Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Trường Mầm Non 17.10

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được đặc tính của không khí: Không màu, không mùi, không có hình dạng, không cầm nắm được

- Trẻ biết không khí có ở khắp mọi nơi

- Ứng dụng của không khí: Duy trì sự sống cho con người, độngvật, thực vật,duy trì sự cháy; Khuếch tán mùi; tác hại của ô nhiễm không khí và những việc làm để giảm ô nhiễm không khí

2. Kỹ năng:

- Phát triển ở trẻ khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận

- Phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc

- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi

- Trẻ hứng thú tham gia làm thí nghiệm

 

docx4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Trường Mầm Non 17.10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÔNG KHÍ QUANH TA
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Người soạn dạy: Hoàng Thị Thảo
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non 17.10
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được đặc tính của không khí: Không màu, không mùi, không có hình dạng, không cầm nắm được
- Trẻ biết không khí có ở khắp mọi nơi
- Ứng dụng của không khí: Duy trì sự sống cho con người, độngvật, thực vật,duy trì sự cháy; Khuếch tán mùi; tác hại của ô nhiễm không khí và những việc làm để giảm ô nhiễm không khí 
2. Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận
- Phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi
- Trẻ hứng thú tham gia làm thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: Túi bóng, 1 lọ nước hoa, 2 cây nến, 2 cốc thủy tinh, giấy bạc; Hình ảnh không khí bị ô nhiễm, ứng dụng của không khí; Hình ảnh các hành động đúng sai đối với không khí, lô tô cho trẻ chơi trò chơi, máy tính, máy chiếu, nhạc chơi trò chơi
2. Chuẩn bị của trẻ: Mỗi trẻ một quả bóng bay
	3. Phương pháp và nội dung tích hợp
- Phương pháp: Phương pháp thí nghiệm, quan sát, đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan
- Nội dung tích hợp: Thể dục( Bật qua vòng); Thơ: Gió; Giáo dục bảo vệ môi trường
IV. Dự kiến cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Yêu cầu cần đạt ở trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cho trẻ thổi bóng bay trang trí lớp
- Tại sao quả bóng này phồng lên được?
=> Bóng phồng lên do có hơi bay vào, là có không khí
2. Hoạt động 2: Khám phá không khí quanh ta
a. Không khí không màu, không mùi, không có hình dạng, không cầm nắm được
* Cho trẻ chơi trò chơi: Thổi bóng bay
+ Mỗi trẻ cầm 1 quả bóng bay để thổi vào một thời điểm nhất định, cầm chặt miệng bóng bay lại
+ Cho trẻ mô tả hình dạng của các qua bóng vừa được thổi và hỏi trẻ
+ Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
+ Vậy không khí có hình dạng nhất định không?
+ Cho trẻ xì quả bóng bay vào tay và cho trẻ quan sát màu sắc, mùi, cầm thử không khí
- Cái gì trong quả bóng bay ra?
- Bạn nào có nhận xét về màu sắc, mùi của không khí?
- Các con có cầm được không khí không?
=> Không khí không có màu, không mùi, không nhìn thấy được. Không khí không có hình dạng nhất định mà chỉ có hình dạng của vật thể chứa nó. Không khí không cầm nắm được, chỉ cầm được khi nó ở trong 1 vật 
b. Không khí có ở khắp mọi nơi
- Cho 2 trẻ cầm 2 túi bóng đứng ở 2 địa điểm khác nhau trong lớp. Cho 2 trẻ chạy để lấy không khí vào trong túi, buộc chặt miệng túi lại
- Không khí có ở những nơi nào?
=> Không khí có ở khắp mọi nơi
c. Ứng dụng của không khí đối với đời sống con người và mọi vật, cây cỏ
Không khí cần cho sự sống của con người, động thực vật sự cháy
* Thí nghiệm: Làm ảo thuật với cây nến
- Cô có gì đây? Hai tờ giấy bạc của cô như thế nào?
- Cô thắp nến trong 2 cốc, đậy 2 tờ giấy bạc lên miệng cốc. Các con đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- Tại sao lại có hiện tượng cây nến bị tắt? Không bị tắt?
=> Cốc bị bịt kín, không có lỗ thủng ở giấy bạc, không khí không vào được nên nến sẽ bị tắt, cốc có lỗ thủng có không khí nên nến vẫn cháy. 
Vậy chứng tỏ không khí cần cho sự cháy
* Cho trẻ bịt mũi, thở bằng mồm. Các con cảm thấy như thế nào? Vì sao?
- Cho trẻ bịt mũi, mồm. Chuyện gì xảy ra? Vì sao?
=> Không khí cần cho sự sống của con người. Con người cũng như các loài động vật, thực vật, cần phải có không khí để duy trì sự sống
* Thí nghiệm: Xịt nước hoa
- Cô xịt nước hoa. Hỏi trẻ các con ngửi thấy mùi gì? Vì sao con ngửi được mùi thơm ở xa?
- Ngoài mùi thơm, không khí còn giúp chúng ta nhận ra những mùi gì nữa?
=> Không khí giúp khuếch tán mùi hương
- Khi không khí có mùi hôi thì ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?
- Vậy các con phải làm gì để không khí luôn trong lành, không bị ô nhiễm?
- Cho trẻ xem hình ảnh không khí bị ô nhiễm: Khi không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe của con người, các loài động thực vật. Vì vậy để không khí luôn trong lành các con hãy nhắc mọi người trồng thật nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi, nhắc người lớn không hút thuốc lá... ( cho trẻ xem hình ảnh)
d. Mở rộng: 
- Cho trẻ xem hình ảnh mở rộng về một số ứng dụng của không khí như: khinh khí cầu, phao bơi, ruột xe, bóng bay, thuyền buồm chạy trên biển...
e. Củng cố
+ Trò chơi: Thi đội nào nhanh
- Cách chơi: Cô chọn 2 đội lên chơi, mỗi đội 3 bạn. Cả 2 đội thi đua nhau bật qua 2 vòng để chọn lô tô các hành động đúng sai đối với không khí. Đội 1 chọn những hành động đúng. Đội 2 chọn hành động sai. Đội nào tìm đúng và được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc, trò chơi diễn ra trong một bản nhạc
- Luật chơi: Trẻ phải bật không chạm vòng, mỗi lần chỉ được 1 bạn đầu hàng lên chọn và chỉ được chọn một lôtô
- Cho trẻ chơi. Cô hướng dẫn trẻ chơi
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của 2 đội, khen đội thắng cuộc
Hoạt động 3: Nhận xét kết thúc
- Nhận xét lớp học. 
- Cho trẻ đọc thơ “gió”
- Trẻ thổi bóng bay 
- Vì có không khí
Trẻ thổi bóng bay
Trẻ mô tả hình dạng quả bóng
- Không khí
- Không ạ
Trẻ xì bóng và quan sát, cầm thử
- Không khí
- Không khí không có màu, không có mùi
- Không ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô chốt lại
Trẻ cầm túi và chạy
- Không khí có ở khắp mọi nơi
- 1 tờ có lỗ thủng, 1 tờ không có lỗ thủng
- Trẻ đoán: 1 cốc cây nến bị tắt, 1 cốc cây nến không bị tắt
Cốc bị bịt kín, không có lỗ thủng ở giấy bạc, không khí không vào được nên nến sẽ bị tắt, cốc có lỗ thủng có không khí nên nến vẫn cháy
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia chơi
- Khó thở, vì có ít không khí hít vào
- Con không thở được. Vì không có không khí
- Mùi thơm của nước ra
- Vì có không khí
- Mùi khét, hôi...
- Có hại cho sức khỏe con người
- Trồng nhiều cây, không vứt rác bừa bãi...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và biết được một số ứng dụng của không khí

File đính kèm:

  • docxKHONG_KHI_QUANH_TA.docx