Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ, Nghề sản xuất. Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái: i, t, c và các chữ cái đã học

- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh, phân biệt được cấu tạo sự khác nhau của chữ cái i, t, c và tính nhanh nhẹn trong các trò chơi

- Trẻ có ý thức, hào hứng trong học tập

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô: Máy tính, powerpoint, giáo án, nhạc, trò chơi, thẻ bông lúa to có chữ cái i, t, c to; chữ cái i, t, c rỗng hình ngộ nghĩnh

2. Đồ dùng của trẻ: Rổ, thẻ chữ cái đủ cho trẻ

 

doc6 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ, Nghề sản xuất. Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c - Năm học 2022-2023 - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ, Nghề sản xuất
Đề tài: Làm quen chữ cái I, T, C
Độ tuổi: 5-6 tuổi. Thời gian: 30 - 35p
Người dạy: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Lớp dạy: Lá 5
Đơn vị: Trường MN Lê Thị Hồng Gấm
Ngày dạy: 12/12/2022
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái: i, t, c và các chữ cái đã học
- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh, phân biệt được cấu tạo sự khác nhau của chữ cái i, t, c và tính nhanh nhẹn trong các trò chơi
- Trẻ có ý thức, hào hứng trong học tập
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô: Máy tính, powerpoint, giáo án, nhạc, trò chơi, thẻ bông lúa to có chữ cái i, t, c to; chữ cái i, t, c rỗng hình ngộ nghĩnh
2. Đồ dùng của trẻ: Rổ, thẻ chữ cái đủ cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Một trẻ xuất hiện:
Chiềng làng chiềng xã
Thượng hạ Tây Đông
Hỡi các nhà nông
Cùng nhau xem hội
Loa, loa, loa, loa
Các bạn ơi, cùng đi xem hội các nhà nông đua tài với tôi nào
Nồng nhiệt chào đón tất cả các nhà nông đến với lễ hội: “Nhà nông đua tài” do trường MN Lê Thị Hồng Gấm phối hợp với hội nông dân xã Nghĩa Thắng đồng tổ chức
Và chúng ta hãy dành một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào đón các đội chơi tham gia tranh tài ngày hôm nay
Đội chơi đầu tiên đó là đội số 1
Đội chơi tiếp theo đó là đội số 2
Và đội chơi cuối cùng chính là đội số 3
Các đội chơi thân mến, lễ hội hôm nay còn được chào đón rất nhiều vị khán giả đáng mến, đó là các cô giáo, là cán bộ quản lý trường MN Lê Thị Hồng Gấm, các nhà nông hãy quay lại chào các cô nào
Và để mở màn cho lễ hội ngày hôm nay, thì 3 đội chơi đã chuẩn bị một tiết mục vô cùng đặc sắc đó là
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Bao giờ cây lúa còn bông 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
( Cô và trẻ vận động theo lời bài thơ)
Đến với lễ hội ngày hôm nay, ngoài sự có mặt của các nhà nông tài năng, các vị khán giả đáng mến thì lễ hội: “Nhà nông đua tài” hôm nay còn được chào đón những vị khách mời đặc biệt, chúng ta cùng đón xem đó là vị khách nào nhé
Bác nông dân xuất hiện: “ Ồ, hôm nay trời nắng thế nhỉ, mới sáng sớm mà nhễ nhại cả mồ hôi. Mà hôm nay ngày gì sao nhiều các nhà nông thế này 
Bác nông dân hỏi: Các bác nông dân ơi, ngày hôm nay là ngày gì, lễ hội gì mà các bác tập trung đông vui thế nhỉ?
Bác nông dân nói: Ồ, vui quá. Các bác nông dân ơi, sắp đến một vụ mùa đông xuân mới rồi, chúng ta hãy làm việc chăm chỉ để gặt hái một mùa màng bội thu, và hôm nay tôi cũng ra đồng với một người bạn thân thiết với nhà nông, các bác có biết đó là ai ko? ( Trâu xám)
Các bác thấy đấy, trời đã trưa trời, trưa trật ra rồi mà ko thấy trâu xám đâu cả, các bác hãy gội trâu xám giùm tôi với nào? ( Trâu xám ơi, trâu xám ơi ra với tôi) ( Mở tiếng trâu kêu)
Trâu xám xin chào các bác nông dân, trâu xám tôi có một câu hỏi muốn hỏi các bác nông dân: Hôm nay trâu tôi sẽ làm gì cùng với bác nông dân ngày hôm nay, các bác hãy theo chân tôi cùng bác nông dân ra đồng nhé
Hoạt cảnh: Bác nông dân với trâu xám đi cày 
Mở nhạc bài: Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Trâu ơi ta bảo trâu này 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Cô giáo
- Các nhà nông ơi, vị khách nào vừa ghé thăm lễ hội của chúng mình nhỉ? (Bác nông dân và trâu xám)
- Thế thì câu hỏi đầu tiên ngày hôm nay đó là: Trâu xám đã làm công việc gì khi ra đồng? ( Trâu đi cày)
- Bác nông dân ơi, các bác nông dân đã trả lời đúng chưa nhỉ?
Bác nông dân
- Các bác nông dân trả lời đúng rồi đấy, các bác giỏi quá. Còn bây giờ tôi phải đi cày tiếp đây, xin chào và hẹn gặp lại các bác
Hoạt động 1. Làm quen chữ cái i, t, c 
Các nhà nông thân mến, vừa rồi hình ảnh vất vả của bác nông dân, của trâu xám hay là cái bừa một hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê Việt Nam, một hình ảnh gợi nhớ một dân tộc chăm chỉ, chịu thương chịu khó vừa được tái hiện trong lễ hội ngày hôm nay, một lần nữa ban tổ chức xin mời các nhà nông cùng xem lại hình ảnh quen thuộc này
	Mời trẻ cùng hướng mắt lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh trâu làm gì đây?
Trẻ xem hình ảnh “Trâu đi cày” trên slied. Xuất hiện từ dưới tranh.
Dưới hình ảnh có cụm từ: “Trâu đi cày”. Xin mời các bác nông dân đọc (cả lớp) đọc từ phía dưới “Trâu đi cày”
Mời các bác tổ 1, tổ 2, tổ 3, các bác nông dân nam, các bác nông dân nữ (tổ, nhóm)
Theo các bác từ: “Trâu đi cày” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái? 
Trẻ lên tìm chữ cái học rồi. Lớp kiểm tra. Giới thiệu chữ cái sẽ học
 * Làm quen chữ i
- Cô cho cháu xem chữ i
- Cô xuất hiện chữ i cho trẻ quan sát.
- Chữ này là chữ gì? Hãy phát âm cho mọi người cùng nghe nào
- Mời một vài trẻ phát âm.
- Cô khẳng định lại - đó là chữ “i”
- Cô phát âm 2 lần sau đó hỏi trẻ “Bạn có nhận xét gì khi nghe cô phát âm?
- Cô khái quát cách phát âm chữ “i”
- Cô cho trẻ phát âm: Lớp, tổ phát âm. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho cá nhân trẻ phát âm bằng cách chuyền tay nhau chữ i
- Cô cho 2 bạn quay mặt vào nhau phát âm
	- Cho trẻ sờ chữ “ i” in rỗng và nhận xét về cấu tạo chữ “i” 
	- Cô khái quát cấu tạo của “chữ i” 
	- Cô cho lớp phát âm lại chữ “i” 1 lần.
 	- Cô giới thiệu chữ “i” in hoa, in thường, viết thường (3 chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cùng 1 cách đọc là “i”). Cho lớp đọc.
* Làm quen chữ t
- Chơi trò chơi nhẹ: Gieo hạt
- Chiếu lại hình ảnh Trâu đi cày còn chữ t và c. Cô giới thiệu chữ học tiếp theo bằng cách xuất hiện chữ “t” cho trẻ quan sát.
- Dạy tương tự chữ i
* Làm quen chữ c
- Dạy tương tự chữ i
* So sánh
	- Cô kể câu chuyện ngắn tạo tình huống: “ Vừa rồi tôi được nghe bác nông dân tâm sự rằng, trong nông trại có 3 bạn nhỏ đang tranh cãi nhau rằng ai tốt hơn ai, ai đẹp hơn ai, và ai là người mà bác nông dân đều yêu quý như nhau. Chính vì vậy mà bác nông dân nhờ chúng ta phân xử giùm bác đấy. Các bác nông dân hãy cùng đến gặp 3 bạn nhỏ và phân xử giúp bác nông dân nhé. 
	Cô giơ chữ cái i: Tôi là chữ cái i, tôi là chữ cái đẹp nhất và được bác nông dân yêu quý nhất
	Cô giơ chữ cái t: Bạn nhầm rồi, tôi mới là chữ cái mà bác nông dân khen đẹp và yêu quý nhất
	Cô giơ chữ cái c: haha, cả 2 bạn đều sai hết, chính tớ chứ không phải ai khác mới là người mà bác nông dân yêu quý nhất 
	Cô: Thôi nào các bạn i, t, c. Các bạn đừng cãi nhau nữa, các bạn hãy nhờ các bác nông dân phân xử nè, chứ không đến tối các bạn cũng không kết thúc câu chuyện đẹp xấu này được đâu
	- Trẻ phân xử: Cả 3 bạn đều có nét đẹp riêng, đều được yêu quý như nhau
* So sánh hai chữ i, t
- Xuất hiện trên slide hai chữ i, t. Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau.
- Cô khái quát lại sự giống và khác nhau từng nét trên slie.
+ Giống nhau: là chữ cái nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt; đều có 1 nét sổ thẳng 
	+ Khác nhau: Chữ “i” có một dấu chấm trên đầu. Còn chữ t có 1 nét thẳng ngang nằm trên nét sổ thẳng 
* So sánh hai chữ t, c
- Xuất hiện trên slide hai chữ t, c. Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau.
- Cô khái quát lại sự giống và khác nhau từng nét trên slie.
+ Giống nhau: chữ t và chữ c đều là chữ cái nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt
	+ Khác nhau: Chữ “t” có 1 nét thẳng ngang nằm trên nét sổ thẳng còn chữ c có một nét cong hở phải
	Hoạt động 2: Luyện tập
* Luyện tập cả lớp: Thu hoạch mùa màng 
- Di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
- Cô nhận xét, sửa sai và tuyên dương trẻ
* Luyện tập cá nhân: Chữ gì biến mất
- Di chuyển đội hình thành 3 tổ
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
- Cô nhận xét, sửa sai và tuyên dương trẻ
* Luyện tập nhóm: Tổ nào nhanh nhất
- Di chuyển đội hình thành 3 tổ
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
- Cô nhận xét, sửa sai và tuyên dương trẻ
* Trò chơi 4: Trồng hoa
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
- Cô tiến hành cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô kiểm tra kết quả. 
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương, phát quà, tặng hoa cho đại diện 3 đội

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_nghe.doc