Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Ngành nghề - Chủ đề nhánh: Một số nghề quê bé

-Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề

-Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.

-Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề.

-Tập bài thể dục nhịp điệu toàn trường theo chủ đề : Ngành nghề.

-Quan sát thời tiết ,dạo chơi sân trường.Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.

-Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát liên quan đến chủ đề

-Trò chơi vận động: Người chăn nuôi gỏi.

-Trò chơi dân gian: Kéo co.

-Chơi tự do: Vẽ ,mô phỏng về một số nghề.

 

doc27 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Ngành nghề - Chủ đề nhánh: Một số nghề quê bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN LỚP LÁ 1
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ NGHỀ QUÊ BÉ
( TUÂN I: TỪ NGÀY 09-13/11/2015)
Tên hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
-Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề
-Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề.
-Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề.
Thể dục sáng
-Tập bài thể dục nhịp điệu toàn trường theo chủ đề : Ngành nghề.
Hoạt động ngoài trời
-Quan sát thời tiết ,dạo chơi sân trường.Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi.
-Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát liên quan đến chủ đề
-Trò chơi vận động: Người chăn nuôi gỏi.
-Trò chơi dân gian: Kéo co.
-Chơi tự do: Vẽ ,mô phỏng về một số nghề.
Hoạt động chủ đích
-TDKN:
Bật sâu 35cm.
LQVT:
Đếm đến 7.nhận biết nhóm có 7 đối tượng.
-KPKH:
 Tìm hiểu về một số nghề ở quê bé.
-HĐTH:
Vẽ sản phẩm của một số nghề.
Giáo dục âm nhạc - LQVH
: Hát : Cháu yêu cô chú công nhân Nghe: Hạt gạo làng ta. Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Thơ: hạt gạo làng ta.
- LQCC
LQCC: u ư
Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Nhà máy chế biến cà phê.
-Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng chăm sóc cà phê.
-Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán.Hát múa vận động về chủ đề.
 -Góc thư viện: Xem tranh về các nghề.
 - Góc thiên nhiên: Trẻ tưới nước cho cây, chăm sóc cây.
Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể 
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .	
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Hoạt động chiều
-Ôn bài cũ bằng hình thức trò chơi, chú ý trẻ chậm.
-Làm quen kiến thức mới, hát , đọc thơ về chủ đề.
-Hoạt động góc vui chơi theo ý thích.
Trả trẻ
-Bình cờ cuối ngày.
-Trẻ rửa mặt,tay chân sạch sẽ ,vệ sinh ra về.
TUẦN I TỪ NGÀY 09 - 13/11/2015
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2015
Chủ đề Ngành nghề
Chủ đề nhánh : Một số nghề ở quê bé
Môn: Giáo dục thể chất - Làm quen với toán.
Đề tài : Bật sâu 35cm – TC : Nhaỷ dây ( Một dụng cụ cho một vận động).
 Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7(Hỗn hợp)
 I.Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết cách nhún bật sâu, bật từ độ cao xuống mặt đất theo khả năng, trẻ nhún nhảy qua dây nhịp nhàng, mạnh dạn tự tin 
- Phát triển khả năng nhún nhảy bằng 2 chân- Khéo léo khi chạm đất- thử tài với độ cao, tăng dần theo khả năng
- Giáo dục trẻ thích rèn luyện, mạnh dạn khi nhảy từ độ cao xuống đất
 - Trẻ biết đếm đến 7 nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 7,nhận biết số 7.
 - Luyện kỹ năng đếm, nhận biết.
 - Giáo dục trẻ biết yêu thích học toán. 
II.Các hoạt động trong ngày
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng
 1.1 Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ 
 Cô vui vẻ chào trẻ và phụ huynh, nhắc trẻ chào hỏi cô và cha mẹ, xếp đồ dùng đúng nơi qui định, về góc chơi, không chạy nhảy. Trao đổi với phụ huynh về chủ đề chơi, học tập nghề trồng cà phê , xin hạt cà phê , cành lá cà phê
 1.2 Thể dục buổi sáng	
- Tập bài nhịp điệu theo chủ đề bài “Cháu yêu cô chú công nhân ”cho trẻ đi đều nhẹ nhàng
 ( Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật
 2. Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ đi dạo, trò chuyện về thời tiết và một nghề ở địa phương 
- Đọc thơ hát những bài hát theo chủ đề
- Ôn bài cũ : Cô cho trẻ kể chuyện “bông hoa cúc trắng” dưới nhiều hình thức, tổ lớp cá nhân điều được kể và đàm thoại theo nội dung câu chuyện.
- Bài mới : Cô cho trẻ Bật sâu 35 cm và đếm đến 7 ,nhận biết nhóm có 7 đối tượng.
Cô chuẩn bị một số sản phẩm của nghề nông như: bắp, đậu, gạo và cho trẻ lên nhận biết và đếm số lượng đến 7. đặt thẻ số 7 tương ứng.
 Trò chơi: “Người chăn nuôi giỏi” 
 { Chuẩn bị:
4 mũ giấy các con vật: gà, lợn, thỏ, trâu.
4 bộ tranh lô tô, mỗi bộ gồm: bó rơm, cỏ, rau, củ cà rốt, thóc, chậu đựng cám.
 { Luật chơi:
Đưa đúng thức ăn cho các con vật.
 { Cách chơi:
 + Cho 4 trẻ đóng vai 4 con vật ngồi ở 1 phía. Cô phát cho cả lớp tranh lô tô gồm có: bó rơm, rau, cỏ, cà rốt, thóc, chậu đựng cám. Mỗi cháu là 1 người chăn nuôi xem kĩ bộ lô tô của mình xem mình sẽ cho con vật nào ăn, khi có hiệu lệnh của cô: “Cho vật ăn” thì những cháu nào có thức ăn tương ứng các con vật ở trên, chạy lại đưa cho con vật đó ăn.
Ai sai bị ra ngoài 1 lần chơi, nếu đúng tất cả trẻ đó sẽ là những “Nhà chăn nuôi” giỏi.
- Trò chơi dân gian : Kéo co
Trò chơi: “Kéo co”
 { Mục đích:
Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật
 { Chuẩn bị:
Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội, 2 cây gậy.
 { Luật chơi:
Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 { Cách chơi:
Cho xếp 4 hàng dọc, từng cặp 2 đội đối diện nhau. Cháu đứng đầu từng đội cầm vào gậy, ngay vạch chuẩn. Các bạn còn lại ôm hông nhau, khi nghe tín hiệu tất cả kéo mạnh về phía mình.
Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Trò chơi tự do: Chơi mô phỏng một số nghề, nước, cát, lá cây, bóng
3. Hoạt động có chủ đích
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích
*Không gian tổ chức
 -Trong lớp học
*Đồ dùng phương tiện
 - Một số đồ dùng trong của các nghề có số lượng 7, thẻ số từ 1 -7.
 3.2 Phương pháp: 
 - Trực quan,dùng lời và thực hành
 3.3 Tiến hành hoạt động có chủ đích: 
Môn: Giáo dục thể chất
Đề tài : Bật sâu 35cm ( Một dụng cụ cho một vận động )
 *Hoạt động 1: Bé với đồ vật
- Trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
- Bài hát nói về những nghề gì?
- Trò chuyện với trẻ về việc bốc vác cây cà phê, muốn bốc vác bất cứ vật gì hoặc cây cà phê họ phải nhảy từ trên thùng xe xuống, muốn có cơ thể khoẻ mạnh ta phải tập luyện. Bây giờ lớp mình cùng tập luyện cho khỏe, tay chân khéo léo.
* Khởi động ( Cô mở nhạc)
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn đi làm cô bác trồng cà phê bắt chước nghề trồng cà phê, cuốc, cào, cúi, nhổ cỏ. . . .
* Hoạt động 2: Cùng bé thi tài
* Bài tập phát triển chung
- Trẻ xếp thành 3 hàng ngang
- Cô mở nhạc bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô tập và động viên trẻ vừa tập vừa nêu công việc
- Nhấn mạnh động tác chân nhắc trẻ chú ý tập chính xác theo cô.
-Động tác tay 3 ( 2 lần )
-Động tác chân 2 (3 lần )
-Động tác bụng 3 ( 2 lần)
-Động tác bật 1 (3 lần )
*Vận động cơ bản
- Cô tạo tình huống, chỉ vào các khối gỗ đoán
- Cô làm cho trẻ quan sát lần 1không phân tích 
- Cô làm lần 2 cô phân tích động tác
- Đứng trước ghế cao 35 cm, 2 tay đưa ra trước, khi có hiệu lệnh nhún người xuống đồng thời đầu gối hơi khuỵu, bật rơi xuống bằng 2 chân, sau đó lấy thẻ lô tô về cuối hàng
- Trẻ xếp thành 2 hàng ngang
- Trẻ thực hành : 1 trẻ lên làm thử, lần lượt 3 trẻ lên thực hành cô chú ý sửa sai động viên trẻ tập
- 2 đội thi nhau bật
- Cho trẻ bật tự do theo ý thích của trẻ
- Trò chơi “ Nhảy dây ”
- Cô nêu cách chơi luật chơi và cho trẻ cùng chơi, lúc đầu cho 1 trẻ nhảy sau đó cho 2-3 trẻ nhảy vào cùng 1 dây, hoặc 2 trẻ cầm dây quay để trẻ khác nhảy vào. Ai chạm vào dây thay thế cho bạn khác
*Hoạt động 3: Bé thư giản
 Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu 
 - Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định 
- Cả lớp đọc
- Trẻ tự suy nghĩ trả lời
Trẻ xếp thành vòng tròn
Trẻ đứng thành 3 hàng ngang để tập
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu
- Cả lớp xếp thành 2 hàng ngang đối diện vào nhau
- 1 -2 trẻ lên làm thử
- Lần lượt 3 trẻ lên thực hành
- Trẻ chơi 2 -3 trẻ
Môn: Làm quen với toán
Đề tài: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 ( Hỗn hợp )
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Bé hãy kể ?
-Trẻ đọc thơ “ Làm nghề như bố” 
-Các con vừa đọc bài thơ nói về nghề gì ?
-Ngoài ra còn có những nghề gì nữa ? ( 3-4 trẻ kể )
 Cô trò chuyện về một số nghề. Cô dẫn dắt vào vào bài
 “Đếm đến 7, nhớ hết đồ vật có số lượng 7. Nhận biết
 số 7”
Hoạt động 2: Bé vui học toán.
+Ôn gợi nhớ :
- Cho trẻ tìm những đồ dùng một số nghề có số lượng 6 và số gắn tương ứng.
- Cho trẻ gắn 6 cái cuốc vào giá.
+ Bài mới : 
- Các con đếm xem cô có mấy cái xẻng ( 7 cái xẻng ).
- Cô cho cả lớp đếm và kiểm ra lại.
- Nhìn xem cô có mấy cái cuốc (6 cái cuốc ).
- Vậy số lượng quả như thế nào với nhau ( không bằng nhau ).
- Để 2 nhóm bằng nhau thì phải làm sao (thêm 1 cái cuốc) 
- Cho cả lớp đếm lại số xẻng và số cuốc(đều bằng 7 ).
- Trẻ đọc 6 thêm 1 là 7, gắn số 7 tương ứng.
- Cô giới thiệu số 7 cho trẻ đọc số 7. Cô cất số bát và số thìa để lập dãy số từ 7 đến 1. Cho lớp đọc xuôi và ngược. Giới thiệu số 7, phân tích nét.
- Cho trẻ đọc và cất số. 
Hoạt động 3: Thi xem ai nhanh
- Cho trẻ lên gắn 7 cái bát và gắn số tương ứng, cả lớp kiểm tra lại.
- Cho cả lớp gắn cuốc và xẻng để so sánh theo yêu cầu của cô. 
- Cho trẻ lập dãy số từ 1 – 7, cho trẻ đọc và cất số.
Hoạt động 4: Bé về đúng nhà:
 - Tìm đúng số nhà: Cô hướng dẫn trẻ chơi, cho trẻ chơi 2-3 lượt.
- Tô màu những đồ dùng có số lượng 7. Nhận xét tranh 
 - Lớp hát bài: “Lớn lên cháu lái máy cày.” thu dọn đồ dùng.
Hoạt động của trẻ
Trẻ đọc thơ và cùng cô trò chuyện
- Gọi 2-3 trẻ lên 
Tìm và gắn số
Trẻ trả lời theo ý của trẻ
 Cả lớp
Trẻ trả lời và làm theo yêu cầu
Cả lớp
Trẻ lên gắn đồ dùng và gắn số cả lớp kiểm tra lại
Cả lớp
Trẻ lên chơi
Trẻ tô màu theo nhóm
4. Hoạt động góc:
A/ Dự kiến thời điểm và hình thức chọn góc:
- Thời điểm: Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ chọn góc chơi của mình
- Hình thức: Cho trẻ chọn biểu tượng của các góc rồi gắn về góc mình chọn.
B/ Nội dung:
Góc phân vai: - Bán đồ dùng chăm sóc cà phê
Góc xây dựng: - Xây nhà máy chế biến cà phê
Góc âm nhạc: - Hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề nghề nghiệp
Góc học tập: Tô màu , xé dán một số đồ dùng nghề sản xuất
Góc thư viện: - Xem tranh ảnh một số nghề
 Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
C/ Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chuyện thỏa thuận chơi
- Các con ra ngoài sân chơi có vui không? Giờ các con có thích chơi nữa không? Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho lớp mình. Bạn nào có thể kể cho cô cùng cả lớp biết xem lớp mình có những góc chơi nào?
- Hôm nay cháu sẽ chơi ở góc nào?
- Khi các cháu chơi thì rủ bạn cùng chơi nhé.
- Ai thích chơi ở góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật và góc thư viện – học tập?
- Hôm nay các bác xây dựng dự định sẽ xây dựng công trình gì? Xây khu chế biến cà phê của quê bé thì xây như thế nào? Bây giờ các cháu về góc chơi và thỏa thuận vai chơi nhé.
- Giáo dục: Hỏi trẻ trong khi chơi cùng các bạn ở góc chơi thì phải như thế nào?
Bước 2: Trẻ chơi
- Cho trẻ về góc chơi tự thỏa thuận chơi
- Khi trẻ về góc chơi mà chưa thỏa thuận được vai chơi, cô đến thỏa thuận vai chơi cho trẻ.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, bổ sung thêm đồ chơi cho trẻ khi cần thiết, động viên khuyến khích trẻ liên kết với các góc chơi khác.
Bước 3: Nhận xét
- Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi
- Có thể cho trẻ tham quan công trình xây dựng
- Cuối giờ cô bật nhạc cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
Hoạt động
Mục đích
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. Góc phân vai
- Bán đồ dùng chăm sóc cà phê
- Biết cách thể hiện vai mua, vai bán, biết dụng cụ nào dùng để chăm sóc cây trồng nào
- Cuốc, liền, dao, phân bón
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận vai chơi
- Trẻ biết vai người mua và vai người bán khác nhau như thế nào.
- Bán sản phẩm địa phương, các dụng cụ chăm sóc chế biến cà phê, bán cà phê
- Trẻ thể hiện người mua, người bán thành thạo, mô tả được các loại cà phê, các dụng cụ chăm sóc chế biến, khi hỏi mua hoặc gọi tên người bán
2. Góc xây dựng
- Xây nhà máy chế biến cà phê
- Xây được hoàn chỉnh một nhà máy chế biến cà phê hoàn chỉnh và khu phố thật đẹp.
- Hoa nhựa, thảm cỏ
- Hàng rào
- Các khối nhựa xốp để trẻ xây nhà máy chế biến cà phê
- Cô trò chuyện, gợi ý cho trẻ xây nhà máy chế biến cà phê hoàn chỉnh.
- Trẻ xây vườn cà phê, nhà máy chế biến cà phê – Xây được nhà máy theo ý tưởng, sáng tạo.
- Hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ xếp chồng các khối gỗ nhiều màu sắc để làm cho ngôi nhà thêm đẹp và hài hòa
- Cô và trẻ cùng nhận xét về màu sắ, kiểu dáng, sự cân đối của các ngôi nhà.
3. Góc âm nhạc
- Hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề nghề nghiệp
- Trẻ mạnh dạn, tự tin vận động minh họa nhịp nhàng theo bài hát
- Trống lắc, phách tre, xắc xô
Tổ chức cho trẻ lên biểu diễn.
- Hát, múa, đọc thơ về ngành nghề, vẽ theo ý tưởng sáng tạo của trẻ về các ngành nghề
4. Góc học tập
- Tô màu , xé dán một số đồ dùng nghề sản xuất
- Trẻ biết xé dán, tô màu các đồ dùng, dụng cụ của nghề sản xuất
- Giấy, bút chì , bút màu , hồ dán
- Trẻ tự xé dán , tô màu các đồ dùng, dụng cụ của nghề sản xuất
- Tô màu tranh ảnh môt số nghề.
 - Chơi lô tô với chữ số theo hiểu biết – chữ cái
5. Góc thư viện
- Xem tranh ảnh một số nghề
- Trẻ xem sách , tranh và diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình về nghề nghiệp
- Một số tranh lô tô
- Tranh, truyện liên quan đến chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ cách xem tranh.
- Trẻ xem tranh, kể lại quy trình sản xuất, chế biến cà phê
6. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Trẻ biết chăm sóc cây
- Cây
- Bình tưới
- Trẻ tưới nước cho cây, chăm sóc cây.
- Ươm cây cà phê quan sát quá trình phát triển cây cà phê 
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
 - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể 
 - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh.
 - Động viên trẻ ăn hết suất .	
 - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
 - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
6, Hoạt động chiều :
- Ôn kiến thức đã học : bật sâu 35cm.
- Làm quen kiến thức mới : tìm hiểu một số nghề .	
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích.
- Trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề.
- Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Bình cờ, trả trẻ.
7. Bình cờ, trả trẻ.
Cô cho trẻ hát bài lớn lên cháu láy máy cày, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài thơ. Vậy bài hát nói đến cái gì? Nó có công dụng gì? Cái cày phục vụ cho nghề gì? Ngoài làm lúa, làm khoai ra ba mẹ mình còn có làm nghề gì nữa? đây là thuộc nghề gì? Ngoài nghề nông ra còn có nghề gì nữa? Vậy lớn lên các con mơ ước làm nghề gì? mình phải làm gì để trở thành một người có ích cho xã hội. Vì sao?.... Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nhắc trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào người lớn trước khi ra về
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình, học tập, sức khỏe của trẻ trong thời gian ở trường.
8. Nhận xét cuối ngày :	
Cô...........................................................
Cháu.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *****************************************************
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY 
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
 Môn: Khám phá khoa học
 Đề tài : Tìm hiểu một số nghề ở quê bé
I.Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết được một số nghề quen thuộc và công việc của các nghề ở địa phương nơi trẻ sinh sống .
- Trẻ mô tả được công việc của các nghề, sản phẩm của các nghề. 
- Phát triển ngôn ngữ: Mô tả, diễn giải, kể lại bằng lời nói, rõ ràng, mạch lạc 
- Trẻ so sánh sự giống và khác nhau một số nghề.
- Giáo dục trẻ chăm học yêu quý các nghề.. 
II.Các hoạt động trong ngày
 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
 1.1 Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ
 - Cô vui vẻ chào trẻ và phụ huynh,nhắc trẻ chào hỏi cô và cha mẹ, xếp đồ dùng đúng nơi qui định, về góc chơi, không chạy nhảy. Trao đổi với phụ huynh về chủ đề chơi, học tập nghê trồng cà phê , xin hạt cà phê , cành lá cà phê
 1.2 Thể dục buổi sáng
- Tập bài nhịp điệu theo chủ đề bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”cho trẻ đi đều nhẹ nhàng
 ( Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật
 2. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ đi dạo, trò chuyện về thời tiết và một nghề ở địa phương 
- Đọc thơ hát những bài hát theo chủ đề
- Ôn bài cũ : cô tiến hành cho trẻ Bật sâu 35 cm và đếm đến 7 ,nhận biết nhóm có 7 đối tượng. Cô chuẩn bị một số sản phẩm của nghề nông như: bắp, đậu, gạo và cho trẻ lên nhận biết và đếm số lượng đến 7. đặt thẻ số 7 tương ứng
- Bài mới : Cô chuẩn bị tranh và trò chuyện với trẻ về một số nghề phổ biến ở địa phương mà trẻ biết. như nghề nông, nghề trồng rau, nghề chăn nuôi, nghề bác sĩ, nghề dạy học. trò chuyện theo nội dung bức tranh.
 Trò chơi: “Người chăn nuôi giỏi” 
 { Chuẩn bị:
4 mũ giấy các con vật: gà, lợn, thỏ, trâu.
4 bộ tranh lô tô, mỗi bộ gồm: bó rơm, cỏ, rau, củ cà rốt, thóc, chậu đựng cám.
 { Luật chơi:
Đưa đúng thức ăn cho các con vật.
 { Cách chơi:
 + Cho 4 trẻ đóng vai 4 con vật ngồi ở 1 phía. Cô phát cho cả lớp tranh lô tô gồm có: bó rơm, rau, cỏ, cà rốt, thóc, chậu đựng cám. Mỗi cháu là 1 người chăn nuôi xem kĩ bộ lô tô của mình xem mình sẽ cho con vật nào ăn, khi có hiệu lệnh của cô: “Cho vật ăn” thì những cháu nào có thức ăn tương ứng các con vật ở trên, chạy lại đưa cho con vật đó ăn.
Ai sai bị ra ngoài 1 lần chơi, nếu đúng tất cả trẻ đó sẽ là những “Nhà chăn nuôi” giỏi.
- Trò chơi dân gian : Kéo co
Trò chơi: “Kéo co”
 { Mục đích:
Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật
 { Chuẩn bị:
Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội, 2 cây gậy.
 { Luật chơi:
Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 { Cách chơi:
Cho xếp 4 hàng dọc, từng cặp 2 đội đối diện nhau. Cháu đứng đầu từng đội cầm vào gậy, ngay vạch chuẩn. Các bạn còn lại ôm hông nhau, khi nghe tín hiệu tất cả kéo mạnh về phía mình.
Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Trò chơi tự do: Chơi mô phỏng một số nghề, nước, cát, lá cây, bóng
3. Hoạt động có chủ đích:
3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
*Không gian tổ chức:
 - Trong lớp học
*Đồ dùng phương tiện:
 - Một số hình ảnh, tranh của một số nghề tranh lô tô của trẻ
 3.2.Phương pháp: 
- Trực quan, đàm thoại và thực hành.
 3.3 Tiến hành hoạt động có chủ đích:
Môn : Khám phá khoa học
Đề tài : Một số nghề ở quê bé
*Hoạt động 1: Cùng bé khám phá
- Cho trẻ đọc thơ: “ Làm nghề như bố”
- Bài thơ nhắc đến nghề gì?
- Vậy bố mẹ con làm nghề gì?
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề .
-Cho trẻ kể thêm một số nghề trẻ biết.
-Cô giới thiệu đề tài.
*Hoạt động 2: Một số nghề bé biết
* Phân tích- đàm thoại:
- Cho trẻ quan sát tranh về một số nghề trẻ đoán tên nghề ( dạy học, ,xây dựng, bác sĩ, nông).
-Cô cho trẻ quan sát tranh từng nghề
- Cô vừa cho trẻ xem vừa phân tích đàm thoại theo nội dung tranh , trẻ kể thêm dụng cụ ,sản phẩm của một số nghề.
* So sánh : Nghề dạy học , nghề xây dựng
 Nghề bác sĩ- nghề nông.
- Liên hệ mở rộng : Một số nghề khác mà trẻ biết
- Giaó duc: Trẻ yêu quý ,tôn trọng các nghề.
*Luyện tâp:
-Cá nhân: Cho trẻ lên chọn tranh các nghề theo yêu cầu.
-Cả lớp: Giơ lô tô theo ụng cụ của các nghề cô đưa ra.
*Hoạt động 3: Bé cùng thi tài
TC: Mua dụng cụ cho các nghề
- Chia trẻ thành 3 tổ thi chọn đồ dùng cho phù hợp với từng nghề mà cô chuẩn bị sẳn.
TC: “ Hiểu ý đồng đội ”
- 1 trẻ trong lên mô tả công việc của các nghề, các trẻ khác trong đội phải đoán được bạn mình đang mô phỏng nghề gì.
- Cô chú ý cho trẻ diễn đạt
- Cô tuyên dương trẻ chơi
- Kết thúc: Hát Cháu yêu cô chú công nhân.
- Cả lớp đọc
- Trẻ cùng trò chuyện
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ
- Trẻ chú ý xem tranh
- Trẻ kể tên một số nghề
- Cho 3 đội chơi
- Cho 1 -3 lên mô phỏng
4. Hoạt động góc:
* Góc phân vai: Bán đồ dùng chăm sóc cà phê
- Cô gợi ý để trẻ tự nhận vai chơi
- Trẻ biết vai người mua và vai người bán khác

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi nghe nghiep 5 tuoi_12245121.doc
Giáo Án Liên Quan