trên đường?
+ Qua bài thơ chúng mình học được điều gì?
- Cô chốt lại: Bạn nhỏ trong bài thơ rất thích đi xe đạp vì đi xe đạp giúp cơ thể khoẻ mạnh mà không gây ô nhiễm môi trường. Giáo viên giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông.
2.3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ: 
- Giáo viên giới thiệu: Phần chơi “Cùng nhau đua tài”
* Trẻ đọc thơ: 
- Giáo viên cho lớp đọc thơ.
 - Giáo viên hỏi trẻ cách đọc bài thơ.
- Giáo viên chốt lại: Bài thơ viết theo nhịp 2/2. Khi đọc chúng mình đọc với nhịp chậm rãi nhưng vẫn thể hiện được âm điệu vui tươi, sự quyết tâm, chăm chỉ luyện tập đi xe đạp của em bé.
- Giáo viên cho lớp đọc thơ.
- Trẻ đọc thơ theo tổ (Ba tổ)

+ Ông, bố, mẹ, bé tập đi xe đạp, ô tô, xe máy, ngã tư đường phố
- Trẻ quan sát.
+ Bé rất vui, mắt tròn xoe chăm chú.
 “Chân đạp hăm hở
 Người toát mồ hôi”
+ Ông nhắc bé đi phải đường, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.
- Trẻ lắng nghe.
- Tập thể đọc thơ một lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Tập thể đọc một lần
- Trẻ từng tổ đọc thơ
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
- Cho trẻ đọc thơ theo nhóm.
- Cá nhân trẻ đọc thơ.
(Giáo viên chú ý sửa sai, hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn cảm)
- Cho các đội đọc thơ nối tiếp nhau.
- Giáo viên hỏi trẻ: Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?
* Giáo viên giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân, các đội chơi xuất sắc qua các phần.
3. Kết thúc: 
- Giáo viên cho trẻ xếp thành 2 vòng tròn: một vòng to phía ngoài, một vòng tròn nhỏ ở trong và chơi trò chơi “Bánh xe quay” theo nhạc bài hát “Đi xe đạp”.
- Nhóm bạn thân, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
- Trẻ đọc thơ (từ 2 đến 3 trẻ).
- Tập thể đọc một lần
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi 2 lần.

 Rạng Đông, ngày tháng năm 2015
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 Phạm Thị Thảo

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_be_voi_phuong_tien_giao_thong.doc