Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình mến yêu - Nhánh: Các thành viên trong gia đình

A. MỤC TIÊU

I. Phát triển thể chất.

Trẻ 5tuổi

-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).

 - Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, cuả cơ thể để có thể đi thật khéo trên ghế thể dục mà không bị ngã và không để bị rơi túi cát.

- Tô mầu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS 6)

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS 15)

Trẻ 3 4 tuổi

- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn

- Thực hiện được các vận động chạy bật ,bò, ném

- Thực hiện được các vận động

- Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay

II. Phát triển nhận thức.

 Trẻ 5 tuổi

- Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại hình học: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.

- Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.(109)

- Thực hiện một số công việc theo cách riêng củ mình (CS 118 )

 

doc61 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình mến yêu - Nhánh: Các thành viên trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ:GIA ĐÌNH MẾN YÊU 
NHÁNH:CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
 ( Thời gian thực hiện: Từ ngày 26/9 đến 21/10 năm 2016)
A. MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất.
Trẻ 5tuổi
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).
 	- Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, cuả cơ thể để có thể đi thật khéo trên ghế thể dục mà không bị ngã và không để bị rơi túi cát.
- Tô mầu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS 6) 
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS 15)
Trẻ 3 4 tuổi
- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn
- Thực hiện được các vận động chạy bật ,bò, ném 
- Thực hiện được các vận động 
- Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay
II. Phát triển nhận thức.
 	Trẻ 5 tuổi
- Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại hình học: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.
- Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.(109) 
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng củ mình (CS 118 )
Trẻ 3 -4 tuổi:
- Biết nơi ở của gia đình tên bản,làng,xã 
- Biết tên, công việc một số đặc điểm của người thân trong gia đình.
- Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một đồ dùng trong gia đình
Chọn được hình tròn,hình vuông, tam giác theo mẫu và theo tên gọi.
- Biết tên bố mẹ ông bà , nơi ở 
- Bước đầu biết về nhu cầu ăn mặc của bản thân
III. Phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 5 tuổi
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện thơ, đồng dao, ca dao giàng cho lứa tuổi của trẻ (CS 64)
- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, y nghĩa và kinh nghiệm của bản thân (CS 68)
Trẻ 3- 4 tuổi
Bước đầu biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói
Biết lắng nghe đặt ra những câu hỏi đơn giản (ai,cái gì, để làm gì..)
Thích nghe đọc thơ, kể chuyện,xem tranh ảnh về gia đình ,kể về một sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô.
Biết chào hỏi lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh 
IV. Phát triển thẩm mĩ.
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ sử dụng các nét vẽ cơ bản để tạo nên một bức tranh người thân trong gia đình của trẻ mà trẻ muốn vẽ.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng cầm bút, kĩ năng vẽ, kĩ năng tô màu.
 	- Trẻ yêu thích bộ môn học.
Trẻ 3- 4 tuổi
- Hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản về gia đình( vẽ nặn, tô mầu người thân trong gia đình , ngôi nhà, hoa quả,đồ dùng gia đình )
- Thích nghe hát, hát,vận động theo nhạc các bài hát, bản nhạc 
V. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội.
 	Trẻ 5 tuổi
- Trẻ biết tình cảm của mọi người trong gia đình dành cho nhau, trẻ cảm nhận được sự thương yêu, quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái qua bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Đề xuất các trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích riêng của bản thân (CS 30)
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS 37)
Trẻ 3-4 tuổi
- Nhận biết và bước đầu biết biểu lộ một số cảm xúc với người thân trong gia 
- Biết một vài quy tắc đơn giản trong gia đình ( chào hỏi lễ phép, xin lỗi khi mắc lỗi..
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của bản thân trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp.
- Bước đầu biết biểu lộ cảm xúc với người thân trong gia đình
 B. NỘI DUNG
PHẦN I: ĐÓN TRẺ	
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn hàng ngày cho trẻ. Cất đồ dùng cho trẻ vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích.
 - Điểm danh đầu giờ.
PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích, yêu cầu:
1, Kiến thức: 
Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
2, Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn kĩ năng vận động.
3, Giáo dục:
Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
 	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
 	- Cô chuẩn bị các động tác thể dục,
 	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
 III. Tổ chức thể hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
2. Trọng động
3. Hồi tĩnh
- Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 2 hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 2 lần x 8nhịp:
1. Hô hấp: Thở với ông mặt trời.
 (4Lần x 8 nhịp)
2. Tay: Hai tay quay dọc thân. 
 (4Lần x 8 nhịp)
3. Chân: Đứng co 1 chân lên, tay đưa trước.
 (4Lần x 8 nhịp)
4. Bụng: Đứng cúi gập người về trước tay chạm mu bàn chân.
 (4Lần x 8 nhịp)
5. Bật: Bật chụm tách chân.
 (4Lần x 8 nhịp)
* Trò Chơi: Cho trẻ chơi các trò chơi “Bóng bay”.
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, rồi vào lớp.
- Trẻ khởi đọng cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
 - Trẻ về hàng tập thể dục
 Ò ó o 
 90
- Trẻ chơi trò chơi 2- 3 lần
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
PHẦN I III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động có chủ đích.
+Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
+Vẽ tự do trên sân trường
+Thực đơn của bé
+Thứ 5: Quan sát thời tiết
2. Trò chơi vận động.
+Gia đình gấu
+ Có bao nhiêu đồ vật
+Hái táo
+Thứ 5: Nghệ sĩ trong gia đình	
3.Chơi tự do 
	- Chơi tự do trên sân trường	
I. Mục đích, yêu cầu:
 	- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, trẻ được trò chuyện với mọi người về những người thân trong gia đình của bé. Trẻ được nói lên những gì trẻ thích, những món ăn mà hằng trẻ được ăn có trong thực đơn cảu bé, Trẻ được biết thời tiết trong ngày như thế nào biết được một số mẹo nhỏ của dân gian về việc dự đoán thời tiết như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm” “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng tây vừa làm vừa chơi”
- Trẻ chơi hứng thú với các trò chơi và chơi đúng luật.
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý, kính trọng người thân trong gia đình bé.
II. Chuẩn bị:
- Một số bài hát trong chủ điểm, phấn đủ cho mỗi trẻ
- Địa điểm quan sát: Rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát.
III.Tổ chức thực hiện.
1:Hoạt động có chủ đích.
a. Trò chuyện về các thành viên trong ga đình.
- Cô và trẻ nghe nhạc bài “Tổ ấm gia đình” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Tổ ấm gia đình là nơi mỗi chúng ta dừng chân, nghỉ ngơi khi ta mệt mỏi, khi ta buồn vui đều có gia đình ở bên chia sẻ, động viên, giúp đỡ ta. Ai trong chúng ta cũng đều có gia đình của mình phải không nào và mọi người trong gia đình rất là yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ nhau cùng vượt qua mọi khó khăn vất vả.
 	+ Các con hãy kể về gia đình của các con đi?
 	+ Gia đình con có mấy thành viên?
 	+ Gốm có những ai?
 	+ Bố con tên là gì? Bố con năm nay bao nhiêu tuổi?
 	+ Mẹ con thì sao?
 	+ Con có mấy anh chị em.
 	- Cô cho trẻ kể về gia đình của trẻ.
b. Vẽ tự do trên sân trường 
 	Các con ơi! Hôm nay cô thấy ngoài trời trời thời tiết rất là đẹp đấy chúng mình cùng dạo chơi nhé. Trước khi ra ngoài dạo chơi cô có cái này muốn phát cho chúng mình, chúng mình biết đây là gì không?
 	Cô và trẻ đi ra ngoài, vừa đi vừa hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, đến địa điểm thích hợp cho trẻ dừng lại.
 	+ Đây là phấn và hôm nay các con sẽ được chơi với những viên phấn này, chúng mình có thích không?
 	+ Bây giờ các con hãy dùng viên mà mà chúng mình có được chúng mình hãy vẽ những gì mà chúng mình thích nhé.
 	+ Trong khi trẻ vẽ, cô đi quan sát, động viên, khuyến khích trẻ vẽ, cô hỏi trẻ:
 	+ Các con đang vẽ gì vậy?
 	+ Các con có thể vẽ ngôi trường của chúng mình, với những quang cảnh thiên nhiên thật đẹp.
 	+ Cô nhận xét bài của từng trẻ, cho trẻ đi rửa tay và chơi trò chơi.
c. Thực đơn của bé 
 	- Các con ơi! Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh để học tập thật tốt, để hoạt động tốt các hoạt động trong ngày thì ngoài việc chăm tập thể dục thể thao ra chúng mình còn cần phải ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chính vì thế mà thực đơn hàng ngày của chúng mình rất là quan trọng.
 	- Hàng ngày, các con ăn sáng với gì?
 	- Các con ăn như thế nào là hợp lý.
 	- Các bữa ăn các con phải bổ xung thêm những món gì cần thiết cho cơ thể.
 	- Hằng ngày các con ăn gì trong bữa trưa?
 	- Bữa tối gia đình chúng mình thường ăn gì?
d. Quan sát thời tiết 
 	Trước khi cho trẻ ra ngoài trời, cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem đã phù hợp với thời tiết bên ngoài, cho trẻ xếp thành 2 hàng.
 	Cô nói:
 	- Các con ơi! Hôm nay cô và các con sẽ cùng dạo quanh sân trường, nhưng trước hết để cuộc dạo chơi được vui vẻ chúng ta hãy cùng quan sát thời tiết hôm nay có thích hợp cho chúng ta dạo chơi không nhé!
 	Nào chúng mình cùng ra sân và quan sát thời tiết thế nào nhé.Vừa đi vừa hát “Dạo chơi”
 	- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?
 	- Bầu trời có đẹp không? 
 	- Hôm nay thời tiết rất đẹp phải không nào? Bầu trời cao và trong xanh, trời hôm nay rất mát mẻ rất thích hợp cho chúng ta đi chơi phải không các con?
 	- Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay có gì nữa không? À, còn có gió nữa phải không nào nên rất là mát. 
2. Trò chơi vận động:
a,Trò chơi “Gia đình Gấu”
 	Chuẩn bị: Vẽ 3 vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà của Gấu
 	Cách chơi: 
Cô quy định vòng tròn 1 là nhà của Gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà của Gấu đen, vòng tròn 3 là nhà của Gấu vàng.
 	Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau để phân biệt Gấu trắng, Gấu đen, Gấu vàng.
 	Theo nhạc các chú Gấu đi chơi, bò chui qua hầm. cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì các chú Gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình.
b. Có bao nhiêu đồ vật
 	Chuẩn bị: 
 	Tranh lô tô các đồ dùng trong gia đình
 	Vẽ 5 - 6 vòng tròn trên sàn. Trong mỗi vòng đặt một lô tô, một đồ vật với số lượng khác nhau.
 	Cách chơi: 
 	Cô cho 1 trẻ lên. Trẻ nhảy bật chân vào 1 vòng tròn bất kỳ và nói tên đồ vật, số lượng đồ vật đó.
 	Lần lượt từng trẻ lên chơi.
c. Trò chơi: Hái táo.
 	Chuẩn bị: Cho trẻ đứng tự di xung quanh cô
 	Cách chơi:
 	- Cô và trẻ cùng chơi, vừa nói vừa làm động tác:
 	+ Đây là cây táo nhỏ (Giơ tay phải/trái lên, xoè các ngón tay ra)
 	+ Tôi nhìn lên cây và thấy (Nhìn theo các ngón tay)
 	+ Táo chín đỏ và ngọt (Hai bàn tay làm động tác ôm quả táo)
 	+ Táo chín ăn ngon quá (Đưa tay lên miệng)
 	+ Lắc cây táo nhỏ (Hai tay lắc)
 	+ Những quả táo rơi vào tôi (Giơ hai tay lên và hạ xuống)
 	+ Đây là cái giỏ to và tròn (Làm vòng tròn bằng hai tay)
 	+ Nhặt táo trên mặt đất (Cúi xuống nhặt và bỏ vào giỏ)
 	+ Hái táo ở trên cây (Giơ tay cao lên. mắt nhìn theo tay)
 	+ Tôi sẽ ăn quả táo (Đưa tay lên miệng)
 	- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
d. Trò chơi “Nghệ sĩ trong gia đình”
 	Chuẩn bị: Hai ống tre dài 15 - 20cm. Một đầu dùng bìa dán bịt kín lại. Nối ống bằng một sợi dây dài xuyên qua ở giữa mảnh bìa.
 	Cách chơi:
 	Mỗi nhóm chơi 3 - 5 trẻ.Tiến hành chơi theo cách chơi của trò chơi dân gian “Hát ống” giống như hát đối hoặc như trò chơi gọi điện thoại. Mỗi trẻ đóng vai: Ông, bà, bố, mẹ hoặc là con Từng đôi hai trẻ một, hát và nghe, mỗi trẻ cầm một ống, trẻ này hát thì trẻ kia nghe. Mỗi trẻ được nghe hát và hát một lần, trẻ đóng vai nào thì lựa chọn bài phù hợp để hát.
3. Chơi tự do:
 	- Chơi theo ý thích . 
PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: 
Gia đình, bán hàng, mẹ con.
2. Góc nghệ thuật:
Bé hát múa theo chủ điểm
3. Góc thiên nhiên: 
Bé chăm sóc cây xanh
4. Góc học tập: 
Chơi lôtô về các thành viên trong gia đình
5. Góc xây dựng: 
Xây dựng ngôi nhà của bé.
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Góc phân vai:
 	- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Biết chào hỏi lễ phép Thể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện là vai mẹ con, các thành viên sống trong cùng một gia đình, yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết chào hỏi, vâng lời bố mẹ .
2. Góc nghệ thuật:
 	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ tự do thể hiện năng khiếu của mình qua các bài hát mà trẻ lựa chọn có trong chủ điểm.
 	- Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động theo nhạc.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi
3. Góc học tập:
 	- Trẻ biết cách chơi lôtô về các thành viên trong gia đình, biết được giới tính, phân biệt được tầng lớp qua đặc điểm bên ngoài của từng nhân vật trong lô tô.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, Kĩ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 	- Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
4. Góc xây dựng:
 	- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây cảnh để xây dựng được cho gia đình bé một căn nhà thật khang trang với một khuôn viên đẹp, rộng, thoáng.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
5. Góc thiên nhiên:
 	- Trẻ biết cách chăm sóc cây, hoa trong vườn trường, biết lợi ích của cây, hoa đối với đời sống con người.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng so sánh.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, cây, hoa, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa.
II. Chuẩn bị:
1,Góc phân vai: 
	- Đồ chơi gia đình: Đồ dùng gia đình phục vụ cho mọi sinh hoạt hằng ngày, nội dung của góc chơi.
 	- Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi đồ dùng gia đình
 	- Đồ chơi mẹ con: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, cho trẻ nhận vai chơi.
2. Góc nghệ thuật:
 	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre.
 	- Nội dung các bài hát có trong chủ điểm.
3. Góc học tập:
 	- Bộ lô tô các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị.
4. Góc xây dựng:
 	- Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa
5. Góc thiên nhiên:
 	- Địa điểm chăm sóc cây trong vườn trường, khăn lau lá cây,nước tưới cho cây, dụng cụ làm cỏ cho vườn hoa.
III. Cách tiến hành:
 	a. Thỏa thuận trước khi chơi:
Các con mau lại đây với cô nào?
+ Cho trẻ nghe nhạc bài “Tổ ấm gia đình” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trong tổ ấm gia đình có những ai?
Các con ạ! Tổ ấm gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, được sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của bố mẹ, chúng mình lớn lên trong vòng tay yêu thương và ấp ủ của mẹ cha. Hôm nay, đến với góc phân vai chúng mình sẽ cùng đóng vai nhập vai thể hiện được chính cuộc sống gia đình của chúng ta trong hoạt động chơi gia đình, mẹ con và hoạt động bán hàng đồ dùng, đồ ăn thức uống phục vụ cho cuộc sống gia đình hằng ngày. Bạn nào sẽ tham gia ở góc chơi này?
Đôi làn môi con ngậm đầu vú mẹ như cây lúa nhỏ nghiêng về phù sa như hương hoa thơm nghiêng về ngon gió Đó là những ca từ thân thiết, giản dị của “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”. Các con ạ! Ngay từ khi sinh ra mỗi chúng ta đều che chở trong vòng tay yêu thương của mẹ, và sự nuôi dưỡng của người cha, sự quan tâm yêu thương của gia đình. Để thể hiện tình cảm của chúng mình với gia đình, chúng mình hãy cùng thể hiện qua các bài hát trong chủ điểm gia đình như “Cháu yêu bà”, “Cả nhà thương nhau” Các con đồng ý không nào? Nào bạn nào sẽ tham gia biểu diễn ở góc nghệ thuật?
Cô mời các con cùng đến với góc học tập và khám phá xem hôm nay chúng mình được chơi gì ở góc chơi này nhé. Ồ ở đây hôm nay cô thấy có rất nhiều lô tô có hình ảnh chân dung của những con người, không biết rằng lô tô nói về ai. Chúng mình cùng quan sát và cùng khám phá xem đó là ai nhé! Nào ai sẽ giúp cô khám phá điều này?
Các con ơi! Chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình cùng cô tham gia vào công việc xây dựng ngôi nhà của bé, chúng ta sẽ thiết kế một khuân viên, một căn nhà thật đẹp, rộng, phù hợp để cho cả gia đình cùng chung sống. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên cho gia đình một căn nhà thật đẹp nhé.
 Để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình hằng ngày phải chăm sóc cây xanh xung quanh khu vực trường để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, để làm được điều đó chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé.
 	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
 	b. Qúa trình chơi:
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	1. Góc phân vai:
 	Chào các bạn, các bạn đang chơi gì mà vui thế? 
 	Các bạn đang chơi ở cửa hàng à? Ai là chủ cửa hàng này? Cửa hàng của bác bán gì vậy?
 	Chào bạn, bạn muốn mua gì vậy?
 	Bạn muốn mua những đồ dùng này để làm gì? 
 	Chào bạn, bạn đang làm gì vậy? Bạn cho em bé ăn gì vậy? Bạn chơi đóng vai mẹ - con à? Vậy bạn làm mẹ bạn chăm sóc con của mình như thế nào?
 	Còn bạn bạn đang đóng trong vai gì vậy? Là các thành viên trong gia đình các bạn phải như thế nào với nhau?
 	2. Góc nghệ thuật:
 	Chào các ca sĩ nhí, các bạn sẽ thể hiện năng khiếu của mình trong phần thi này với bài hát gì vậy? 
 	- Bài hát nói về điều gì?
 	- Con đang sử dụng dụng cụ âm nhạc nào cho bài hát “Cháu yêu bà” vậy?
 	- Các bạn có thể hát tặng tôi bài hát “Cả nhà thương nhau” được không?
 	3. Góc học tập:
 	Các bạn ơi! Các bạn chơi có vui không? Các bạn đã tìm hiểu được những nhân vật trong lô tô là những ai chưa?
 	- Vì sao bạn biết?
 	- Còn đây là ai? Bạn ấy có tóc như thế nào? Còn bạn gái này thì sao? 
 	- Cảm ơn các bạn đã giúp cô giải đáp các thắc mắc về những nhân vật trong lô tô này rồi. 
 	4. Góc xây dựng:
 	Chào các bạn, các bạn đang tham gia là những bác thợ xây, chúng mình thấy công việc xây dựng thú vị chứ?
 	+ Chúng mình đang xây kiểu nhà gì?
 	+ Xung quanh nhà có gì? 
 	+ Ngoài nhà ra chúng mình còn xây gì nữa?
 	Các bạn cứ tiếp tục xây dựng cho mình một căn nhà thật đẹp.
 	5. Góc thiên nhiên:
 	Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 	- Ai sới cỏ cho cây?
 	- Ai tưới nước cho cây?
 	- Ai bắt sâu cho cây?
 	Để vườn trường luôn xanh - xạch - đẹp chúng mình phải làm những gì?
 	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
 	c. Kết thúc quá trình chơi:
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về căn nhà của các bé tham gia xây dựng vừa được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
PHẦN V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 	Thứ 2: Trẻ hát “Cô và mẹ”
 	Thứ 3: Trò chuyện với trẻ về tắm gội
 	Thứ 4: Đọc thơ “Mẹ của em”
 	Thứ 5: Tô màu hoa
 	Thứ 6: Hát “Cả nhà thương nhau”
I. Mục đích - yêu cầu:
 	- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới.
 	- Trẻ biết được ý nghĩa của việc tắm gội hằng ngày.
 	- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc thuộc thơ “Mẹ của em”
 	- Bé thấy thích thú khi chơi với sáp màu và được tô màu hoa mà trẻ thích 
 	- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu, vận động minh hoạ cho bài hát “Cả nhà thương nhau”
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh hoa, màu sáp, màu nước
 	- Tranh minh họa bài thơ “Mẹ của em”.
 	- Lời bài hát “Cả nhà thương nhau”
 	- Nội dung, tranh ảnh về việc tắm gội hàng ngày của trẻ.
III. Tiến hành:
1.Thứ 2: Trẻ hát “Cô và mẹ”
 	- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
 	- Cô hát 1 - 2 lần kết hợp dụng cụ âm nhạc
 	+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
 	- Cho trẻ hát
 	+ Trẻ hát tập thể cùng cô 4 -5 lần
 	+ Tổ hát thi 
 	+ Nhóm trẻ thể hiện
 	+ Cá nhân trẻ hát theo nhạc đệm.
2.Thứ 3: Trò chuyện với trẻ về tắm gội.
 	Trò chuyện với trẻ về việc tắm rửa hằng ngày giúp trẻ hiểu lợi ích của việc tắm rửa, giúp da dẻ sạch sẽ, không ngứa ngáy,

File đính kèm:

  • doc03-Giao an chu de gia dinh tuan 1+2.doc
Giáo Án Liên Quan