Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Nhánh: Nhu cầu gia đình

I. Phát triển thể chất.

 Trẻ 5 tuổi

-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

 - Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự kết hợp hài hoà giữa tay và chân để có thể bò rích rắc qua 5 hộp cách nhau 60cm mà không làm đổ chướng ngại vật.

- Tô mầu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Tự mặc, cởi được áo quần

- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.

*Trẻ 3- 4 tuổi

- Biết tên một số món ăn quen thuộc

- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe, biết gọi tên người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau

- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn

- Thực hiện được các vận động chạy bật ,bò, ném

- Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay

 

doc29 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3485 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Nhánh: Nhu cầu gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH 
NHÁNH : NHU CẦU GIA ĐÌNH
 Tuần 9 (Thời gian ngày 30/10 đến 03/11/2017)
A. MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất.
 Trẻ 5 tuổi
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)
 	- Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự kết hợp hài hoà giữa tay và chân để có thể bò rích rắc qua 5 hộp cách nhau 60cm mà không làm đổ chướng ngại vật.
- Tô mầu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. 
- Tự mặc, cởi được áo quần 
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
*Trẻ 3- 4 tuổi
- Biết tên một số món ăn quen thuộc
- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe, biết gọi tên người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau 
- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn
- Thực hiện được các vận động chạy bật ,bò, ném 
- Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
II. Phát triển nhận thức.
 Trẻ 5 tuổi
- Trẻ đếm đến 5, nhận biết số 5. Trẻ biết chia nhóm có số lượng 5 bằng 2 phần.
 	- Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đếm, kĩ năng chia nhóm có số lượng là 5 thành 2 phần.
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS 101)
- Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự )CS 109)
-Thực hiện một số công việc theo cách riêng củ mình (CS 118 )
 Trẻ 3 - 4 tuổi
- Biết tên bố mẹ ông bà , nơi ở 
- Biết nơi ở của gia đình tên bản,làng,xã 
- Biết tên, công việc một số đặc điểm của người thân trong gia đình.
- Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một đồ dùng trong gia đình
- Trẻ đếm đến 5
III. Phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ biết được nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình là như thế nào, trẻ được nói lên suy nghĩ của mình vào trẻ hiểu về nhu cầu của trẻ trong một ngày là như thế nào
 	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp. 
- Trẻ biết giữ gìn, và biết kính trọng những gì mà bố mẹ và những người ngày đêm một nắng hai sương lao động vất vả để làm ra hạt gạo phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày của mọi gia đình.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, y nghĩa và kinh nghiệm của bản thân CS 68: 
Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ nghĩa của sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi (CS 63) 
Trẻ 3- 4 tuổi
-Bước đầu biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói
-Biết lắng nghe đặt ra những câu hỏi đơn giản (ai,cái gì, để làm gì..)
Thích nghe đọc thơ, kể chuyện,xem tranh ảnh về gia đình ,kể về một sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô.
-Biết chào hỏi lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh 
-Biết lắng nghe và đăt một số câu hỏ đơn giản( ai? Cái gi, làm gì)
IV Phát triển thẩm mĩ.
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ có kĩ năng vẽ các nét đơn giản: Nét cong tròn khép kín to, nhỏ, nét xiên Để vẽ được một bức tranh hoa thật đẹp để tặng người thân trong gia đình.
 - Rèn kĩ năng vẽ, tô màu, kĩ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế. 
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
Trẻ 3-4 tuổi
 - Hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản về gia đình( vẽ nặn, tô mầu người thân trong gia đình , ngôi nhà, hoa quả,đồ dùng gia đình ) 
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
- Thích nghe hát, hát,vận động theo nhạc các bài hát, bản nhạc 
V. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội.
 Trẻ 5 tuổi
	- Trẻ được hát và vận động theo bài hát “Bàn tay mẹ” trẻ cảm nhận được tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ tần tảo sớm hôm để làm ra hạt gạo nuôi các con khôn lớn trưởng thành.
- Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động theo giai điệu của bài hát. Trẻ cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật ca hát
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS 37)
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.(Cs 43)
Trẻ 3 - 4 tuổi
- Nhận biết và bước đầu biết biểu lộ một số cảm xúc với người thân trong gia đình.
- Biết một vài quy tắc đơn giản trong gia đình ( chào hỏi lễ phép, xin lỗi khi mắc lỗi..
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của bản thân trong gia đình sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp.
 Bước đầu biết biểu lộ cảm xúc với người thân trong gia đình
B. NỘI DUNG
PHẦN I: ĐÓN TRẺ
 	- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn hàng ngày cho trẻ. Cất đồ dùng cho trẻ vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích.
 	- Điểm danh đầu giờ.
PHẦN II: THỂ DỤC SÁNG
 I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn 
 kĩ năng vận động.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
 II. Chuẩn bị.
 	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
 	- Cô chuẩn bị các động tác thể dục,
 	- Đầu đĩa, nhạc bài “Chim bồ câu”
 	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
 III. Tổ chức thể hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động.
2. Trọng động.
3. Hồi tĩnh.
- Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 
1. Hô hấp : Thổi nơ 
2. Tay : Hai tay ưa ra rước, ra sau
 (4 Lần x 8 nhịp)
3. Chân : Ngồi khuỵu gối
 (4 Lần x 8 nhịp)
4. Bụng : Đứng cúi người về trước
 (4 Lần x 8 nhịp)
5. Bật : Bật về các phía
 (4 Lần x 8 nhịp)
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp.
- Trẻ khởi động cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
 - Trẻ về hàng tập thể dục
 Phùphù
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
PHẦN III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích.
 	-Trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé
 	-: Quan sát tranh vệ sinh chế biến thức ăn và vệ sinh chân tay trước và sau khi ăn
 	-Quan sát thời tiết
 	-Bé quan sát cô rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt trước khi ăn.
2. Trò chơi vận động.
 	-Lộn cầu vồng
 	-Có bao nhiêu đồ vật
 	-Hái táo
 	-Gia đình gấu
3. Chơi tự do. 
 	- Chơi tự do trên sân trường
I. Mục đích, yêu cầu:
 	-Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, trẻ được trò chuyện với mọi người về nhu cầu hàng ngày của gia đình mình. Trẻ được quan sát tranh và biết cách vệ sinh trong khi chế biến thức ăn và vệ sinh trước và sau khi ăn. Bé được quan sát cô rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt trước khi ăn, và trẻ được tham gia với cô trong việc rửa quả trước khi ăn.
- Trẻ chơi hứng thú với các trò chơi và chơi đúng luật.	
- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ.
- Giáo dục trẻ ngoan, trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống.
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh ảnh vệ các hoạt động vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi ăn. Tranh ảnh các hoạt động vệ sinh chế biến thức ăn, vệ sinh hoa quả trước khi ăn, đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ quan sát.
 	- Một số bài thơ nói về việc vệ sinh chân tay.
 	- Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát.
III.Tổ chức thực hiện.
1. Hoạt động có chủ đích.
a, Trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé 
Các con ơi! Hàng ngày nhu cầu trong một ngày hoạt động của gia đình chúng mình thì rất là nhiều phải không các con? Và nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người.
Trước tiên chúng ta phải hiểu được lợi ích của thực phẩm đối với sức khoẻ con người: Chúng mình cần phải ăn, uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ. Ăn uống tốt sẽ giúp cho cơ thể chúng mình điều gì?
+ Sẽ giúp cho cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, thông minh, học giỏi.
- Chúng mình phải ăn những loại thực phẩm như thế nào mới tốt cho sức khoẻ?
+ Thực phẩm cho chúng ta nhiều năng lượng giúp vui chơi, chạy nhảy (Sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, thịt, cá, trứng) Củ quả giúp sáng mắt, da mịn màng. Thực phẩm giúp chúng mình thông minh mau lớn (Gạo, mì, ngô,thịt , cá Và các loại rau củ quả.
+ Khi chọn thực phẩm phải tươi ngon, không dập nát, không ôi thiu. Ăn uống sạch sẽ, ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã được đun sôi để nguội, ăn chậm, nhai kĩ không làm rơi vãi thức ăn. Thức ăn phải được đựng trong đồ dùng sạch và đậy cẩn thận không để ruồi đậu, kiến đậu.
Đó là một số kĩ năng trong việc lựa chọn thức ăn tươi ngon và bỗ dưỡng, đó là một số kiến thức trong việc ăn uống vệ sinh đảm bảo sức khỏe và những cách để có một bữa ăn ngon trong toàn thể gia đình và là một trong những nhu cầu cần thiêt của mọi người đấy các con ạ.
b, Quan sát tranh vệ sinh trước khi ăn và khi tay bẩn
-Các con ạ! Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm, được nhà nhà qua tâm.Và hôm nay cô muốn cho chúng mình cùng quan sát 10 nguyên tắc vàng trong việc vệ sinh chế biến thức ăn và vệ sinh chân tay trước và sau khi ăn như thế nào?
Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về bức tranh:
+ Đây là một gia đình và họ đang chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình đấy các con ạ. Và họ chuẩn bị như thế nào cho bữa ăn và có những lời khuyên như thế nào cho chúng mình trong việc vệ sinh chế biến thức ăn?
+ Bạn nhỏ của chúng mình đang làm gì vậy?
+ Bạn rửa tay như thế nào và rửa tay ở đâu?
Cô và trẻ tiếp tục quan sát và trò chuyện.
c. Quan sát thời tiết.
Trước khi cho trẻ ra ngoài trời, cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem đã phù hợp với thời tiết bên ngoài, cho trẻ xếp thành 2 hàng.
 	Cô nói:
 	- Các con ơi! Hôm nay cô và các con sẽ cùng dạo quanh sân trường, nhưng trước hết để cuộc dạo chơi được vui vẻ chúng ta hãy cùng quan sát thời tiết hôm nay có thích hợp cho chúng ta dạo chơi không nhé?
 	Nào chúng mình cùng ra sân và quan sát thời tiết thế nào nhé.Vừa đi vừa hát “Dạo chơi”
 	- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?
 	- Bầu trời có đẹp không? 
 	- Hôm nay thời tiết rất đẹp phải không nào,? Bầu trời cao và trong xanh, trời hôm nay rất mát mẻ rất thích hợp cho chúng ta đi chơi phải không các con?
 	- Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay có gì nữa không? 
d. Bé quan sát cô rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt trước khi ăn.
Chúng mình cùng quan sát cô có quả gì đây?
+ Những loại quả này đều rất bổ ích cho cơ thể, chúng cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể chính vì thế hàng ngày chúng mình phải ăn thêm nhiều hoa quả để bổ xung thêm năng lượng cho cơ thể nhé.
+ Nhưng trước khi ăn chúng mình phải làm gì để đảm bảo vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Chúng mình cùng quan sát cô rửa quả, cô rửa thật sạch quả bằng nước muối, rửa xong cô lấy khăn lau thật khô quả, sau đó cô lại gọt bỏ vỏ, bổ ra lấy hạt ra, rồi sau đó chúng ta mới được ăn, các con nhớ chưa nào?
+ Bây giờ các con cùng rửa hộ cô nốt số quả còn lại nhé.
2. Trò chơi vận động:
a. Trò chơi “Gia đình Gấu”.
 	Chuẩn bị: Vẽ 3 vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà của Gấu
 	Cách chơi: 
Cô quy định vòng tròn 1 là nhà của Gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà của Gấu đen, vòng tròn 3 là nhà của Gấu vàng.
 	Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau để phân biệt Gấu trắng, Gấu đen, Gấu vàng.
 	Theo nhạc các chú gấu đi chơi, bò chui qua hầm. cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì các chú Gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình.
b. Có bao nhiêu đồ vật.
 	Chuẩn bị: 
 	Tranh lô tô các đồ dùng trong gia đình
 	Vẽ 5 - 6 vòng tròn trên sàn. Trong mỗi vòng đặt một lô tô, một đồ vật với số lượng khác nhau.
 	Cách chơi: 
 	Cô cho 1 trẻ lên. Trẻ nhảy bật chân vào 1 vòng tròn bất kỳ và nói tên đồ vật, số lượng đồ vật đó.
 	Lần lượt từng trẻ lên chơi.
 	. 
c. Trò chơi: Hái táo.
 	Chuẩn bị: Cho trẻ đứng tự di xung quanh cô
 	Cách chơi:
 	- Cô và trẻ cùng chơi, vừa nói vừa làm động tác:
 	+ Đây là cây táo nhỏ (Giơ tay phải/trái lên, xoè các ngón tay ra)
 	+ Tôi nhìn lên cây và thấy (Nhìn theo các ngón tay)
 	+ Táo chín đỏ và ngọt (Hai bàn tay làm động tác ôm quả táo)
 	+ Táo chín ăn ngon quá (Đưa tay lên miệng)
 	+ Lắc cây táo nhỏ (Hai tay lắc)
 	+ Những quả táo rơi vào tôi (Giơ hai tay lên và hạ xuống)
 	+ Đây là cái giỏ to và tròn (Làm vòng tròn bằng hai tay)
 	+ Nhặt táo trên mặt đất (Cúi xuống nhặt và bỏ vào giỏ)
 	+ Hái táo ở trên cây (Giơ tay cao lên. mắt nhìn theo tay)
 	+ Tôi sẽ ăn quả táo (Đưa tay lên miệng)
 	- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
d. Trò chơi: “Lộn cầu vồng.
 	Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng, hai trẻ lộn một nửa vòng quay lưng vào nhau (Hoặc đối mặt vào với nhau)
 	Cách chơi:
 	Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ, vừa vung tay sang hai bên theô nhịp. Cứ dứt một tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười bảy
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng
Đọc đến câu cuối thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. Đến cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường
PHẦNIV. HOẠT ĐỘNG GÓC
 	1-GPV:Gia đình, bán hàng, nấu ăn
 	2-GNT:Bé đọc thơ, hát múa các bài về gia đình
 	3-GTN:Bé chăm sóc cây xanh
 	4-GHT: Bé tìm hiểu các loại thực phẩm bổ dưỡng qua tranh ảnh.
 	5-GXD: Xây dựng vườn cây ao cá
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Góc phân vai:
 	- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: biết chào hỏi lễ phép Thể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện là vai mẹ con, các thành viên sống trong cùng một gia đình, yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau và biết nấu ăn, chế biến các món ăn ngon, đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết chào hỏi, vâng lời bố mẹ .
2. Góc nghệ thuật:
 	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ tự do thể hiện năng khiếu của mình với khả năng đọc thơ diễn cảm và khả năng biểu diễn như ca sĩ.
 	- Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động theo nhạc.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi
3. Góc học tập:
 	- Trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát tranh ảnh trò chuyện với nhau về các loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể qua các hình ảnh của tranh ảnh.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, Kĩ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 	- Phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
4. Góc xây dựng:
 	- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được vườn cây ao cá rộng và đẹp.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
5. Góc thiên nhiên:
 	- Trẻ biết cách chăm sóc cây, hoa trong vườn , biết lợi ích của cây, hoa đối với đời sống con người.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng so sánh.
 	- Giáo dục trẻ ngoan, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái
 hoa.
II. Chuẩn bị:
1. Góc phân vai: 
 	- Đồ chơi gia đình: Đồ dùng gia đình phục vụ cho mọi sinh hoạt hằng ngày, nội dung của góc chơi.
 	- Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi đồ dùng gia đình
 	- Đồ chơi nấu ăn: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, cho trẻ nhận vai chơi.
2. Góc nghệ thuật:
 	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre,.
 	- Nội dung các bài hát có trong chủ điểm.
 	- Nội dung các bài thơ trong chủ điểm.
3. Góc học tập:
 	- Tranh, ảnh về các loại thực phẩm bổ dưỡng: Gạo, thịt, trứng, cá, sữa, rau, củ, quả
4. Góc xây dựng:
 	- Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa
5. Góc thiên nhiên:
 	- Địa điểm chăm sóc cây trong vườn trường, khăn lau lá cây,nước tưới cho cây, dụng cụ làm cỏ.
III. Cách tiến hành:
a. Thỏa thuận trước khi chơi:
Hôm nay cô con mình cùng đến góc phân vai và xem hôm nay chúng mình sẽ được chơi đóng vai gì nhé? Hôm nay cô thấy có rất nhiều đồ dùng gia đình và đồ chơi nấu ăn, cô đoán hôm nay chúng ta sẽ chơi phân vai trò chơi gia đình - nấu ăn - bán hàng ở đây đấy. Chúng mình có thích không? Nào bạn nào sẽ cùng tham gia chơi ở góc phân vai nào?
Cô mời các con cùng đến với góc học tập và khám phá xem hôm nay chúng mình được chơi gì ở góc chơi này nhé. Ồ ở đây hôm nay cô thấy rất nhiều tranh ảnh về các loại thực phẩm rất là bổ ích cho cơ thể chúng mình. Bây giờ chúng mình hãy giúp cô khám phá những thực phẩm đó là những thực phẩm gì nhé và chúng có lợi ích như thế nào đối với cơ thể chúng mình nhé.
Hôm nay ở góc nghệ thuật đang diễn ra một cuộc thi “Giọng hát hay” và “Thi ai đọc thơ hay” chúng mình cùng đến đó tham gia hội thi nhé.
Các con ơi! Chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình cùng cô tham gia vào công việc xây dựng vườn cây ao cá thật rộng để thả được thật nhiều cá, trồng thật nhiều cây ăn quả để giúp cải thiện thêm cuộc sống của gia đình chúng mình nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên cho gia đình một vườn cây ao cá thật rộng thật đẹp nhé. 
 Để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình hằng ngày phải chăm sóc cây xanh xung quanh khu vực trường để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, để làm được điều đó chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé.
 	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
b. Qúa trình chơi:
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
1. Góc phân vai:
 	Chào bác ạ! Có hàng gì mới không bác?
 	Bác chọn giúp tôi hai cây xu hào thật ngon nhé.
 	Thịt hôm nay ngon không bác? Bác cân cho tôi 1kg thịt vai nhé!
 	Chào bạn, bạn đang làm gì vậy? Bạn cho em bé ăn gì vậy? Bạn đang nấu món gì vậy? bạn chế biến món này thế nào?
 	Trước khi chế biến thì bạn phải làm gì?
 	Chúng mình phải ăn uống như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 	Còn bạn bạn đang đóng trong vai gì vậy? Là các thành viên trong gia đình các bạn phải như thế nào với nhau?
2. Góc nghệ thuật:
 	Chào các ca sĩ nhí, các bạn sẽ thể hiện năng khiếu của mình trong phần thi này với bài hát gì vậy? 
 	- Bài hát nói về điều gì?
 	- Con đang sử dụng dụng cụ âm nhạc nào cho bài hát “Bàn tay mẹ” vậy?
 	- Các bạn có thể hát tặng tôi bài hát “Cả nhà thương nhau” được không?
 	- Các bạn sẽ thể hiện giọng đọc thơ của mình với bài thơ gì?
3. Góc học tập:
 	Các bạn ơi! Các bạn đang xem tranh ảnh nói về điều gì?
 	+ Đây là món gì vậy?
 	+ Món này được chế biến như thế nào?
 	+ Món này có lợi ích như thế nào đối với cơ thể chúng mình?
 	+ Trước khi ăn chúng mình phải làm gì?
 	+ Khi ăn chúng mình phải ăn như thế nào?
4. Góc xây dựng:
 	Chào các bạn, các bạn đang lao động hăng say quá, các bạn đang trong vai các bác thợ xây phải không ạ ?
 	+ Các bác đang xây gì vây?
 	+ Trong khu vườn này các bác sẽ định xây như thế nào?
 	+ Bác sẽ xây ao cá ở chỗ nào?
 	+Còn khu vực này bác sẽ trồng cây gì cho khu vườn rộng như thế này?
5. Góc thiên nhiên:
 	Các bạn ơi! Để cho cây mau lớn và phát triển tốt để cho chúng mình những hoa thơm, trái ngọt thì chúng mình phải làm gì?
 	+ Các con đang chăm sóc cho cây gì vây?
 	+ Các con chăm sóc cây này như thế nào?
 	+ Ai đang nhổ cỏ cho cây vậy?
 	+ Ai đang bắt sâu cho cây vậy?
 	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
c. Kết thúc quá trình chơi:
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về vườn cây ao cá mà các bạn ở góc xây dựng vừa xây dựng sau.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
PHẦN V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 	+ Hát “Bé quét nhà”; “Bàn tay mẹ

File đính kèm:

  • doc03-Giao an chu de gia dinh tuan 9.doc
Giáo Án Liên Quan