Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Luật lệ giao thông - Hoạt động: Khám phá khoa học – xã hội - Đề tài: Tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ phổ biến

1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết một số luật giao thông phổ biến trên đường bộ.

- Trẻ biết một số tín hiệu và biển báo đơn giản.

- Biết thực hiện luật giao thông là góp phần giữ gìn trật tự và an toàn giao thông, đảm bảo cuộc sống bình yên cho mọi người.

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát.

- Rèn kĩ năng sử dụng câu, trả lời câu hỏi.

c. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ có hành vi đúng khi ngồi trên các PTGT, tự giác thực hiện và nhắc nhở người thân cùng thực hiện các quy định về an toàn giao thông đơn giản.

2. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh, mô hình các ngã tư đường phố.

- Một số tranh về luật giao thông

- Một số biển báo giao thông đơn giản.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Luật lệ giao thông - Hoạt động: Khám phá khoa học – xã hội - Đề tài: Tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(THAO GIẢNG ĐỢT 2 – Năm học 2014 – 2015)
Chủ đề: Giao thông
Chủ đề nhánh: Luật lệ giao thông
Hoạt động: Khám phá khoa học – xã hội
Đề tài: Tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ phổ biến.
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Người thực hiện: Mai Thị Ái Phương
1. Mục đích yêu cầu: 	
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết một số luật giao thông phổ biến trên đường bộ. 
- Trẻ biết một số tín hiệu và biển báo đơn giản. 
- Biết thực hiện luật giao thông là góp phần giữ gìn trật tự và an toàn giao thông, đảm bảo cuộc sống bình yên cho mọi người.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát.
- Rèn kĩ năng sử dụng câu, trả lời câu hỏi.
c. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có hành vi đúng khi ngồi trên các PTGT, tự giác thực hiện và nhắc nhở người thân cùng thực hiện các quy định về an toàn giao thông đơn giản.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, mô hình các ngã tư đường phố.
- Một số tranh về luật giao thông
- Một số biển báo giao thông đơn giản.
3. Phương pháp:
	Đàm thoại, xem tranh, luyện tập.
4. Thực hiện:
a. Mở đầu hoạt động:
- Cả lớp chơi trò chơi Tín hiệu - trẻ đi thành vòng tròn, hát Em đi qua ngã tư đường phố, cô giơ đèn xanh, trẻ đi bình thường, đèn đỏ trẻ dừng lại, đèn xanh tiếp tục đi.
- Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim về giao thông đường phố.
- Trò chuyện:
+ Các cháu thấy người và xe cộ đi lại thế nào?
+ Gồm có những phương tiện gì?
Cô giảng giải: Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều phương tiện giao thông tiện lợi phục vụ cho nhu cầu đi lại, chở hàng hóa của tất cả mọi người: bố mẹ chở con đi học, đi làm, đi chợ, đi chơi, đi du lịch, chở hàng Tuy nhiên, vì có rất nhiều người đi lại trên đường nên cần có những quy định chung để mọi người đều thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và an toàn giao thông, đảm bảo cuộc sống bình yên cho mọi người. Những quy định đó gọi là Luật lệ giao thông. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ phổ biến để cùng thực hiện, từ đó giúp chúng ta an toàn hơn khi đi trên đường nhé.
b. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Quan sát, tìm hiểu về luật giao thông đường bộ phổ biến, đơn giản
- Cô cho trẻ quan sát tranh về luật giao thông.
- Cô đặt câu hỏi, gợi ý để trẻ nhận xét trả lời:
* Quy định cho người đi bộ:
- Cô hỏi trẻ:
+ Người đi bộ phải đi ở phần nào của đường khi tham gia giao thông?
Người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc lề đường phía bên phải.
+ Qua đường ở những chỗ thế nào?
Qua đường ở vạch dành cho ngừơi đi bộ và phải giơ tay làm tín hiệu xin đường. 
+ Nơi ngã tư, có đèn giao thông thì phải đi như thế nào?
 Qua đường nơi ngã tư đường có đèn tín hiệu giao thông, phải qua đường ở vạch dành cho người đi bộ và đi theo tín hiệu đèn giao thông( Đèn xanh: đi; đèn đỏ: chờ)
+ Đèn hiệu giao thông có tác dụng gì? (Tránh tai nạn giao thông ở các ngã tư)
+ Đèn giao thông dành cho các loại xe gồm có mấy màu? 
+ Người lái xe phải tuân theo tín hiệu màu thế nào? Đến ngã tư đường phố, người lái xe thấy đèn vàng thì chuẩn bị cho xe dừng, thấy đèn xanh thì cho xe đi, thấy đèn đỏ thì cho xe dừng lại
+ Trẻ em ở độ tuổi mầm non, khi đi qua đường phải như thế nào?
Trẻ em ở độ tuổi mầm non, khi qua đường phải có người lớn dắt.	
- Quy định cho người đi xe đạp, gắn máy, ô tô
+ Người đi xe đạp, gắn máy, ô tô phải đi ở phần nào của đường? (lòng đường)
+ Người đi xe đạp, xe máy được chở thêm mấy người? (chở thêm 1 người lớn, riêng xe máy có thể chở 1 người lớn kèm theo một trẻ em ở độ tuổi nhi đồng)
+ Ngừơi đi mô tô, xe máy phải trang bị gì thêm khi đi trên đường? (đội mũ bảo hiểm)
+ Vì sao chúng ta không nên chơi dưới lòng, lề đường? (Lòng, lề đường là nơi các phương tiện giao thông đi lại, chơi dưới lòng, lề đường dễ xảy ra tai nạn cho bản thân và cho cả những người tham gia giao thông)
+ Ngồi trên xe máy, ô tô, tàu thì phải làm gì để đảm bảo an toàn? (Ngồi ngay ngắn, không chạy nhảy, không thò tay, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không đứng ở cửa ra vào, không đùa giỡn, nói toGiữ gìn vệ sinh khi đi đi trên các PTGT, mời lễ phép và nhường chỗ cho người già)
Hoạt động 2: Ôn nhận biết các hành vi đúng sai khi tham gia giao thông
	Cô đưa ra hình ảnh các hành vi đúng, sai, trẻ trả lời đúng/ sai; nên làm/ không nên làm.
Hoạt động 3: Giới thiệu các biển báo giao thông đơn giản
Cô giải thích: Biển báo là các biển hiệu được đặt trên đường dùng để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông để người tham gia giao thông được biết và tuân theo.
Cô vừa giới thiệu, vừa giải thích cụ thể từng biển báo cho trẻ hiểu.
+ Biển báo “Trẻ em”
+ Biển báo “Cấm đi ngược chiều”
+ Biển báo “ Cấm người đi bộ”
+ Biển báo “Nơi người đi bộ qua đường”
+ Biển báo có bệnh viện(không được bấm còi)
Giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ có hành vi đúng khi ngồi trên các PTGT, tự giác thực hiện và nhắc nhở người thân cùng thực hiện các quy định về an toàn giao thông đơn giản.
Hoạt động 4: Luyện tập nhận biết luật giao thông
Cô cho trẻ quan sát mô hình ngã tư đường phố, quan sát và chỉ ra các phần đường dành cho người đi bộ, các loại xeQuan sát và phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
Yêu cầu trẻ đặt lại cho đúng vị trí.
- Tổ chức triển lãm tranh “Bé với giao thông” . Yêu cầu trẻ chọn tranh hành vi đúng, sai để riêng theo từng mảng.
Hoạt động 5: Ngoại khóa: Thực hành luật giao thông tại sa bàn ngã tư đường phô trên sân trường.
- Cô giới thiệu.
- Trẻ mô phỏng lái các loại xe đi theo tín hiệu của chú cảnh sát giao thông (trẻ đóng vai).
- Trẻ đóng vai người đi bộ ( được cô dắt qua đường).
c. Kết thúc hoạt động: 
- Đọc thơ: Cô dạy con

File đính kèm:

  • docxKHGD_KPKH_Luat_Giao_Thong.docx