Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Nhánh 1: Gia đình của bé

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động: Ném xa bằng một tay một cách nhanh nhẹn, chơi trò chơi Thi xem đội nào nhanh thành thạo (4t)

- Trẻ biết vận động theo cô và hứng thú tham gia trò chơi (3t)

2. Kĩ năng

- 4T: Rèn luyện sự khéo léo, mạnh dạn tự tin của trẻ

- 3T: Rèn kỹ năng tập luyện cho trẻ, tạo cho trẻ hít thở không khí trong lành

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, tinh thần đoàn kết hoạt động tập thể.

- Trẻ hứng thú tham gia vận động, chơi đúng luật.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

 Vạch bật xa

Sân tập sạch sẽ, trang phục của cô và trẻ gọn gàng

2. Đồ dùng của trẻ

- Bóng cho trẻ tập

 

doc26 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Nhánh 1: Gia đình của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
Nhánh 1: Gia đình của bé
Tuần 8: Từ ngày 20 tháng 10 năm 2014 đến ngày 24 tháng 10 năm 2014
Ngày soạn: Thứ 7 ngày 18 tháng 10 năm 2014
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2014
 Hoạt động học
Ném xa bằng một tay
TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động: Ném xa bằng một tay một cách nhanh nhẹn, chơi trò chơi Thi xem đội nào nhanh thành thạo (4t)
- Trẻ biết vận động theo cô và hứng thú tham gia trò chơi (3t) 
2. Kĩ năng
- 4T: Rèn luyện sự khéo léo, mạnh dạn tự tin của trẻ
- 3T: Rèn kỹ năng tập luyện cho trẻ, tạo cho trẻ hít thở không khí trong lành 
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, tinh thần đoàn kết hoạt động tập thể.
- Trẻ hứng thú tham gia vận động, chơi đúng luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 Vạch bật xa
Sân tập sạch sẽ, trang phục của cô và trẻ gọn gàng
2. Đồ dùng của trẻ
- Bóng cho trẻ tập
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Truyền tin! Truyền tin!
- Các con ơi, hôm nay trường mầm non Hoa Sen chúng mình tổ chức chào mừng ngày 20/10 ngày của các bà các mẹ đấy, có rất nhiều trò chơi hấp dẫn và vui nhộn, các con có muốn tham gia không?
- Vậy bây giờ cô con mình hãy xếp hàng làm thành đoàn tàu đi tham gia lễ hội nào.
Cô cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh dần, chạy chậm dần, đi thường.
 Chuyển đội hình 2 hàng dọc, 2 hàng ngang.
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung.
- Làm đoàn tàu đi mệt rồi, bây giờ chúng ta cùng tập thể dục với bài hát: cháu yêu bà
 Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác:
+ Động tác tay 2: Hai tay ra trước lên cao (2 lần 8 nhịp).
+ Động tác Lườn 2: Hai tay giang ngang 1 tay chống hông nghiêng người sang hai bên(4 lần 8 nhịp).
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ (4 lần 8 nhịp).
- Chúng mình vừa tập thể dục với bài hát gì?
- Để có cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh thì mỗi buổi sáng ngủ dậy chúng mình phải làm gì? 
- Ai đã mua đồ dùng vệ sinh cho các con?
- Để những đồ dùng đó bền đẹp thì chúng ta phải làm gì?
b. Vận động cơ bản.
* Ném xa bằng một tay
* Cô hướng dẫn
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích vận động: Cô đi đến đứng sát vạch kẻ, chân không giẫm lên vạch, Khi có hiệu lệnh ném cô cầm túi cát đưa ra trước, vòng tay ra sau rồi đưa lên cao và ném. Thực hiện song cô đi bộ nhẹ nhàng quay về đứng cuối hàng.
* Trẻ thực hiện 
- Cho hai trẻ lên làm thử, cô và cả lớp nhận xét.
- Lần 1: Cho lần lượt hai trẻ ở hai đội lên thực hiện, cô nhận xét và sửa sai cho từng trẻ.
- Lần 2: Cho hai đội chơi với tốc độ nhanh hơn. Cô nhận xét sau khi hai đội thực hiện xong.
- Lần 3: Cho hai đội thi đua. Cô nhận xét khen ngợi trẻ.
* TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh
- Nhìn xem! Nhìn xem!
- Các con nhìn xem trên sân cô giáo vẽ gì đây?
- Đúng rồi, với đường zic zắc này chúng mình sẽ được chơi trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh” 
 Cách chơi:
Ở phía cuối đường có một cây hoa 3 đội sẽ đi theo đường zíc zắc lên hái hoa cắm vào lọ của đội mình.
 Luật chơi:
Mỗi người một lần chỉ được hái một hoa, khi đi không được giẫm chân vào vạch đường. Đội nào trong thời gian 3 phút hái được nhiều hoa hơn thì thắng cuộc.
 Cô tổ chức cho 3 đội chơi 2 lần
Kết thúc trò chơi: cô nhận xét tuyên dương trẻ.
3. Hồi tĩnh.
Chúng mình đã được chơi rất vui, nào chúng mình cùng đi lại nhẹ nhàng cho đỡ mệt, cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng. Cho trẻ ra chơi.
- Tin gì? Tin gì?
- Có ạ
- Trẻ xếp hàng
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chuyển đội hình.
- Trẻ tập theo nhạc.
- Cháu yêu bà
- Tập thể dục.
Bố, mẹ.
GIữ gìn.
Chú ý xem cô làm mẫu.
Hai trẻ lên tập mẫu.
Trẻ thực hiện
- Xem gì? Xem gì?
- Đường zíc zắc
Trẻ chú lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích: Quan sát cây rau cải canh
 Trò chơi vận động: Tìm bạn thân, Kéo co
 Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân, lá cây, phấn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trẻ 3t biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của cây rau cải canh. 
- Trẻ 4t biết cách cách chế biến một số món ăn từ cây rau cải canh: luộc, xào, nấu canh
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi: Tìm bạn thân, kéo co, chơi đúng luật.
Biết được đặc điểm lợi ích và màu sắc của cây, biết được giá trị của cây rau cải là cho lá để ăn cung cấp vitamin cho cơ thể.
2. Kỹ năng
- 4T: Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tắm nắng, được tiếp xúc với không khí trong lành
3T: Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin cho trẻ
 3. Thái độ
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết thân ái trong khi chơi, 
- Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
-Cây rau cải Canh cho trẻ quan sát.
2. Đồ dùng của trẻ
- Dây kéo co, vạch chuẩn, đất, cát.
- Cô chuẩn bị chỗ chơi cho trẻ .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
Cho trẻ hát bài hát "Em yêu cây xanh". 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cây xanh cung cấp cho chúng ta những gì?
- Đúng rồi, hôm nay cô sẽ cho các con đi ra vườn trường quan sát những cây rau mà các cô các bác đã trồng để hàng ngày chúng mình có rau ăn, các con hãy cùng đi với cô nào.
2. Quan sát cây rau cải canh
- Đã tới vườn rồi các con nhìn xem phía trước mặt chúng ta đây là cây gì? 
- Cây rau cải canh có đặc điểm gì? 
- Lá rau có đặc điểm gì? Màu gì? 
- Lá mọc từ bộ phận nào của cây? 
- Khi già lá cải có màu gì? 
- Chúng ta trồng cây rau cải canh để làm gì? 
- Ăn cây rau cải cung cấp cho chúng ta chất gì?
- Ở gia đình mình có vườn trồng không?
- Mẹ thường chế biến rau cải canh thành những món ăn gì? - Chế biến như thế nào?
- Các con hãy đếm cùng cô xem cây rau cải này có mấy lá.
- Cây rau cải bên tay trái của cô với cây rau cải bên tay phải cô cây nào to hơn?
- Muốn có rau cải để ăn phải làm gì?
- Trồng và chăm sóc như thế nào? 
Cô mở rộng thêm cho trẻ về những loại rau khác có ở trong vườn.
3. Trò chơi vận động
* Tìm bạn thân
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân”. Khi có hiệu lệnh của cô : Tìm bạn thân. Thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới. Sau đó, các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: Đổi bạn thì trẻ phải tách và tìm cho mình một người bạn khác theo đúng luật chơi.
- Luật chơi: Cháu trai phải tìm bạn là cháu gái và ngược lại.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần: Sau mỗi lần chơi cô NX.
* Kéo co
Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: Chia 2 đội có số lượng người và sức ngang nhau. Mỗi đội cầm một đầu dây, ở giữa giây có vạch ngăn cách. Khi có hiệu lệnh 2-3 thì 2 đội cùng kéo, vạch ngăn cách qua vạch chuẩn 5-10cm về phía đội nào thì đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: - Không được kéo khi chưa có hiệu lệnh
 - Vượt qua vạch chuẩn là chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
4. Chơi tự do
Cô cho trẻ ra chơi với đồ dùng đồ chơi cô đã chuẩn bị. Trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi.
- Kết thúc: Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ, cô cho trẻ đi vệ sinh
-Trẻ hát
- Em yêu cây xanh
- Hoa quả
- Cây rau cải canh.
- Gốc và lá cây.
- Lá to, màu xanh.
- Mọc thẳng từ gốc lên.
- Màu vàng.
- Lấy rau ăn.
- Chất vitamin.
- Có ạ
- Món luộc, xào
- Rửa rau, thái nhỏ
Trẻ đếm.
- Cây bên tay trái to hơn
- Chồng và chăm sóc.
- Tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu...
Chú ý lắng nghe.
Trẻ chơi hứng thú
Chú ý lắng nghe.
Trẻ chơi hứng thú
Trẻ chơi.
- Trẻ đi vệ sinh
TRÒ CHƠI MỚI: Ai nhanh hơn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- 3T: Trẻ chơi được trò chơi ai nhanh hơn cùng các anh chị
- 4T: Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi, hứng thú tham gia vào trò chơi ai nhanh hơn
2. Kỹ năng
- 3T: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, linh hoạt mạnh dạn cho trẻ
- 4T: Rèn kỹ năng nhanh, mạnh, khéo léo cho trẻ khi tham gia trò chơi 
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia nhiệt tình trò chơi
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô 
- Trang phục của cô gọn gàng,
2. Đồ dùng của trẻ
- 6 vòng thể dục, túi cát đủ cho trẻ chơi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu tên trò chơi, 
- Hôm nay cô giới thiệu với lớp mình trò chơi “ Ai nhanh hơn ”
2. Giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cách chơi : Cho trẻ xếp thành 3 hàng khi có hiệu lệnh của cô 3 bạn đầu hàng bật lên vòng tròn thứ nhất lấy túi cát ném vào vòng tròn thứ 2, rồi lấy túi cát ném lại vòng thứ nhất rồi đi về cuối hàng, thi xem đội nào nhanh hơn chính xác hơn đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: Các con phải bật chụm bằng 2 chân và phải ném trúng vào vòng tròn
3. Quá trình chơi
- Cô chơi mẫu cùng 1 số trẻ khá
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cô bao quát trẻ chơi, sửa sai cho trẻ, động viên khích lệ trẻ kịp thời
4. Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét chung: Hôm nay cô thấy lớp mình chơi giỏi cô khen cả lớp
- Cô tuyên dương những trẻ chơi tốt, nhắc nhở trẻ còn chưa tập chung.
*Kết thúc : Nhận xét-cho trẻ ra chơi
- Trẻ chú ý 
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ quan sát cô chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe	
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức và kĩ năng:
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 19 tháng 10 năm 2014
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2014
TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trẻ biết gia đình có những ai, biết tình cảm và trách nhiệm của từng người trong gia đình (3t).
- Trẻ biết gia đình có từ 1-2 con là gia đình ít con, gia đình có từ 2 con trở lên là gia đình đông con (4t).
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mở rộng vốn từ.
2. Kĩ năng
- 3T: Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin giao tiếp cho trẻ
- 4T: Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định của trẻ, trẻ tự tin khi được giao tiếp với cô 
3. Thái độ
- Trẻ biết thương yêu, kính trọng các thành viên trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Đàn, bức tranh cho trẻ quan sát
2. Đồ dùng của trẻ
Mỗi cháu 1 tranh lô tô: 1tranh vẽ bố, 1 tranh vẽ mẹ, 3-4 tranh vẽ con(con trai, con gái).
Tranh gia đình đông con gia đình ít con.
Vẽ 3 vòng tròn 3 thẻ: 1 thẻ 5 chấm tròn
 1 thẻ 4 chấm tròn
 1 thẻ 3 chấm tròn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
 Hát xong cô hỏi: Về nhà các con có chào cha, mẹ không nào?
 Cha mẹ có khen các con ngoan không?
 Mẹ có thơm lên má con không nhỉ?
 Con nào giỏi lên kể cho cô và các bạn xem nhà mình có mấy người? Là những ai?
 Cô nhấn mạnh: Mỗi người đều có một gia đình, cô và các cháu đều có 1 gia đình, trong gia đình đều có bố mẹ và các con.
2. Đọc thơ
 Em biết vâng lời mẹ
 Rồi sà vào lòng mẹ.
Đọc đến câu cuối cô hỏi trẻ hằng ngày ai đưa con đến lớp?
Bố, mẹ con làm gì ở đâu?
Ở nhà các con thường làm gì?
Bố các con thường làm gì?
Các cháu thì làm gì? 
Trong gia đình bố mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con, bố mẹ rất thương các con. Các con phải yêu quý vâng lời bố mẹ và yêu thương nhừơng nhịn em bé.
Trời tối! Cô treo 2 bức tranh gia đình đông con và gia đình ít con lên bảng.
Trời sáng! Các con cho cô biết tranh nào vẽ gia đình đông con và tranh nào vẽ gia đình ít con? Vì sao?
Gia đình ít con là gia đình có từ 1-2 con, gia đình đông con là gia đình có 3-4 con.
 Cho trẻ tự nhận xét xem gia đình mình đông con hay ít con.
 Cô đưa cho trẻ 1 bộ tranh lô tô vẽ số người của gia đình mình, cô giới thiệu 3 vòng tròn (số chấm tròn trong từng vòng tròn đó). Cho trẻ đi xung quanh vòng tròn vừa đi vừa hát. Để trẻ nhận số người trong gia đình mình bằng số chấm tròn.
 Cô có thể hỏi nhà con có mấy người, con về đúng nhà của mình chưa?
 Cho trẻ chơi 3-4 lần, cô bao quát động viên trẻ chơi.
 * Kết thúc cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài.
Trẻ hát.
Trẻ trả lời.
Trẻ kể tên.
Trẻ đọc thơ.
Trẻ trả lời.
quan sát trả lời.
- Trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát cây hoa cúc
TCVĐ: Mưa to - mưa nhỏ, Chi chi chành chành
Chơi theo ý thích: Đồ chơi, hoa lá, cát, nước...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên cây, biết lợi ích của việc trồng hoa và cách chăm sóc bảo vệ cây (4T)
- Nói được tên gọi theo các anh chị về một số đặc điểm của cây hoa cúc (3t).
- Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh 
- Trẻ hứng thú và đoàn kết trong khi chơi trò chơi.
2. Kỹ năng
3T : Rèn kỹ năng quan sát có chủ định cho trẻ
- 4T : Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - Địa điểm: cho trẻ quan sát sạch sẽ an toàn 
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
2. Đồ dùng của trẻ
 - Một số đồ dùng đồ chơi mang theo.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
 Cô kiểm tra trang phục và sức khoẻ của trẻ khi đi quan sát.
2. QSCMĐ: Quan sát cây hoa cúc.
 - Cô cùng trẻ vừa đi vừa trò truyện.
 - Đến gần vườn cây cô gợi cho trẻ nói nên những gì trẻ quan sát và hướng trẻ đến gần cây hoa cúc. 
 - Cho trẻ quan sát và nêu lên những nhận xét về cây hoa cúc. 
? Đây là cây gì? (3t)
? Con thấy cây hoa cúc có đặc điểm gì? (4t)
+ Thân cây như thế nào? Có màu gì? (3t)
+ Cành cây như thế nào? (4t)
+ Lá cây có màu gì? (3t)
+ Lá hoa cúc có đặc điểm như thế nào? (4t)
+ Hoa cúc có màu gì? (3t)
+ Cánh hoa như thế nào? (4t)
? Muốn cho cây xanh tốt cần phải làm như thế nào? (4t)
- Củng cố và giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
2. TCVĐ: “ Mưa to – mưa nhỏ , Chi chi chành chành”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, 	
- Cô và trẻ cùng nhắc lại cách chơi , luật chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi 
- Mỗi trò chơi cho trẻ chơi hai đến ba lần 
- Cô bao quát và khuyến khích trẻ chơi 
3. Chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu các nhóm chơi, đồ chơi
- Cho trẻ chọn nhóm chơi, đồ chơi theo ý thích
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi cô bao quát chung và đảm bảo an toàn cho trẻ
* Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ vệ sinh và vào lớp 
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trẻ quan sát và nx
Trẻ trả lời
- Cây hoa cúc
- Có thân, lá, hoa
- Thấp, màu xanh
- Cành cây nhỏ, nhiều cành
- Lá cây màu xanh
- Nhiều cánh
- Màu vàng ạ
- Cánh hoa nhỏ
- Phải trồng, chăm sóc cây
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ nhắc lại
Trẻ chơi
Trẻ chọn
Trẻ chơi
Trẻ thực hiện
 SINH HOẠT CHIỀU
DẠY TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO TRẺ
 Dạy từ mới cho trẻ: Bố con, mẹ con, con
 Dạy mẫu câu mới: Đây là bố con, mẹ con đang nấu ăn, con mặc áo màu hồng
 Ôn từ: Đánh răng, rửa mặt, học bài
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Trẻ phát âm đúng, rõ ràng từ: Bố con, mẹ con, và con(4t)
- Trẻ phát âm được theo cô từ: Bố con, mẹ con, và con (3t)
 - Trẻ nói được câu hoàn chỉnh, rõ ràng câu: Đây là bố con, mẹ con đang nấu ăn, con mặc áo màu hồng (4t)
2. Kỹ năng
- 3T: Rèn kỹ năng phát âm, mạnh dạn tự tin cho trẻ
- 4T: Rèn kỹ phát âm chuẩn cho trẻ
 II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Tranh ảnh gia đình cho trẻ quan sát
2. Đồ dùng của trẻ
- Lô tô ảnh bố, mẹ, con, rổ đồ chơi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn luyện mẫu câu đã học
Cô cho trẻ phát âm lại từ và mẫu câu đã học 3 lần
 Cho trẻ làm động tác đánh răng, rửa mặt, học bài
- Sáng ngủ dậy chúng mình phải làm gì?
- Cô cho trẻ phát âm từ: Đánh răng 3 lần và làm động tác đánh răng
- Chúng mình rửa mặt như nào?
- Cô nói trẻ làm động tác và nói từ: Rửa mặt 3 lần
- Từ: Học bài
- Đây là hình ảnh gì? (3-4t)
- Cô cho trẻ phát âm lại từ học bài 3 lần
- Các con rất giỏi hôm nay cô sẽ dạy các con từ mới chúng mình cùng học thật giỏi nhé
1. Học từ mới, mẫu câu mới
* Cô làm mẫu
- Cô giáo giới thiệu từ hôm nay học: Bố con, mẹ con, và con
+ Từ: Bố con
- Cô cho 1 trẻ 4T lên chỉ bức tranh gia đình mình và giới thiệu: Bố con mẹ con, con 3 lần
- Cô cho trẻ phát âm lại 3 lần theo lớp, tổ, cá nhân
- Cô giáo giới thiệu mẫu câu: Đây là bố con và phát âm 3 lần mẫu câu Đây là bố con 
- Cô cho trẻ phát âm mẫu câu Đây là bố con 3 lần 
- Cô cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm
+ Từ: mẹ con
Đây là ai? (4t)
- Cô cho cả lớp phát âm 3 lần từ: Mẹ con
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm từ mẹ con
Mẹ con đang làm gì? (4t)
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
+ Từ: Con
Còn đây là ai?
Cô cho trẻ phát âm từ con 3 lần
- Cô gọi tổ, nhóm, cá nhân... phát âm lại từ đó 3 lần.
- Con mặc áo màu gì?
- Cô phát âm mẫu câu: Con mặc áo màu hồng 3 lần
- Cô cho trẻ phát âm mẫu câu Con mặc áo màu hồng 3 lần theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân
3. Luyện tập củng cố: 
Cô cho trẻ chơi với lô tô, Cô nói tên trẻ giơ lên
- Cô cho trẻ chơi 2,3 lần
- Cô cho trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau
* Kết thúc: Cô chuyển hoạt động nhẹ nhàng.
Trẻ phát âm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phát âm theo mẫu
- Trẻ lên chỉ
- Cả lớp phát âm
- Mẹ con
- Trẻ phát âm
- Mẹ con đang nấu ăn
- Đây là con
- Mặc áo màu hồng
- Trẻ phát âm
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hát
ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe	
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức và kĩ năng:
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2014
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC 
VĂN HỌC: TRUYỆN: GẤU CON CHIA QUÀ
I MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Trẻ(3t) biết tên câu chuyện, tên tác giả.
- Trẻ (4t) Thuộc truyện " Gấu con chia quà"
- Trẻ 4t: Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Trẻ 3t: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Kỹ năng
 -Trẻ 3t: Rèn kỹ năng kể chuyện cho trẻ.
- Trẻ 4t: Rèn khả năng chú ý ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. 
 3. Thái độ 
- Trẻ 3t: Giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà bố mẹ
- Trẻ 4t: Giáo dục trẻ yêu thương ông bà bố mẹ
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
 - Tranh minh hoạ nội dung truyện " Gấu con chia quà "
2. Đồ dùng của trẻ
- Ghế cho trẻ ngồi, trang phục gọn gàng
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Chúng mình đang học về chủ đề gì?(3t)
- Trong gia đình nhà chúng mình có những ai? (4t)
- Trong gia đình nhà chúng mình có mấy người?(4t)
- Tình cảm của bố mẹ dành cho chúng mình ntn?(3t)
- Để đáp lại sự yêu thương của bố mẹ thì chúng mình pải làm gì?(4t)
- À đúng rồi chúng mình pải học thật giỏi đấy, bạn gấu của chúng ta cúng chưa biết đếm mà nhờ chăm chỉ học nên đã biết đếm nên đã được mẹ tặng cho những quả táo đấy, Đó chính là nội dung câu chuyện gấu con chia qua mà giờ học hôm nay cô cháu mình cùng kể nhé
 2. Cô kể mẫu
+ Lần 1: cô kể kêt hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe Câu chuyện gì?(3t)
- Câu chuyện do ai sáng tác?(4t)
+ Lần 2: Để hiểu rõ hơn về câu chuyện thì chúng mình cùng quan sát tranh và nghe cô kể lại câu chuyện này nhé.
3. Giảng giải- trích dẫn- đàm thoại:
- Các con ạ, nhà bạn gấu có một cây táo rất là sai ngày nào mẹ của bạn gấu cúng hái rất là nhiều tao nhưng gấu con không biết đếm nên bảo là ít, để xem bạn gấu có chê là mẹ hái ít táo nưa không nhé 
Trích từ đầu đến học hơn
- Nhà bạn gấu có cây gì?(3t) 
- Gấu con muốn mẹ hái gì cho?(4t)
- Gấu con muốn mẹ hái nhiều hay ít táo cho?(3t)
- Gấu con đã biết đếm chưa?(3t).
- Gầu chưa biết đếm thì gấu con đã làm gì?(4t)
- Học chăm chỉ gấu đã biết đếm chưa?(3t)
- Bạn gấu được mẹ tặng cho mấy q

File đính kèm:

  • dochdnt.doc