Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: So sánh thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. Hoạt động: Làm quen với Toán - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Huệ

I – Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết thêm, bớt, so sánh, tạo được sự bằng nhau trong phạm vi 6

- Trẻ biết quan hệ giữa hai số tự nhiên khác nhau: lớn hơn, nhỏ hơn

- Trẻ biết quan hệ về vị trí của hai số tự nhiên khác nhau: Đứng trước, đứng sau,

- Trẻ diễn đạt đúng mối quan hệ giữa hai nhóm: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng thêm, bớt, so sánh, tạo được sự bằng nhau trong phạm vi 6

- Phát triển vốn từ so sánh nhóm đối tượng, rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc

- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1-1.

- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác, phối hợp cùng với bạn hoàn thành các trò chơi theo yêu cầu

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, hợp tác với bạn trong nhóm chơi

 II- Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- 3 hộp quà, 4 phiếu mua hàng miễn phí

- Máy vi tính, ti vi, nội dung bài giảng để trình chiếu

- Cái cốc, cái bát, cái rổ có số lượng 4,5,6 để quanh lớp, thẻ số

- Chai nước khoáng, chai sữa, quả hồng, thạch, bánh, kẹo, cốc, cho trẻ chơi trò chơi

* Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi có: 6 áo, 6 quần và thẻ số 3-6, hai thẻ số 6.

 

docx24 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: So sánh thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. Hoạt động: Làm quen với Toán - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI THI “GIÁO VIÊN DẠY GIỎI” CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023
Chủ đề: Gia đình
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: So sánh thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Ngày dạy: /10/2022
Người dạy: Vũ Thị Huệ
I – Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thêm, bớt, so sánh, tạo được sự bằng nhau trong phạm vi 6
- Trẻ biết quan hệ giữa hai số tự nhiên khác nhau: lớn hơn, nhỏ hơn
- Trẻ biết quan hệ về vị trí của hai số tự nhiên khác nhau: Đứng trước, đứng sau, 
- Trẻ diễn đạt đúng mối quan hệ giữa hai nhóm: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thêm, bớt, so sánh, tạo được sự bằng nhau trong phạm vi 6
- Phát triển vốn từ so sánh nhóm đối tượng, rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc
- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác, phối hợp cùng với bạn hoàn thành các trò chơi theo yêu cầu
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, hợp tác với bạn trong nhóm chơi
 II- Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- 3 hộp quà, 4 phiếu mua hàng miễn phí
- Máy vi tính, ti vi, nội dung bài giảng để trình chiếu
- Cái cốc, cái bát, cái rổ có số lượng 4,5,6 để quanh lớp, thẻ số
- Chai nước khoáng, chai sữa, quả hồng, thạch, bánh, kẹo, cốc,  cho trẻ chơi trò chơi
* Đồ dùng của trẻ 
- Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi có: 6 áo, 6 quần và thẻ số 3-6, hai thẻ số 6, que chỉ
III- Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1- HĐ 1: Gây hứng thú:
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay.
- Trẻ hưởng ửng cùng cô bằng tràng pháo tay
- Đến với chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay có sự tham gia của 3 gia đình.
- Gia đình số 1
- Gia đình số 2
- Gia đình số 3
- Vẫy tay và chào các bạn
- Ban tổ chức mời các cô giáo trong BGH nhà trường là Ban giám khảo của chương trình. Chúng ta nhiệt liệt chào mừng các cô.
- Trẻ vỗ tay
- Cô giáo là người dẫn chương trình 
- Thông qua các phần thi của chương trình như sau: 
Các gia đình phải trải qua 3 phần thi: Phần thi thứ nhất là “So tài”, phần thứ 2 là “Tài năng”, phần thứ 3 là “Chung sức”
- Trẻ lắng nghe
- Sau đây các gia đình bước vào phần thi thứ nhất mang tên “So tài”
HĐ 2: Nội dung chính
Phần 1: Ôn nhận biết, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 6
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Trên màn hình là 4 ô cửa bí mật, ẩn sau mỗi ô cửa là đồ dùng trong gia đình. Sau khi ô cửa mở ra các gia đình có 5 giây để quan sát và đếm xem đồ dùng đó có số lượng bao nhiêu, sau 5 giây gia đình nào có câu trả lời thì lắc xắc xô dành quyền trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà của chương trình là 1 phiếu mua hàng miễn phí, nếu đưa ra câu trả lời chưa chính xác thì giành quyền trả lời cho gia đình khác
- Trẻ lắng nghe
- Cô cho trẻ chơi
- Trẻ hào hứng chơi
- Cô tổng hợp kết quả của mỗi gia đình
Phần 2: So sánh thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
- Chương trình giành tặng mỗi thành viên 1 rổ đồ chơi. Cho trẻ tự lấy rổ và về chỗ.
- Trẻ lấy rổ và về chỗ ngồi
- Con nhìn trong rổ của mình có gì nào?
- Có áo, quần, thẻ số, que chỉ
* So sánh, thêm bớt 1 đối tượng.
- Con lấy hết số áo trong rổ ra xếp thành hàng ngang từ trái sang phải
- Trẻ thực hiện
- Ai cho cô biết có bao nhiêu cái áo?
- 6 cái áo
- Cả lớp đếm giúp cô xem có đúng là 6 cái áo không?
- Trẻ đếm 1-6
- 6 cái áo tương ứng với thẻ số mấy?
- Số 6
- Lấy 5 cái quần ra xếp tương ứng 1 – 1 sao cho dưới mỗi cái áo có 1 cái quần
- Trẻ thực hiện
- Các con đếm xem đã đủ 5 cái qần chưa nhé?
- Trẻ đếm 1-5
- Các con đặt thẻ số mấy cho đúng?
- Số 5
- Có 6 cái áo, 5 cái quần 
- Vậy nhóm áo và nhóm quần như thế nào với nhau?
- Không bằng nhau
- Vì sao con biết 2 nhóm này không bằng nhau
- Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy?
- Nhóm áo nhiều hơn, nhiều hơn là 1
- Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy?
- Nhóm quần ít hơn, ít hơn là 1
-> Cô khái quát lại: 6 cái áo nhiều hơn 5 cái quần là 1 cái áo, - 5 cái quần ít hơn 6 cái áo là 1 cái quần
- Trẻ lắng nghe
- Vậy nhóm có 6 nhiều hơn nhóm có 5 thì số 6 so với số 5 như thế nào?
- Số 6 lớn hơn số 5
- Số 6 lớn hơn số 5 , số nào đứng trước, số nào đứng sau?
- Số 5 đứng trước số 6
- Bạn nào giỏi lên xếp vị trí số 5 và số 6 cho cô nào? (Sline)
-> Cô kết luận: 
- Nhóm nào có số lượng nhiều hơn thì biểu thị bằng số lớn hơn. Nhóm nào có số lượng ít hơn thì biểu thị bằng số nhỏ hơn. 
- Trong dãy số tự nhiên số nào nhỏ hơn thì đứng trước, số nào lớn hơn thì đứng sau. Các chữ số hơn kém nhau 1 đơn vị 
- Trẻ lắng nghe
- Muốn cho nhóm áo và nhóm quần bằng nhau ta làm thế nào? 
- Thêm 1 cái quần hoặc bớt 1 cái áo
- Muốn cho nhóm áo và nhóm quần bằng nhau ta có 2 cách.
- Trẻ lắng nghe
Cách 1: bớt đi 1 cái áo
Cách 2: thêm 1 cái quần 
- Các con hãy nhìn lên xem cô làm theo cách của bạn A là bớt đi 1 cái áo xem cách này có đúng không nhé!
- 6 bớt 1 còn mấy?
- Còn 5
- Thay thẻ số 6 bằng thẻ số mấy?
- Số 5
- Chúng mình cùng xem số áo và số quần lúc này như thế nào với nhau?
- Bằng nhau
- Đều bằng mấy? ( Cho trẻ đếm)
- Trẻ đếm 1-5
- Còn cách của bạn B là thêm 1 cái quần nữa.
- Chúng mình cùng lấy thêm 1 cái quần nữa theo cách của bạn B nào?
- Trẻ thêm 1 cái quần
- Cùng kiếm tra xem có bao nhiều cái quần. 
- Trẻ đếm
- Vậy 5 cái quần thêm 1 cái quần là 6 cái quần là mấy cái quần?
- 6 cái quần
- Cô kiểm tra cá nhân trẻ đếm, hỏi cá nhân trẻ 5 thêm 1 là mấy?
- Trẻ trả lời
- 5 thêm 1 là 6
- Trẻ đọc theo cô
- Lúc này nhóm áo và nhóm quần như thế nào với nhau?
- Bằng nhau
- Cùng kiếm tra lại xem có đúng bằng 6 không nhé?
- Trẻ đếm
* So sánh, thêm bớt 2 đối tượng.
- Có 6 cái quần cất đi 2 cái quần còn mấy cái quần? 
- Còn 4 cái quần
- Chúng mình cùng đếm xem có đúng còn 4 cái quần không nhé?
- Trẻ đếm 1-4
- 4 cái quần đặt thẻ số mấy?
- Số 4
- Vậy 6 bớt 2 còn mấy
- Còn 4
- Có 6 cái áo và 4 cái quần thì như thế nào với nhau?
- Không bằng nhau
- Nhóm áo nhiều hơn nhóm quần là mấy?Vì sao?
- Là 2
- Nhóm quần ít hơn nhóm áo là mấy? Vì sao?
- Là 2
- Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau?
- Cách 1: bớt 2 cái áo
- Cách 2: thêm 2 cái quần
- Muốn cho 2 nhóm bằng nhau đều bằng 6 làm theo cách nào?
- Cách 2 thêm 2 quần
- Có 4 cái quần thêm 2 cái quần bằng mấy cái quần?
- 6 cái quần
- Đếm xem có bao nhiêu cái quần.
- 4 cái quần thêm 2 cái quần là mấy cái quần?
- Là 6
- Vậy 4 thêm 2 là mấy?
- Lúc này số áo và số quần như thế nào với nhau?
- Bằng nhau, đều bằng 6
-> Khái quát: Muốn có 6 cái quần thêm 2 cái quần nữa. 4 thêm 2 là 6
- Lúc này số áo và số quần đã bằng nhau rồi đấy. Xin mời các con đứng dạy vận động cùng chương trình bài “Tập đếm”. 
Chúng mình rất giỏi.
Chúng mình cùng ngồi xuống tiếp tục vào chương trình
- Trẻ vận động
* So sánh, thêm bớt 3 đối tượng.
- Cô thấy số lượng áo và quần bằng nhau rồi bây giờ bớt đi 3 cái quần .
- Trẻ bớt 3 quần
- 6 quần bớt 3 quần còn mấy quần?
- 1-2 trẻ trả lời
- Cùng kiểm tra xem có phải bằng 3 không?
- Trẻ đếm 1-3
- Chọn thẻ số mấy?
- Số 3
- Vậy 6 bớt 3 còn mấy?
- 1-2 trẻ trả lời
- Ai có nhận xét số áo và số quần như thế nào với nhau?
- Không bằng nhau
- Nhóm áo nhiều hơn số quần là mấy? Tại sao?
- Nhóm quần ít hơn số áo là mấy? Tại sao?
- Nhiều hơn là 3
- Ít hơn là 3
- Làm thế nào để cho 2 nhóm bằng nhau?
- Có hai cách để 2 nhóm bằng nhau.
Cách 1: bớt 3 áo
Cách 2: thêm 3 quần
- Nhưng muốn cho 2 nhóm bằng nhau và bằng 6 ta chọn cách nào?
- Thêm 3 quần
- Đếm xem bây giờ có bao nhiêu chiếc quần?
- 3 cái quần thêm 3 cái quần là mấy?
- Là 6
- Vậy 3 thêm 3 là mấy?
- Chọn thẻ số tương ứng
-> Tổng hợp: Muốn có 6 quần thì 3 cái quần phải thêm 3 quần nữa là 6 cái quần vậy 3 thêm 3 là 6
- Bây giờ 2 nhóm như thế nào với nhau?
- Cùng bằng nhau
* Cất dần các đối tượng
- Có 6 cái quần cất 1 cái quần còn mấy cái quần? 
- Trẻ cất dần theo yêu cầu
- 5 cái quần cất 2 cái quần ( 3 cái quần) còn cái quần?
- Trẻ trả lời
- 6 cái áo con cất 2 cái áo còn mấy?
- Trẻ cất 2 áo
- 4 áo cất hết còn cái nào không?
- Lấy thẻ số 6 giơ lên đọc to 2 lần giúp cô nào?
* Phần giao lưu:
- Hãy nhìn xung quanh phòng có nhóm đồ dùng nào có số lượng ít hơn 6?
- Trẻ tìm và nêu ý kiến
- Có 5 cái cốc bây giờ muốn có 6 cái cốc thì làm thế nào?
- Thêm 1 cái cốc
- Hãy nhìn xung quanh phòng có nhóm đồ dùng nào có số lượng bằng 6?
- Trẻ tìm và nêu ý kiến
- Có 6 cái bát bây giờ muốn bớt 1 cái cái bát thì còn mấy?
- Còn 5
- Lắng nghe xem cô vỗ tay hoặc dậm chân bao nhiêu cái và phải vỗ tiếp cho đủ 6 cái nhé
Lần 1: cô vỗ 4 cái cho trẻ vỗ tiếp cho đủ 6 cái
Lần 2: cô vỗ 4 cái cho trẻ vỗ tiếp cho đủ 6 cái
Lần 3: cô vỗ 3 cái cho trẻ vỗ tiếp cho đủ 6 cái
- Vừa rồi cả 3 gia đình đã trải qua phần thi thứ 2 rất suất sắc. 
Chương trình giành tặng cho các con trò chơi: 
Phần 3: Luyện tập 
* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Cô có những chiếc vòng với số lượng khác nhau, cô mời một số bạn lên chơi vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm vòng thì mỗi bạn tìm cho mình 1 cái vòng, còn các bạn ở dưới có nhiệm vụ so sánh xem số lượng các bạn với số vòng như thế nào với nhau và bằng cách nào để cho số vòng bằng số các bạn. Các con hiểu rõ cách chơi chưa?
- Trẻ lắng nghe
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Trẻ tham gia chơi
+ Ở lần chơi thứ nhất cô có mấy chiếc vòng các con cùng đếm (4)
Có 4 chiếc vòng thì có mấy bạn tìm được vòng còn mấy bạn chưa tìm được vòng (2). 
- Trẻ đếm 1-4
- Muốn số bạn với số vòng bằng nhau thì phải làm như thế nào?
- Thêm 2 cái vòng
- 4 cái vòng thêm 2 cái vòng là mấy cái vòng?
- 6 cái vòng
- Cùng kiểm tra giúp cô nào?
- Đếm
Rất xuất sắc cảm ơn các con.
* Trò chơi 2: Bầy mâm cỗ
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Cả 3 gia đình trổ tài bầy cho cô 3 mâm cỗ và ở đó có những đĩa hoa, quả bánh kẹo có số lượng khác nhau, nhiệm vụ của các con bầy thêm hoặc bớt ở những đĩa đó làm sao có số lượng là 6 và đặt thẻ số tương ứng. 
Thời gian là 1 bản nhạc, gia đình nào nhanh và đúng theo yêu cầu của chương trình thì gia đình đó giành chiến thắng.
- Trẻ lắng nghe
+ Luật chơi: Gia đình nào không làm đúng theo yêu cầu của chương trình thì phải hát 1 bài hát về gia đình để tặng cho các gia đình khác.
- Cô cho trẻ chơi.
- Trẻ tham gia chơi
- Cô kiếm tra kết quả: 
- Kiểm tra cùng cô
3- HĐ 3: Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương: Hôm nay cả 3 gia đình tham gia chơi rất suất sắc, cả 3 gia đình đều dành chiến thắng. Xin chúc mừng 3 gia đình
- Trẻ lắng nghe
- Cô mời . lên trao quà cho 3 gia đình
- Trẻ lên nhận quà
- Chương trình “ Tổ ấm gia đình” đến đây là hết thúc, tạm biệt và hẹn gặp lại các bé trong các chương trình sau.
- Vẫy tay tạm biệt
BẢN GỐC
GIÁO ÁN HỘI THI “GIÁO VIÊN DẠY GIỎI” CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023
Chủ đề: Gia đình
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: So sánh thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Ngày dạy: /10/2022
Người dạy: Vũ Thị Huệ
I – Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thêm, bớt, so sánh, tạo được sự bằng nhau trong phạm vi 6
- Trẻ biết quan hệ giữa hai số tự nhiên khác nhau: lớn hơn, nhỏ hơn
- Trẻ biết quan hệ về vị trí của hai số tự nhiên khác nhau: Đứng trước, đứng sau, 
- Trẻ diễn đạt đúng mối quan hệ giữa hai nhóm: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thêm, bớt, so sánh, tạo được sự bằng nhau trong phạm vi 6
- Phát triển vốn từ so sánh nhóm đối tượng, rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc
- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác, phối hợp cùng với bạn hoàn thành các trò chơi theo yêu cầu
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, hợp tác với bạn trong nhóm chơi
 II- Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- 3 hộp quà, 4 phiếu mua hàng miễn phí
- Máy vi tính, ti vi, nội dung bài giảng để trình chiếu
- Cái cốc, cái bát, cái rổ có số lượng 4,5,6 để quanh lớp, thẻ số
- Chai nước khoáng, chai sữa, quả hồng, thạch, bánh, kẹo, cốc,  cho trẻ chơi trò chơi
* Đồ dùng của trẻ 
- Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi có: 6 áo, 6 quần và thẻ số 3-6, hai thẻ số 6, que chỉ
III- Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1- HĐ 1: Gây hứng thú:
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay.
- Trẻ hưởng ửng cùng cô bằng tràng pháo tay
- Đến với chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay có sự tham gia của 3 gia đình.
- Gia đình số 1
- Gia đình số 2
- Gia đình số 3
- Vẫy tay và chào các bạn
- Để đánh giá xem gia đình nào có nhiều thành viên học giỏi toán Ban tổ chức mời các cô giáo trong BGH nhà trường là Ban giám khảo của chương trình. Chúng ta nhiệt liệt chào mừng các cô.
- Trẻ vỗ tay
- Cô giáo là người dẫn chương trình đồng hành cùng các gia đình trong ngày hôm nay.
- Sau đây thay mặt cho ban tổ chức thông qua các phần thi của chương trình như sau: 
Các gia đình phải trải qua 3 phần thi: Phần thi thứ nhất là “So tài”, phần thứ 2 là “Tài năng”, phần thứ 3 là “Chung sức”
- Trẻ lắng nghe
- Sau đây các gia đình bước vào phần thi thứ nhất mang tên “So tài”
HĐ 2: Nội dung chính
Phần 1: Ôn nhận biết, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 6
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Trên màn hình là 4 ô cửa bí mật, ẩn sau mỗi ô cửa là đồ dùng trong gia đình. Sau khi ô cửa mở ra các gia đình có 5 giây để quan sát và đếm xem đồ dùng đó có số lượng bao nhiêu, sau 5 giây gia đình nào có câu trả lời thì lắc xắc xô dành quyền trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà của chương trình là 1 phiếu mua hàng miễn phí, nếu đưa ra câu trả lời chưa chính xác thì giành quyền trả lời cho gia đình khác
- Trẻ lắng nghe
- Cô cho trẻ chơi
- Trẻ hào hứng chơi
Câu 1: Có bao nhiêu cái cốc?
Câu 2: Có bao nhiều đồ dùng sử dụng bằng điện?
Câu 3: Có bao nhiều đồ dùng để nấu ăn?
Câu 4: Có bao nhiều đồ dùng trong phòng ngủ?
- Cô tổng hợp kết quả của mỗi gia đình
Phần 2: So sánh thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
- Chương trình giành tặng mỗi thành viên 1 rổ đồ chơi. Cho trẻ tự lấy rổ và về chỗ.
- Trẻ lấy rổ và về chỗ ngồi
- Con nhìn trong rổ của mình có gì nào?
- Có áo, quần, thẻ số, que chỉ
* So sánh, thêm bớt 1 đối tượng.
- Con lấy hết số áo trong rổ ra xếp thành hàng ngang từ trái sang phải
- Trẻ thực hiện
- Ai cho cô biết có bao nhiêu cái áo?
(Hỏi 2-3 cá nhân trẻ)
- 6 cái áo
- Cả lớp đếm giúp cô xem có đúng là 6 cái áo không?
- Trẻ đếm 1-6
- 6 cái áo tương ứng với thẻ số mấy?
- Số 6
- Con lấy thẻ số 6 giơ lên và đọc to
- Con đặt vào bên phải 
- Lấy 5 cái quần ra xếp tương ứng 1 – 1 sao cho dưới mỗi cái áo có 1 cái quần
- Trẻ thực hiện
- Các con đếm xem đã đủ 5 cái qần chưa nhé?
- Trẻ đếm 1-5
- Các con đặt thẻ số mấy cho đúng?
- Số 5
- Có 6 cái áo, 5 cái quần 
- Vậy nhóm áo và nhóm quần như thế nào với nhau?
- Không bằng nhau
- Vì sao con biết 2 nhóm này không bằng nhau
- Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy?
- Nhóm áo nhiều hơn, nhiều hơn là 1
- Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy?
- Nhóm quần ít hơn, ít hơn là 1
-> Cô khái quát lại: 6 cái áo nhiều hơn 5 cái quần là 1 cái áo, - 5 cái quần ít hơn 6 cái áo là 1 cái quần
- Trẻ lắng nghe
- Vậy nhóm có 6 nhiều hơn nhóm có 5 thì số 6 so với số 5 như thế nào?
- Số 6 lớn hơn số 5
- Số 6 lớn hơn số 5 , số nào đứng trước, số nào đứng sau?
- Số 5 đứng trước số 6
- Bạn nào giỏi lên xếp vị trí số 5 và số 6 cho cô nào? (Sline)
-> Cô kết luận: 
- Nhóm nào có số lượng nhiều hơn thì biểu thị bằng số lớn hơn. Nhóm nào có số lượng ít hơn thì biểu thị bằng số nhỏ hơn. 
- Vì vậy 6 cái áo nhiều hơn 5 cái quần nên số 6 lớn hơn số 5, số 5 nhỏ hơn số 6.
- Trong dãy số tự nhiên số nào nhỏ hơn thì đứng trước, số nào lớn hơn thì đứng sau. Các chữ số hơn kém nhau 1 đơn vị 
- Trẻ lắng nghe
-Vì vậy số 5 đứng trước số 6, số 6 đứng sau số 5 đấy.
- Muốn cho nhóm áo và nhóm quần bằng nhau ta làm thế nào? ( Hỏi 2-3 trẻ)
- Thêm 1 cái quần hoặc bớt 1 cái áo
- Muốn cho nhóm áo và nhóm quần bằng nhau ta có 2 cách.
- Trẻ lắng nghe
Cách 1: bớt đi 1 cái áo
Cách 2: thêm 1 cái quần 
- Các con hãy nhìn lên xem cô làm theo cách của bạn A là bớt đi 1 cái áo xem cách này có đúng không nhé!
- 6 bớt 1 còn mấy?
- Còn 5
- Thay thẻ số 6 bằng thẻ số mấy?
- Số 5
- Chúng mình cùng xem số áo và số quần lúc này như thế nào với nhau?
- Bằng nhau
- Đều bằng mấy? ( Cho trẻ đếm)
- Trẻ đếm 1-5
- Vậy cách của bạn A có đúng không?
- Còn cách của bạn B là thêm 1 cái quần nữa.
- Chúng mình cùng lấy thêm 1 cái quần nữa theo cách của bạn B nào?
- Trẻ thêm 1 cái quần
- Cùng kiếm tra xem có bao nhiều cái quần. 
- Trẻ đếm
- Vậy 5 cái quần thêm 1 cái quần là 6 cái quần là mấy cái quần?
- 6 cái quần
- Cô kiểm tra cá nhân trẻ đếm, hỏi cá nhân trẻ 5 thêm 1 là mấy?
- Trẻ trả lời
- 5 thêm 1 là 6
- Trẻ đọc theo cô
- Lúc này nhóm áo và nhóm quần như thế nào với nhau
- Bằng nhau
- Cùng bằng mấy?
- Bằng 6
- Cùng kiếm tra lại xem có đúng bằng 6 không nhé?
- Trẻ đếm
* So sánh, thêm bớt 2 đối tượng.
- Có 6 cái quần cất đi 2 cái quần còn mấy cái quần? ( Hỏi cá nhân)
- Còn 4 cái quần
- Chúng mình cùng đếm xem có đúng còn 4 cái quần không nhé?
- Trẻ đếm 1-4
- 4 cái quần đặt thẻ số mấy?
- Số 4
- Vậy 6 bớt 2 còn mấy
- Còn 4
- Có 6 cái áo và 4 cái quần thì như thế nào với nhau?
- Không bằng nhau
- Nhóm áo nhiều hơn nhóm quần là mấy?
- Là 2
- Tại sao?
- 6 áo, 4 quần
- Nhóm quần ít hơn nhóm áo là mấy? Vì sao?
- Là 2
- Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau?
- Cách 1: bớt 2 cái áo
- Cách 2: thêm 2 cái quần
- Muốn cho 2 nhóm bằng nhau đều bằng 6 làm theo cách nào?
- Cách 2 thêm 2 quần
- Có 4 cái quần thêm 2 cái quần bằng mấy cái quần?
- 6 cái quần
- Đếm xem có bao nhiêu cái quần.
- 4 cái quần thêm 2 cái quần là mấy cái quần?
- Là 6
- Vậy 4 thêm 2 là mấy?
- Lúc này số áo và số quần như thế nào với nhau?
- Bằng nhau, đều bằng 6
-> Khái quát: Muốn có 6 cái quần thêm 2 cái quần nữa. 4 thêm 2 là 6
- Lúc này sô áo và số quần đã bằng nhau rồi đấy. Xin mời các con đứng dạy vận động cùng chương trình bài “Tập đếm”. 
Chúng mình rất giỏi.
Chúng mình cùng ngồi xuống tiếp tục vào bài học nào.
* So sánh, thêm bớt 3 đối tượng.
- Cô thấy số lượng áo và quần bằng nhau rồi bây giờ bớt đi 3 cái quần .
- Trẻ bớt 3 quần
- 6 quần bớt 3 quần còn mấy quần?
- 1-2 trẻ trả lời
- Cùng kiểm tra xem có phải bằng 3 không?
- Trẻ đếm 1-3
- Chọn thẻ số mấy?
- Số 3
- Vậy 6 bớt 3 còn mấy?
- 1-2 trẻ trả lời
- Ai có nhận xét số áo và số quần như thế nào với nhau?
- Không bằng nhau
- Nhóm áo nhiều hơn số quần là mấy? Tại sao?
- Nhóm quần ít hơn số áo là mấy? Tại sao?
- Nhiều hơn là 3
- Ít hơn là 3
- Làm thế nào để cho 2 nhóm bằng nhau?
- Có hai cách để 2 nhóm bằng nhau.
Cách 1: bớt 3 áo
Cách 2: thêm 3 quần
- Nhưng muốn cho 2 nhóm bằng nhau và bằng 6 ta chọn cách nào?
- Thêm 3 quần
- Đếm xem bây giờ có bao nhiêu chiếc quần?
- 3 cái quần thêm 3 cái quần là mấy?
- Là 6
- Vậy 3 thêm 3 là mấy?
- Chọn thẻ số tương ứng
-> Tổng hợp: Muốn có 6 quần thì 3 cái quần phải thêm 3 quần nữa là 6 cái quần vậy 3 thêm 3 là 6
- Bây giờ 2 nhóm như thế nào với nhau?
- Cùng bằng nhau
* Cất dần các đối tượng
- Có 6 cái quần cất 1 cái quần còn mấy cái quần? 
- Trẻ cất dần theo yêu cầu
- 5 cái quần cất 2 cái quần còn cái quần?
- Trẻ trả lời
- 3 cất 3 bằng mấy
- Đặt thẻ số 3 có phù hợp không?
- 6 cái áo con cất 2 cái áo còn mấy?
- Trẻ cất 2 áo
- 4 áo cất hết còn cái nào không?
- Còn số mấy?
- Số 6
- Lấy thẻ số 6 giơ lên đọc to 2 lần giúp cô nào?
* Phần giao lưu:
- Vừa rồi các thành viên trong gi đình rất thông minh chơi với những đồ chơi chương trình tặng. Bây giờ xem ai thông minh hơn nữ nhé.
- Hãy nhìn xung quanh phòng có nhóm đồ dùng nào có số lượng ít hơn 6?
- Trẻ tìm và nêu ý kiến
- Có 5 cái cốc bây giờ muốn có 6 cái cốc thì làm thế nào?
- Thêm 1 cái cốc
- Hãy nhìn xung quanh phòng có nhóm đồ dùng nào có số lượng bằng 6?
- Trẻ tìm và nêu ý kiến
- Có 6 cái bát bây giờ muốn bớt 1 cái cái bát thì còn mấy?
- Còn 5
- Lắng nghe xem cô vỗ tay hoặc dậm chân bao nhiêu cái và phải vỗ tiếp cho đủ 6 cái nhé
Lần 1: cô vỗ 4 cái cho trẻ vỗ tiếp cho đủ 6 cái
Lần 2: cô vỗ 4 cái cho trẻ vỗ tiếp ch

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_de_tai_so_sanh_them_b.docx