Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Mời bạn đến thăm gia đình tôi. Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Phương Thảo

I.MỤC ĐÍCH

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái e, ê

-Trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái e, ê

- Phân biệt được đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 chữ cái

- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu cách chơi và luật với các trò chơi với chữ cái e, ê

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê

- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau rõ nét giữa các chữ cái e, ê

- Rèn tính nhanh nhẹn qua các trò chơi.

- Rèn luyện và phát âm ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

3.Thái độ

-Trẻ có ý thức và hào hứng trong học tập

- Đoàn kết với bạn khi chơi.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, nhạc, thẻ chữ cái e, ê con xúc xắc,

- Các khung tranh, hoa chữ cái, hình ảnh, giấy màu, hoa, bông.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Mời bạn đến thăm gia đình tôi. Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2021 - 2022
	 Chủ đề: Mời bạn đến thăm gia đình tôi
 Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê
	 Hình thức: Dạy trên 1 loại tiết
 Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
 Số lượng: 30 - 35 trẻ
 Thời gian: 30 - 35 phút.
 Ngày soạn : 12/10/2021
 Ngày dạy :3/11/2021
 Giáo viên thực hiện : Phạm Thị Phương Thảo
I.MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái e, ê 
-Trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái e, ê
- Phân biệt được đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa 2 chữ cái
- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu cách chơi và luật với các trò chơi với chữ cái e, ê
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê
- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau rõ nét giữa các chữ cái e, ê
- Rèn tính nhanh nhẹn qua các trò chơi.
- Rèn luyện và phát âm ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3.Thái độ
-Trẻ có ý thức và hào hứng trong học tập
- Đoàn kết với bạn khi chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, nhạc, thẻ chữ cái e, ê con xúc xắc, 
- Các khung tranh, hoa chữ cái, hình ảnh, giấy màu, hoa, bông..
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
*Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài
- Loa Loa loa..
- Xin được chào mừng mừng các cô giáo và các bạn nhỏ đã đến chương trình “ Những chữ cái vui nhộn” của lớp 5 tuổi ngày hôm nay.
Hát múa theo lời bài hát: “Chữ chữ cái tiêng việt”.
- Đến với chương trình hôm nay chúng mình rất vinh dự được chào đón các cô giáo đến từ các trường mầm non Khu Nam đến thăm và cổ vũ tinh thần cho chúng mình đấy vậy chúng mình hãy giành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào.
- Xin mời các con về vị trí của mình nào.
Và thành phần không thể thiếu trong chương trình ngày hôm nay đó chính là sự xuất hiện của 3 gia đình thân yêu
- Gia đình số 1
- Gia đình số 2
- Gia đình số 3
- Xin hỏi 3 gia đình đã sẵn sàng tham gia vào chương trình ngày hôm nay chưa.
Hoạt động 2: Làm quen chữ cái e, ê 
* Làm quen chữ cái e
- Xin chào mừng 3 gia đình đến với trò chơi: 
“ Đuổi hình bắt chữ”
- Cách chơi của trò chơi này như sau: Trên màn hình của cô có 2 mảnh ghép đó là mảnh ghép số 1 và mảnh ghép số 2. Nhiệm vụ của 2 đội chơi là sẽ trả lời các câu hỏi trong 2 mảnh ghép nếu trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ được lật mở để tìm ra chữ cái bí ẩn đằng sau các gia đình đã rõ chưa nào?
- Chúng mình cùng đến với mảnh ghép số 1: Cô mở hình ảnh gia đình và kèm nhạc bài “Cả nhà thương nhau”
- Các con đoán xem đây là hình ảnh trong bài hát gì?
- Cho trẻ đếm 1,2,3 mở miếng ghép ra nửa chữ e
- Chúng mình cùng đến với miếng ghép thứ 2 
- Các con hãy nhìn hình ảnh và đoán xem đây là nhân vật có trong câu chuyện gì?
-À đúng rồi đó là câu chuyện Tích Chu.
-Và chúng ta hãy cùng đếm thật to cùng cô để lật mở miếng ghép thứ 2 nào vừng ơi mở ra.
-Các con hãy nhìn xem chữ cái bí ẩn của chúng ta hôm nay là chữ gì nào?
- Bạn nào có thể phát âm được chữ này nào?
- Cô cho trẻ phát âm
- Để tất cả các con đều phát âm đúng cô mời các con lắng nghe cô phát âm lại nhé.
- Khi phát âm chữ e thì miệng chúng mình hơi bè ra một chút e, e
- Cô mời cả 3 gia đình phát âm, cá nhân phát âm
-Vậy bạn nào giỏi có thể trả lời giúp cô chữ e được ghép bởi những nét gì?
- Bạn nào có ý kiến khác không?
-À đúng rồi chữ e được ghép bởi một nét gạch ngang và một nét cong tròn hở phải
Cô mời 1 bạn đứng dậy nhắc lại cấu tạo của chữ e nào?
 - Cô cho cả lớp nhắc lại, mời một số bạn nhắc lại
 - Cả lớp đọc chữ e 2-3 lần
 - Các con ạ chữ e có rất nhiều cách viết khác nhau có chữ E in hoa thường được viết ở đầu dòng , đầu câu còn đây là chữ e in thường và chữ e viết thường nữa đấy tuy chúng có cách viết khác nhau nhưng đều dc phát âm là e đấy.
* Làm quen chữ cái ê
 Lắng nghe lắng nghe: Vừa rồi cô thấy 3 gia đình tham gia trò chơi rất là giỏi cô sẽ tặng 3 gia đình 1 bài vè xin mời các con hãy cùng lắng nhé.
 Ve vẻ vè ve
 Nghe vè đọc chữ 
Tôi là một chữ 
Có nét gạch ngang,
Rồi lại thêm vào
Nét cong hở phải 
Đi ra trời nắng 
Tôi đội mũ lên
Đố bạn biết tôi là chữ cái gì?
Vậy chúng mình hãy cùng nhìn lên màn hình xem có đúng là chữ ê không nhé.
Chúng mình cùng phát âm với cô nhé.
- Cô mời cả lớp phát âm 2 lần, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
-Vậy bạn nào giỏi có thể trả lời giúp cô chữ ê được ghép bởi những nét gì?
- Bạn nào có ý kiến khác không?
- À đúng rồi chữ ê được ghép bởi một nét gạch ngang và một nét cong tròn hở phải và một cái mũ úp xuôi đấy. 
Cô mời 1 bạn đứng dậy nhắc lại cấu tạo của chữ ê nào?
- Cô nhắc lại cấu tạo của chữ ê gồm một nét gạch ngang và một nét cong tròn hở phải và một cái mũ ở trên đầu
- Cô cho cả lớp nhắc lại 
- Các con ạ chữ ê cũng có rất nhiều cách viết khác nhau có chữ Ê in hoa thường được viết ở đầu dòng , đầu câu còn đây là chữ ê in thường và chữ ê viết thường nữa đấy tuy chúng có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là ê đấy 
- Hôm nay các con đã được làm quen với 2 chữ cái đó là chữ gì?
-Vậy bạn nào giỏi có thể so sánh giúp cô xem chữ e và chữ ê có đặc điểm gì giống và khác nhau.
- Cô củng cố lại 
- Chữ e và chữ ê có điểm giống nhau là đều gồm một nét ghạch ngang và một nét cong tròn không khép kín 
- Chữ e và chữ ê có điểm khác nhau là chữ e thì không có mũ còn chữ ê thì có mũ
- Cô cho trẻ đọc lại chữ e, ê lần nữa 
Hoạt động 3: Trò chơi
*Trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”
Vừa rồi cô thấy 3 đội chơi phát âm chữ e,ê rất giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho 3 đội chơi 1 trò chơi được mang tên “ Vòng quay kỳ diệu”
Cách chơi : Trên màn hình của cô có một vòng quay kỳ diệu trên vòng quay có rất nhiều các ô chữ nhiệm vụ cuả 3 gia đình là hãy quan sát thật kỹ khi vòng quay kết thúc, kim chỉ chỉ vào chữ cái nào chúng mình hãy phát âm thật to chữ cái đó. 
*Trò chơi: “Gia đình vui”
Nhạc bài “ em có ba em có má .Nhà mình rất vui”
- Cô cho hát múa các bài về gia đình khi nhạc kết thúc cô sẽ nói tạo dáng tạo dáng các con sẽ tạo ghép thành chữ cái theo yêu cầu của cô.
Lần 1 taọ dáng thành chữ e, lần 2 chữ ê
-Đến với chương trình hôm nay 3 gia đình chúng ta sẽ được giao lưu gặp gỡ với 1 nhân vật vô cùng đặc biệt đấy. 
*Trò chơi “ Xúc xắc vui nhộn”
Anh xúc xắc ra chào các em các em ơi đến với chương trình hôm nay anh có 1 trò chơi tặng các 3 đội đấy các em có thích không?
-Đến với chương trình hôm nay anh xúc xắc còn mang tặng cho mỗi bạn một món quà đặc biệt đấy. 
-Xin mời dấu tay, dấu tay
-Anh xúc xắc tặng chúng mình món quà gì nào?
-Mỗi bạn có 1 con xúc xắc trên mặt con xúc xắc có chữ cái gì? 
Nhiệm vụ của các bạn là khi anh xúc xắc quay 1 vòng và đứng lại và xuất hiện chữ cái nào thì các em sẽ chọn thật nhanh chữ cái đó quay về phía trước nhé.
*Trò chơi “ Gia đình chung sức”
-Cô phổ biến luật chơi, cách chơi
Tạo nhóm và cho trẻ kết thành 3 hàng dọc
Cô sẽ tặng cho mỗi đội 1 bức tranh nhiệm vụ của các đội là sẽ bật qua con suối nhỏ và lên lấy bút nối chữ cái dưới bức tranh các đội sẽ tìm chữ cái e, ê ở từ dưới bức tranh và nối chữ cái đó với chữ cái to. Thời gian cho mỗi đội là một bản nhạc. Kết thúc bản nhạc đội nào hoàn thành nhanh nhất, chính xác nhất sẽ chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi 
- Nhận xét - tuyên dương
 *Trò chơi “Gia đình khéo ”.
Cô phổ biên luật chơi, cách chơi:
( Gia đình số 1 sẽ ghép chữ e, ê bằng quả bông)
( Gia đình số 2 sẽ ghép e, ê bằng giấy gấp ông sao)
( Gia đình số 3 ghép e, ê bằng bông hoa ) 
Cô cho trẻ chơi.
Cho trẻ phát âm chữ cái e,ê vừa làm được.
 Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 4. Kết thúc: Trẻ múa hát đi ra ngoài
Trẻ nhảy múa cùng cô theo nhạc
Trẻ về ngồi 
Trẻ nghe và hưởng ứng
Trẻ hưởng ứng
Trẻ quan sát 
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ phát âm
Trẻ phát âm
Trẻ chú ý
Trẻ phát âm
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nhắc lại
Trẻ đọc
Trẻ phát âm
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ phát âm
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nhắc lại
Trẻ nhắc lại
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ so sánh
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Trẻ hưởng ứng
Trẻ ghép theo đội
Trẻ chú ý
Trẻ trả lời
Trẻ chọn
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Chú ý nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Chú ý nghe
Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_moi_ban_den_tham_gia_dinh_toi.docx