Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Dạy vận động múa: Múa cho mẹ xem - Trò chơi âm nhạc: Sự kỳ diệu của âm thanh

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết múa minh họa cho bài hát “ Múa cho mẹ xem”

- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “ Mẹ như tia nắng”. Sáng tác của nhạc sĩ “ Trịnh Vĩnh Thành”

- Trẻ biết tên và hiểu cách chơi trò chơi “ Sự kỳ diệu của âm thanh”

2. Kỹ năng:

- Trẻ thể hiện sắc thái tình cảm bài hát “ Múa cho mẹ xem”

- Trẻ tập múa các động tác : Cuộn cổ tay, uốn mu bàn tay lên phái trên đầu, vẫy tay nhịp nhàng theo bài hát.

- Trẻ múa theo nhóm với các đội hình khác nhau ( Đội hình vòng tròn, vòng cung)

- Trẻ nhận ra được giai điệu êm dịu, nhẹ nhàng của bài hát “ Mẹ như tia nắng”

- Trẻ phối hợp giữa quan sát và phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi. Nói được cảm nhận của mình về âm thanh được nghe.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 6939 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Dạy vận động múa: Múa cho mẹ xem - Trò chơi âm nhạc: Sự kỳ diệu của âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: NDTT: Dạy vận động múa: Múa cho mẹ xem
NDKH: TCÂN: Sự kỳ diệu của âm thanh
Nghe hát: Mẹ như tia nắng
Lứa tuổi: Mẫu giáo 5- 6 tuổi
Số lượng trẻ: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 30 - 35 phút
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Liên – Tào Thị Hiền
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết múa minh họa cho bài hát “ Múa cho mẹ xem”
- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “ Mẹ như tia nắng”. Sáng tác của nhạc sĩ “ Trịnh Vĩnh Thành”
- Trẻ biết tên và hiểu cách chơi trò chơi “ Sự kỳ diệu của âm thanh”
2. Kỹ năng: 
- Trẻ thể hiện sắc thái tình cảm bài hát “ Múa cho mẹ xem”
- Trẻ tập múa các động tác : Cuộn cổ tay, uốn mu bàn tay lên phái trên đầu, vẫy tay nhịp nhàng theo bài hát.
- Trẻ múa theo nhóm với các đội hình khác nhau ( Đội hình vòng tròn, vòng cung)
- Trẻ nhận ra được giai điệu êm dịu, nhẹ nhàng của bài hát “ Mẹ như tia nắng” 
- Trẻ phối hợp giữa quan sát và phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi. Nói được cảm nhận của mình về âm thanh được nghe.
3. Thái độ: 
- Trẻ mạnh dạn tự tin và hào hứng tham gia hoạt động
- Qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ thể hiện tình cảm yêu thương với mẹ.
II. Chuẩn bị: 
- Đội hình: 4 hàng ngang đứng so le, vòng tròn, vòng cung.
- Đồ dùng của cô: Vi tính, loa, nhạc bài hát “ Múa cho mẹ xem, Mẹ như tia nắng”
- Hộp đựng đồ dùng: (bát, đĩa, cốc thủy tinh) bình nước
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Gây hứng thú
- Cô cho trẻ đi chậm, đi nhanh theo tiếng trống rồi về chỗ ngồi.
- Cô đưa hộp quà ra và cho trẻ lấy đồ dùng trong hộp và hỏi trẻ đó là gì? Làm bằng chất liệu gì?. Ngoài công dụng đó ra hôm nay cô cùng các con tìm hiểu thêm chúng còn có công dụng nào khác.
2. Nội dung chính:
* Hoạt động 1: NDKH: Trò chơi âm nhạc “ Sự kỳ diệu của âm thanh” ( 3 – 5 phút)
- Trẻ ngồi thành hình vòng cung.
- Cách chơi trò chơi: Cô mời 1 -2 trẻ gõ vào các dụng cụ đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ quan sát và chú ý nghe các âm thanh phát ra từ đồ dùng nào? Hỏi trẻ có cảm nhận gì khi nghe các âm thanh đó.
- Cô cho cả lớp chơi.
* Hoạt động 2: NDTT: Dạy múa ( 18 – 20 phút)
- Cho trẻ lắng nghe giai điệu và hưởng ứng theo lời bài hát.
- Hỏi trẻ đây là bài hát gì?
- Bài hát này có giai điệu như thế nào?
- Bài hát này sẽ hay hơn nếu các con thể hiện động tác minh họa, bạn nào có thể nghĩ ra động tác vận động cho bài hát ( cô mời 1 -2 trẻ lên vận động theo ý của trẻ)
- Hai cô cũng nghĩ ra cách vận động cho bài hát đấy các con cùng xem nhé:
+ Lần 1: Cô Hiền vận động minh họa
+ Lần 2: Cô Liên vận động múa minh họa.
- Hỏi trẻ theo các con cách vận động nào phù hợp với bài hát nhất?
- Cô múa trọn vẹn từ đầu bài cho đến hết ( cả lớp hát + nhạc)
* Dạy trẻ múa: 
- Cô cho cả lớp về đội hình 4 hàng ngang đứng so le nhau.
- Lần 1: Dạy trẻ từng động tác. Cô hát chậm rõ lời và múa từng câu hát cho đến hết bài.
+ Động tác 1: Câu hát “ Hai bàn tay .cho mẹ xem” hai tay úp vẫy nhẹ, ngửa lòng bàn tay, cuộn cổ tay.
+ Động tác 2: Câu hát “ hai bàn tay.xinh xinh” hai tay đưa lên phía trước vẫy nhẹ, hai tay sang ngang vẫy sang hai bên.
+ Động tác 3: Câu hát “ khi em giơ tay bay múa” hai tay laanfn lượt đưa lên cao, mu bàn tay uốn cong lên phía trên đầu.
+ Động tác 4: câu hát “ Khi đưa tay xuống .cành hồng” hai tay từ từ hạ xuống, bắt chéo nhau trước mặt, tay từ từ uốn cong lên trên và kết hợp nhún chân.
- Lần 2: Trẻ múa theo cô từ đầu cho đến hết bài hát.
- Cô cho trẻ múa theo cô từ đầu đến cuối 2 – 3 lần kết hợp với nhạc ( nhạc chậm, nhạc nhanh dần)
- Hỏi trẻ động tác múa của bài này như thế nào?
- Cô nhắc trẻ thể hiện biểu cảm nét mặt, ánh mắt khi múa.
- Cô bao quát chung nếu thấy động tác nào khó trẻ múa chưa tốt cô cho cả lớp múa lại cùng cô động tác đó.
- Cho trẻ múa một lần nữa.
- Cô mời các bạn gái ở lại đứng thành 2 hàng ngang múa, các bạn trai về chỗ hát.
- Cô cho trẻ về hai nhóm đội hình vòng tròn múa cùng hai cô giáo.
- Cô một nhóm bạn lên múa ( 5 – 6 trẻ), mời 3 bạn trai lên tạo sân khấu.
- Tiếp theo là màn biểu diễn của cả lớp( đội hình vòng tròn to, vòng tòn nhỏ)
* Hoạt động 3: Nghe hát “ Mẹ như tia nắng” .ST nhạc sĩ “ Trịnh Vĩnh Thành” ( 5 – 7 phút)
- Đội hình trẻ ngồi hình vòng cung hướng lên cô.
- Cô đọc lời bài hát: “ Mẹ như tia nắng đầu tiên, như trăng đêm rắm tỏa sáng trong con. Mẹ như câu hát dịu êm nuôi con nên người từ dòng sữa mẹ”
- Đó là nội dung bài hát “ mẹ như tia nắng” . Ngay sau đây cô mời các con cùng lắng nghe giai điệu của bài hát này:
+ Lần 1: cho trẻ nghe qua đĩa nhạc, nhạc không lời.
+ Lần 2: Cho trẻ nghe nhạc có lời ( hỏi trẻ vừa được nghe bài hát gì và cảm xúc sau khi nghe bài hát này)
- Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về tình yêu thương sự quan tâm của cha mẹ luôn dành cho các con. Đồng thơi thể hiện tình cảm và sự biết ơn của người con đối với người mẹ thân yêu của mình.
- Lần 3: Bây giờ cô mời các con cùng đến với bài hát “ Mẹ như tia nắng” qua phần biểu diễn của cô và một số bạn nhỏ múa phụ họa nhé.
3. Kết thúc: Trên nền nhạc “ mẹ như tia nắng” 
- Cô nhận xét buổi học và tuyên dương trẻ.
- Trẻ đi theo tiếng trống
- Trẻ lấy đồ dùng và nói về đò dùng đó
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ về đội hình
- Trẻ múa theo cô từng động tác
- Các bạn gái múa, các bạn trai hát
- Trẻ về hai nhóm
- 1 nhóm trẻ lên múa
- nhóm múa, nhóm vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe cô đọc bài hát
- Trẻ nghe qua đĩa
- Trẻ nghe và thể hiện cảm xúc
- Trẻ nghe cô giới thiệu nội dung bài hát
- Trẻ nghe cô hát

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_NDTT_day_mua.doc