Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Động vật quanh bé (4 tuần) - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Thị Anh Đào
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc, động tác múa minh hoạ qua nhạc và lời bài hát mà trẻ đã học trong chủ đề: động vật: Chú mèo con, con chuồn chuồn, Đàn gà trong sân,con cào cào, chú voi con ở bản đôn.
- Trẻ biểu diễn thành thạo các bài hát và biết tham gia chơi trò chơi của chương trình trò chơi âm nhạc
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, loa vi tính.
- Nhạc các bài hát: Chú mèo con, con chuồn chuồn, cá vàng bơi, chú voi con ở bản đôn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: giới thiệu chương trình văn nghệ
- Cô giáo là người dẫn chương trình: Cô đi từ ngoài vào và nói: Xin chào mừng 3 đội đã về tham dự chương trình trò chơi âm nhạc của tuần này.
+ Đội chơi thứ nhất xin chào mừng đội 1
+ Đội chơi thứ hai xin chào mừng đội 2
+ Đội chơi thứ ba xin chào mừng đội 3
Và các đội chơi giới thiệu về đội của mình
Trẻ cùng giới thiệu về đội chơi và các thành viên trong đội của mình
* Hoạt động 2: Tham gia văn nghệ
- Cô mở các ô số và giới thiệu trò chơi, cách chơi.
- Trò chơi hôm nay gòm có 6 ô số từ số 1- 6, các đội chơi sẽ tham gia mở ô số, nếu mở ô số màu xanh thì biểu diễn bài hát mà ô màu xanh yêu cầu. Nếu mở phải ô số màu đỏ thì chuyễn cho đội khác.
- Vòng 1, 3 đội sẽ được mở 3 lần sau đó quay lại vòng 2 và tiếp tục mở ô số.
- Vòng 1 sẽ được tặng số điểm là 5 điểm, vòng 2 tuỳ vào khả năng biểu diễn của từng đội đẻ cho điểm.
CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT QUANH BÉ (4 TUẦN) (Từ ngày 30/1/2023 đến ngày 24/2/2023) MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1. Giáo dục dinh dưỡng Mục tiêu 26: Trẻ nhận biết được bốn nhóm thực phẩm. Một số thực phẩm hàng ngày trẻ được ăn Trò chuyện hàng ngày: - Nhận biết và gọi tên một số thực phẩm có trong món ăn hàng ngày của trẻ - Hoạt động theo ý thích: Phân loại được các nhóm thực phẩm. - MT 27: Trẻ nói được tên, biết được một cách chế biến một số món ăn đơn giản hàng ngày. - Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. BTLNT -Bé nhặt rau muống - Bánh mì kẹp nhân thịt Mục tiêu 31: Trẻ sử dụng các đồ dùng thành thạo, đúng cách. Những đồ dùng hàng ngày trẻ sử dụng. Hoạt động hàng ngày: - Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. Mục tiêu 32: Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Các bước đánh rang, lau mặt, rửa tay đúng cách Hoạt động hàng ngày: - Trẻ đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Mục tiêu 38: Trẻ nhận biết một số trường hợp không an toàn và cách phòng tránh. Một số trường hợp không an toàn (người lạ cho bánh kẹo, rủ đi chơi; ra khỏi nhà/lớp khi người lớn chưa cho phép) - Hoạt động theo ý thích: Nhận biết 1 số trường hợp không an toàn: người lạ cho bánh kẹo, rủ đi chơi; ra khỏi nhà/lớp khi người lớn chưa cho phép. 2. Phát triển vận động Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện thuần thục các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. Các động tác của thể dục sáng và bài tập phát triển chung -Tập thể dục sáng trên nền nhạc bài “con cào cào”. - Tập các động tác của BTPTC: + Động tác hô hấp: Thổi bóng bay, thổi nơ, hít vào. + Động tác tay: Đưa tay ra trước gập trước ngực; Đứng tự nhiên 2 tay quay dọc thân. + Động tác bụng: Đứng chân rộng bằng vai nghiêng người sang hai bên; Hai tay đưa lên cao cúi gập người về trước.Đứng nghiêng người sang 2 bên + Động tác chân: Hai tay đưa lên cao kiễn chân; Hai tay chống hông bước chân ra trước khụy gối. Ngồi xổm đứng lên + Động tác bật: Bật luân phiên chân trước chân sau, bật tiến về trước. Bật tách khép chân Mục tiêu 3: Trẻ kiểm soát và thực hiện được các vận động chạy khác nhau. Một số vận động chạy thay đổi tốc độ/hướng theo hiệu lệnh. - Hoạt động học: Chạy thay đổi tốc độ/hướng theo hiệu lệnh. Mục tiêu 4: Trẻ biết phối hợp tay chân khi thực hiện các vận động bò, trườn Bài tập vận động : Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm và bò dích dắc qua 7 điểm. - Hoạt động học: + Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm. và bò dích dắc qua 7 điểm. Mục tiêu 14: Trẻ thực hiện được động tác đi và đập bắt bóng. Bài tập vận động : Đi và đập bắt bóng - Hoạt động học: + Đi và đập bắt bóng. Mục tiêu 15: Trẻ biết ném và bắt bóng cho người đối diện trong khoảng cách 4m. Bài tập vận động : Ném và bắt bóng cho người đối diện trong khoảng cách 4m - Hoạt động học: + Ném và bắt bóng cho người đối diện (khoảng cách 4m) Mục tiêu 18: Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp. Các trò chơi phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp. *Hoạt động chơi ngoài trời: - Chơi các trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, lùa vịt, chuyền bóng qua đầu, về đúng nhà, bắt vịt trên cạn, bắt bóng bằng 2 tay, ném phi tiêu, kết nhóm. - Chơi các trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê, bắt cua, cáo ơi ngủ à, đua thuyền, lộn cầu vồng, chim sẻ và mèo con, dung dăng dung dẻ, thả đỉa ba ba. II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 1. Khám phá khoa học – xã hội Mục tiêu 57: Trẻ biết sự dụng phối hợp các giác quan để xem xét và thảo luận về đặc điểm, ích lợi, tác hại và quá trình phát triển, điều kiện sống và cách chăm sóc một số con vật. - Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật. - Quá trình phát triển; điều kiện sống của một số con vật. Hoạt động học: - Trò chuyện về một số ĐV nuôi trong gia đình, - Trò chuyện về một số ĐV sống dưới nước, - Trò chuyện về một số ĐV sống trong rừng, - Trò chuyện về các loại côn trùng - Hoạt động theo ý thích: + Xem video về vòng đời phát triển của bướm, gà, các loại côn trùng. Mục tiêu 62: Trẻ phân loại được đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau Sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát - Hoạt động theo ý thích: - Phân loại con vật theo 2-3 dấu hiệu. 2. Làm quen với toán Mục tiêu 63: Trẻ biết tạo nhóm, thêm bớt, tách gộp, các chữ số trong phạm vi 10. Các chữ số trong phạm vi 9. Hoạt động học: - Đếm đến 9, tạo nhóm có số lượng 9, nhận biết chữ số 9 - Thêm bớt trong phạm vi 9 - So sánh chiều cao của 3 đối tường Mục tiêu 65: Trẻ nhận biết được ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. - Hoạt động theo ý thích: - Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,..). Mục tiêu 69: Trẻ gọi đúng tên và nêu được đặc điểm của hai khối cầu và khối trụ; Khối vuông và khối chữ nhật Các khối cầu và khối trụ; Khối vuông và khối chữ nhật - Hoạt động theo ý thích: Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế. MT 72a : Trẻ biết một số quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông Một số quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông *HĐ theo ý thích: - Chỉ băng qua đường khi đèn xanh dành cho người đi bộ bật lên. - Không nô đùa với bạn bè trên đường - Chỉ nên xuống xe khi xe đã dừng hẳn. III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Mục tiêu 74: Trẻ nghe, hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp. Các yêu cầu trong hoạt động tập thể - Hoạt động theo ý thích: Làm theo 2-3 yêu cầu liên tiếp. Mục tiêu 76: Trẻ chú ý nghe và hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, ca dao, thơ. Nghe, đọc một số bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện về động vật phù hợp với độ tuổi. Hoạt động học - Đọc thơ: đàn kiến nó đi, gà mẹ đếm con. - Kể chuyện:chú dê đen. Hoạt động góc + Nghe kể chuyện: Chú dê đen; cá cầu vòng can đảm,Cáo, thỏ gà trống; Dê con nhanh trí... - Hoạt động theo ý thích: + Đọc bài đồng dao: Con mèo trèo cây câu; ... Mục tiêu 88: Trẻ nhận dạng được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu. Hoạt động học: - Làm quen chữ cái l,m,n Mục tiêu 89: Trẻ biết sao chép một số ký hiệu, chữ cái, chữ số, tên của mình. Cách đặt câu hỏi và trả lời đúng nội dung các câu hỏi - Hoạt động học: - Tập tô các chữ cái l,m,n. - Hoạt động góc: Làm quen cách viết(hướng viết, cách viết). + Tô đồ các nét chữ + Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, chữ số, tên của mình. IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI Mục tiêu 101: Trẻ hứng thú làm việc và cố gắng hoàn thành công việc được giao. Các công việc nhẹ nhàng phù hợp với trẻ - Hoạt động hàng ngày: Trẻ thực hiện công việc được giao (xếp và dọn bàn ăn, xếp dọn đồ chơi lên kệ gọn gang sau khi học xong). Mục tiêu 103: Trẻ thể hiện được sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. Phối hợp và hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. - Hoạt động chơi: Trẻ biết hợp tác, chia sẻ vói bạn trong quá trình chơi trong góc: Biết phân công vai chơi, nhiệm vụ chơi và phối hợp với bạn trong nhóm chơi để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung Mục tiêu 111: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, nước. Vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, ý thức tiết kiệm điện, nước. Hoạt động hàng ngày: - Trẻ cùng cô dọn vệ sinh lớp học, lau dọn kệ đồ dùng đồ chơi. -Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định. - Hoạt động theo ý thích: Trò chuyện về những hành động phá hoại rừng và cách bảo vệ. - Mục tiêu 114 : Trẻ biết lựa chọn góc chơi, nhóm chơi, đồ chơi, vai chơi khi tam gia hoạt động góc - Lựa chọn góc chơi, nhóm chơi, đồ chơi, vai chơi khi tham gia hoạt động góc. Góc phân vai: -Gia đình, bán hàng, bác sỹ thú y, bác bảo vệ sở thú Góc xây dựng: -Xây trang trại chăn nuôi, xây chuồng cho các con vật; Xây dựng sở thú; Xây ao cá. Khám phá hoa học - Nước đổi màu, vật chìm vật nổi,vòng đời phát triển của con gà Mục tiêu 116: Trẻ thích thú chăm sóc con vật, cây cối. Các con vật gần gũi - Hoạt động theo ý thích: - Trò chuyện về cách chăm sóc các con vật nuôi - Xem video về 1 số hoạt động bảo vệ môi trường MT 116d: Trẻ đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi sai về ATGT Một số sự đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi sai về ATGT - Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi sai khi tham gia giao thông. - Nhận ra những hành vi đúng khi tham gia giao thông. V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 1. Âm nhạc - Mục tiêu 117: Trẻ biết thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc. Một số thái độ, tình cảm khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc. - Hoạt động góc: Nghe hát các bài: Lý con sáo, Đàn gà trong sân, chú voi con ở Bản Đôn, ta đi vào rừng xanh. - Mục tiêu 118: Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo các bài hát, bản nhạc. Các thể loại âm nhạc, bài hát khác nhau phù hợp chủ điểm, độ tuổi. - Hoạt động theo ý thích: Cho trẻ nghe các bài hát về con vật, nghe các giai điệu vui tươi, êm dịu; nhạc không lời; nhạc nước ngoài; Mục tiêu 119: Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp sắc thái tình cảm của các bài hát. Các bài hát về chủ điểm động vật phù hợp với độ tuổi Hoạt động góc: - Hát: Chú voi con ở bản Đôn, Ta đi vào rừng xanh...... Mục tiêu 120: Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. Một số hình thức vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. Hoạt động học: - Hát + VĐ: Chú voi con ở bản đôn, Con cào cào. Mục tiêu 124: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu Một số bài hát trong chủ điểm Hoạt động góc: - Vận động theo lời bài hát trong chủ điểm kết hợp sử dụng các dụng cụ gõ đệm. 2. Tạo hình Mục tiêu 127: Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, cân đối Các kỹ năng để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, cân đối Hoạt động học: -Vẽ đàn gà, in đàn kiến bằng vân tay . Hoạt động góc: - Vẽ con vật bé thích Mục tiêu 128: Trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối Các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối Hoạt động góc: - Trẻ cắt chữ cái, chữ số đã học - Vẽ ốc sên, xé dán đàn cá Mục tiêu 131: Trẻ biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình. Các sản phẩm tạo hình Trẻ tự nói lên được ý tưởng và nhận xét được sản phẩm tạo hình của mình.(HĐTH) Mục tiêu 132: Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình. Sản phẩm tạo hình Đặt tên cho sản phẩm tạo hình (HĐTH) MỞ CHỦ ĐIỂM “THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT” - Cô cháu cùng dạo chơi quanh lớp kết hợp đọc những bài đồng dao Con gà cục tác lá chanh, Chi chi chành chành ... cùng trò chuyện về THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT quanh trẻ. Các con vật nào được nuôi trong nhà? sống trong rừng?con biết gì về côn trùng và các loài chim ?... - Giáo viên liên hệ cùng phụ huynh cho trẻ mang tranh ảnh sưu tầm từ họa báo và các nguyên vật liệu có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật ... để chế tạo các con vật sống khắp nơi. Tổ chức cho trẻ thực hiện bộ sưu tập THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT, tạo tranh chủ đề, môi trường học tập cho lớp. - Giáo viên cho trẻ xem phim chương trình thế giới đó đây về THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. - Đọc thơ, câu đố, hát, tạo dáng các con vật. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU - Tranh ảnh các con vật.Tranh trang trí lớp. - Giấy trắng, giấy màu. - Bút chì, bút màu,đất nặn, bảng con, keo dán, kéo.. - Hột hạt, vỏ hạt dẻ, chai lọ lon hộp, hũ sữa chua, hũ thạch dừa. - Một số con vật bằng gỗ,cao su.Tranh lô tô con vật. - Sách, truyện tranh về con vật. -Thức ăn cho gia cầm ,cho cá. - Cần câu cá, cá bằng nhựa, bằng xốp. - Cát, khuôn in cát hình con vật. - Nước, xẻng nhựa, cây xanh. - Đồ chơi xây dựng lắp ghép,đồ chơi bác sĩ , đồ chơi gia đình. - Một số bài thơ,câu đố ,truyện, bài hát có nội dung về con vật. KẾ HOẠCH TUẦN 19 : ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG NHÀ Từ ngày: 30/1 đến ngày 03/2/2023. Lớp Lớn 2– GV: Huỳnh Thị Anh Đào Thứ - Thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ chơi, thể dục sáng -Trò chuyện với trẻ về tên gọi một số thực phẩm có trong món ăn hàng ngày của trẻ, trò chuyện về cách chăm sóc các con vật nuôi. 1. Khởi động: Đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau. Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. 2. Trọng động: Tập theo nhạc * Hô hấp: Thổi bóng bay. * Tay : đứng tự nhiên 2 tay quay dọc thân * Bụng : Đứng chân rộng bằng vai, nghiêng người sang 2 bên. * Chân : 2 tay chống hông, chân bước chân ra trước, khuỵu gối * Bật : Bật luân phiên chân trước, chân sau 3. Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động học Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Vẽ đàn gà Đếm đến 9, tạo nhóm có số lượng 9. Nhận biết chữ số 9 Làm quen chữ cái l,m,n Chơi ngoài trời * Quan sát con mèo con. * TC: - Ai nhanh nhất - Lộn cầu vồng * Chơi tự do * Nhặt lá tạo thành hình con gà * TC:- Lùa vịt - Dung dăng dung dẻ * Chơi tự do * TC: - Chuyền bóng qua đầu - Máy bay * Chơi tự do * Quan sát bầu trời * TC:- Bắt vịt trên cạn - Cáo ơi ngủ à * Chơi tự do * Vẽ hình các con gà trên sân * TC: - Băt bóng bằng 2 tay - Bịt mắt bắt dê * Chơi tự do Hoạt động chơi ở góc - Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi, xây chuồng cho các con vật. - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, bác sỹ thú y. - Góc nghệ thuật: + Góc tạo hình: - Vẽ ốc sên, nặn các con vật bé thích, Cắt chữ cái, chữ số đã học + Góc âm nhạc: - Vận động theo lời bài hát trong chủ điểm: Lý con sáo, á dế, Đàn gà trong sân,: Chú voi con ở bản Đôn, Ta đi vào rừng xanh và kết hớp sử dụng các dụng cụ gõ đệm + Góc học tập: Chơi đôminô, allbum số từ 1- 9, tô đồ các nét chữ chữ, sao chép l,m,n - Góc thư viện:Xem tranh truyện, album các động vật nuôi, kể chuyện sáng tạo : Chú dê đen; cá cầu vòng can đảm,Cáo, thỏ gà trống; Dê con nhanh trí, Vè động vật, đồng dao: Con mèo trèo cây câu; - KPKH: vòng đời của con gà. Ăn, ngủ - Rèn cho trẻ kỹ năng rửa mặt. Nề nếp, thói quen văn minh trong ăn uống. Chơi hoạt động theo ý thích Phân loại con vật theo 2-3 dấu hiệu. - Làm theo 2-3 yêu cầu liên tiếp - Nhận biết ý nghĩa các con số sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,..). Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế. - Nhận biết 1 số trường hợp không an toàn: người lạ cho bánh kẹo... Trẻ cùng cô dọn vệ sinh lớp học, lau dọn kệ đồ dùng đồ chơi. - Nêu gương cuối tuần TRẢ TRẺ - Chơi với đồ chơi. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2023 TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi đúng tên con vật nuôi, biết được đặc điểm giống và khác nhau của từng con vật. - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ - Tranh 1 số con vật nuôi trong gia đình. - Nhạc có bài hát: “ Gà trống, mèo con và cún con” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *Hoạt động 1: Trò chuyện về một số con vật sống trong nhà - Hát và vận động theo bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con” - Cô tập trung trẻ cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Gà trống, mèo con và cún con. Sau đó cùng trò chuyện với trẻ + Các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát có những con gì? - Dẫn dắt trẻ vào trò chuyện các con vật. - Cô đàm thoại và kết hợp cho trẻ xem tranh về những con vật nuôi. Cô hỏi trẻ: + Bức tranh có những con gì? + Con chó có đặc điểm gì ? + Con chó và con mèo khác nhau như thế nào? + Chó và mèo thuộc động vật gì? + Chúng sống ở đâu ? Ăn gì? + Chúng kêu như thế nào? + Chúng giúp chúng ta điều gì? - Tương tự những câu hỏi ấy với gà, vịt. Gà ,vịt thuộc nhóm nào? + Ngoài những con vật này ra các con còn biết những con vật nào sống trong nhà nữa? Cho trẻ về trâu bò... Chúng khác nhau như thế nào ? - Trẻ về nhóm so sánh 2 so sánh 2 con vật : Con gà với con chó. * Khác nhau: Con gà: Con chó: - Gà gáy ò ó o. - Chó sủa gâu gâu. - Có hai chân. - Có 4 chân. Gà mái đẻ trứng. - Đẻ con. - Có 2 cánh. - Không có cánh. - Thuộc nhóm gia cầm. - Thuộc nhóm gia súc. * Giống nhau : Được nuôi trong gia đình, được con người chăm sóc và bvệ - Cho trẻ kể thêm một số vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết. - Cô khái quát kết hợp nội dung giáo dục trẻ biết yêu quý, cách chăm sóc và bảo vệ những con vật gần gũi sống trong gia đình. * Hoạt động 2: Chơi “Tạo dáng của các con vật”. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Tạo dáng của các con vật. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát khi nghe cô nói tạo dáng thì trẻ tạo dáng các con vật mà trẻ thích. + Luật chơi: Chỉ tạo dáng các con vật nếu sai thì sẻ ra ngoài 1 lần chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần theo sở thích của trẻ. - Cô nhận xét kết thúc hoạt động. * Đánh giá cuối ngày: * Tình trạng sức khỏe của trẻ: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Kiến thức kỹ năng của trẻ: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 31 tháng 01 năm 2023 CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ thực hiện được và đúng động tác đúng kĩ năng vận động chạy : chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh theo hiệu lệnh của cô. -Trẻ hứng thú tham gia hoạt động II. CHUẨN BỊ - Hoa thể dục, sân tập sạch sẽ, không có chướng ngại vật - Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động - Cô cho trẻ đi, kết hợp các kiểu đi, đi thường, đi kiễng, chạy chậm theo hiệu lệnh của cô sau đó xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều.theo 2. Trọng động a)Tập bài tập PTC - Tay: Hai tay đưa dang ngang gập khủy tay - Chân : Bước khụy một chân ra trước chân sau thẳng - Bụng: Nghiên người sang 2 bên - Bật: Bật tiến về phía trước b)VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác. + TTCB: cô đứng trước vạch xuất phát + TH: Khi nghe hiệu lệnh lắc sắc sô nhỏ thì các con chạy chậm, khi cô lắc sắc sô to thì các con chạy nhanh, các con chú ý khi đi phải giữ thẳng người mắt nhìn về phía trước - Cô mời 2 – 3 trẻ lên làm mẫu + Trẻ thực hiện. - Cả lớp thực hiện 2 – 3 lần - Cô tổ chức lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết. - Khi trẻ thực hiện cô sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ không dẫm lên vạch, khen động viên trẻ làm đúng thao tác và hiệu lệnh. - Cô tổ chức 2 tổ thi đua nhau. - Mời trẻ vận độn
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_dong_vat_quanh_be_4_tuan_nam_h.doc