Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Quê hương – đất nước
Mục tiêu các lĩnh vực phát triển
1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện các vận động một cách khéo léo và tự tin: Nhảy qua chướng ngại vật . Phát triển đuợc các giác quan.
- Biết được một số món ăn đặc sản của từng địa phương.
- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên đất nước Việt Nam, Nhận biết cờ tổ quốc qua tranh ảnh, băng hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
- Biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống với nhau.
- Biết một số đặc trưng văn hoá Việt Nam: Phong tục, truyền thống, nghề, lễ hội.
- Nhận biết được các hình khối.
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, đọc thơ, kể chuyện về quê hương đất nước
- Phát âm đúng chữ cái đã học qua các từ chỉ về quê hương - đất nước.
Chủ đề QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC Tuần 29 Thực hiện từ ngày Chủ đề nhánh ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KÌ Mục tiêu các lĩnh vực phát triển 1. Phát triển thể chất: Thực hiện các vận động một cách khéo léo và tự tin: Nhảy qua chướng ngại vật . Phát triển đuợc các giác quan. Biết được một số món ăn đặc sản của từng địa phương.. Có một số thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh. 2. Phát triển nhận thức: Trẻ biết tên đất nước Việt Nam, Nhận biết cờ tổ quốc qua tranh ảnh, băng hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống với nhau. Biết một số đặc trưng văn hoá Việt Nam: Phong tục, truyền thống, nghề, lễ hội... Nhận biết được các hình khối... 3.Phát triển ngôn ngữ: Sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, đọc thơ, kể chuyện về quê hương đất nước Phát âm đúng chữ cái đã học qua các từ chỉ về quê hương - đất nước. 4.Phát triển thẩm mỹ: Cảm nhận được vẽ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm của mình qua vẽ, xé dán tạo ra các sản phẩm về quê hương... Thích hát, hát tự nhiên, thể hiện được cảm xúc của mình qua bài hát về Quê hương - đất nước. Thích hát dân ca, và chơi trò chơi dân gian. 5.Phát triển tình cảm – xã hội: Tích cực tham gia lễ hội để chuẩn bị đón ngày thống nhất đất nước 30-4, ngày quốc khánh 2 -9, ngày sinh của Bác 19-5. Yêu quí tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Giữ gìn môi trường trong sạch.. Mạng nội dung - Tên nước, Quốc kì, Quốc ca của nước VN. - Một số dân tộc ở Việt Nam. - Một số địa danh nổi tiếng. - Một số phong tục, tập quán tốt đẹp của người VN. - Truyền thống lịch sử của dân tộc. - Đặc trưng văn hóa: trang phục, âm nhạc, lể hội Tên gọi Địa danh ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KÌ Truyền thống Thủ đô Hà Nội - Hà Nội – thủ đô của nước VN. - Một số địa danh nổi tiếng của Hà Nội. - Nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Lễ hội - Ngày lễ quan trọng: Quốc khánh 2/9, giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, Tết Nguyên đán, - Tích cực tham gia lễ hội. Mạng hoạt động Âm nhạc Em yêu Hà Nội Nghe hát: Quốc ca Việt Nam. Trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng Tạo hình Vẽ về biển Thể dục Nhảy khép và tách chân Thể chất Thẫm mĩ Lqvt Nhận biết phân biệt khối cầu với khối trụ Khối vuông với khối chữ nhật Mtxq Trò chuyện đàm thoại về một số lễ hội, địa danh nổi tiếng của Việt Nam ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KÌ Nhận thức Ngôn ngữ Văn học Sự tích Hồ Gươm Tình cảm xã hội - Trò chuyện về những phong tục tập quán của người Việt. - Chuẩn bị đón ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. - Trò chơi: Xây dựng khu di tích Hồ Gươm, đóng vai hướng dẫn viên du lịch, quầy bán một số đặc sản của các vùng miền. KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN Yêu cầu: Trẻ biết nước Việt Nam, nhận biết cờ và Quốc ca Việt Nam. Biết một số địa danh của Việt Nam, một số ngày lễ hội quan trọng, biết Việt Namcó nhiều dân tộc, biết một vài truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Biết Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam. Có tình cảm yêu mến, tự hào về đất nước Việt Nam, mong muốn học và thực hiện những nét đẹp văn hoá của người Việt Nam, giữ gìn cảnh quang thiên nhiên. Tên hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Trò chuyện Điểm danh - Gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc, hướng trẻ xem tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Trao đổi với bố mẹ kể cho trẻ ghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. - Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. - Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam - Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. Thể dục Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non” Hoạt động có chủ đích KPKH Trò chuyện đàm thoại về một số lễ hội, địa danh nổi tiếng của Việt Nam TDKN Nhảy khép và tách chân ÂM NHẠC Em yêu Hà Nội Nghe hát: Quốc ca Việt Nam. Trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng LQVT Nhận biết phân biệt khối cầu với khối trụ Khối vuông với khối chữ nhật VĂN HỌC Sự tích Hồ Gươm LQCC Tập tô chữ S,X TẠO HÌNH Vẽ về biển Hoạt động ngoài trời - Dẫn trẻ đi dạo xem phong cảnh xung quanh trường bé, mỗi trẻ tự giới thiệu cảnh đẹp mà trẻ biết. - Vận động: “thi ai nhanh nhất” - Nói chuyện với trẻ về những phong cảnh đẹp đất nước Việt Nam và cùng hát “Em yêu Thủ đô” - Chơi tự do. - Cô cùng trẻ nói chuyện về những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc - Cho trẻ xếp các khối thành ngôi nhà. - Cho trẻ xem tranh câu chuyện sự tích Hồ Gươm, cùng bàn nhau về câu chuyện. - Chơi dân gian: “ Rồng rắn lên mây” - Cô cho trẻ ngồi vòng tròn ôn các bài thơ, câu chuyện trong tuần Hoạt động góc Đóng vai: “ Hướng dẫn viên du lịch” Xây dựng: “ Xây Hồ Gươm” Góc sách+Tạo hình: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Nghệ thuật: Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ . Góc thiên nhiên: Tưới cây Trả trẻ Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: Đất nước Việt Nam diệu kì Thứ hai ngày 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc, hướng trẻ xem tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Trao đổi với bố mẹ kể cho trẻ ghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. 2. Thể dục buổi sáng: Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. 3. Hoạt động ngoài trời: Dẫn trẻ đi dạo xem phong cảnh xung quanh trường bé, mỗi trẻ tự giới thiệu cảnh đẹp mà trẻ biết. Vận động: “thi ai nhanh nhất” Hoạt động có chủ đích Tiết 1: Môn: KPKH Bài : Trò chuyện đàm thoại về một số lễ hội, địa danh nổi tiếng của Việt Nam I. Yêu cầu: Trẻ biết được tên nước, Quốc ca, quốc kỳ của nước VN, trẻ biết được Hà Nội là thủ đô và một số danh lam thắng cảnh nỗi tiếng của VN. Trẻ biết được một số đặc trưng bản sắc văn hóa của người VN Từ đó giáo dục trẻ lòng tự hào về những truyển thống tốt đẹp của dân tộc. II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về Hà Nội, về những cảnh đẹp nỗi tiếngtrẻ mang đến. + Một số bài hát: Quốc ca, Viết nam quê hương tôi, Em yêu thủ đô III. Phương pháp: Trò chuyện, quan sát, thực hành. IV. Tiến trình tổ chức: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Cho cả lớp cùng đi và hát bài “Hè đến”. Khi hè đến các con được bố mẹ dẫn đi chơi rất nhiều nơi. Bạn hãy giới thiệu mình được bố mẹ cho đi những đâu? Cô cho trẻ nhận vai làm hướng dẫn viên du lịch, chuẩn bị để giới thiệu với du khách những thắng cảnh mà khách sẽ đi tham quan. Hoạt động 2 Trẻ thay mặt nhóm để giới thiệu: + Tên địa danh ? Nơi trẻ đã được đến Những cảnh đẹp, đặc trưng văn hóa ? + Những đặc sản của nơi đó ? Cô click hình ảnh cảnh đẹp đã cài sẵn trong máy, cho trẻ xem, và trẻ nói lên cảm xúc của mình khi xem những cảnh đẹp đó. Trẻ làm gì đề luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, và cảnh đẹp tự nhiên của quê hương. - Cô giới thiệu thêm cho trẻ biết về đất nước VN: Quốc ca, Quốc kỳ, tên Thủ đô, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hoạt động 3 - Cho trẻ xem một số danh lam thắng cảnh khác của Hà Nội. Kết thúc : Cho trẻ chơi trò chơi “Cùng đi du lịch” Trẻ hát Trẻ xem tranh và cùng nhận xét. Tiết 2: Môn: Thể dục kỷ năng Bài: Nhảy khép và tách chân I. Yêu cầu: Trẻ biết nhảy tách khép chân qua các ô. Luyện kỷ năng bật, tách. Phát triển tố chất và rèn sự khéo léo của chân. Giáo dục trẻ tính kỷ luật trật tự. II. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ. Đồ dùng: Vẽ sẵn các ô để trẻ bật. III. Phương pháp: Làm mẫu , thực hành. IV.Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Cô hỏi trẻ: Để có sức khỏe tốt ta phải làm gì ?Ngoài luyện tập thể dục cần phải ăn uống đầy đủ các chất, siêng năng vận động. Hoạt động 2 1.Khởi động: Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng, đi kiểng gót, đi bằng mũi bàn chân sau đó xếp thành 2 hàng ngang. 2.Trọng động: a.Bài tập phát triển chung: - Tay: Tay đưa ngang gập khuỷu tay - Chân: Đứng đưa một chân ra trước lên cao - Bụng: Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân - Bật: Bật tách khép chân. b.Vận động cơ bản: “ Nhảy tách khép chân .” - Cô làm mẫu 1 lần. - Lần 2 kết hợp giải thích: Đứng 2 chân chụm lại, nhảy tách vào ô vẽ đầu tiên tiếp tục nhảy khép chân vào ô thứ 2 và cứ như thế nhảy tách, khép chân cho đến hết các ô vẽ. Hoạt động 3 Trẻ thực hiện: Lần lượt cô cho 2 trẻ nhảy một lần. Cô động viên trẻ khảy đúng vào các ô vẽ giữa, không dẫm vạch. Thi đua giữa 2 nhóm khép 3.Hồi tĩnh: Trẻ đi hát nhẹ nhàng Trẻ đi, chạy, đi kiểng gót... Tập các động tác thể dục. Trẻ quan sát cô tập mẫu. Trẻ thực hiện. Trẻ thi đua 2 nhóm. Hoạt động góc Đóng vai: “ Hướng dẫn viên du lịch” Xây dựng: “ Xây Hồ Gươm” Góc sách+Tạo hình: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Nghệ thuật: Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ . Góc thiên nhiên: Tưới cây Nhận xét trong ngày: Vệ sinh trả trẻ Thứ ba ngày 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc, hướng trẻ xem tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Trao đổi với bố mẹ kể cho trẻ ghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. 2. Thể dục buổi sáng: Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. 3. Hoạt động ngoài trời: Nói chuyện với trẻ về những phong cảnh đẹp đất nước Việt Nam và cùng hát “Em yêu Thủ đô” Hoạt động có chủ đích Môn: ÂM NHẠC Bài : Em yêu thủ đô I. Yêu cầu: Trẻ hát đúng lời và đúng nhạc của bài, thể hiện diễn cảm. Biết cùng nhau kết hợp biết vỗ đệm tiết tấu phối hợp cả bài. Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp, êm ả thanh bình của đất nước qua những giai điệu mượt mà của bài hát nghe. Giáo dục lòng tự hào về đất nước VN diệu kỳ. II. Chuẩn bị : Mỗi trẻ chọn cho mình một dụng cụ gõ đệm mà trẻ thích. III. Phương pháp: Biểu diễn diễn cảm, thực hành, trò chơi IV. Tiến trình tổ chức: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Chơi: Bốn mùa. Sau những ngày làm việc vất vả, nên mọi người đều thích đi du lịch, Hà Nội là 1 trong những cảnh đẹp nhất mà ai cũng muốn tới để tham quan. “ Hà Nội là thủ đô của cả nước, chúng ta rất tự hào về Hà Nội về thủ đô được gọi là thành phố hoà bình của thế giới” Với bài hát: Em yêu Thủ Đô cô cháu ta cùng hát nhé! Hoạt động 2 Dạy hát “ Em yêu Thủ đô” Trẻ nghe cô hát cả bài. Cô hướng dẫn trẻ hát đúng lời và nhạc bài hát, chú ý các nốt cao, các nốt luyến của bài. Trẻ hát theo nhóm để cô phát hiện sửa sai cho trẻ. Hướng dẫn trẻ vừa hát, vừa vỗ đệm tiết tấu phối hợp cả bài. Hướng dẫn, sửa sai về lời, nhạc cho một số cho trẻ Thi đua các nhóm với nhau biểu diễn. Thi đua cá nhân. Hoạt động 3 Nghe hát: “ Quốc ca Việt Nam” Bài hát Quốc ca Việt Nam đã nói lên sự trang nghiêm, long trọng và sự hy sinh của các bác, cô, chú bộ đội đã vì nước quên mình” Cô hát bài cho trẻ nghe 2 lần. Hoạt động 4 Trò chơi : “ Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng ” Kết thúc : Cho trẻ chơi trò chơi “Cùng đi du lịch” Trẻ hát Trẻ xem tranh và cùng nhận xét. Trẻ trả lời Cho trẻ chơi 3 - 4 lượt. Hoạt động góc Đóng vai: “ Hướng dẫn viên du lịch” Xây dựng: “ Xây Hồ Gươm” Góc sách+Tạo hình: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Nghệ thuật: Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ . Góc thiên nhiên: Tưới cây Nhận xét trong ngày: Vệ sinh trả trẻ Thứ tư ngày 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc, hướng trẻ xem tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Trao đổi với bố mẹ kể cho trẻ ghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. 2. Thể dục buổi sáng: Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. 3. Hoạt động ngoài trời: Cô cùng trẻ nói chuyện về những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc Cho trẻ xếp các khối thành ngôi nhà. Hoạt động có chủ đích Môn: TOÁN Bài :Nhận biết khối cầu với khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật. I. Yêu cầu: Trẻ biết so sánh để nhận ra sự khác nhau giữa khối cầu với khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật Luyện kỷ năng nhận biết, so sánh. Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, có nhận xét phán đoán. II. Chuẩn bị : Mỗi trẻ 1 khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật.Đất nặn, một số khối để trẻ chơi III. Phương pháp: Trực quan, thực hành. IV. Tiến trình tổ chức: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Cùng trẻ nói chuyện về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. Hoạt động 2 Đọc thơ “ Bé xếp nhà” Cô hỏi: Bé xếp nhà bằng những khối gì nào ? Cô hỏi tiếp: Các con nhìn xem cô còn có khối gì nữa nào ? Cô đưa khối cầu lên hỏi trẻ: Đây là khối gì ? Cô nói: Bây giờ chúng ta cùng chơi chuyền bóng bên phải, bên trái nhé. Cho trẻ chơi chuyền bóng, thi đua 2 nhóm. Cô hỏi: Khi quả bóng rơi xuống đất nó như thế nào ? Vì sao nó lăn được ? Nó có chồng lên nhau được không ? Cô hỏi: Khối gì có 6 mặt các mặt của khối đều là hình vuông ? Đặc điểm của khối vuông là gì ? Cô đưa khối vuông cho trẻ đọc. Tương tự cô hỏi trẻ về khối chữ nhật và cho trẻ gọi tên. Cho trẻ so sánh khối chữ nhật và khối vuông giống và khác nhau điểm nào ? Hoạt động 3 Luyện tập: + Cho trẻ chọn khối theo yêu cầu của cô. + Cho trẻ dùng đất nặn để nặn các khối vừa học. + Cho trẻ dùng các khối xếp mà trẻ thích. + Cho trẻ chơi theo nhóm để có nhiều khối xếp hình. Kết thúc: Hát “nắng sớm” Trẻ đọc Trẻ chơi trò chơi. Trẻ làm theo yêu cầu của cô Hoạt động góc Đóng vai: “ Hướng dẫn viên du lịch” Xây dựng: “ Xây Hồ Gươm” Góc sách+Tạo hình: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Nghệ thuật: Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ . Góc thiên nhiên: Tưới cây Nhận xét trong ngày: Vệ sinh trả trẻ Thứ năm ngày 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc, hướng trẻ xem tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Trao đổi với bố mẹ kể cho trẻ ghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. 2. Thể dục buổi sáng: Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. 3. Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ xem tranh câu chuyện sự tích Hồ Gươm, cùng bàn nhau về câu chuyện. Chơi dân gian: “ Rồng rắn lên mây” Hoạt động có chủ đích Môn: VĂN HỌC Bài :Chuyện “Sự tích Hồ Gươm” I. Yêu cầu: Trẻ hiểu nội dung chuỵện. Biết thêm Hồ Gươm là một di tích lịch sử lớn của thủ đô Hà Nội. Trả lời đủ ý, trọn vẹn câu theo gợi ý của cô. Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước Việt Nam. II. Chuẩn bị : Tranh minh họa, tranh chữ to. Một số từ: Hồ Gươm; Lê Lợi; Rùa vàng; Long Quân. III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. IV. Tiến trình tổ chức: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện về quê hương đất nước, về các di tích lịch sử và niềm tự hào của dân tộc. Hoạt động 2 1.Ổn định: Hát “ Yêu Hà Nội” 2.Tiến hành: “ Hồ Giươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm thủ đô. Vì sao có tên gọi là Hồ Hoàn Kiếm qua câu chuyện này các con sẽ biết !”. Cô kể chuyện lần 1.kể diễn cảm. Giảng nội dung: Đất nước ta bị bọn giặc minh xâm chiếm, chúng giết người cướp của, đốt nhà làm cho nhân dân ta vô cùng khổ cực. Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để giết giặc, đánh giặc xong Long Quân sai rùa vàng đòi gươm ở hồ Tả vọng. Để nhớ ơn Long Quân Lê Lợi cho đổi tên thành Hồ hoàn kiếm nay còn gọi là Hồ Gươm. Kể lần 2 kết hợp cho cháu xem tranh. Trích dẫn: + Nổi khổ cực của nhân dân ta (Kể từ đầu ....đốt nhà cướp của). + Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm. (Kể tiếp .... dâng cho Lê Lợi). + Nhờ có gươm thần mà Lê Lợi đánh đâu thắng đó (Kể tiếp..... bọn giặc chết tơi bời). + Long Quân sai rùa vàng đòi gươm. (Kể tiếp.... xuống nước). + Lê Lợi đổi tên Hồ Tả vọng thành Hồ hoàn kiếm nay là Hồ Gươm. (Cô kể tiếp ...hết) Hoạt động 3 Đàm thoại: Câu chuyện này có tựa đề là gì ? Hồ Gươm ở đâu ? Hồ Gươm có những tên gọi là gì ? Ai vớt được thanh kiếm ? Tiếng nói từ đâu vọng lên ? Đó là tiếng nói của ai? Nhờ có gì mà vua Lê Lợi đánh thắng ? Đánh giặc xong Lê Lợi làm gì trên hồ ? Rùa vàng nói gì với vua ? Trẻ chơi: Ghép chữ cái thành từ: Hồ Gươm ; Lê Lợi ; Rùa vàng; Long Quân. Thi đua 2 đội lên ghép đội nào ghép nhiều đội đó thắng. Chọn một vài trẻ lên kể lại chuyện theo sự gợi ý của cô. Cho cả lớp đọc đoạn chuyện theo tranh chữ to. 3.Kết thúc: Trẻ hát “Quê hương ” Trẻ kể Trẻ hát Trẻ trả lời Chú ý nghe cô kể chuyện Trẻ trả lời câu hỏi Trẻ chơi ghép chữ Tiết 2: Môn: Làm quen chữ cái Bài: Tập tô chữ S, X. I. Yêu cầu: Trẻ ngồi đúng tư thế, cách cầm bút tô chữ cái s, x. Củng cố biểu tượng về chữ cái s, x. Tô trùng khít nét in mờ Rèn tính kiên trì ở trẻ. II. Chuẩn bị: . Vở tập tô, bút chì đen, bút màu, chữ cái s, x.Tranh hướng dẫn của cô III. Phương pháp: Làm mẫu, thực hành. IV.Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện về quê hương đất nước, về các di tích lịch sử và niềm tự hào của dân tộc. Hoạt động 2 1.Ổn định: Đọc thơ “ Hồ sen” 2.Tiến hành: Trẻ tìm chữ cái s, x trong tranh vẽ có từ “ Hoa sen ; Lá xanh” phát âm s, x. Trẻ đưa chữ cái s, x theo yêu cầu của cô. Hoạt động 3 Tô chữ cái s, x: Cho trẻ đọc lại 2 chữ “ s, x” Cô hướng dẫn cách tô chữ s, x: Tô trùng khít lên chữ in mờ, tô theo thứ tự từng dòng, từng trang. Trẻ tô: Cô nhắc cách ngồi, cách cầm bút, cách để vở và tô trùng khít lên chữ in mờ. Hát bài “ Lá xanh” Cho trẻ Tô màu chữ rỗng s, x. Trẻ chọn màu và tô theo ý thích. - Nhận xét và đánh giá bài của trẻ. 3.Kết thúc: Trẻ hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” Trẻ đọc thơ. Trẻ tìm chữ s, x . Đưa chữ theo yêu cầu Trẻ đọc Trẻ xem cô làm mẫu. Trẻ tô Trẻ hát Tô chữ in rỗng. Nhận xét. Trẻ hát Hoạt động góc Đóng vai: “ Hướng dẫn viên du lịch” Xây dựng: “ Xây Hồ Gươm” Góc sách+Tạo hình: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Nghệ thuật: Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ . Góc thiên nhiên: Tưới cây Nhận xét trong ngày: Vệ sinh trả trẻ Thứ sáu ngày 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc, hướng trẻ xem tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Trao đổi với bố mẹ kể cho trẻ ghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Trò chuyện với trẻ về con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình. 2. Thể dục buổi sáng: Tập với bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. 3. Hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn ôn các bài thơ, câu chuyện trong tuần Hoạt động có chủ đích Môn: Tạo hình Bài :Vẽ về biển I. Yêu cầu: Luyện cách bố cục tranh và nêu lên cảm xúc theo ý kiến của trẻ về biển. Luyện cách vẽ và tô màu. Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước của mình. II. Chuẩn bị: Đồ dùng - Vở tạo hình, bút màu. Một số tranh gợi ý. III. Phương pháp: Trực quan, thực hành. IV Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1 Cùng trẻ nói chuyện về quê hương đất nước của mình và nói về những vùng có biển như: Nha Trang, Đà Nẵng... hỏi trẻ đã đến tham quan những nơi này chưa. Hoạt động 2 1.Ổn định: Đọc thơ “ Quê em ở vùng biển” 2.Tiến hành: Cô hỏi: Trong bài thơ nói quê bạn ở đâu nào ? Vùng biển của quê bạn như thế nào ? Cô cho trẻ xem một số tranh ở biển.Cùng trò chuyện với trẻ về những bức tranh và trẻ nhận xét.
File đính kèm:
- chu de que huong dat nuoc_5t.doc