Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Luật lệ giao thông. Hoạt động: Hướng dẫn trẻ chơi 1 số trò chơi bằng nguyên liệu sẵn có - Năm học 2021-2022

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu sẵn có để chơi 1 số trò chơi nhằm phát triển cơ tay và sự khéo léo của các ngón tay.

2. Kĩ năng

- Phát triển cơ tay, rèn sự khéo léo linh hoạt của các ngón tay

3. Thái độ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô cùng bạn.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố, bạn ơi có biết.

2. Đồ dùng của trẻ.

- Các rổ đựng: Nắp chai, sỏi, hột hạt.Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.

III. TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức

Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối trời sáng. Hỏi trẻ: Buổi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì? Để cơ thể khỏe mạnh, đôi tay khéo léo chúng mình cùng nhau tập thể dục nhé.

2. Nội dung

HĐ1: Bé tập thể dục

Cho trẻ tập bài tập PTC ghép với nhạc bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”

HĐ 2: Trò chuyện cùng bé.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Luật lệ giao thông. Hoạt động: Hướng dẫn trẻ chơi 1 số trò chơi bằng nguyên liệu sẵn có - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH: LUẬT LỆ GIAO THÔNG
Thứ 2 ngày 28 tháng 3 năm 2022
Tên hoạt động: Hướng dẫn trẻ chơi 1 số trò chơi bằng nguyên liệu sẵn có
Lĩnh vực phát triển: Thể chất
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu sẵn có để chơi 1 số trò chơi nhằm phát triển cơ tay và sự khéo léo của các ngón tay.
2. Kĩ năng
- Phát triển cơ tay, rèn sự khéo léo linh hoạt của các ngón tay
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô cùng bạn.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô 
- Nhạc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố, bạn ơi có biết.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Các rổ đựng: Nắp chai, sỏi, hột hạt.Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối trời sáng. Hỏi trẻ: Buổi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì? Để cơ thể khỏe mạnh, đôi tay khéo léo chúng mình cùng nhau tập thể dục nhé.
2. Nội dung
HĐ1: Bé tập thể dục
Cho trẻ tập bài tập PTC ghép với nhạc bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
HĐ 2: Trò chuyện cùng bé.
Cô giới thiệu 1 số đồ dùng, nguyên liệu cô đã chuẩn bị. Hỏi trẻ: Đây là cái gì? Con sẽ chơi trò chơi trò chơi gì với những viên sỏi này? 
*Cô giới thiệu trò chơi: Cắp cua.
Đây là trò chơi theo nhóm 2 bạn 1. Trước khi chơi hai bạn oản tù tì, ai thắng thì người đó chơi trước theo các bước sau:
Bước 1: Dùng 2 bàn tay chụm lại để cầm hết số sỏi trong rổ
Bước 2: Tung nhẹ sỏi xuống đất
Bước 3: Khum tay lại, hai ngón tay trỏ duỗi thẳng làm càng cua, 1 lỗ nhỏ trong lòng bàn tay làm giỏi đựng cua.
Bước 4: Dùng 2 ngón tay trỏ nhẹ nhàng gắp từng viên sỏi ở phía bên ngoài trước và bỏ vào lòng bàn tay. Khi lòng bàn tay đầy sỏi, chúng mình bỏ sỏi ra 1 chỗ riêng. Cứ như vậy gắp lần lượt từng viên sỏi cho đến hết. TRong khi gắp nếu để chạm vào viên sỏi bên cạnh thì bạn đó mất lượt chơi và nhương lượt chơ cho bạn.
Khi hết số sỏi vừa tung ra, bạn nào gắp được nhiều sỏi bạn đó sẽ chiến thắng.
Hỏi trẻ: Cô vừa hướng dẫn chúng mình chơi trò chơi gì? Trò chơi cắp cua được chơi như thế nào?
*Trò chơi xếp hình: Cho trẻ chơi trò chơi “Trốn cô- thấy cô” Thấy trên tay cô có gì? Hàng ngày con đã chơi những trò chơi gì với những hột hạt này? Cô giới thiệu trò chơi : Ghép chữ g,y; Trò chơi xếp ô tô, xếp hình
Giáo dục trẻ: Cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi xong.
HĐ 3: Bé cùng vui chơi
Cho trẻ ngồi theo nhóm, mỗi nhóm 2 bạn chơi trò chơi cắp cua. Quá trình trẻ chơi cô quan sát, giúp đỡ trẻ.
 -Chia lớp thành 3 nhóm chơi các trò chơi với hột hạt: Ghép chữ- Xếp PTGT- Xếp các hình
(Trẻ chơi, cô mở nhạc nhẹ nhàng bài “Bạn ơi có biết”
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên, tuyên dương trẻ, giới thiệu hoạt động ngoài trời.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 29 tháng 3 năm 2022
 Tên hoạt động: Nhận biết phân biệt Khối vuông-khối chữ nhật.
 Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối vuông và khối chữ nhật. 
2. Kĩ năng 
- Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật thông qua khảo sát. Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ 
- Trẻ tham gia giờ học tích cực hứng thú
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô: 
1 khối vuông, 1 khối chữ nhật. Nhạc bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”, “Đèn giao thông”
2.Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: 1 khối vuông, 1 khối chữ nhật. Giấy A4 có vẽ các khối: khối cầu- khối trụ- khối vuông- khối chữ nhật- hình vuông- hình tam giácbằng nét chấm mờ. Sáp màu. 
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ đi thăm quan mô hình ngã tư đường phố với 1 số PTGT được ghép từ những khối vuông, khối chữ nhật.
Hỏi trẻ: Ngã tư đường phố cò những PTGT gì? Ô tô được ghép như thế nào? Tặng mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng
* Hoạt động 1: Nhận biết, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật
Trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi. Hỏi trể: Trong rổ đồ dùng có gì?
Cô cầm khối vuông trên tay và hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về các mặt của khối này? Khối có các mặt đều là hình vuông được gọi là khối gì?( Trẻ trả lời theo ý hiểu). Cô giới thiệu khối vuông. Cho trẻ đọc tên khối theo hình thức tổ, nhóm cá nhân. Cô yêu cầu trẻ nhặt khối còn lại trong rổ. Hỏi trẻ: Theo con, khối có các mặt là hình chữ nhật được gọi là khối gì?Cô giới thiệu khối chữ nhật. Trẻ đọc tên khối cùng cô.
* Hoạt động 2: Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
- Cô cho trẻ sờ bề mặt bao của hai khối. Hỏi trẻ: Các mặt của khối thế nào? Con đếm xem có bao nhiêu mặt?
+ Các mặt của khối vuông là hình gì? Các mặt của khối chữ nhật là hình gì?
+ Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: Khối vuông lăn được không? tại sao? Khối chữ nhật lăn được không?Tại sao?)
+ Yêu cầu 2 trẻ quay mặt vào nhau và chồng 2 khối vuông, 2 khối chữ nhật nên nhau. Hỏi trẻ: Con có nhận xét gì khi chồng 2 khối vuông lên nhau? Khi chồng 2 khối chữ nhật lên nhau?
=>Cô Kết luận: Khối vuông có 6 mặt,tất cả các mặt là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt trong đó có mặt là hình chữ nhật. Khối vuông và khối chữ nhật giống nhau: đều có 6 mặt và xếp chồng lên nhau được. Khác nhau: khối vuông có tất cả các mặt là hình vuông,khối chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.
*Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
* Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt
Cô đọc tên khối- trẻ chọn khối và đọc tên khối; Cô nói đặc điểm của khối- trẻ chọn khối và đọc tên. Quá trình trẻ chơi, cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ.
* Trò chơi 2: Đôi tay khéo léo
Cô tặng mỗi trẻ 1 tờ giấy có in hình các khối. Yêu cầu trẻ chọn khối vuông và khối chữ nhật, vẽ khối theo nét chấm mờ và dùng màu đỏ tô màu khối vuông, màu xanh tô màu khối chữ nhật. Trẻ thực hiện trên nền nhạc bài hát “ Đèn giao thông”. Cô kiểm tra kết quả thực hiện, động viên khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu hoạt động tiếp theo.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 07 tháng 4 năm 2021
Tên hoạt động: Trò chơi chữ cái g,y
Lĩnh vực phát triển : Ngôn ngữ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết chơi trò chơi, nhận biết và chọn đúng và nhanh chữ cái g, y theo yêu cầu của cô
2. Kỹ năng 
- Rèn khả năng ghi nhớ, phát âm chuẩn, lấy , cất đồ chơi và phân biệt được chữ g,y
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
 - 2 tờ giấy có các nét rời của chữ cái g, y, mô hình tàu lửa có gắn chữ g,y; bút dạ. Nhạc các bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”, “ Đèn giao thông”, “Bạn ơi có biết”, que chỉ, 3 chiếc bảng thảm
2. Đồ dùng của trẻ.
- Vé tàu có kí hiệu chữ g, y
- Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cho vận động bài: Bạn ơi có biết. Cô giới thiệu chương trình: Bé với chữ cài g,y
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Bé nhanh tay
- Cách chơi: Cho trẻ chia làm 2 đội. Đội 1: Dùng bút dạ nối 2 nét rời tạo thành chữ g; Đội 2 nối nét tạo chữ y. Trong thời gian là 2 lần bải hát “ Em đi qua ngã tư đường phố, đội nào ghép đúng nhiều chữ đội đó chiến thắng. Cô kiểm tra nhận xét, động viên trẻ.
 * Hoạt động 2: Ô tô về bến
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành 3 nhóm, mooixnhoms 1 bảng thảm và các PTGT có gắn chữ cái g, y. Các thành viên trong nhóm sẽ đưa các PTGT về đúng bến có gắn chữ cái g, y giống với chữ cái của bến 
- Thời gian chơi: là 1 bài hát “ Đèn giao thông”.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét, động viên trẻ.
* Hoạt động 3: Đi tàu lửa
Cách chơi: Mỗi bạn sẽ được tặng một chiếc vé tàu, trên vé có ký hiệu chữ cái g, y giống với ký hiệu trên 2 đầu tàu của cô. 
Các bạn sẽ di dạo chơi quanh sân ga. Khi nào nhân viên của nhà ga yêu cầu lên tàu thì các bạn sẽ nhanh chóng tìm đoàn tàu có ký hiệu giống với ký hiệu trên chiếc vé của mình, lên tàu và ngồi ngay ngắn, đoàn tàu sẽ chuyển bánh đưa các bạn đi chơi.
Luật chơi: Ai lên nhầm tàu sẽ phải nhảy lò cò.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Lần 2: cho trẻ đổi vé cho nhau.
Cô kiểm tra và cho trẻ phát âm chữ cái g, y.
 3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
- Giới thiệu giờ hoạt động sau.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 01 tháng 4 năm 2022
Tên hoạt động học: Bé trải nghiệm làm phở cuốn
 Lĩnh vực phát triển: TCKNXH
( Tham khảo video của trường MN Hiệp Hòa-VB)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
-Trẻ được trải nghiệm công việc, cách thức thực hiện để làm món gỏi cuốn.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng thực hiện món gỏi cuốn . Rèn kĩ năng chế biến món ăn đơn giản, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
3. Thái độ: 
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Giáo dục biết phụ giúp bố mẹ làm nội trợ đơn giản khi ở nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô: 
Khay để đồ, đĩa, dao thớt . Nhạc bài hát: Anh phi công ơi.
2. Đồ dùng của trẻ: 
Găng tay, Bánh phở, giò lụa, trứng rán, dưa chuột, cà rốt.rau riếp, rau mùi, đĩa , khăn lau tay. Trang phục gọn gàng thoải mái.
III.TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Trò chuyện cùng trẻ: Muốn cơ thể khỏe mạnh chúng mình cần làm gì? Ở nhà con đã giúp bố mẹ làm những món ăn gì?
Cô giới thiệu: Làm phở cuốn.
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Cô giới thiệu các nguyên liệu làm phở cuốn: Bánh phở, giò lụa, trứng rán, dưa chuột, cà rốt.rau riếp, rau mùi. Dao, thớt.
* Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu( Giò thái sợi, thái dưa chuột, cà rốt..)
Bước 1: đeo găng tay.
Bước 2: Lấy 1 bánh phở đặt trên đĩa, lấy 1 lá rau xà lách đặt lên trên bánh phở
Bước 3: Lấy lần lượt giò lụa, trứng rán, dưa chuột, cà rốt đặt lên.
Bước 4: Cuộn chặt và đều tay và đặt lên đĩa.
HĐ2: Bé làm phở cuốn
Trẻ về nhóm thực hành làm phở cuốn. Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, gợi ý giúp đỡ trẻ.
HĐ3: Bé dự tiệc
Hỏi trẻ: Con vừa làm gì?
Giáo dục trẻ giúp đỡ bố mẹ làm một số món ăn đơn giản vừa sức, ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh
Cho trẻ sắp xếp các đĩa gói cuốn thành bàn tiệc tiệc
-Trẻ mời cô mời bạn và thưởng thức món phở cuốn
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
- Giới thiệu giờ hoạt động sau.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 01 tháng 4 năm 2022
Tên hoạt động học: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Cô dạy con”
 Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
2. Kỹ năng 
- Rèn trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, rèn khả năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi của cô: rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
. Giáo dục trẻ tham gia giao thông đúng luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc bài hát: “Bạn ơi có biết”
-Video bài thơ: Cô dạy con
2. Đồ dùng của trẻ.
- Bàn ghề đủ cho trẻ
- Trang phục của trẻ gọn gàng, tâm thế thoải mái.
III. TIẾN HÀNH
 1. Ổn định tổ chức: 
Cho trẻ múa bài “Bạn ơi có biết”
Hỏi trẻ: + Con vừa hát bài gì?
 + Con biết những phương tiện giao thông nào?
2. Nội dung 
HĐ1 : Trò chuyện cùng bé
- Cho trẻ ôn lại bài thơ: Cô dạy con
- Đàm thoại: 
+ Con vừa đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nhắc đến những phương tiện giao thông nào?
+ Cô dạy bé điều gì?
+ Đến ngã tư đường phố con phải làm gì?
Cô giới thiệu đọc diễn cảm bài thơ : Cô dạy con
HĐ2 : Dạy trẻ đọc diễn cảm 
Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe 1 lần 
Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm:
 + Cả lớp đọc 3 – 4 lần 
 + Từng tổ đọc thơ
 + Nhóm , cá nhân trẻ đọc 
( Trẻ đọc thơ cô nghe và sửa sai cho trẻ )
-Cô giáo dục trẻ : Khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đứng luật lệ giao thông
HĐ 3 : Củng cố
- Cô cho trẻ xem video đọc diễ cảm bài thơ: Cô dạy con”
- Mời một trẻ lên đọc diễn cảm bài thơ
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
.Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_luat_le_giao_thong_hoat_dong_h.doc
Giáo Án Liên Quan