Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Trường mầm non

KẾ HOẠCH THÁNG 9

I/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1/ Phát triển thể chất:

 - Trẻ thực hiện các vận động một cách vững vàng các vận động: tung bóng lên cao và bắt bóng, đập bóng xuống sàn và bắt bóng CS10 , bò bằng bàn tay và bàn chân, đi trên ghế thể dục.

- Trẻ biết phối hợp tay, chân, nhịp nhàng khi vận động.

 - Trẻ biết đi vệ sinh đúng cách, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh. CS5: Tự mặc và cởi quần áo

 - Trẻ thực hành được các thao tác vệ sinh như: rửa tay; trẻ biết chải răng và chải răng đúng phương pháp.

 - Trẻ biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường lớp mầm non.

- Trẻ biết sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non như: khăn, ca cốc, bàn chải đánh răng, bát ăn cơm và thìa xúc cơm .

 2/ Phát triển nhận thức:

- Trẻ thích tìm hiểu về trường mầm non.

- Biết tên goi, địa chỉ của trường lớp.

- Phân biệt các khu vực trong trường và công việc cụ thể của từng người trong trường.

- Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.

- Có khả năng phân loại đồ dung cá nhân. Đồ chơi theo hai dấu hiệu; nhận biết được số lượng trong phạm vi 5; biết được một số giống nhau và khác nhau của các hình.

- Trẻ biết về ngày hội Trăng Rằm.

 

doc55 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
 TRƯỜNG MẪU GIÁO TT SAO MAI
-------------ba-----------
	Từ ngày 06/09- 30/09/2016
Giáo viên : TRƯƠNG THỊ DIỆU
LỚP : Lá 4
Năm học : 2016 – 2017
KẾ HOẠCH THÁNG 9
I/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1/ Phát triển thể chất: 
 - Trẻ thực hiện các vận động một cách vững vàng các vận động: tung bóng lên cao và bắt bóng, đập bóng xuống sàn và bắt bóng CS10 , bò bằng bàn tay và bàn chân, đi trên ghế thể dục.
- Trẻ biết phối hợp tay, chân, nhịp nhàng khi vận động.
 - Trẻ biết đi vệ sinh đúng cách, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh. CS5: Tự mặc và cởi quần áo
 - Trẻ thực hành được các thao tác vệ sinh như: rửa tay; trẻ biết chải răng và chải răng đúng phương pháp.
 - Trẻ biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường lớp mầm non.
- Trẻ biết sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non như: khăn, ca cốc, bàn chải đánh răng, bát ăn cơm và thìa xúc cơm .
 2/ Phát triển nhận thức:
- Trẻ thích tìm hiểu về trường mầm non.
- Biết tên goi, địa chỉ của trường lớp.
- Phân biệt các khu vực trong trường và công việc cụ thể của từng người trong trường.
- Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.
- Có khả năng phân loại đồ dung cá nhân. Đồ chơi theo hai dấu hiệu; nhận biết được số lượng trong phạm vi 5; biết được một số giống nhau và khác nhau của các hình.
- Trẻ biết về ngày hội Trăng Rằm.
 3/ Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ phù hợp kể về bản thân về những người thân, CS 42 biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng câu đơn và câu ghép. CS65
- Biết cách phát âm các chữ cái o, ô, ơ.
- Biết tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp CS 64.
- Thích giúp đỡ bạn bè và người thân CS36.
- Biết kể về các sinh hoạt trong trường lớp.
4/ Phát triển thẩm mỹ:
- Biết hát và yêu thích các bài hát về chủ đề trường mầm non, lễ hội Trăng Rằm. CS100
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp.
- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục hài hòa.
5/ Phát triển tình cảm xã hội :
- Trẻ biết kính trọng, yêu quý cô giáo, yêu quý các sr, các cô bác cấp dưỡng, thân thiện với các bạn trong trường mầm non.
- Cảm nhận được cảm xúc của người và biểu lộ tình cảm CS 54, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói cử chỉ hành động.CS35
- Biết tôn trọng chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hòa đồng với bạn CS 42.
- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định của trường, lớp và nơi công cộng
- Biết tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi.
II. NỘI DUNG:
1/ Phát triển thể chất:
 - Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng, biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng kịp thời, vận động khéo léo bò bằng bàn tay và cẳng chân, trường sấp trèo qua thể dục.
- Dạy trẻ tập thở, cử động và điều khiển sự khéo léo của bàn tay các ngón tay khi vẽ.
 - Phân nhóm thực phẩm: Có chứa nhiều vitaminA, dạy trẻ các loại thức ăn tốt cho cơ thể.
 - Rữa tay bằng xà phòng, lau mặt đánh răng, giữ gìn vệ sinh quần áo sạch sẽ, sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu.
 - Dạy trẻ không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo, không đưa tay vào ổ điện máy quạt.
 2/ Phát triển nhận thức:
-Cho trẻ tìm hiểu theo chủ đề trường mầm non
- Nhận biết mọi vật diễn ra xung quanh trẻ .
- Nhận biết số 1, 2, 3,4, 5 .Biết so sánh chiều dài, chiều rộng.
- Trẻ tìm hiểu về các hoạt động cuae ngày lễ Trung Thu
3/ Phát triển ngôn ngữ:
- Nhận biết các chữ cái, các kí hiệu chữ viết qua các từ.
- Biết tên của các góc chơi, các bạn trong lớp học, các đồ dùng đồ chơi.
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ, bài hát, nhớ nhân vật trong truyện.
- Trẻ làm quen các chữ cái O,Ô, Ơ.
4/ Phát triển thẩm mỹ:
- Sử dụng các vật liệu khác nhau để cắt, xé, dán về trường lớp mầm non.
- Hát múa và vận động theo nhạc các bài hát nói về trường lớp mầm non.
- Tham gia các hoạt động văn nghệ cháo mừng năm học mới
5/ Phát triển tình cảm xã hội :
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, các cô giáo, các bạn và cô cấp dưỡng.
- Nhắc nhỡ trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp và đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẽ tiết kiệm năng lượng nước, điện tắt khi không cần thiết sử dụng.
- Tham gia các hoạt động lễ hội ở trường lớp.
- Trò chuyện và nói về tình cảm của trẻ ở trường lớp.
- Dạy trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và tiết kiệm điện nước.
- Dạy trẻ biết chào hỏi khi gặp người lớn .
- Dạy trẻ làm một số công việc tự phục vụ mình.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU
* Góc học tập:
- Tranh ảnh truyện, sách về chủ đề trường mầm non
- Lựa chon một số bài thơ, câu chuyện, trò chơi nói về chủ đề trường mầm non như: Truyện: Câu truyện của giấy kẻ, thơ: bạn mới, thơ: cô giáo em,.
* Góc tạo hình:
- Bút màu, đất năn, giấy vẽ, giấy báo, .để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé,Theo chủ đề trường mầm non.
* Góc xây dựng:
- Đồ dùng, đồ chơi xây dựng. Vật liệu xây dựng như: gạch, sỏi, các loại vỏ cây cỏ, mô hình trường mầm non, hàng rào , hoa, đá, que, hột hạt,.
* Góc phân vai:
- Đồ dùng đóng các vai theo chủ đề trường mầm non.
* Góc thiên nhiên:
- Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
- Dụng cụ vệ sinh trang trí phòng lớp.
- Phối họp vói phụ huynh tìm tranh ảnh liên quan đến chủ đề trường mầm non.
MẠNG NỘI DUNG
Tuần 2: VUI HỘI TRĂNG RẰM
(12/09-16/09/2016)
Tuần 1: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ
(06/09-09/09/2016)
Tuần 4: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA LỚP 
(26/09-30/09/2016)
Tuần 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP HỌC
(19/09-23/09/2016)
TRƯỜNG MẦM NON 
( Từ 06/ 09 / 2016 – 30 / 09 / 2016)
LỊCH HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
Số tuần thực hiện
4 tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Tuần 1
Ngày hội đến trường của bé.
Từ (06/09-09/09/2016)
05/09/2016
Khai giảng năm học 2016-2017
KPCĐN
Ngày khai giảng của bé.
PTNT
Xác định vị trí trong ngoài, trên dưới so với bản thân.
PTNN
Truyện : câu chuyện của giấy kẻ.
PTTM
Vẽ trường Mầm Non
Tuần 2
 Lễ hội trăng rằm.
Từ 12 /09 – 16/ 9 / 2016
PTTC
Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân. 
 KPCĐN
Trò chuyện về ngày tết trung thu. 
PTNT
Nhận biết phân biệt khối cầu khối trụ.
PTNN
Làm quen vói chữ cái a, ă, â.
PTTM
DH: Gác trăng
NH: Em là hoa hồng nhỏ
Tuần 3
Các hoạt động của lớp học.
Từ 19/ 09 – 23 / 09/ 2016
PTTC
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế 1,5x30cm
KPCĐN
Lớp mẫu giáo của bé
PTNT
Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác
PTNN
Thơ: Tình bạn
PTTM
Vẽ đồ chơi tặng bạn
Tuần 4
Một số đồ dùng đồ chơi của lớp 
Từ 26/ 09 – 
30 /09 / 2016
PTTC
Bò dích dắc qua 7 điểm
TC: Chuyền bóng sang trái sang phải
KPCĐN
Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi trong trường Mầm Non
PTNT
Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4, ôn số lượng 4, nhận biết số lượng 5
PTNN
Làm quen chữ cái o, ô, ơ.
PTTM
DH: Ngày đầu tiên đi học
VĐ: Múa minh họa
MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
CHỦ ĐỀ : NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ
( Từ 06/09- 09/09/2016)
- Tạo hình: Vẽ trường mầm non.
- DH: Em đi mẫu giáo 
- Cháu thực hiện hoàn thành bức tranh , thể hiện ý thích qua bức tranh.
- Xác định vị trí trong ngoài, trên dưới, so với bản thân.
- Nhận biết đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
- Cháu biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
PTNT
PTTM
 NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ 
 ( Từ 06/09- 09/09/2016)
PTTC
PTNN
- Truyện : Câu truyện của giấy kẻ.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân và đồ dùng của người khác. 
- VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- TC: Cáo và thỏ.
- Cháu thích tập thể dục, rèn luyện sức khỏe tốt.
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: TRƯỜNG SAO MAI CỦA BÉ
( Từ 06/09- 09/09/2016)
Thời điểm
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của bé.
TDS
Bài tập 1
- Hô hấp 1: Gà gáy 
- Tay 1: Đưa tay ra phía trước, sau.
- Chân 1: Khuỵu gối 
- Bụng 1: Đứng cúi người về trước.
- Bật : Bật tại chổ.
Điểm danh
- Điểm danh
Có bao nhiêu trẻ vắng? Lý do vắng?
Hoạt động học
05/09
Khai giảng năm học 2016-2017
KPCĐ
Ngày khai giảng của bé.
PTNT
Xác định vị trí trong ngoài, trên dưới so với bản thân.
PTNN
Truyện : câu chuyện của giấy kẻ.
PTTM
Vẽ trường Mầm Non
Hoạt động ngoài trời
- QS: Sân trường
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột, - TCDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
- QS: Góc toán
- TCVĐ: Trốn tìm .
- TCDG: Nu na nu nống
- Chơi tự do
- QS: Góc chữ cái
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- TCDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
- QS: Góc thiên nhiên
- TCVĐ: Cáo và thỏ.
- TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do.
- Lao động tập thể 
Hoạt động góc
- PV: Cô giáo
- TM: Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng giọng
- NT: Trẻ biết thể hiện các kỹ năng hát, múa vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề trường mầm non
- HT: Tìm dụng cụ cho cô, lô tô
- XD: Xây trường mầm non
- TN: Trẻ chăm sóc cây, tưới cây và trồng thêm cây xanh,
VS, ăn, ngủ trưa
- Rèn nề nếp, thói quen thực hiện các thao tác vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng, vệ sinh xong biết dội nước,
- Nhắc nhở cách cầm thìa, không làm rơi vãi thức ăn xuống sàn.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ.
Hoạt động chiều
- Trẻ chơi và hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn.
- Ôn các bài đã học ở buổi sáng.
- Vận động nhẹ.
Trả trẻ
- Nhắc nhở những việc cho ngày hôm sau.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ khi ở lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động: Quan sát sân trường
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được các đặc điểm, các hoạt động chính của trường mầm non, các đồ chơi trên sân trường.
- Trẻ biết quan sát, phân tích để trả lời các câu hỏi của cô đưa ra.
- Trẻ biết yêu quý ngôi trường, biết nhặt rác xung quanh sân để sân trườn luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: Đồ chơi ngoài trời, đất nặn, bảng, phấn,
III. Tiến trình hoạt động:
¬ Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô và trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Trường các con học là trường gì? ( MGTT Sao Mai)
¬ Hoạt động 2: Quan sát “ Sân trường ”
- Các con hãy quan sát xem trong trường của chúng ta có gì nào? ( Cổng trường, cô giáo, bạn bè, có rất nhiều đồ dùng đồ chơi )
- Khi đến trường chúng ta học ở đâu?( Lớp học) 
- Các lớp học mầm non có gì đặc biệt?
- Trường chúng ta có những lớp nào?( Lá, chồi, mầm.)
- Trên sân trường có những đồ chơi nào?
- Khi chơi trên sân trường các con phải làm gì?( Không vứt rác, khong hái hoa, bẽ cành..)
- Các con vừa quan sát gì? ( Sân trường)
¬ Hoạt động 2: Trò chơi 
Trò chơi vận động:
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Thi ai ném xa”
- Cô cho cháu nhắc lại tên trò chơi
- Cách chơi: mỗi bạn của mỗi đội sẽ dùng sức của tay để ném các túi cát đi thật xa, đội nào có nhiều bạn ném xa hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Thi ai ném xa)
- Trò chơi dân gian “ Kéo cưa lừa xẻ”
-Cho trẻ chơi vài lần
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Kéo cưa lừa xẻ)
-Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
+ Cách chơi: Cô cho 1 bạn làm cáo, các bạn còn lại làm thỏ. Khi thỏ đi kiếm ăn thì gặp thỏ phải chạy mau về chuồng.
+ Luật chơi: Chú thỏ nào không về kịp chuồng thì bị cáo bắt.
- Cô nhận xét trong khi trẻ chơi.
Chơi tự do
¬ Củng cố:
- Cô tập trung trẻ lại hỏi các con vừa chơi trò chơi gì? 
Kết thúc nhận xét:
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết lựa chọn góc chơi, thỏa thuận vai chơi, biết liên kết vai chơi ở các góc.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, cảm nhận, hoạt động theo nhóm góc mà mình lựa chọn: xây theo ý tưởng, lắp ghép, mua đồ, tô màu, cắt dán
- Trẻ có hứng thú, tích cực với hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi, nhường nhịn bạn, dọn dẹp ngăn nắp sau khi chơi
II. Chuẩn bị:
-1.Góc phân vai:
- Bộ đồ dùng gia đình, bánh sinh nhật, tiền giả
- Đồ dùng khám bệnh
- Hoa, quả, bánh kẹoở góc bán hàng.
2. góc xây dựng:
-Vật liệu xây dựng: Khối xây dựng, gạch, hàng rào, cây xanh, hoa, thùng rác
3.Góc nghệ thuật:
Giấy vẽ, bút vẽ, bút vẽ, giấy màu, hồ dán.
- Đất nặn, bảng, kéo, hồ
4. Góc học tập và sách:
-Các loại sách truyện, bài tập về chủ đề trường mầm non
-Giấy màu, hồ dán, kéo
5. Góc thiên nhiên
- các loại cây, chậu, cát, nước
- Cô chuẩn bị đồ chơi đầy đủ ở các góc, dây đeo kí hiệu của góc chơi.
- Các bài hát chủ đề trường mầm non.
I. Yêu cầu:
+ Kiến thức: Trẻ biết tên các góc chơi, thích hoạt động góc và biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong.
+ Kĩ năng: Trẻ biết chơi theo yêu cầu của cô, biết thể hiện vai chơi.
+ Thái độ:Giáo dục trẻ biết nhường bạn và không giành đồ chơi với bạn, thu dọn đồ chơi dung chỗ.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: Trống lắc
+ Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ chơi ở các góc
III. Tiến trình hoạt động:
¬ Hoạt động : Ổn định
- Cho cháu hát bài “ Cháu đi mẫu giáo”
- Bạn đến trường để làm gì?( Để học )
- Ngoài đến trường để học chúng ta còn được làm gì nữa? ( chơi trò chơi)
¬ Hoạt động 1 : Bé chọn góc chơi
- Hôm nay cô sẽ cho các con xây dựng trường mầm non nhé!
- Muốn xây dựng trường mầm non các con phải xây dựng gì trước? ( Nền trường trước)
- Kế tiếp xây gì? ( Xây thân trường, mái trường,)
- Trong lớp mình có mấy góc chơi? ( 5 góc chơi)
- Đó là những góc chơi nào? ( Góc nhệ thuật, xây dựng, phân vái, bán hàng, học tập)
- Trong góc phân vai có góc chơi nào nhỏ? ( Đóng vai, bác sĩ,..)
- Trong góc thiên nhiên các con làm gì? ( Chăm sóc cây, trồng cây,..)
- Góc nghệ thật các con làm gì?( Hát, vẽ, nặn,..)
- Khi vào góc chơi các con phải làm gì?( không giành đồ chơi, không xô đẩy bạn)
-Các con thích chơi ở góc nào?( Trẻ trảlời theo ý thích)
- Cô gợi hỏi ý vài trẻ
- Bây giờ các con hãy vào góc chơi của mình đi.
¬ Hoạt động 2: Trẻ chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét từng góc chơi
- Cô và trẻ cùng đến góc xây dựng để nhận xét các bạn xây tường mầm non như thế nào.
¬ Củng cố:
- Các con vừa chơi gì? ( Trẻ trả lời)
¬Giao dục: Khi chơi các con phải cẩn thận nhẹ nhàng, khi chơi xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng nhé!
Nhận xét tiết hoạt động:
Thứ ba ngày 06 tháng 09 năm 2016
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Tên hoạt động: Tung bóng lên cao và bắt bóng
I.Yêu cầu:
- Trẻ tập đúng động tác, biết tung bóng và bắt bóng kịp thời khi bóng rơi xuống.
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay,chân và mắt để bắt bóng.
- Giao dục cháu biết tham gia hoạt động theo thứ tự.
II. Chuẩn bị:
- Bóng.
- Mũ cáo và thỏ.
III. Tổ chức hoạt động:
¬ Hoạt động : Ổn định
- Khởi động: cho cháu di chuyển vòng tròn vừa đi vừa hát bài: “Vui đến trường” kết hợp với các kiểu đi khác nhau ( đi chậm, đi kiểng gót, chạy nhanh,)
¬Hoạt động 1: Trọng động
- Bài tập phát triển chung: 
- Hô hấp 1: Gà gáy 
- Tay 1: Đưa tay ra phía trước, sau.
- Chân 1: Khuỵu gối 
- Bụng 1: Đứng cúi người về trước.
- Bật : Bật tại chổ
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con vận động “ Tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Cô mời trẻ nhắc lại tên đề tài.
- Cô làm mẫu lần 1: 
- Cô làm mẫu lần 2: Đứng chân rộng bằng vai, hai tay cầm quả bóng đưa thẳng ra trước, khi co hiệu lệnh tung bóng các con tung bóng lên cao mắt nhìn theo bóng đồng thời bắt bóng khi bóng rơi xuống.
- Cô mời 1 bạn làm mẫu.
- Sau đó cô cho cháu thực hiện lần lượt đến hết lớp.
- Chú ý sửa sai cho cháu.
- Cô mời vài cháu lên thực hiện lại cho lớp xem.
- Cô mời bạn yếu lên thực hiện lại.
¬ Củng cố:
- Hôm nay các con thực hiện vận động gì? ( Tung bóng lên cao và bắt bóng)
¬ Hoạt động 2: trò chơi “ Cáo và thỏ”
+ Cách chơi: Cô cho 1 bạn làm cáo, các bạn còn lại làm thỏ. Khi thỏ đi kiếm ăn thì gặp thỏ phải chạy mau về chuồng.
+ Luật chơi: Chú thỏ nào không về kịp chuồng thì bị cáo bắt và làm theo yêu cầu của lớp.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Cáo và thỏ )
Kết thúc tiết học:
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
* Kết thúc nhận xét 
Nhậnxét: .................................
Thứ tư ngày 07 tháng 09 năm 2016
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Tên hoạt động: Xác định vị trí trong,ngoài, trên dưới, so với bản thân
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết xác định vị trí trong, ngoài, trên, dưới so với bản thân.
- Rèn kĩ năng quan sát, định hướng trong không gian.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định trong quá trình học.
- Góp phần giáo dục trẻ có nề nếp trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng trong lớp học.
- Đất nặn, bảng con, khăn lau tay.
III.Tổ chức hoạt động:
¬ Hoạt động 1 : giới thiệu
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Bài ca đi học ”
- Các con thấy lớp chúng ta có gì nào?( Cô, bạn, đồ chơi.)
- Các con có biết các đồ vật trong lớp chúng ta được đặc ở vị trí nào so với các con không?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con xác định vị trí trong ngoài trên dưới, so với bản thân nhé.
- Mời trẻ nhắc lại tên đề tài.
¬Hoạt động 2: Xác định vị trí trong,ngoài, trên dưới, so với bản thân
Trời tối, trời sáng !
- Các con nhìn xem ngoài sân trường có những gì ?( Cây xanh, đồ chơi....)
- Những vật trước mắt chúng ta nhìn thấy gọi là phía gì đối với chúng ta?
- Các con nhìn xung quanh trong phòng các con có những gì ?( Đồ chơi, bạn...) 
-Những gì ở xung quanh các con cùng trong 1 không gian gọi là phía trong.
Cô cho trẻ chơi trò chơi « Em bé »
- Thức dậy các con nhìn thẳng lên phía trên đầu các con thấy có những gì ?( Quạt, trần nhà...)
- Có bạn nào biết các vật này được đặc ở vị trí nào so với chúng ta ?( Phía trên)
- Các con thấy sàn nhà chúng ta nằm ở phía nào ?( Phía dưới)
- Cô thấy con con rất giỏi cô sẽ dẫn các con đi tham quan lớp chúng ta cùng xác định vị trí với cô nha.
¬ Hoạt động 3 Luyện tập 
- Cô mời vài trẻ lên xác định vị trí các đồ vật so với bản thân trẻ.
- Phía trên con có những gì ? ( Trần nhà, quạt....).
- Phía dưới chân các con có những gì ? ( dép, sàn nhà)
- Cô yêu cầu trẻ xác định vị trí các vật ở phía trong và ngoài phòng hoc so với trẻ.
Củng cố: Hôm nay cô cho các con xác định vị trí nào so vơi sbanr thân ? ( Xác định vị trí trong, ngoài, trên dưới so với bản thân )
¬ Trò chơi 
Trò chơi: Bé nào giỏi hơn 
- Cô chia lớp làm 4 đội, mỗi đội có nhiệm vụ chon các đồ vật có phía nào so với bản thân trẻ mà cô yêu cầu.
- Đội nào chọn được nhiều và nhanh nhất theo yêu cầu của cô là đội chiến thắng.
- Trẻ chơi vài lần
- Cô và trẻ cùng nhận xét về kết quả của các đội.
* Kết thúc nhận xét tiết học
Nhậnxét:.
Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2016
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: Truyện “Câu chuyện của giấy kẻ”
I. Mục đích – yêu cầu:
- Cháu nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Cháu kể lại được nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ của cháu.
- Cháu biết vâng lời cô, thương yêu, giúp đỡ bạn biết nhận lỗi của mình.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh kể về nội dung câu chuyện .
- Rối: Giấy kẻ, bạn Hiền, bạn Minh, Bà đồng nát, bạn Hạnh
- Giấy vẽ, chì màu, đất nặn, bảng con
 III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1 : Ổn định.
- Cô cho các con chơi trò chơi “Em bé”
- Trời sang bé thức dậy bé làm gì?( Đi học)
 - Các con học trường nào?( Trường MGTT Sao Mai)
- Đi học bé đem theo những gì?( Quần áo, tập, viết)
- Các con có thích đi học không? (Dạ có)
Hoạt động 2: Cô kể truyện
- Cô có mật câu truyện kể về giấy kẻ rất là hay các con có muốn nghe cô kể không? (Dạ muốn) 
+ Cho cháu tri giác tranh lần 1.
+ Cô cho cháu tri giác tranh lần 2, hỏi chi tiết trong tranh.
- Các con xem xong tập tranh rồi, bây giờ các con đặt tên cho tập tranh của cô đi.( Cháu đặt tên cho tập tranh)
- Các con đặt tên tập tranh thật hay, nhưng để thống nhất tên truyện cô đặt tên cho tập tranh là “ câu chuyện của giấy kẻ”.
* Hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện “ Câu chuyện của giấy kẻ”.
- Cô mời cháu nhắc lại đề tài.
- Cô kể lần 1, chi tiết, chỉ tranh.
- Cô kể lần 2 chi tiết và sử dụng rối.
Hoạt động 3: Đàm thoại
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? ( Câu chuyện của giấy kẻ)
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?( Giấy kẻ, bạn Hiền, Hạnh..)
- Bạn Hiền sử dụng giấy kẻ như thế nào?
- Khi sử dụng giấy kẻ xong bạn Hiện bán cho ai?( Bà đồng nát)
- Sau này giấy kẻ là bạn của ai?( bạn Minh) 
- Bạn Minh đã sử dụng giấy kẻ như thế nào?( Lãng phí)
- Giấy kẻ cảm thấy như thế nào?( Buồn)
- Các con thấy bạn Minh làm như vậy có đúng không? Tại sao?
- Khi sử dụng giấy kẻ và đồ dùng học tập chúng ta phải làm gì?
 - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (câu truyện của giấy kẻ)
* Giáo dục:

File đính kèm:

  • doctruong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan