Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Năm học 2021-2022

- Giới thiệu các món ăn trong gia đình, các thực phẩm cần dùng cho gia đình, cách chế biến đơn giản và ích lợi của chúng

- Dạy trẻ qua thực tế tại trường lớp, giáo dục qua các tiết học, trao đổi nhắc nhở phụ huynh dạy trẻ khi ở nhà

- Dạy trẻ nhận biết mùa lũ quê em, nguyên nhân, hậu quả và hướng dẫn trẻ các kĩ năng phòng đuối nước

- Giáo dục trẻ hằng ngày

- Trải nghiệm: Không đi theo hay nhận quà của người lạ

- Ghi nhớ địa chỉ gia đình và số điện thoại bố mẹ, các số điện thoại cứu trợ cần thiết bằng các trò chơi như: Chiếc điện thoại thông minh, ai nhớ giỏi,.

- Thể dục: Bò dích dắc qua 7 điểm

TC: Chuyền bóng qua đầu

- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân ( TC vận động)

- Thể dục: Ném xa bằng 1 tay

TC: Mèo đuổi chuột

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Làm quen với toán:

-Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật

* Làm quen với toán:

+ Đếm đến 6 nhận biết nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6

- Học đếm các đồ chơi, bước chân, lá cây, viên sỏi,.

* Khám phá xã hội:

- Trò chuyện về gia đình bé và ngày lễ 20/10

- Gia đình bé cần gì?

 

docx35 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Thời gian: 2 tuần (từ ngày 18/10 đến ngày 29/10/2021)
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
3. Trẻ kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày. Biết được thao tác đơn giản trong chế biến món ăn, thức uống
- Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Giới thiệu các món ăn trong gia đình, các thực phẩm cần dùng cho gia đình, cách chế biến đơn giản và ích lợi của chúng
10. Trẻ nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm, những nơi không an toàn.
10.1. Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng...là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn.
10.2. Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm... là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần. Biết nguyên nhân đuối nước và có một số kỹ năng phòng, tránh đuối nước
10.3. Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh: Biết nhờ sự giúp đỡ khi bị lạc; kêu cứu khi gặp nguy hiểm...
10.4. Biết cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc,....
10.5. Biết không tự ý uống thuốc.
10.6. Biết ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc có hại và không lại gần người đang hút thuốc 
- Dạy trẻ qua thực tế tại trường lớp, giáo dục qua các tiết học, trao đổi nhắc nhở phụ huynh dạy trẻ khi ở nhà
- Dạy trẻ nhận biết mùa lũ quê em, nguyên nhân, hậu quả và hướng dẫn trẻ các kĩ năng phòng đuối nước
- Giáo dục trẻ hằng ngày
11. Trẻ nhận biết và phòng tránh một số trường hợp không an toàn. 
11.1. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ:
11.2. Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
11.3. Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
11.4. Biết nhờ người giúp đỡ khi bị lạc
11.5. Biết gọi số 113,114,115 khi cần thiết
- Trải nghiệm: Không đi theo hay nhận quà của người lạ
- Ghi nhớ địa chỉ gia đình và số điện thoại bố mẹ, các số điện thoại cứu trợ cần thiết bằng các trò chơi như: Chiếc điện thoại thông minh, ai nhớ giỏi,...
19. Trẻ biết thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản nhanh, mạnh, khéo và phát triển các tố chất trong vận động như : Bò bằng bàn tay kết hợp bàn chân
19.2. Bò dích dắc qua 7 điểm 
- Thể dục: Bò dích dắc qua 7 điểm
TC: Chuyền bóng qua đầu
20. Trẻ biết Phối hợp tay- mắt nhịp nhàng trong vận chuyền, bắt bóng
20.5. Ném xa bằng 1 tay
20.7. Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân ( TC vận động)
- Thể dục: Ném xa bằng 1 tay
TC: Mèo đuổi chuột
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
44. Trẻ phân biệt các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật. Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu;
- Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
* Làm quen với toán:
-Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
36. Trẻ biết đếm trong phạm vi 6 và đếm theo khả năng. Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 6
36.1. Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: bao nhiêu? đây là mấy?...
36.2. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 6 và đếm theo khả năng.
* Làm quen với toán:
+ Đếm đến 6 nhận biết nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6
- Học đếm các đồ chơi, bước chân, lá cây, viên sỏi,..
50. Trẻ biết tên công việc của các thành viên trong gia đình. Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình.
50.1. Nói tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình.
50.2. Nói địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm), số điện thoại (nếu có)  khi được hỏi, trò chuyện.
* Khám phá xã hội:
- Trò chuyện về gia đình bé và ngày lễ 20/10
- Gia đình bé cần gì?
53. Trẻ nhận biết một vài nét đặc trưng về ngày phụ nữ việt nam 20/10
53.2. Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của ngày lễ 20/10
- Hoạt động lớp chào mừng ngày 20/10 “Món quà dành cho người phụ nữ bé yêu”
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
55. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
55.1. Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
55.2. Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, câu đố, phù hợp với độ tuổi.
55.3 Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
* Nghe, đọc, kể những bài thơ, câu chuyện nói về bản thân 
 + Giải một số câu đố về chủ gia đình
 + Ca dao: Công cha nghĩa mẹ, cái cò đi đón cơn mưa,..
56. Trẻ đọc thuộc, diễn cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè
56.1. Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao, tục ngữ, hò vè.
56.2. Trẻ biết thể hiện bài thơ đã học theo nhiều cách khác nhau: hát, đọc ráp, ngâm thơ dưới sự hướng dẫn
LQVH: 
* Thơ: Làm anh; 
61. Trẻ biết kể lại chuyện đã nghe theo trình tự, đồ vật, kể chuyện sáng tạo, theo tranh, Biết hóa thân vào nhân vật qua hoạt động đóng kịch
61.1. Kể lại sự việc theo trình tự.
61.4. Đóng được vai của nhân vật trong truyện.
* Chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ
 + Đóng kịch: Cô bé quàng khăm đỏ
68. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái và phát âm được các âm
68.1. Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.
68.2. Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt 
Làm quen chữ cái: E, Ê
69. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;
Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;
69.1. Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
69.2. Làm quen với cách viết tiếng Việt:
+ Hướng viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
+ Hướng viết của các nét chữ.
Tập tô nhóm chữ: E, Ê
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG VÀ XÃ HỘI
72. Trẻ nhận biết được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;
72.1. Nói tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại
72.2. Biết mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình.
72.3. Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học
- Nói đúng tên bố, mẹ , địa chỉ nhà, số điện thoại
- Trò chơi “nhà bé ở đâu”, “ Về đúng nhà”,..
- Dạy trẻ kĩ năng gấp quần áo
- Làm một số công việc giúp bố mẹ và người thân trong gia đình, làm quà mẹ, bà nhân ngày 20/10 
74. Trẻ có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người trong gia đình
74.1. Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được.
74.2. Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
74.3. Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.
74.4. Biết nói lời yêu thương với người thân trong những lúc vui và những dịp lễ, tết đồng thời thể hiện bằng hành động: ôm hôn, tặng món quà do bé làm... 
- Quan tâm, nói lời yêu thương tới những người thân yêu trong gia đình: Con yêu mẹ, chúc mừng sinh nhật bố yêu,..
- Làm thiệp, vẽ tranh tặng bà, mẹ nhân ngày 20/10
75. Trẻ thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp
75.1. Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình : Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không ra khỏi khu vực trường lớp, không đi xuống bếp ăn của nhà trường ; đi học đúng giờ quy định)... vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép.
- Biết xin phép khi đi chơi, đi ra ngoài
- Biết chào hỏi lễ phép với người lớn
- Biết cảm ơn, xin lỗi
84. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân 
84.1 Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
84.2. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn.
- Quan tâm, chia sẽ giúp đỡ bố mẹ, ông bà những công việc vừa sức: quét dọn, nhặt rau,trông em,...
89. Trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường
89.1. Thích chăm sóc cây: Bảo vệ chăm sóc vườn rau của nhóm lớp, góc thiên nhiên.
89.2. Bỏ rác đúng nơi quy định
89.3 Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (Vứt rác đúng chổ và biết phân loại rác thải, không bứt lá, bẻ cành, không làm cháy rừng, không chặt phá rừng)
89.4. Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
- Chơi góc thiên nhiên
- Nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định
- Chơi ngoài trời: 
+ Dạy trẻ phân loại rác thải
 + Dạy trẻ kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
92. Thích nghe nhạc, nghe hát và đọc thơ, kể chuyện; chăm chú lắng nghe và nhận ra giai điệu khác nhau của bài hát bản nhạc, vần điệu của bài thơ 
92.1. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
92.2. Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).
92.3. Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
* Nghe hát: Khúc hát ru người mẹ trẻ, Niềm vui gia đình
- Dân vũ: Nhà mình rất vui
93. Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...
* Dạy hát: Ngôi nhà mới
96. Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đa dạng, biết phối hợp màu sắc hình dạng đường nét để tạo ra sản phẩm tạo hình có nội dung và bố cục cân đối màu sắc hài hòa.
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
- STEAM: Làm lọ cắm hoa
98. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng trong hoạt động tạo hình, để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục
98.1. Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối
98.2. Phối hợp các kĩ năng cắt dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
* Tạo hình: Vẽ chân dung người thân trong gia đình, Cắt dán ngôi nhà từ các hình, hình học; vẽ cái nồi
 KẾ HOẠCH TUẦN 1
Chủ đề: Nhà mình rất vui
Thời gian: Từ ngày 18/10 đến ngày 22/10/2021
Nội dung
 Thứ hai
 Thứ ba
 Thứ tư
Thứ năm
 Thứ sáu
*Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về muà lũ quê em, nhắc nhở trẻ nhớ giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh và chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch covid-19
- Trò chuyện về ngày 20/10, cách thể hiện tình cảm của trẻ với bà, mẹ, chị, em, gái,..
*Thể dục sáng
1.Khởi động: Đi các kiểu chân kết hợp tay theo bài “Tập thể dục buổi sáng”
2.Trọng động: Tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng – lườn, bật theo bài nhạc bài nhịp điệu của trường
3.Hồi tỉnh: Thả lỏng,điều hoà theo nhạc bài hát “Lí cây bông”
Hoạt động học
 Thể dục
Thể dục
Thể dục: Bò dích dắc qua 7 điểm
TC: Chuyền bóng qua đầu
 KPXH
Trò chuyện về gia đình bé và ngày lễ 20/10
LQCC
Nhận biết nhóm chữ e, ê 
 Âm nhạc
Dạy hát : Ngôi nhà mới
Nghe hát: Khúc hát ru người mẹ trẻ
TC: Ai nhanh nhất
Làm quen với toán
Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 
Chơi ngoài trời
Dạy trẻ kĩ năng phòng đuối nước
- T/c: Kéo co
-T/c: Đi khà kheo
 Trải nghiệm: Không đi the hay nhận quà của người lạ
- T/c: Gia đình gấu
-T/c: Chuyền bóng
Bé với các trò chơi dân gian
Làm nhà chống lũ từ nguyên phế liệu sẵn có
-T/c: Kéo co
- T/c: Hái táo
Dạy trẻ kĩ năng gấp quần áo - T/c: gia đình gấu 
- T/c: Thả đĩa ba ba 
Chơi, hoạt động góc
 - GC: Nấu ăn
X - GKH: Xây nhà của bé 
 - Vẽ người thân trong gia đình 
-- - Đong đo nước 
X - GC: Xây nhà của bé 
 - GKH: Vẽ người thân 
- - Xem tranh ảnh về gia đình 
 - Nấu ăn
- GC: Vẽ người thân
 - GKH: Nấu ăn
X - Xây nhà của bé 
 - Xem tranh ảnh về gia đình 
 - GC: Cửa hành bán quần áo
X - GKH: Xây nhà của bé 
 - Bé làm ca sĩ 
 -Làm ambum về gia đình 
 - GC: Làm ambum về gia đình 
GKH: Nấu ăn
X - Xây nhà của bé 
 - Bé làm ca sĩ
Hoạt động chiều
Hoạt động lớp chào mừng ngày 20/10 “ Món quà dành cho người phụ nữ bé yêu”
Nghe cô kể chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”
Nhảy dân vũ 
“ Nhà mình rất vui”
Tập tô nhóm chữ e, ê
Ngày thứ 6 vui vẻ
 Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hoạt động lớp chào mừng ngày 20/10 “ Món quà dành cho người phụ nữ bé yêu”
I. Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức:
- Trẻ nói lên ý tưởng của mình về những món quà dự định làm tặng bà, mẹ,...
-Trẻ biết ý nghĩa của món quà, biết sử dụng các cách tạo hình khác nhau để làm nên tấm thiệp, bức tranh, bông hoa thật xinh xắn
 2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cắt dán, tô vẽ, xé dán, sắp xếp bố cục tranh hợp lý
- Rèn tính gọn gàng, ô vẽ, phết hồ không nhèm ra ngoài
3. Thái độ: 
- Trẻ biết kính trọng, yêu quý bà, mẹ, cô giáo, các bạn gái,...
II. Chuẩn bị
- Bìa màu, giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, bút chì,...
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
- Cô cùng trẻ xem video các hoạt động ý nghĩa trong ngày 20/10
- Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày lễ, hướng trẻ đến với hoạt động làm món quà tặng bà, mẹ
2. Hoạt động trọng tâm 
+ Các con dự định sẽ tặng bà, mẹ món quà gì nào?
+ Con sẽ trang trí tấm thiệp của mình như thế nào?
+ Ngoài làm thiệp các con còn có ý tưởng gì khác nữa không?
- Cô gợi ý cho trẻ các ý tưởng như làm hoa, vẽ tranh,...
- Trẻ về theo nhóm thể hiện sự sáng tạo và ý tưởng của mình
- Cô bao quát, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng
- Trẻ giới thiệu về món quà của mình và dự định sẽ tặng ai?nói lời yêu thương tới người phụ nữ mình yêu quý như thế nào?
- Cô nhận xét giờ học, khen ngợi trẻ
3. Kết thúc : Cho trẻ thu dọn đồ dùng, về góc chơi theo ý thích
- Trẻ quan sát
- Trò chuyện
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giới thiệu
- Lắng nghe
- Thu dọn đồ dùng gọn gàng
 Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Nghe cô kể chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên chuyện, các nhân vật và nội dung câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ’’
 2. Kĩ năng
- Hình thành cho trẻ khả năng ghi nhớ và cách kể chuyện diễn cảm, thay đổi sắc thái giọng kể theo từng nhân vật
 3. Thái độ
 - Trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, không đi theo hay nghe người lạ dụ dỗ
 II. Chuẩn bị 
 - Máy tính, máy chiếu, câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”
 - Video chuyện , khăn choàng đỏ
 III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. tạo cảm xúc
- Cô quàng 1 chiếc khăn màu đỏ đi vào lớp, cô kể cho các bạn nghe cô vừa được một cô bé tặng cho mình, cô bé vừa mới đi từ nhà bà ngoại về và gặp phải 1 chuyện rất đáng sợ, cô bé đã kể cho cô nghe và bây giờ các con có muốn cô kể lại cho nghe không nào!
2. Hoạt động trọng tâm
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện một cách diễn cảm
+ Cô vừa kể cho các con câu chuyện gì?
+ Câu chuyện kể về ai nhỉ?
- Cô kể lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
- Đàm thoại nội dung câu chuyện
+ Câu chuyện vừa rồi có tên là gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?Vì sao gọi cô bé với tên gọi “ Cô bé quàng khăn đỏ” nhỉ?
+ Mẹ dặn cô bé đi đâu? Trên đường đi cô bé quàng khăn đỏ gặp ai?
+ Điều gì đã xảy ra với cô bé quàng khăn đỏ?....
- Cô kể trích dẫn từng đoạn cho trẻ nắm rõ nội dung và giọng điệu từng nhân vật
- Cô cho trẻ bắt chước giọng điệu của các nhân vật qua những đoạn hội thoại của từng nhân vật đó
+ Qua câu chuyện các con học tập được điều gì?
+ Nếu là cô bé quàng khăn đỏ khi mẹ dặn như vậy con sẽ làm gì?
Giáo dục trẻ
- Cô cho trẻ nghe chuyện lần nữa qua video
3. Kết thúc
Cô nhận xét giờ học, cho trẻ ra chơi
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ bắt chước giọng nhân vật
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ xem
- Trẻ lắng nghe
 Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nhảy dân vũ
“ Nhà mình rất vui”
I. Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết các động tác trong bài dân vũ “ nhà mình rất vui”. Nhảy kết hợp nhạc nhịp nhàng
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng ghi nhớ, tập trung chú ý và vận động nhịp nhàng theo nhạc
3. Thái độ: 
- Trẻ chú ý, hứng thú tập luyện
II. Chuẩn bị:
- Nhạc dân vũ “ Nhà mình rất vui”; nơ múa
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
* Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát” nhà mình rất vui” trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát
2. Hoạt động trọng tâm
+ Để giúp cho bài hát hay hơn, sôi động hơn các con có cách gì không nào?
- Trẻ nêu các cách vận động
- Cô giới thiệu về nhảy dân vũ
- Cô hướng dẫn và cho trẻ tập theo từng động tác 
- Cô mở nhạc cho trẻ tập 2- 3 lần, sau đó cho trẻ tập kết hợp với nơ múa
- Trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn sửa sai cho trẻ
- Cô nhận xét giờ học
3.Kết thúc: Cho trẻ nghỉ ngơi và về góc theo ý thích
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu các cách vận động
- Trẻ chú ý và tập theo cô
- Trẻ tập cùng nhạc
- Trẻ nghỉ ngơi và về chơi các góc
 Thứ năm, ngày 21 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Tập tô nhóm chữ e, ê
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức:
- Củng cố nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê
- Tô được chữ e, ê theo các nét, tô trùng khít nét chấm mờ.
2. Kỹ năng:
- Rèn tư thế cầm bút và tư thế ngồi đúng cho trẻ. 
- Rèn luyện kỹ năng tô, quan sát cho trẻ. 
- Phát huy khả năng ghi nhớ, phản xạ nhanh ở trẻ. Phát triển vận động, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ biết ngồi học ngay ngắn, giữ gìn vở sạch sẽ, gọn gàng.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Trò chơi vòng quay kì diệu, tranh bài tập mẫu
- Đồ dùng của trẻ: Vở tập tô, bút chì, bút màu, bàn, ghế.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Vòng quay kì diệu” ôn nhận biết chữ cái đã học
2. Hoạt động trọng tâm:
* Ôn nhận biết chữ cái e, ê
+ Đây là chữ gì?Cho trẻ phát âm, nhận dạng chữ in hoa, in thường, viết thường e, ê
+* Tập tô chữ cái e, ê
- Cho trẻ đọc đồng dao “ công cha như núi thái sơn” về chỗ ngồi.
- Cô dẫn dắt trẻ đến bài tập tô chữ cái e
+ Cho trẻ phát âm chữ e
+ Đọc từ “ Bé tập bò ” và nhận biết chữ cái e trong cụm từ đó.
+ Cô hướng dẫn tô chữ e rỗng.
+ Cô nhận xét và hướng dẫn trẻ cách tô chữ e theo nét chấm mờ.
- Tương tự với bài tập chữ cái ê
+ Cô cho trẻ phát âm, đọc các từ dưới hình ảnh, nhận biết các chữ cái ê trong cụm từ.
+ Hướng dẫn trẻ cách tô chữ ê rỗng và theo nét chấm mờ.
- Cô nhắc nhở trẻ cách cầm bút. Sau đó cho trẻ cùng cô thực hiện mô phỏng trên không hai chữ cái e, ê
- Trẻ thực hiện tô (Cô bao quát, sửa sai cho trẻ)
- Giáo dục trẻ
- Trẻ nhận xét, cô nhận xét.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Gia đình ngón tay” 
- Mở nhạc cho trẻ cất đồ dùng gọn gàng vào nơi quy định.
- Trẻ chơi
- Trẻ phát âm, nhận dạng chữ cái
- Trẻ đọc và về chỗ ngồi
- Chữ e
- Trẻ phát âm
- Trẻ đọc và chú ý
- Trẻ quan sát
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ phát âm, đọc
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ trả lời và thực hiện mô phỏng trên không cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi và cất đồ dùng vào nơi quy định
 Thứ sáu, ngày 22 tháng 10 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Ngày thứ sáu vui vẻ
I.Kết quả mong đợi
1. Kiến thức:
- Trẻ nắm được một số kiến thức cơ bản ở chủ đề “nhà mình rất vui” và bước đầu làm quen chủ đề mới “Nhu cầu gia đình"
2. Kĩ năng: Phát ghi nhớ có chủ định triển tư duy,ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, tích cực tham gia hoạt động
II.Chuẩn bị 
- Nhạc bài dân vũ “ nhà mình rất vui”, các bài hát trong chủ đề
- Tranh minh họa chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ”
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc:
Cô làm người dẫn chương trình liên hoan văn nghệ “ Ngày thứ 6 cui vẻ”
Chương trình văn nghệ gồm 3 tiết mục:
- Phần 1: Đồng diễn
- Phần 2: Tài năng nhí
- Phần 3: Thử thách cùng bé
2. Hoạt động trọng tâm
* Phần 1: Đồng diễn
- Cô cho lớp thể hiện bài dân vũ“ Nhà mình rất vui” Trò chuyện cùng trẻ về gia đình bé và những người thân yêu.
* Phần 2: Tài năng 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_gia_dinh_nam_hoc_2021_2022.docx
Giáo Án Liên Quan