Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông

* Cô đón trẻ trò chuyện tạo không khí cho trẻ thích được đến lớp ,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ ở trên lớp.

-Trao đổi với phụ huynh phòng trách một số bênh thường gặp vào mùa xuân

- Trò chuyện với trẻ:

+ Ngày mồng 8/3, cho trẻ xem video, hình ảnh về ngày 8/3,trò chuyện về những người phụ nữ trong gia đình trẻ

+ Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt.

+ Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thủy , phương tiện giao thông đường hàng không

+ Trò chuyện với trẻ về một số biển báo, luật lệ giao thông đường bộ

-Trò chuyện về thứ, ngày, tháng; điểm danh;

 

doc65 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG LỨA TUỔI MGL (5-6 tuổi)
Thời gian thực hiện : Từ ngày 04-> 29/3/2019
 Người lập kế hoạch :Nguyễn Thị Hương 
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Hương (Tuần 1, 3)
 Nguyễn thị Huyền Thu ( Tuần 2, 4)
Hoạt động
Thời gian
Mục tiêu đánh giá
Tuần l:Từ ngày
4->8/3
Tuần ll :Từ ngày
11->15/3
Tuần lll: Từ ngày 
18->22/3
Tuần lV :Từ ngày
25->29/3
Đón trẻ, trò chuyện 
* Cô đón trẻ trò chuyện tạo không khí cho trẻ thích được đến lớp ,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ ở trên lớp.
-Trao đổi với phụ huynh phòng trách một số bênh thường gặp vào mùa xuân
- Trò chuyện với trẻ:
+ Ngày mồng 8/3, cho trẻ xem video, hình ảnh về ngày 8/3,trò chuyện về những người phụ nữ trong gia đình trẻ
+ Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt.
+ Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thủy , phương tiện giao thông đường hàng không
+ Trò chuyện với trẻ về một số biển báo, luật lệ giao thông đường bộ
-Trò chuyện về thứ, ngày, tháng; điểm danh; 
Thể dục sáng
*Thể dục buổi sáng : 
 -Khởi động :Tập thể dục theo nhạc chung của trường: Kết hợp bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố ”
+ Hô hấp: Gà gáy, Thổi nơ
+Tay: Đánh chéo 2 tay ra phía trước sau
+ Bụng: Quay người sang 2 bên 
990
900
900
+ Chân: Ngồi khuỵu gối, Ngồi xổm, đứng lên liên tục
+ Bật: bật chụm tách chân
Tập dân vũ: Rửa tay
Hồi tĩnh : Hít thở nhẹ nhàng 
Chuẩn bị : Sân tập sạch sẽ, nhạc thể dục.
 Quần áo gọn gàng
Yêu cầu:
-Trẻ nhanh nhẹn vào hàng triển khai tập theo đội hình
-Hào hứng tham gia tập có kỹ năng
- Chú ý: tập các động tác dứt khoát
Hoạt động học
Thứ 2
Khám phá
Trò chuyện về ngày 8/3
Khám phá
Một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt
Khám phá
Một số phương tiệ giao thông đường thủy, đường hàng không 
Khám phá
Một số biển báo và luật lệ giao thông
5, 27, 28, 39
41, 98
Thứ 3
Làm quen chữ viết
Làm quen chữcái h, k
Phát triển vận động
VĐCB :Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây
T /C : Chuyền bóng qua đầu , qua chân
Làm quen chữ viết
Làm quen chữ cái p,q
Phát triểnvận động
VĐCB : Bât qua vật cản 
T/C : Tín hiệu
Thứ 4
LQVToán
Đếm đén 9, nhận biết các nhóm có 9 đối tượng , nhận biết số 9
LQVTToán
Chia 9 đối tượng ra thành 2 phần
 LQVToán
Xác định vị trí phía trước, phía sau ,phía phải, phía trái của đối tượng có sự định hướng.
LQVTToán
Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo.
Thứ 5
Tạo hình
Làm bưu thiếp tặng bà(Tặng mẹ, tặng cô giáo , tăng bạn gái)
Tạo hình 
Cắt dán các phương tiện giao thông đường bộ 
Tạo hình 
Xé dán thuyền trên biển
Tạo hình
Vẽ ngã tư đường phố
Thứ 6
Làm quen văn học 
Thơ: Bó hoa tặng cô
Âm nhac:
NDTT: DH: Bác đưa thư vui tính
NDKH:
-Nghe hát: Tàu anh qua núi
-Trò chơi : Hát các bài hát về phương tiên giao thông
Làm quen văn học
Thơ:Thuyền giấy 
Âm nhac:
NDTT: VĐ theo tiết tấu chậm: Em đi qua ngã tư đường phố
NDKH: 
-Nghe hát: Bé học luật giao thông
-Trò chơi: Tai ai tinh 
Hoạt động ngoài trời
Thứ 2
-Trò chuyện với trẻ về ngaỳ 8/3.
- TCVĐ: Chơi với bóng 
-Chơi theo ý thích 
-Cho trẻ kể tên các phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ biết.
- TCVĐ : Ai nhanh nhất 
-Chơi theo ý thích 
-Cho trẻ kể tên các phương tiện giao thông đường hàng không. 
- TCVĐ: Chơi với bóng 
-Chơi theo ý thích 
-Quan sát một số biển báo giao thông đường bộ 
-TCVĐ: Hãy chon đúng đèn màu 
-Chơi theo ý thích 
Thứ 3
- Cho trẻ quan sat thời tiết trong ngày
-TCVĐ: Kéo co
-Chơi theo ý thích
-Cho xem vi deo tàu hỏa hoạt động 
-TCVĐ: Về đúng đường
 -Chơi theo ý thích 
-Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông đường thủy
-TCVĐ: Người lái đò
-Chơi theo ý thích
- Cho trẻ nhận xét một số hành động đúng hoặc sai khi tham gia giao thông qua vi deo
-TCVĐ: Giao lưu với lớp B1 chơi tín hiệu giao thông
-Chơi theo ý thích 
Thứ 4
-Múa hát các bài hát về ngày 8/3
-TCVĐ : Bịt mắt bắt dê
- Chơi theo ý thích 
-Xem vi deo về các phương tiện giao thông đường bộ 
-TCVĐ : Cướp cờ
-Chơi theo ý thích
-Quan sát thời tiết trong ngày 
TCVĐ:
-Làm theo tín hiệu.
-Chơi theo ý thích
 - Xem vi deo hoạt động của các máy bay
-TCVĐ: Cướp cờ
-Chơi theo ý thích
Thứ 5
- Xem vi deo mít tinh ngày 8/3
-TCVĐ  Giao lưu với các em lớp B1 Chơi truyền bóng
-Chơi theo ý thích 
-Giải câu đố về các phương tiện giao thông
- TCVĐ : Mèo đuổi chuột
-Chơi theo ý thích
Xem vi deo về các phương tiện tham gia giao thông
-TCVĐ : Về đúng đường 
 -Chơi theo ý thích
-Giải câu đố về biển báo giao thông
TCVĐ : Về bến
 -Chơi theo ý thích
Thứ 6
 -Cô cùng trẻ đọc thơ về ngày 8/3
-TCVĐ: Cáo ơi ngủ à
- Chơi theo ý thích 
-Hát các bài hát về phương tiện giao thông
-TCVĐ: Cánh cửa kỳ diệu
 -Chơi theo ý thích
-Kể tên các cây có ở trong sân trường 
TCVĐ: Đi nối bàn chân tiến lùi
-Chơi theo ý thích
-Xem vi deo mọi người tham gia giao thông
TCVĐ: Thực hành tham gia giao thông
-Chơi theo ý thích
Hoạt động góc
* Góc trọng tâm: 
- Làm thiệp ,vẽ,xé dán hoa tặng bà, tặng mẹ..(T1 góc sáng tạo ) 
- Vẽ ,xé dán một số phương tiện giao thông đường bộ ,đường sắt (T2 góc tạo hình) 
-Xây dựng ngã tư đường phố – (T3,T4, Góc xây dựng )
*Góc xây dựng: Xây khu vui chơi,Xây ngã tư đường phố, xây sân bay Tân Sơn Nhất, 
* Góc phân vai: 
- Gia đình: Vào bếp cùng mẹ
- Bác sĩ: Mẹ đưa con đi khám bệnh 
- Bán hàng: Bán các loại rau, củ, quả, các loại bánh.
* Góc học tập: Ôn số lượng chữ số từ 1-. 9; Phân nhóm các loại PTGT, 
-Tô đồ, nối chữ h, k p,q
* Góc tạo hình : Làm biển báo giao thông., xếp hình, vẽ dé dán PTGT
* Góc thiên nhiên: Quan sát sự phát triển của cây, chăm sóc cây, gọi tên cây.
Hoạt động ăn ngủ vệ sinh
- Biết lần lượt xếp hàng rửa tay
- Có một số thói quen và hành vi tốt trong ăn uống
+ Mời cô mời bạn khi ăn, và ăn từ tốn-
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau
+ không uống nước lã ăn quà vặt ngoài đường
Cô hát cho trẻ nghe: Hát các bài hát dân ca cho trẻ nghe
13, 86
Hoạt động chiều
Thứ 2
-Hoc hát : Ngày vui 8/3
- Đọc thơ : Vì con
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Xem clip đuối nước, ong kiến đốt
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Nặn các loại phương tiện giao thông
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
- Giao lưu cùng các em lớp B1 thực hành một số an toàn khi tham giagiao thông đường bộ
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
16, 19, 56
101
Thứ 3
- Cắt dán hoa tặng bà, tặng mẹ.
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Vận động: Trườn sấp trèo qua ghế thể dục 
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Xem một số tình huống sảy ra khi tham gia giao thông
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thơ: Đèn giao thông
Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thứ 4
-Dạy hát : Bé học luật giao thông
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Dạy trẻ có thói quen không uống nước lã, không ăn quà vặt ngoài đường 
 -Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-_Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Làm bài tập số 9
Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thứ 5
 Kể chuyện : Xe đạp con trên đường phố
-Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
 Làm bài tập chữ : h, k, p, q
Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Kể chuyện : Qua đường 
Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
-Hát các bài hát về giao thông
Nhận xét nêu gương cuối ngày, cắm cờ
Thứ 6
 Sắp xếp , lau rửa đồ dùng đồ chơi 
- Biểu diễn văn nghệ 
-Nêu gương cắm cờ, phát bé ngoan
Sắp xếp , lau rửa đồ dùng đồ chơi 
- Biểu diễn văn nghệ 
-Nêu gương cắm cờ, phát bé ngoan
Sắp xếp , lau rửa đồ dùng đồ chơi 
- Biểu diễn văn nghệ 
-Nêu gương cắm cờ, phát bé ngoan
Sắp xếp , lau rửa đồ dùng đồ chơi 
- Biểu diễn văn nghệ 
-Nêu gương cắm cờ, phát bé ngoan
Chủ đề- sự kiện
Ngày 8-3
. Một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt
Một số phương tiệ giao thông đường thủy, đường hàng không
Một số biển báo và luật lệ giao thông
Đánh giá kết quả thực hiện
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN I
Thời gian thực hiện : Từ ngày 4/-> 9/3/2019
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Hương
Thứ 2 ngày 4 tháng 3 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám phá xã hội : 
Trò chuyện về 8/3
1 Kiến thức 
 - Trẻ biết ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, là ngày dành riêng cho bà, mẹ, cô giáo và tất cả những người phụ nữ
 - Trẻ biết được những hoạt động diễn ra ngày 8/3 như: tặng hoa, tặng quà, múa hát, thi nấu ăn , thi cắm hoa....
2.Kĩ năng
- Rèn khả năng tư duy ghi nhớ có chủ đích
- Rèn kĩ năng trả lời mạch lạc ,rõ ràng
- Có kĩ năng thảo luận và làm việc theo nhóm
3 .Thái độ 
Trẻ yêu quý cô giáo và những người phụ nữ trong gia đình.
- Giáo án powerpoint
- Máy tính,Ti vi
-Cành , lá, hoa cắt sẵn 
- giấy A4,hồ nước , giẻ lau.
1 Ổn định tổ chức 
-Cho trẻ chơi: “Tập tầm vông” trong tay của cô có mảnh giấy ghi ngày mồng 8/3
Cho trẻ thảo luận nhóm , sau đó nói về ý nghĩa của ngày ghi trên tờ giấy
2 Phương pháp hình thức tổ chức :
2 1 Trò chuyện về những người phụ nữ quanh trẻ
* Giải nghĩa về phụ nữ:
- Bà và mẹ được gọi chung là gi?
-Ngoài bà và mẹ ra ai cũng được gọi là phụ nữ?
- Cho trẻ liên hệ:
 + Ông và bố có được gọi là phụ nữ không?
+ Con hãy kể tên những người phụ nữ trong gia đình mình.
* Trò chuyện về công việc của những người phụ nữ
Cô giới thiệu về những người phụ nữ trong gia đình cô và nghề nghiệp của họ
- Cho trẻ kể về công việc của những người phụ nữ trong gia đình trẻ
Cô khái quát : Phụ nữ là những người chăm lo cho gia đình chúng mình từ bũa ăn đến giấc ngủ của các thành viên. Ngoài gia phụ nữ bây giờ còn tham gia vào các công việc trong xã hội như nghề giáo, nghề may, nghề y..
Giáo dục trẻ: Phải yêu quý và biết ơn cô giáo bà mẹ và những người phụ nữ trong gia đình.
* Tìm hiểu về các hoạt động diễn ra trong ngày mồng 8/3
- Các con có biết trong ngày 8/3 thường diễn ra những hoạt động gì?( Mời 2-3 trẻ)
Cô mở một số hình ảnh về các hoạt động diễn ra mồng 8/3 cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ.
- Đây là hình ảnh gì?
-Trong hình ảnh mọi người đang làm gì?
- Các bạn nhỏ làm gì để tặng bà ,tặng mẹ,tặng cô nhân ngày mồng 8/3.
2.2. Dán hoa tặng cô 
Cô cho trẻ ngồi về 3 nhóm , trên bàn của mỗi nhóm cô đã chuẩn bị sẵn hoa và giấy. Nhiệm vụ của trẻ sẽ lấy cành, lá, hoa cắt sẵn dán thành những bông hoa đẹp để tặng cô
3 Kết thúc:
-Cô cho trẻ mang tranh lên tặng cô theo bài “ Bó hoa mừng cô”
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thứ 3 ngày 5 tháng 3 năm 2019
Tên hoạt động 
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Làm quen chữ viết 
Làm quen chữ cái h,k
1.Kiến thức
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái h,k
-Biết đặc điểm của chữ h,k
2.Kĩ năng:
-Trẻ tìm được chữ cái h,k trong từ.
-Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau của chữ h,k
3.Thái độ :
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập,biết hoạt đông theo đúng yêu cầu của cô.
Đồ dùng của cô
 Giáo án powerpoint
Tranh có chứa chữ cái h,k
- 2 ngôi nhà
Đồ dùng của trẻ 
-Mỗi trẻ một rổ có thẻ chữ l,m,n,h,k
1 : Ổn định tổ chức
-Cho trẻ hát bài : “cô và mẹ ”
-Trò chuyện với trẻ về bài hát 
2 Phương pháp hình thức tổ chức
2.1 : Làm quen chữ cái 
*Làm quen chữ h
-Cô cho xuất hiện tranh: “Su hào” cả lớp đọc từ “ Su hào”
-Cô ghép từ “Su hào” bằng thẻ chữ rời,cô đọc và cho trẻ đọc.
- Hỏi trẻ trong từ “Su hào ” có những chữ cái nào trẻ đã học , cho trẻ lên tìm và đọc lại 
-Cô giơ chữ h hỏi trẻ đó là chữ gì?
- Cô giới thiệu thẻ chữ h in thường,cô đọc và cho trẻ đọc.
- Cô hỏi trẻ: chữ h có cấu tạo như thế nào?
Cô nhắc lại: chữ h có một nét sổ thẳng bên trái và môt nét móc câu xuôi thấp hơn bên phải
-Cô cho trẻ tìm chữ h giơ lên và đọc.
-Cho 2 trẻ ngoảnh vào nhau,phát âm và kiểm tra cho nhau.
-Cô giới thiệu và cho trẻ phát âm chữ H in hoa.h in thường và chữ h viết thường.
*Làm quen chữ k: 
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Khoai tây” ,cho trẻ đọc từ “ Khoai tây”
- Cho trẻ tìm chữ đã học 
- Cô giới thiệu chữ k và đọc mẫu,cho trẻ phát âm.
- Cô hỏi trẻ: cấu tạo chữ k như thế nào?
-Cô nhắc lại: chữ k có một nét sổ thẳng dài và 1 nét xiên phải , một nét xiên trái chồng lên nhau.
-Cô giới thiệu chữ k in thường , K in hoa , k viết thường.
-Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của chữ cái h,k
+Giống nhau: Chữ h và chữ k đều có nét sổ thẳng 
+Khác nhau: Chữ h có nét móc xuôi ,. Chữ k có 2 nét xiên phải và xiên trái chồng lên nhau
2.2:Luyện tập
-Trò chơi: Nhận biết và phát âm chữ cái h.k
+ Trò chơi:Tìm chữ theo yêu cầu của cô
+ Trò chơi : ô cửa bí mất 
+ Trò chơi: Tìm nhà
+ Trò chơi : Tìm chữ qua tranh
3.Kết thúc :Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động 
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
 Thứ 4 ngày 6 tháng 3 năm 2019
Tên hoạt động 
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị 
Cách tiến hành
Làm quen với toán :
Số 9 
Đếm đến 9 nhận biết các nhóm có 9 đối tượng
Nhận biết số 9
1.Kiến thức
- Trẻ biết đếm đến 9nhận biết các nhóm có 9 đối tượng
Nhận biết số 9
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết đếm thành thạo theo nhiều cách khác nhau
- Biết nói đúng kết quả số lượng đểm 
- Nhận biết và phát âm đúng chữ số 9
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc các cây hoa
-Tích cực trong hoạt động
1Đồ dùng của cô:
Ti vi , Máy tính , giáo án powerpoint
- 3 chiếc rổ, nhiều số 9, các số 1,2,3,4,5,6,7,8,9
- 3 chiếc bàn.
- 3 ngôi nhà có dán hình ảnh 
2.Đồ dùng của trẻ 
-Rổ:Hoa đỏ, hoa vàng 
Các số 1..8 (2số 9)
.Ổn định tổ chức
- Chào mừng các con đến với sân chơi “ Bé vui học toán”.
- Đến với sân chơi rât vinh hạnh vì có sự tham dự của các bé lớp A1
- Sân chơi “Bé vui học toán” gồm có 3 vòng:
+Vòng 1: Ô số kỳ diệu
+Vòng 2: Toán học – Học toán
+Vòng 3: Thử tài của bé
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
2.1: Ôn nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi8
- Và bây giờ cô xin mời các con đến với vòng đầu tiên có tên gọi “Ô số kỳ diệu”
Cô mở cho trẻ xem và gọi tên 3 ô cửa trên màn hình.
Cho trẻ chọn và khám phá các hình ảnh ,các loại hoa trong các ô số.
Cho trẻ đếm 
Mời 1 trẻ lên tìm số tương ứng 
Cô cho hiện số trên màn hình để kiểm tra kết quả chữ số trẻ tìm được.
2.2. Đếm đến 9,nhận biết các nhóm có 9 đối tượng,nhận biết số 8
- Kết thúc vòng đầu tiên cô thấy các bé đã đếm và tìm số rất giỏi, bây giờ cô mời các con đến với vòng 2 có tên gọi “ Toán học –Học toán” trong vòng này cô sẽ dạy các con “Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng,nhận biết số 9”
Cô cho trẻ ngồi xuống sàn nhà.
-Trong rổ của các con có gì?
Cô cho trẻ xếp lần lượt các bông hoa đỏ ra sàn nhà.
Cô cho trẻ xếp 8 bông hoa vàng ra sàn. Xếp tương ứng 1-1
Cho trẻ đếm nhóm hoa vàng.
Cho trẻ đếm nhóm hoa đỏ.
- Có bao nhiêu bông hoa vàng?
- Có bao nhiêu bông hoa đỏ?
- Hai nhóm có số lượng như thế nào với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Muốn nhóm hoa vàng bằng nhóm hoa đỏ chúng mình phải làm gì?
Cô cho trẻ thêm 1 bông hoa vàng .
-8 thêm 1 bằng mấy?
Cho trẻ đếm lại nhóm hoa vàng.
Cho trẻ đếm lại nhóm hoa đỏ.
- Lúc này 2 nhóm có số lượng như thế nào với nhau? 
- Bằng nhau cùng bằng mấy?
- 9 bông hoa vàng ,9 bông hoa đỏ thì tương ứng với số mấy?
Cô mời trẻ cùng đếm xem có bao nhiêu quả quýt , bao nhiêu quả na, đọc số tương ứng
- À đúng rồi 9bông hoa vàng ,9 bông hoa đỏ , hay 9 quả quýt, 9 quả na, , tất cả khi đếm đến 9, có 9 đối tượng thì đều tương ứng với số 9.
Cô cho hiện số 9 trên màn hình.
Cô phát âm số 9, 2-3 lần cho trẻ nghe.
Cho trẻ lấy số 9 rời trong rổ,sờ đường bao quanh.
-Ai có nhận xét về số 9?
Cô mời 2-3 trẻ nhận xét.
Cô nhắc lại : Số9 gồm 1 nét cong tròn khép kín và một nét móc câu 
Cô cho trẻ lấy số 9 trong rổ giơ lên đọc.
Mời tổ,nhóm,cá nhân trẻ đọc.
Cô cho trẻ đặt số 9 vào giữa nhóm hoa vàng và nhóm hoa đỏ.
Cho trẻ đếm lại nhóm hoa vàng và nhóm hoa đỏ đọc số tương ứng.
Cô yêu cầu trẻ giữ nguyên nhóm hoa đỏ, xếp thành vòng tròn nhóm hoa vàng và lấy số tương ứng đặt vào.
Cho trẻ đếm lại nhóm hoa vàng ,so sánh 2 số 9
-Khi các con xếp vòng tròn thì nhóm hoa vàng có thay đổi không?
Cô chốt lại : Dù chúng mình có các cách xếp 9 đối tượng khác nhau nhưng khi chúng mình đếm thì nhóm số lượng không thay đổi vẫn đếm đến 9,có 9 đối tượng và tương ứng với số 9.
Cô cho trẻ cất dần hoa vàng lấy số tương ứng đặt vào.
Cô cho trẻ vừa cất hoa đỏ vừa cất vừa đếm.
Cho trẻ cầm số 9lên đọc và cất vào rổ.
2.3: Luyện tập
* Trò chơi: “Ai nhanh- Ai nhanh”
- Vậy là chúng mình đã trải qua 2 vòng của sân chơi rồi. Và bây giờ cô mời các con đến với vòng cuối có tên gọi “Thử tài bé yêu” .Mời các bé đến với trò chơi đầu tiên có tên gọi “ Ai nhanh –Ai nhanh”
- Trên tay cô có gì?
- Và với 3 chiếc rổ này cô xin mời đại diện của 3 đội lên tìm cho cô nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng tương ứng với chữ số 9.
Cô cho trẻ đếm cùng cô .
*Trò chơi: “Tìm đúng nhà”
Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi 2-3 lần.
Cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà dán hình ảnh của cây ngô, cây sắn, cây khoai lang. Cô yêu cầu trẻ sẽ phải cầm số lên tay và tìm về đúng ngôi nhà có số lượng tương ứng với chữ số trên tay trẻ.
Luật chơi:Trẻ đi vòng tròn chung quanh lớp theo nhạc và chỉ được tìm về nhà khi nhạc tắt .Phải mang đúng số về nhà của mình nếu sai sẽ phải nhảy lò cò.
Sau mỗi lượt chơi cô kiểm tra kết quả ,và cho trẻ đổi số trong rổ để về nhà khác.
3. Kết thúc
Cô cho trẻ đi theo vòng tròn cất rổ theo bài hát ‘Em yeu cây xanh” .
-Chương trình “Bé vui học toán “ đến đây là kết thúc rồi cô xin chào các con,chúc các bé chăm ngoan chúc các cô mạnh khỏe
Lưu ý 
Chỉnh sửa năm
 Thứ 5 ngày 7 tháng 3 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Làm bưu thiếp 
 ( Tặng bà , tặng mẹ,...)
1.Kiến thức:
Trẻ biết ngày mồng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ. Là ngày dành cho các bà các mẹ các cô.
-Biết trang trí tấm bưu thiếpđể tặng mẹ , tặng bà.tặng cô giáo và bạn gái 
2. Kỹ năng
Trẻ biết sử dụng kỹ năng cắt, xé dán, vẽ để trang trí tấm bưu thiếp theo ý thích và trí tưởng tượng của mình 
- Rèn kỹ năng phối hợp màu sắc, sắp xếp bố cục hài hoà, cân đối 
- Phát triển khả năng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
-Trẻ có kỹ năng nhận xét tranh của mình của bạn 
3. Thái độ
-Qua hoạt động giúp trẻ biết quan tâm đến người khác 
Biêt giữ gìn sản phẩm tạo ra
Của cô: 
-3 kiểu mẫu trang trí khác nhau
Của trẻ : 
-Khung bưu thiếp bằng bìa màu 
Giấy màu, sắp màu , keo dán, kéo, khăn lau tay
-Mốt số hình ảnh lá, cỏ hoa để trẻ trang trí
1 Ổn định tổ chức 
- Cô cùng trẻ hát bài “Bông hoa mừng cô”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát.
2 Phương pháp hình thức tổ chức : 
2.1 Quan sát tranh và đàm thoại
- Cô có rất nhiều bí mật chúng mình khám phá cùng cô nhé mẫu bưu thiếp nhé 
- Cô cho trẻ lần lượt khám phá từng bưu thiếp 
+ Món quà của cô là gì?
+ Bưu thiếp có nhũng hình dạng gì ?
+ Bưu thiếp của cô trang trí như thế nào ?
+ Trên bưu thiếp còn có số mấy nữa ?
+ Con biết tại sao trên bưu thiếp lại có số 8 và số 3 ? có ý nghĩa gì ?
+ Muốn cho bông hoa được dính vào bưu thiếp thì phải làm như thế nào ?
-Ngoài những bưu thiếp cô Hương vừ cho chúng mình xem, chúng mình còn biết có những bưu thiếp dạng hình gì nữa ?
2.2 Hỏi ý tưởng của trẻ 
-Hôm nay cô cho các con làm bưu thiếp tặng nà, tặng mẹ
- Các con thích làm bưu thiếp gì để tặng bà , tặng mẹ ?
-Con sẽ làm như thế nào để làm thành sản phẩm của mình?
( Hỏi 3- 4 trẻ cô bổ xung những câu trả lời câu chưa đầy đủ của trẻ)
- Các con có thể trang trí nhiều hình ảnh khác nhau để thể hiện trong bưu thiếp của mình, để được những bưu thiếp thật đẹp để tăng, bà, tặng mẹ, tặng cô giáo, và bạn gái nhé
2.3: Trẻ thực hiện:
- Cô mời các con về chỗ ngồi để thể hiện bài của mình 
- Cô quan sát trẻ làm ,hướng dẫn trẻ để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình, nhắc nhở trẻ bố cục bức tranh. 
-Khuyến khích những trẻ làm có sáng tạo 
2.4:Trưng bày nhận xét sản phẩm
-Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình
-Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình của bạn 
- Cô nhận xét các bưu thiếp đẹp của trẻ, cả lớp khen các bạn .
3 Kêt thúc:Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
 Thứ 6 ngày 8 tháng 3 năm 2018
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Làm quen văn học : 
Thơ: “Bó hoa tặng cô”
1 Kiến thức 
-Trẻ biết tên thơ : “Bó hoa tặng cô”
Biết tên tác giả :Ngô Quân Miện
-Hiểu 

File đính kèm:

  • docGiao an chu de giao thong_12974272.doc