Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Năm học 2022-2023

I. Mục đích yêu cầu

- 4 tuổi: Trẻ biết nặn đèn hiệu giao thông theo mẫu của cô, biết cách xoay tròn, ấn rẹt để nặn Đèn hiệu giao thông

- 5 tuổi: Trẻ biết nặn đèn hiệu giao thông theo mẫu của cô, biết cách xoay tròn, ấn rẹt để nặn Đèn hiệu giao thông

- 4-5 tuổi

+ Có kỹ năng lăn dài, ấn rẹt, vo tròn, kỹ năng sắp xếp theo qui tắc để tạo thành Đèn hiệu giao thông

+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ chấp hành LLATGT

II. Chuẩn bị

- Đèn hiệu giao thông nặn mẫu.

- Tranh ngã tư đường phố có cột đèn GT.

- Đất nặn, bảng, khăn lau.

 

docx49 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Giao thông - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ LỚP LÁ GHÉP 5
 CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
(Thực hiện 4 tuần: Từ ngày 27/02/2023 – 24/03/2023)
TT
MỤC TIÊU 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực Phát triển thể chất
1
4 tuổi
Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
- Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau
- Thể dục sáng
- BTPTC
5 tuổi
Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
2
4 tuổi
Bật xa tối thiểu 40cm 
Bật qua vật cản cao 15cm
Học: Bật qua vật cản cao 15cm
5 tuổi
Bật xa tối thiểu 50cm 
(CS1)
3
4 tuổi
Ném trúng đích xa 2m
- Ném xa bằng 1 tay
Học: Nhảy lò cò 5 bước liên tục - Ném xa bằng 1 tay
5 tuổi
Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m (CS3)
4
4 tuổi
Trèo lên xuống thang ở độ cao 1m so với mặt đất
Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất
Học: Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất
5 tuổi
Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất (CS4)
5
4 tuổi
Nhảy lò cò 3m
+ Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về phía trước, biết đổi chân mà không dừng lại.
+ Biết dừng lại theo hiệu lệnh.
- Học: Nhảy lò cò 5 bước liên tục - Ném xa bằng 1 tay
5 tuổi
Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS9)
6
4 tuổi
Đập và bắt được bóng tại chỗ 
Đập và bắt bóng được bằng hai tay
- Học: Bò dích dắc qua 5 điểm - Đập và bắt bóng bằng 2 tay
5 tuổi
Đập và bắt bóng bằng 2 tay ( CS10)
7
4 tuổi
Bò trong đường dích dắc (3-4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài
Bò dích dắc qua 5 điểm
5 tuổi
Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu
(CTGDMN)
8
4 tuổi
Nhận ra bàn là, bếp đang đun phích nước nóng là nguy hiểm, không đến gần. Biết các vật sắc, nhọn không nên nghịch.
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. 
+ Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm.
+ Không chơi ở nơi không an toàn, không sử dụng những đồ vật đó.
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (CS21) 
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
9
4 tuổi
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10
- Sữ dụng các số từ 1 đến 10 để chỉ số lượng, số thứ tự. Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
+ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
+ Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
+ Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10
+ Các chữ số,số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10
+ Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Học: Đếm đến 10 và đếm theo khả năng của trẻ, tạo nhóm có 10 đối tượng. Số 10
5 tuổi
- Đếm trên đối tượng phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Nhận biết các số từ 5 đến 10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. (CTGDMN)
 10
4 tuổi
- Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả
- Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn.  
Gộp/ tách các nhóm đối tượng bằng các khác nhau và đếm
Học: Tách/ gộp 10 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau và đếm
5 tuổi
- Gộp các nhóm đối tượng trong PV 10, đếm
- Tách một nhóm đối tượng trong PV 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau ( CTGDMN)
11
4 tuổi
Hay đặt câu hỏi
Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, sự việc hay người nào đó
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Hay đặt câu hỏi 
(CS 112)
12
4 tuổi
Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) 
- Hay đặt câu hỏi “Tại sao?”
- Học:
+ Tìm hiểu 1 số phương tiện giao thông đường bộ
+ Tìm hiểu 1 số phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không
5 tuổi
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh (CS 113)
13
5 tuổi
Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình ( CS 118)
- Có cách thực hiện một nhiệm vụ khác hơn so với chỉ dẫn cho trước mà vẫn đạt được két quả tốt, đỡ tốn thời gian
- Làm ra sản phẩm tạo hình không giống cách các bạn khác làm
- Mọi lúc mọi nơi.
-Chơi ngoài trời 
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giao tiếp
14
4 tuổi
Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao,..
Trẻ đọc thơ
- Học:
+ Thơ: Cô dạy con
+ Truyện:
Qua đường
5 tuổi
Đọc diễn cảm thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao (CTGDMN)
15
4 tuổi
Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng,.. 
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
5 tuổi
Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. (CS64)
16
4 tuổi
Nói rõ để người nghe hiểu được.
- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó và phát âm đúng và rõ ràng, diễn đạt  ý  tưởng khi trả lời câu hỏi.
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Nói rõ ràng (CS65 ) 
17
4 tuổi
Trò chuyện với bạn để cùng chọn trò chơi
+ Trò chuyện với bạn để cùng chọn trò chơi
+ Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong các hoạt động khác trong ngày
- Chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
5 tuổi
Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS69)
18
4 tuổi
- Không nói leo, không cắt lời người khác, chờ đến lượt, hợp tác
- Không nói leo, không ngắt lời người khác giơ tay khi phát biểu, đặt các câu hỏi khi người khác đã nói xong
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (CS75)
19
4 tuổi
Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt 
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
- Học: 
+ LQCC: H, K
+ LQCC: 
P, Q
5 tuổi
Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt 
(CS 91)
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
 20
4 tuổi
Không xả rác bừa bãi, nhắc bạn bỏ rác vào thùng, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Mô tả được các hành vi đúng, sai trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Học: 
+ Dạy trẻ kỹ năng khi đi xe máy
+ Dạy trẻ kĩ năng mặc áo phao
+ Dạy trẻ kĩ năng đi tàu hỏa an toàn
+ Dạy trẻ kĩ năng đội mũ bảo hiểm
5 tuổi
Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối  với môi trường. (CS56)
21
4 tuổi
Chơi hòa đồng, đoàn kết, vui vẻ với bạn
- Chơi hoà đồng, đoàn kết, vui vẻ với bạn
- Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm, được các bạn trong nhóm tiếp
- Chơi hoạt động ở các góc
- Chơi ngoài trời
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Dễ dòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS42)
 22
4 tuổi
Biết giúp cô, giúp bạn.
+ Biết giúp cô, giúp bạn.
+ Chủ động giúp bạn khi nhìn thấy bạn bị ngã, xách cặp nặng...
+ Giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu.
5 tuổi
Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn (CS45)
 23
4 tuổi
Hoàn thành công việc được giao.
+ Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
+ Chủ động bắt tay vào công việc 
+ cùng với bạn thực hiện công việc nào đó với rất ít xung đột hoặc không có xung đột.
- Chơi hoạt động ở các góc
- Chơi ngoài trời
5 tuổi
Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. (CS52)
 24
4 tuổi
Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”.
+ Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”.
+ Nhận ra được hành động của mình ảnh hưởng đến tình cảm và hành động của người khác.
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
 Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác (CS 53)
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
 25
4 tuổi
Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát trẻ em.
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- Học: 
+ Hát+vđ
“ Đi đường em nhớ”
+ Hát+VĐ Anh phi công ơi
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Chơi hoạt động ở các góc.
 5 tuổi 
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
 26
4 tuổi
Chú ý nghe, thích thú (hát, vổ tay, lắc lư, nhún nhảy) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện
Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
5 tuổi
Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
 27
4 tuổi
Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát.
Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
5 tuổi
Gõ đệm bằng bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. (CTGDMN)
 28
4 tuổi
Trẻ biết tô màu, không bị lem ra ngoài đường viền các hình vẽ theo hướng dẫn.
 Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- Học: TH: Vẽ thuyền trên biển 
- Chơi hoạt động theo ý thích
5 tuổi
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
29
4 tuổi
Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
Nói được ý tưởng đã vẽ, nặn, xé, dán cái gì? Tại sao làm như thế?
- Học: Nặn đèn hiệu giao thông
- Chơi hoạt động theo ý thích
5 tuổi
 Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS103)
***************************************
* Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
1. Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề: Giao thông
- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch,cho trẻ chơi
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn 
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
- Chuẩn bị sân bãi sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động
- Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan.
2. Môi trường xã hội
- Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học.
- Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác.
- Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo
- Tạo điều kiện để trẻ được giao lưu, trao đổi với bạn bè trong lớp và trẻ ở lớp bên cạnh.
************************************
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ LỚP LÁ GHÉP 5
 CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
Chủ đề nhánh: PTGT đường bộ
Tuần 1: Thực hiện từ ngày 27/2 - 3/3/2023
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời điểm
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Chơi với đồ chơi trong lớp. Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh.
- Thể dục sáng, điểm danh.
Chơi ngoài trời
- Hoạt động quan sát tùy vào tình hình thực tế
- Chơi một số trò chơi: Trồng cây chuối, cướp cờ
- Chơi tự do: chơi đồ chơi ngoài trời 
+ Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi .
Học
LVPTTC
Bật qua vật cản cao 15cm
LVPTNT
Tìm hiểu 1 số phương tiện giao thông đường bộ
LVPTTCXH
Dạy trẻ kỹ năng khi đi xe máy
LVPTNN
LQCC: 
H, K
LVPTTM
Hát+vđ
“ Đi đường em nhớ”
Chơi , hoạt động ở các góc
* Góc ngôn ngữ: Chơi với các chữ cái, ghép chữ, tìm chữ cái,...
* Góc tư duy: Ghép số, chơi với các con số, tìm số lượng tương ứng...
* Góc thực hành cuộc sống: Nhặt rau, làm bánh bột lọc, pha nước chanh
* Góc cảm giác: Cảm nhận các vị mặn, ngọt, chua
Ăn - ngủ - Vệ sinh
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết suất, không để rơi cơm xuống đất
- Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt.
- Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát về chủ đề.
- Giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thứ 6 - Lên hoan văn nghệ, nhận xét cuối tuần, bình xét bé ngoan, phát phiếu bé ngoan.
Trả trẻ
Dọn dẹp đồ chơi. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân; Ra về.
***************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2, ngày 27 tháng 2 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Đề tài: Bật qua vật cản cao 15cm
	I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản 15cm
- 5 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản 15cm theo đúng yêu cầu
- 4 - 5 tuổi
+ Rèn khả năng bật qua vật cản 15cm một cách mạnh dạn, tự tin.
+ Trẻ yêu thích môn học, hứng thú, nghiêm túc trong giờ học.
	II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát
- Máy tính, loa đài, bài hát: Đi đường em nhớ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng .
- Tạo tâm lí thoải mái cho trẻ .
- Vạch chuẩn, vật cản 15cm
	III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ xếp 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình thành 4 hàng dọc.
Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung: Tập trên nền nhạc: Đi đường em nhớ
b. Vận động cơ bản
- Cô hỏi trẻ quan sát thấy những đồ dùng cô đã chuẩn bị gồm có những gì? Trẻ đoán xem cô sẽ dùng những đồ dùng đó để dạy vận động cơ bản nào?
- Cô giới thiệu tên vận động cơ bản
* Cô làm mẫu
- Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn không giải thích
- Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác 
* Trẻ tập thử: Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát.
* Trẻ thực hiện
- Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt 2 trẻ/lần cho đến hết. Cô bao quát, sửa sai. 
- Lần 2: Cô cho trẻ ở 2 hàng chia thành 2 đội tập dưới hình thức thi đua 
* Củng cố
- Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn lên tập lại 1 lần.
- Nâng cao độ khó
- Cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp 
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 
c. Trò chơi: Ném vòng cổ chai
- Cô cho trẻ quan sát đồ dùng cô chuẩn bị. Hỏi trẻ: Những dụng cụ này có thể chơi được trò chơi gì? Hướng trẻ tới trò chơi: “Ném vòng cổ chai”
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô nhận xét tuyên dương hai đội và trao quà cho đội chiến thắng
 	Hoạt động 3: Đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở không khí trong lành
------------------------------------------------------------------
Thứ 3, ngày 28 tháng 2 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Tìm hiểu 1 số phương tiện giao thông đường bộ
	I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm nổi bật, tên gọi từng bộ phận, công dụng, lợi ích và nơi hoạt động của xe đạp, xe ô tô
- 5 tuổi:Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm nổi bật, tên gọi từng bộ phận, công dụng, lợi ích và nơi hoạt động của xe đạp, xe ô tô
- 4 - 5 tuổi
+ Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau của xe đạp và xe ô tô
+ Trẻ yêu thích khám phá đặc điểm của các loại phương tiện giao thông
	II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về xe đạp, xe ô tô
- Máy tính, hình ảnh powerpoint.
	III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1. Bé cùng khám phá
* Khám phá về xe đạp
- Cô cho trẻ nêu nhận xét của mình về xe đạp: Tên gọi, cấu tạo của xe đạp
- Cho trẻ chỉ lên các bộ phận của xe.
- Cô khái quát lại
- Cho trẻ làm động tác bơm xe
- Cho trẻ bắt chước tiếng chuông xe đạp
+ Xe đạp hoạt động ở đâu?
+ Xe đạp là phương tiện gì?
+ Xe đạp chạy được là nhờ gì? (cho trẻ làm động tác chạy xe đạp)
+ Xe đạp có ích lợi gì đối với con người?
- Giáo dục
- Cô khái quát lại
- Mở rộng
* Khám phá về xe ô tô: Thực hiện tương tự giống quan sát xe đạp
* So sánh xe đạp và xe ô tô
* Mở rộng kiến thức
* Giáo dục trẻ
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ
Hoạt động 2: Quay bánh xe
Cho trẻ chơi trò chơi quay bánh xe, cô phổ biến cách chơi luật chơi cho trẻ.
Cho trẻ chơi 1 đến 2 lần.
Hoạt động 3: Bộ sưu tập Honda . 
Cô phổ biến cách chơi luật chơi cho trẻ, 
Cô cho trẻ chơi 1 đến 2 lần.
* Kết thúc
***********************************
Thứ 4, ngày 01 tháng 03 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội 
Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng khi đi xe máy
I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết ngồi sau xe máy an toàn và đúng cách. Biết lên xuống xe từ bên trái, lên xe khi có người giữ thăng bằng và xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
- 5 tuổi: Trẻ biết ngồi sau xe máy an toàn và đúng cách. Biết lên xuống xe từ bên trái, lên xe khi có người giữ thăng bằng và xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
- 4-5 tuổi
+ Trẻ nhận biết, phân biệt một số hành vi đúng, hành vi sai và thực hiện được một số quy định đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy
+ Giáo dục trẻ có ý thức, hình thành thói quen tham gia GT an toàn
II. Chuẩn bị
- Video hướng dẫn trẻ ngồi trên xe máy an toàn.
- Một số hình ảnh về hành vi đúng và không đúng khi ngồi trên xe máy.
- Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, sáng tác Hoàng Văn Yến
III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1: Kĩ năng an toàn khi ngồi trên xe máy
Cô cho trẻ xem video
- Cô mời các con xem 1 đoạn video để biết điều gì đã xảy ra với Bi, Bo, Ben khi tham gia giao thông. Trò chuyện với trẻ về đoạn video:
- Theo các con, khi ngồi trên xe máy bạn nào đã ngồi đúng? (Bạn Bi)
- Các con tuyệt đối không được đứng hoặc ngồi ở phía trước người điều khiên giao thông vì đây là vị trí nguy hiểm nhất.
- Trước khi ngồi trên xe máy, các con phải làm gì?
- Khi lên/ xuống xe, con lên/ xuống từ phía bên nào của xe?
- Ngồi trên xe, con ngồi như thế nào?
- Cô khái quát lại một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ
Hoạt động 2: Luyện tập
Trò chơi: Ai thông minh hơn?
- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Chia lớp làm 4 đôi chơi.
+ Khi tham gia giao thông, người ngồi trên xe máy phải làm gì?
+ Khi ngồi sau xe máy đang di chuyển, các con phải ngồi như thế nào?
+ Khi ngồi trên xe máy, con ngồi ở phía nào của người điều khiển giao thông?
+ Các PTGT khi tham gia giao thông gặp tín hiệu đèn đỏ thì phải làm gì?
+ Theo các con, hành vi nào sau đây vi phạm luật lệ ATGT?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. Kết thúc cô nhận xét, khen ngợi trẻ trẻ.
* Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, sáng tác: Hoàng Văn Yến.
*************************************
Thứ 5, ngày 02 tháng 03 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ 
Đề tài: LQCC: H, K
I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ nhận dạng được chữ cái h, k
- 5 tuổi: Trẻ phân biệt đúng chữ h, k biết được từ có chứa chữ, nhận dạng được chữ cái h, k trong bảng chữ cái 
- 4 - 5 tuổi
+ Trẻ biết phát âm chữ h, k nói được cấu tạo, trả lời câu hỏi rõ ràng.
+ Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng những người làm nghề dịch vụ và nghề sản xuất
II. Chuẩn bị
- Bài giảng điện tử.
- Hột hạt cho trẻ xếp chữ.
- Mỗi trẻ 1 chữ cái h, k; 15 lá cờ có dán chữ cái h, k
III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1: Dạy trẻ nhận biết, phát âm rõ ràng nhóm chữ cái h, k
- Quan sát tranh, đọc từ dưới tranh. Giới thiệu chữ cái. 
- Bạn nào có thể phát âm được chữ cái h
- Cô phát âm mẫu (h), phân tích cách phát âm, cho cả lớp
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm. (Phát âm đối diện)
- Cô giải thích nét chữ (in thường,viết thường, cô giới thiệu các kiểu chữ)
- Cô cho trẻ sờ chữ cái (chữ h), cho trẻ nhận xét sau khi trẻ sờ?
- Cô giới thiệu (chữ k) Tương tự
- So sánh: h, k giống và khác nhau ở điểm nào?
- Cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 
Hoạt động 2: Nối tranh
- Cô hướng dẫn trẻ nối tranh
- Trẻ thực hiện
Hoạt động 3: Trò chơi: Cướp cờ
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cô tổ chức 2 đội chơi trò chơi
- Cho hai đội thi đua nhau 2 lần. Kiểm tra kết quả, nhận xét sau khi chơi.
* Kết thúc
*****************************************
Thứ 6, ngày 03 tháng 03 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ 
Đề tài: Hát+vđ “ Đi đường em nhớ”
I. Mục đích yêu 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_giao_thong_nam_hoc_2022_2023.docx