Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học 1: Trường mầm non

I. Mục tiêu

1. Phát triển thể chất:

- MT1: Biết một số món ăn thông thường ở trường mầm non. Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt của trường mầm non.

-MT2: Biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

-MT3: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.

- MT4: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất.

2. Phát triển nhận thức:

- MT5: Trẻ biết tên, địa chỉ của trường, lớp trẻ đang học.

- MT6:Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.

- MT7:Trẻ biết tên và công việc của cô giáo. Biết một vài sở thích của bạn.

- MT8: Biết các loại đồ dùng đồ chơi của lớp, đồ chơi ngoài trời. Nhận xét và phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu, công dụng.

- MT9:Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.

- MT10 : Biết tô các nét cơ bản và tô đúng trình tự. Ôn số lượng trong phạm vi 5.

- MT11 : Trẻ biết được một số hoạt động trong ngày tết trung thu, ý nghĩa của ngày tết trung thu.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- MT12 :Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.

- MT13 : Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.

- MT14 : Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.

- MT15 : Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường có trình tự, logic.

- MT16 : Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non, tết trung thu.

- MT17 : Mạnh dạn vui vẻ trong giao tiếp

 

docx24 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học 1: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
(Thực hiện: 2 tuần: Từ 11/9- 22/9/2017)
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
- MT1: Biết một số món ăn thông thường ở trường mầm non. Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt của trường mầm non. 
-MT2: Biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
-MT3: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- MT4: Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
2. Phát triển nhận thức:
- MT5: Trẻ biết tên, địa chỉ của trường, lớp trẻ đang học. 
- MT6:Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.
- MT7:Trẻ biết tên và công việc của cô giáo. Biết một vài sở thích của bạn.
- MT8: Biết các loại đồ dùng đồ chơi của lớp, đồ chơi ngoài trời. Nhận xét và phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu, công dụng. 
- MT9:Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.
- MT10 : Biết tô các nét cơ bản và tô đúng trình tự. Ôn số lượng trong phạm vi 5.
- MT11 : Trẻ biết được một số hoạt động trong ngày tết trung thu, ý nghĩa của ngày tết trung thu.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- MT12 :Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.
- MT13 : Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- MT14 : Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- MT15 : Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường có trình tự, logic.
- MT16 : Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non, tết trung thu.
- MT17 : Mạnh dạn vui vẻ trong giao tiếp
4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
- MT18 : Biết kính trọng, yêu quý cô giáo, các cô các bác trong trường. 
- MT19 : Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
- MT20 : Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong trường.
- MT21 : Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- MT22 : Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
- MT23 : Biết thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong tô, vẽ tranh, xé dán về trường mầm non.
- MT24 : Thể hiện bài hát về trường mầm non, tết trung thu một cách tự nhiên, đúng nhịp, đúng cảm xúc.
II. Mạng Nội dung
Trường mầm non của bé: 2 tuần.
+ Tên trường, địa chỉ
+ Các khu vực của trường: lớp học, các phòng ban, nhà bếp, sân vườn, đồ chơi ngoài trời.
+ Tên lớp, tên cô.
+ Tên các bạn trai, bạn gái trong lớp (sở thích, đặc điểm).
+ Các góc chơi trong lớp.
+ Các loại đồ chơi, đồ dùng trong lớp.
+ Các hoạt động của trẻ: thể dục sáng, học tập, vui chơi, trò chuyện, ăn ngủ
III. Mạng hoạt động
1. Phát triển thể chất.
- Phát triển vận động: Trèo lên xuống thang ( 7 gióng thang)
- Trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột, kéo co, Dung dăng dung dẻ; Kéo cưa lửa xẻ 
- Trò chuyện với trẻ về các món ăn trẻ được ăn ở trường.
- Tổ chức cho trẻ tự thực hiện vệ sinh cá nhân: Rửa tay, lau mặt.
- Tổ chức cho trẻ chơi ở góc: phân vai, đầu bếp tí hon, nghệ thuật. 
2. Phát triển nhận thức.
- Trò chuyện tìm hiểu về trường mầm non, các cô các bác trong trường mầm non
- Tham quan các phòng ban, nhà bếp, khuôn viên ở trong trường.
- Tạo nhóm đồ chơi có cùng dấu hiệu (Loại được 1 ĐT không cùng nhóm với các ĐT còn lại) 
- Trò chơi học tập: Chiếc túi kỳ lạ, cánh cửa thần kỳ, .
- Tổ chức cho trẻ chơi ở các góc: Góc phân vai; xây dựng lắp ghép; học tập.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Trò chuyện, đàm thoại theo chủ đề trường mầm non 
- Truyện: Gà tơ đi học
- Làn quen với các chữ cái o, ô, ơ; Ôn tập nhóm chữ: o, ô, ơ.
- Tổ chức cho trẻ chơi ở các góc: âm nhạc, phân vai.
4. Phát triển tình cảm xã hội.
- Tham quan các phòng, nhóm của trường. 
- Dạo chơi trong vườn trường. Quan sát tranh ảnh về trường mầm non
- Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non: Tình cảm của trẻ với các bạn và cô giáo, sở thích của mình của bạn,...
- Tổ chức cho trẻ chơi ở các góc: Phân vai, xây dựng lắp ghép, nghệ thuật.
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Quan sát, sưu tầm tranh ảnh về trường, lớp mầm non của bé. 
- Tổ chức cho trẻ vẽ, xé dán theo chủ đề: Vẽ chân dung cô giáo; Vẽ trường mầm non
- Hát, biểu diễn các bài có nội dung về trường mầm non:
+ Hát : “Em đi mẫu giáo”.
+ VĐTN: “nắng sớm” 
+ Nghe hát: “Bàn tay cô giáo”, “ Ngày đầu tiên đi học”
 + TCAN:Nghe hát nhận bạn; Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Tổ chức hoạt động ở góc: Nghệ thuật, khám phá khoa học.
IV. Các hoạt động
1. Đón trẻ- Trò chuyện- Thể dục sáng:
* Đón trẻ- Trò chuyện:
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non
- Cho trẻ xem tranh, chơi ở các góc.
- Hướng dẫn trẻ sắp đặt đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
* Thể dục sáng:
- Khởi động : Cho trẻ đi , chạy các kiểu theo nhạc bài “ đồng hồ báo thức”
- Trọng động : Tập các động tác theo bài “ Bình minh đi học”
+ Hô hấp : Hít vào, đưa 2 tay lên cao rồi thở ra đưa tay xuống thấp đồng thời nhún chân theo nhịp.
+ Tay : Lần lượt đưa áp từng tay vào ngực sau đó giơ 2 tay lên cao
+ Chân : Cuộn 2 tay và chống gót chân sang bên phải và ngược lại.
+ Lườn bụng 1 : Bước chân sang ngang, hai bàn tay chạm vai và đưa lên cao nghiêng sang trái. Sau đó đổi bên
+ Lườn bụng 2 : Hai tay sang ngang, xoay người sang trái rồi sang phải
+ Bật : Bật co duỗi từng chân.
- Hồi tĩnh : Cho trẻ thả lỏng tay chân, đưa lên xuống nhẹ nhàng theo bài “con công hay múa”
2. Hoạt động vui chơi theo các góc
Góc
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn
Kết quả
Phân vai
- Trẻ nhớ được kí hiệu của góc chơi, nhóm chơi, vị trí của các đồ chơi trong góc.
- Trẻ biết tự thoả thuận, lựa chọn nội dung chơi, vai chơi và trẻ thể hiện được hành động vai.
- Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi và thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè trong nhóm chơi. Bước đầu trẻ biết thể hiện được mối liên hệ giữa các vai chơi, nhóm chơi với nhau.
-Bộ đồ chơi của lớp học: bàn ghế, sách vở, thước, bút...
- Bộ đồ chơi gia đình: quần áo, bàn ghế, ba lô, búp bê
- Bộ đồ chơi bán hàng: hoa quả, bánh kẹo, nước giải khát..
- Bộ đồ chơi nầu ăn: nồi, bát
1. Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề chơi và giới thiệu các góc chơi: Tập trung trẻ và trò chuyện với trẻ về tên, địa chỉ trường, tên lớp, ký hiệu các góc, đồ chơi trong góc.
2. Thoả thuận các vai chơi: Cô gợi ý để trẻ tự thoả thuận phân vai chơi cho nhau và lựa chọn nội dung chơi phù hợp: VD. Góc phân vai cô đến và gợi hỏi trẻ: các con chơi cái gì? Nhóm lớp học chơi ntn? Ai là cô giáo? Ai là học sinh?...
3. Trong quá trình trẻ chơi: Cô bao quát các góc chơi và xử lý tình huống trong quá trình chơi. Đồng thời cô giáo đóng vai trò là người cố vấn gợi ý để trẻ tạo được mối quan hệ trong quá trình chơi: ví dụ: Góc xây dựng lắp ghép có một công nhân bị đau chân, cô đóng vai người chủ công trình đến yêu cầu mọi người đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cử người đi mua bông băng; hoặc góc phân vai gia đình đưa con đến trường; đưa con đi thăm công trình xây dựng
4. Nhận xét chơi: cô đến các góc gợi ý để trẻ tự nhận xét các vai chơi với nhau và tự nhân xét góc chơi của mình. Sau đó, cô nhận xét chung.
5. Kết thúc chơi: Cô nhận xét chung cả lớp, tuyên dương trẻ chơi có ý thức tốt.
- Cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- 80% Trẻ biết tự phân vai, chọn góc chơi.
-Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè và chơi thân thiện đoàn kết với bạn trong quá trình chơi.
-Trẻ chưa liên kết giữa các vai chơi, nhóm chơi, góc chơi với nhau.
Xây dựng lắp ghép
-Trẻ nhận biết được ký hiệu của góc chơi và cách sắp đặt đồ chơi trong góc. Trẻ biết sử dụng các đồ chơi trong góc.
+ Trẻ biết lắp ghép đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời.
+ Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong quá trình xây dựng trường mầm non.
 - Bộ đồ chơi xây dung: gạch gỗ, hàng rào, cây, cỏ, ghế đá, xe chở cát
- Bộ đồ chơi lắp ghép, xếp hình 
- 80% Trẻ biết ký hiệu của góc, cách xếp đặt đồ chơi.
- 90% Trẻ biết lắp ghép đồ chơi. 
- Trẻ chưa phối hợp khi chơi. 
Nghệ thuật
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để tạo ra những bức tranh theo chủ đề: Tô tranh trường mầm non, vẽ đồ chơi trong lớp, xé dán về trường mầm non.
- Trẻ biết dán các hình vào đúng vị trí không bị nhăn.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu, vận động, nghe hát, những bài hát về trường mầm non. Trẻ tập sử dụng nhạc cụ: phách tre, đàn, sắc xô
-Một số nguyên vật liệu tạo hình: Giấy màu, bút sáp, kéo, hồ dán, khuôn in. 
- Một số dụng cụ âm nhạc: Đàn, sắc xô, đài, mũ âm nhạc, băng đĩa hình, đất nặn
- 100% Trẻ chơi hứng thú.
Kỹ năng tạo hình của trẻ chưa thành thạo, vẽ chưa đẹp.
- 95% Trẻ hứng thú hát, múa theo nhạc.
Học tập và sách
- Trẻ nhận biết được các ký hiệu trong góc chơi.
- Trẻ biết chơi lô tô về đồ dùng, đồ chơi. 
- Trẻ biết cách xem tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm non
-Trẻ biết chơi ghép tranh về trường mầm non, đồ chơi trong lớp.
- Tranh lô tô theo chủ đề: đồ dùng, đồ chơi
-Sách tranh truyện có ND theo chủ đề.
- Tranh ghép hình trường mầm non.
- 85% Trẻ nhận biết được ký hiệu của góc chơi.
 - 90% Trẻ biết cách xem sách tranh.
- 50% Trẻ chưa biết chơi trò chơi với tranh lô tô.
Khám phá khoa học
-Trẻ tích cực, hứng thú tham gia tìm hiểu về công dụng, chất liệu của các đồ chơi trong lớp.
- 1 số đồ dùng, đồ chơi làm bằng sắt, gỗ, nhựa: cốc, khăn, đồ chơi...
- Trẻ hứng thú tham gia khám phá về đd trong lớp
3. Hoạt động vui chơi ngoài trời
- Quan sát cây cối trên sân trường.
- Thăm các phòng chức năng của trường, quan sát công việc của các cô, các bác trong trường.
- Chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp.
- Chơi tự do, vẽ tự do trên sân.
4. Chơi - Hoạt động chiều: 
- Ôn kiến thức cũ, hoặc làm quen kiến thức mới, Trò chơi.
5. Hoạt động học:
Chủ đề: Trường mầm non của bé
( Thời gian: 2 tuần: Từ 11/9- 22/9/2017)
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ 2/11/9/17
- PTTM: Vẽ trường mầm non
Thứ 3/12/9/17
- PTNT: Trường mầm non của cháu
Thứ 4/13/9/17
- LQCC: LQ nhóm chữ o, ô, ơ
Thứ 5/14/9/17
- PTNT: LQVT: Tạo nhóm đồ chơi có cùng dấu hiệu (loại được 1 ĐT không cùng nhóm với các ĐT còn lại).
Thứ 6/15/9/17
-PTTM: NDC: VĐTN: nắng sớm
 NDKH: Nghe hát: Bàn tay cô giáo
 TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
Thứ 2/18/9/17
- PTTM: Vẽ chân dung cô giáo 
Thứ 3/19/9/17
- PTNT: Các cô, các bác trong trường Mầm non
- PTNN: Truyện: gà tơ đi học
Thứ 4/20/9/17
-PTTM: NDC: Hát: Em đi mẫu giáo
 NDKH: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
 TC: Nghe hát nhận bạn.
Thứ 5/21/9/17
- PTVĐ: Trèo lên xuống thang ( 7 gióng thang)
Thứ 6/22/9/17
- PTNN: Ôn tập nhóm chữ o, ô, ơ
6. Điều kiện thực hiện chủ đề:
- Giáo viên thiết kế môi trường hoạt động, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ phù hợp với đặc điểm của lớp và khả năng nhận thức của trẻ:
+ PP minh họa truyện : “Gà tơ đi học” . Một số hình ảnh về trường mầm non, lớp học mầm non, các khu vực trong trường mầm non,..
+ Chuẩn bị đầy đủ thẻ chữ o, ô, ơ để dạy trẻ làm quen với chữ cái o,ô ,ơ.
+ Chuẩn bị dụng cụ âm nhạc cần thiết để dạy trẻ hát và vận động theo nhạc.
+ Chuẩn bị đầy đủ giấy, vở, bút màu để trẻ vẽ trong giờ học và hoạt động góc
+ Chuẩn bị một số trò chơi vận động để trẻ được tham gia : bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,
*******************************************
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CHỦ ĐỀ :TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.
(Thực hiện 02 tuần : 11/09/2017-22/09/2017)
Tuần 1 : 11/9/2017 – 15/9/2017
A. ĐÓN TRẺ: 
 - Cô nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện cùng trẻ về trường mầm non :
+ Các con học trường gì ?
+ Các con học lớp nào ?
+ Cô giáo con tên là gì ?
+ Trong lớp con có gì ?
+ Con thích chơi gì nhất ?.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các hoạt động trong trường mầm non:
+ Đây là hình ảnh gì ?
+ Các bạn đang làm gì trong lớp mầm non hả các con?..
- Khuyến khích trẻ cùng cô chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Chuẩn bị cho trẻ ăn sáng.
B. THỂ DỤC SÁNG:
I. Mục đích, yêu cầu:
a. Mục đích: Giúp trẻ:
- Được hít thở không khí trong lành, được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Rèn cho trẻ thói quen tập thể dục buổi sáng.
b. Yêu cầu: 
- Trẻ biết nghe theo hiệu lệnh của cô.
- Tập chính xác các động tác theo cô, theo nhạc.
II. Chuẩn bị: 
- Sân tập sạch sẽ, khô ráo không có chướng ngại vật.
- Quần áo gọn gàng, giày dép đầy đủ dễ vận động.
III. Hướng dẫn: 
1. Khởi động: Cho trẻ đi , chạy các kiểu theo nhạc bài “ đồng hồ báo thức”
 2. Trọng động: 
 Tập các động tác theo bài “ Bình minh đi học”
+ Hô hấp : Hít vào, đưa 2 tay lên cao rồi thở ra đưa tay xuống thấp đồng thời nhún chân theo nhịp.
+ Tay : Lần lượt đưa áp từng tay vào ngực sau đó giơ 2 tay lên cao
+ Chân : Cuộn 2 tay và chống gót chân sang bên phải và ngược lại.
+ Lườn bụng 1 : Bước chân sang ngang, hai bàn tay chạm vai và đưa lên cao nghiêng sang trái. Sau đó đổi bên
+ Lườn bụng 2 : Hai tay sang ngang, xoay người sang trái rồi sang phải
+ Bật : Bật co duỗi từng chân.
3. Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ thả lỏng tay chân, đưa lên xuống nhẹ nhàng theo bài “con công hay múa”
- Cho trẻ chơi một số trò chơi vận động nhẹ nhàng, thư giãn.
- Cho trẻ đi vào lớp theo nhạc.
************************************
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH :
PTTM: Vẽ trường Mầm non
I. Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ biết vận dụng các kĩ năng vẽ và phối hợp các nét vẽ để vẽ trường mầm non có: các lớp học, các phòng ban, sân chơi, đồ chơi...
- Củng cố hiểu biết của trẻ về trường mầm non.
-Trẻ thể hiện bố cục tranh hợp lí, tô màu đều mịn, hài hoà và sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ.
- Trẻ yêu trường, yêu lớp, thích đến trường mầm non.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Một số tranh ảnh về trường mầm non, đàn.
- Đồ dùng của trẻ: Giấy vẽ, bút sáp màu, rổ đựng bút, giá trưng bày tranh. 
* Lồng ghép NDGDBVMT: Giữ gìn vệ sinh lớp học (Không vẽ bậy ra bàn, tường, không vứt giấy ra sàn nhà).
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt Động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức :
- Cho trẻ hát vận động bài: Trường mầm non của cháu.
- Cô hỏi trẻ: Bạn nào có thể kể về trường mầm non của mình cho cô và các bạn cùng nghe?
+Tên trường? Trong trường có những ai? Trong trường có những gì? Đến trường con được làm gì? Con có thích đến trường không?
2. Hoạt Động 2: Vẽ trường Mầm non
- Tạo tình huống: Để chào đón năm học mới, trường mầm non hoa sen mở một cuộc triển lãm tranh ảnh về trường mầm non.
- Cho trẻ đi đến cuộc triển lãm tranh kết hợp với hát theo nhạc. 
- Cô hướng trẻ quan sát vào từng tranh và hỏi trẻ.
+ Tranh vẽ về nơi nào đây?
+Trong tranh có những gì? có những ai?
+ Các bạn đang làm gì? Tranh có đẹp không?
+ Các con thích vẽ những bức tranh đẹp như thế này không?
- Cô hỏi trẻ về ý định vẽ: Con sẽ vẽ gì?
+ Trong trường mầm non con sẽ vẽ những gì?
+ Các lớp học con vẽ như thế nào?Tô màu như thế nào?
+Những vật ở xa con sẽ vẽ như thế nào? ngược lại?
- Cho trẻ vẽ tranh về trường mầm non.
- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế và cầm bút đúng cách.
- Cô mở nhạc chủ đề để trẻ vừa nghe nhạc vừa vẽ, cô bao quát và giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn, gợi ý để trẻ mở rộng nôi dung vẽ và cách bố cục trong tranh, cách tô màu. 
- Hoạt Động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
- Cô gợi ý để trẻ nhận xét tranh của bạn, của mình:
+ Con thích tranh nào nhất? Vì sao?Tranh của con đâu? Con vẽ bức tranh của mình như thế nào?
+ Cô nhận xét chung: Tuyên dương những trẻ vẽ đẹp theo chủ đề, tô màu hài hoà, bố cục cân đối.
3. Hoạt động 3 : Kết thúc: 
- Cho trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”
B. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc sách truyện.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề
- Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
- Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp cùng với các nhóm chơi khác.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
* Quan sát có mục đích: Quan sát khung cảnh xung quanh trường.
* Trò chơi vận động: Tìm bạn thân. 
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và đồ chơi mang theo: Vòng, bóng, phấn.
1. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn.
- Trang phục: Gọn gàng, dễ vận động.
- Đồ dùng- đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: Bóng bay, vòng, phấn
2. Tiến hành
* Quan sát có mục đích: Quan sát khung cảnh xung quanh trường.
- Trước khi ra ngoài trời, cô nói ra địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi.
- Cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem có gọn gàng phù hợp với thời tiết.
- Trẻ xếp thành 2 hàng cùng đi dạo và quan sát khung cảnh xung quanh trường.
- Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về khung cảnh xung quanh trường: Đồ chơi, đồ vật, cây cối 
+ Chúng mình thấy sân trường hôm nay có đẹp không?
+ Vì sao cháu thấy đẹp? Con nhìn thấy những gì ở xung quanh trường?
+ Chúng mình quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ?
+ Vì sao sân trường lại được trang trí như vậy? 
+ Để sân trường lúc nào cũng đẹp thì các con phải làm gì?
* Trò chơi vận động: Tìm bạn thân. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
+ Luật chơi: Bạn trai phải tìm bạn là bạn gái và ngược lại.
+ Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi vừa hát theo nhạc bài hát: Tìm bạn thân, khi có hiệu lệnh “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới. Sau đó, các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát đến khi cô nói “đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ 3-4 lần. Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát nhận xét, tuyên dương trẻ kịp thời.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và đồ chơi mang theo: Vòng, bóng, phấn.
- Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi, phân khu vực chơi cho từng nhóm trẻ.
- Cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn cho trẻ. 
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
- Ôn bài cũ : cho trẻ quan sát bức tranh trẻ vẽ trường mầm non :
+ Bức tranh bạn vẽ gì ?
+ Trong trường mầm non có những gì ?
+ Các con có yêu trường lớp của mình không ?
+ Yêu trường lớp các con phải làm gì ?
- Làm quen với bài thơ: Bé học toán
- Cho trÎ æn ®Þnh chç ngåi theo ®éi h×nh: chữ u.
- Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe bài thơ 1-2 lần.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
- Tæ chøc cho trÎ đọc thơ theo cô 2-3 lần cả lớp, sau đó cô mời 1-2 nhóm trẻ đọc thơ.
- Tæ chøc cho trÎ ch¬i trß ch¬i: Nu na nu nèng.
- Vệ sinh, trả trẻ.
*******************************************
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
PTNT: Trường Mầm non của cháu
I. Mục đích -yêu cầu.
- Trẻ có những hiểu biết về trường mầm non, về các hoạt động ở trường: ăn, ngủ, vệ sinh, lau mặt, rửa tay “rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn”.
- Trẻ biết trong trường có rất nhiều các cô, các bác, mỗi người làm một công việc khác nhau nhưng đều là để chăm sóc các cháu.
- Trẻ biết tên cô và các bạn. 
- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô. Trẻ kể được tên gọi, đặc điểm chính về ngôi trường mình đang học.
- Trẻ sử dụng được một số từ chào hỏi, lễ phép phù hợp với tình huống.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp, sự gần gũi, thân thương của trường, lớp.
- Trẻ yêu trường, thích đến trường; trẻ yêu quí và kính trọng các cô bác trong trường; biết giữ gìn về sinh sân trường.
II. Chuẩn bị.
- PP hình ảnh về trường mầm non, ảnh một số hoạt động và các thành viên trong trường. 
- Một số đồ dùng đồ chơi.
III. Tổ chức hoạt động.
1. Hoạt Động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức :
- Cô cùng trẻ hát vận động theo nhạc: “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Trò chuyện với trẻ về năm học mới, về ngôi trường thân yêu.
2. Hoạt động 2: Quan sát và trò chuyện về trường mầm non: 
* Ở trường Mầm non có ai?
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trường mầm non của mình có tên là gì?
- Trường mình nằm ở đâu?
- Trường mình có bao nhiêu phòng học?
- Ngoài phòng học ra còn có phòng nào nữa?
- Hàng ngày đến trường các con thấy có những ai đang làm việc?
- Cô giáo phụ trách lớp mình có tên là gì?
- Còn cô hiệu trưởng, cô hiệu phó trường mình tên là gì, các con có biết không?
- Các con có biết công việc của

File đính kèm:

  • docxchu_de_trg_mn_thong_tu_moi.docx
Giáo Án Liên Quan