Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Thực hiện luật lệ giao thông - Đề tài: Tìm hiểu một số luật giao thông phổ biến

I, Mục đích – Yêu cầu:

1, Kiến thức:

- Trẻ biết 1 số luật giao thông phổ biến trên đường bộ:

+ Khi đi qua ngã tư đường phố phải đi theo tín hiệu đèn giao thông hoặc sự điều khiển của Cảnh Sát giao thông và vạch chỉ đường dành cho người đi bộ.

+Người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc nếu không có vỉa hè phải đi sát lề đường phía bên phải, khi đi qua dường phải đi trên vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ và giơ tay để xin đường.

+Trẻ biết được người và các phương tiện khi tham gia giao thông phải đi đúng phần đường qui định. Người ngồi trên xe mô tô hay xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.

- Trẻ biết 1 số biển báo phổ biến: biển báo trẻ em, biển báo cấm xe máy, cấm người đi bộ, đường dành cho người đi bộ.

2, Kỹ năng:

- Nhận biết và phân biệt hành vi đúng sai khi tham gia giao thông.

- Phát triển ngôn ngữ: dạy trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, trọn vẹn câu.

 

docx5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Thực hiện luật lệ giao thông - Đề tài: Tìm hiểu một số luật giao thông phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Chủ đề	: Giao thông
Chủ đề nhánh	: Thực hiện luật lệ giao thông
Đề tài	: Tìm hiểu một số luật giao thông phổ biến
Lứa tuổi 	: 5-6 tuổi
Thời gian	: 30-35 phút
Ngày soạn	: 
Ngày dạy	: 
Người soạn	: 
GVHD	:
I, Mục đích – Yêu cầu:
1, Kiến thức:
Trẻ biết 1 số luật giao thông phổ biến trên đường bộ:
+ Khi đi qua ngã tư đường phố phải đi theo tín hiệu đèn giao thông hoặc sự điều khiển của Cảnh Sát giao thông và vạch chỉ đường dành cho người đi bộ.
+Người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc nếu không có vỉa hè phải đi sát lề đường phía bên phải, khi đi qua dường phải đi trên vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ và giơ tay để xin đường.
+Trẻ biết được người và các phương tiện khi tham gia giao thông phải đi đúng phần đường qui định. Người ngồi trên xe mô tô hay xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
Trẻ biết 1 số biển báo phổ biến: biển báo trẻ em, biển báo cấm xe máy, cấm người đi bộ, đường dành cho người đi bộ.
2, Kỹ năng:
Nhận biết và phân biệt hành vi đúng sai khi tham gia giao thông.
Phát triển ngôn ngữ: dạy trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, trọn vẹn câu.
3, Thái độ:
Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết nhắc nhở người xung quanh thực hiện đúng luật giao thông.
II, Chuẩn bị:
1, Chuẩn bị của cô:
Slide về luật giao thông: các hành vi đúng và các hành vi sai, các loại biển báo.
Nhạc: đi đường em nhớ, an toàn giao thông.
2, Chuẩn bị cho trẻ:
Tranh lô tô các hành vi đúng, sai trong giao thông
III, Tiến hành:
1, Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Hát : đi đường em nhớ
Đàm thoại
+ Chúng ta vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì? ( cô giáo dạy không được đi bên trái mà phải đi bên phải, đi xe là đi ở lòng đường còn đi bộ là đi trên vỉa hè)
+ À, đúng rồi khi lưu thông trên đường các con nhớ là phải tuân thủ luật giao thông các con nhớ chưa nào.
+ Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về 1 số luật giao thông phổ biến nhé
2, Hoạt động nhận thức:
Hình ngã tư đường phố
Cô có bức tranh gì đây cả lớp?
Người điều khiển các PTGT đi ở đâu? Đi như thế nào? ( đi ở lòng đường, đi bên phải, đi đúng làn đường qui định)
Khi muốn sang đường, người đi bộ đi ở đâu? (đi trên vạch sơn trắng, phần dành cho người đi bộ)
Người tham gia giao thông đến ngã tư đường phố cần chú ý điều gì? (đèn tín hiệu, biển báo) 
Đèn tín hiệu dùng để làm gì? (báo hiệu cho người tham gia giao thông biết khi nào dừng lại, khi nào được đi)
Nếu người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông thì sẽ xảy ra điều gì? ( tai nạn, ùn tắc giao thông)
Khi tham gia giao thông các con phải như thế nào? ( chấp hành đúng luật giao thông, đi đúng phần đường, đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu, theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông,...)
Ngồi trên xe máy, các con cần mang cái gì? (mũ bảo hiểm)
Khi tham gia giao thông, muốn xin sang đường các con phải làm gì? (giơ tay xin sang đường, bật xi nhan xe)
Còn người đi bộ thì đi ở đâu? ( đi trên vỉa hè hoặc nếu không có vỉa hè thì đi sát lề đường phía bên phải). Tại sao lại không được đi dưới lòng đường? (gây nguy hiểm)
Các con chơi ở đâu thì an toàn? ( chơi trong khu vực ít xe qua lại, chơi trong sân, trong công viên, các địa điểm vui chơi dành cho trẻ em...)
Các loại biển báo:
Biển báo dành cho người đi bộ:
+ Đặc điểm: hình tròn có nền màu xanh, có 1 người đang đi bộ ở giữa hình tròn đó
+ Tác dụng: đường chỉ dành riêng cho người đi bộ, các loại PTGT không được đi vào.
Biển báo “cấm xe máy”
+ Đặc điểm: hình tròn có viền màu đỏ, nền bên trong màu trắng và có hình chiếc xe máy nằm ở giữa.
+ Tác dụng: cấm xe máy không được đi vào đoạn đường có biển cấm này.
Biển báo “cấm người đi bộ”
+ Đặc điểm: hình tròn có viền màu đỏ, nền màu trắng và có hình người đang đi bộ ở giữa.
+ Tác dụng: cấm người đi bộ đi vào khu vực có biển báo cấm.
Biển báo “trẻ em”
+ Đặc điểm: hình tam giác, có viền màu đỏ, nền màu vàng và có hình 2 em bé đang đi bộ.
+ Tác dụng: khi gặp biển báo này người lái xe phải giảm tốc độ, đề phòng có trẻ em xuất hiện.
Giáo dục chung: khi tham gia giao thông, các con nhớ phải tuân thủ theo đúng luật giao thông và nhớ nhắc nhở mọi người làm theo đúng luật nha.
Mở rộng: đưa ra 1 số hình ảnh về luật giao thông
Khi đến đoạn đường giao nhau với đường sắt chúng ta cần chú ý, nếu có tàu lửa chúng ta cần phải dừng lại cho tàu lửa đi qua hết thì chúng ta mới được đi.
Khi lưu thông trên đường, cần phải nhường đường cho các loại xe ưu tiên: xe cấp cứu, xe công an, xe cứu hỏa,...
Đi xe không được chạy nhanh, lạng lách, không chở hàng cồng kềnh,...
3, Trò chơi:
Trò chơi: đội nào nhanh nhất
Luật chơi: gạch các hành vi sai trên mỗi tranh
Cách chơi: chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 người, khi có hiệu lệnh bạn đứng đầu phải nhảy lò cò sau đó lấy bút gạch 1 hình sai luật giao thông theo đúng qui định và chạy về đứng cuối hàng thì bạn tiếp theo mới chạy lên chơi. Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gạch nhiều và đúng là đội chiến thắng.
4, Kết thúc:
Hát bài: an toàn giao thông.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_moi_truong_xung_quanh_be_tim_hieu_mot_so_luat_le_giao_thong.docx
Giáo Án Liên Quan