Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề phổ biến
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau.
- Trẻ biết đặc điểm khác nhau của 1 số nghề qua: Công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm và lợi ích của các nghề khác nhau.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình về công việc trong xã hội mình.
- Giáo dục trẻ yêu quý, tôn trọng các nghề, tôn trọng người lao động.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án Powerpoint.
- Que chỉ, 2 cái bảng đa năng, giấy A3 tranh ảnh các dụng cụ để trẻ nối tô màu, bút màu, bàn ghế tranh ảnh lô tô các dụng cụ của 1 số nghề. Vòng thể dục, rổ đựng
- Đàn ogan, bài thơ, bài hát của chủ đề.
THAO GIẢNG NGÀY DẠY: 29/11/2017 LỚP LÁ 5 GIÁO VIÊN: NGUYỄN NGỌC HẠNH CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ PHỔ BIẾN HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: (KPXH) NGHỀ PHỔ BIẾN GẦN GŨI I. MỤC TIÊU: - Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. - Trẻ biết đặc điểm khác nhau của 1 số nghề qua: Công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm và lợi ích của các nghề khác nhau. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những hiểu biết của mình về công việc trong xã hội mình. - Giáo dục trẻ yêu quý, tôn trọng các nghề, tôn trọng người lao động. II. CHUẨN BỊ: - Giáo án Powerpoint. - Que chỉ, 2 cái bảng đa năng, giấy A3 tranh ảnh các dụng cụ để trẻ nối tô màu, bút màu, bàn ghếtranh ảnh lô tô các dụng cụ của 1 số nghề. Vòng thể dục, rổ đựng - Đàn ogan, bài thơ, bài hát của chủ đề. III. Địa điểm: Trong lớp. Thời gian: 30-35 phút. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 1 Hoạt động 1: Bé cùng hát - Mở nhạc cho trẻ cùng hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” hát nhạc không lời đi vòng tròn về 3 hàng ngang. - Các bạn vừa vận động cùng cô bài hát bài gì? - À đúng rồi.Vậy trong bài hát nhắc đến ai? Các cô chú công nhân này làm việc gì? - Các con biết chú công nhân làm việc gì không? - Làm những công việc nào thì gọi là công nhân không? Và những sản phẩm nghề là gì không? Vậy thì hôm nay cô và các bạn cùng tìm hiểu trong xã hội có những nghề nào, Và nghề đó có giúp ích gì cho xã hội thì cô cháu chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 2 Hoạt động 2: Bé làm nghề gì - Các con biết được những nghề nào? (Có rất nhiều nghề trong xã hội như xây dựng, giáo viên, công an, bác sỹ,...mỗi nghề làm trong 1 nơi làm việc khác nhau và có 1 sản phẩm nghề khác nhau.) * Quan sát nghề xây dựng: - Các bạn ơi các bạn thấy đây nghề gì? - Công nhân xây dựng những gì? - Chú công nhân xây dựng làm việc ở đâu? - Các chú dùng công cụ gì để làm việc? - Và sử dụng những vật liệu gì? - Sản phẩm của chú xây dựng là gì? - Theo con con sẽ bảo quản và giữ gìn sản phẩm của nghề xây dựng như thế nào? ( không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi... * Quan sát tranh nghề dạy học: Nghe đố nghe đố. “Ai dạy em hát Tết tóc hằng ngày Đến trường dạy chữ Với bao điều hay” (cô giáo) . - Theo con nghề dạy học còn có tên là gì?( nghề giáo viên). - Giáo viên ở cấp 1, 2 , 3 và các cấp cao hơn nữa? Vậy cô dạy các bạn gọi là gì? - Theo con giáo viên sử dụng những dụng cụ nào để thực hiện nhiệm vụ của mình? - Cô nuôi dạy trẻ làm những công việc gì? * Quan sát nghề bác sĩ: Câu đố về bác sĩ. Nghề gì chăm sóc bệnh nhân Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành? - Vậy theo con bác sĩ làm những công việc gì? - Dụng cụ của bác sĩ là gì? Khi chúng ta như thế nào mới cần đến bác sĩ? - Để làm gì chúng ta không cần gặp bác sĩ? * Quan sát nghề nông: Cho trẻ cùng đọc thơ: Bác nông dân “Chúng ta có đủ cơm ăn Ấy là nhờ bác nông dân cấy cày Nắng mưa bác chẳng ngừng tay Làm việc suốt ngày, bác vẫn vui tươi” - Các bạn vừa đọc bài thơ nói về ai? - Bác nông làm ra những sản phẩm nào? - Bác dùng dụng cụ nào để làm ra hạt gạo? - Con sẽ làm gì để tỏ lòng nhớ ơn bác nông dân? ( theo con con sẽ làm gì?). - Giáo dục trẻ quý trọng những sản phẩm bác nông dân cực khổ làm ra như gạo, rau, quảcho chúng ta ăn hàng ngày, vì vậy khi ăn phải ăn hết suất không vứt bỏ hao phí công sức. * Quan sát nghề mộc: Nghề gì cần đến đục, cưa Làm ra giường, tủ... sớm, trưa bé cần? (Nghề mộc) - Nghề mộc làm ra những sản phẩm gì? - Chú thợ mộc cần những dụng cụ nào để tạo ra sản phẩm? - Khi sử dụng sản phẩm của nghề mộc con làm như thế nào? (Cho trẻ đọc bài thơ chuyển đội hình.) Ngoài các nghề con vừa kể ra thì con còn biết những nghề nào trong xã hội nữa? Giáo dục trẻ. * So sánh: + Các bạn nhìn xem đây là nghề gì? Nghề xây dựng và nghề mộc. - Con xem 2 nghề này có những sản phẩm như thế nào? - Dụng cụ để làm ra sản phẩm đó có giống nhau không? - Nghề xây dựng có ích gì cho xã hội? - Nghề mộc có ích gì? + Nghề bác sĩ và nghề nông. - Bác sĩ có dụng cụ gì? Nghề nông có dụng cụ gì? Dụng cụ của nghề này có giống nhau không? - Bác sĩ làm việc ở đâu? Bác sĩ có ích gì cho chúng ta? - Bác nông dân làm việc ở đâu? Nghề nông có ích gì cho xã hội? * Mở rộng cho trẻ quan sát thêm hình ảnh 1 số nghề như: nghề may, nghề buôn bán, nghề bộ đội, nghề cảnh sát giao thông * Các bạn giỏi lắm trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng quan trọng, nghề nào cũng đem lại lợi ích cho con người chúng ta, nếu thiếu 1 trong những nghề đó có được không các bạn? * Đọc thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề” Cho trẻ vào 2 hàng dọc. 3 Hoạt động 3: Thi xem ai giỏi hơn * Cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh” - Luật chơi: Tìm những sản phẩm hoặc dụng cụ cho nghề tương ứng. - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội chơi đứng theo hàng dọc, khi nghe tiếng nhạc vang lên trẻ sẽ chạy lên lấy dụng cụ, sản phẩm của nghề tương ứng theo yêu cầu của cô, khi dừng nhạc đội nào nhanh được nhiều dụng cụ hơn là đội được khen. - Cho trẻ chơi thử 1 lần. - Cho trẻ chơi thật vài lần. - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. * Trò chơi: “chung sức” + Cô thấy các bạn chơi rất giỏi vậy để xem đội nào đoàn kết hơn nữa cô sẽ thử tài các đội qua trò chơi chung sức nhé. Cô có những bức tranh và yêu cầu từng nhóm nối và tô màu các hình ảnh dụng cụ, sản phẩm tương ứng với nghề. Cho trẻ thực hiện. Nhận xét sản phẩm của từng nhóm. * Giáo dục trẻ biết giữ gìn các sản phẩm của các nghề làm ra. Và biết kính trọng các nghề trong xã hội. 4 Hoạt động 4: Nhận xét kết thúc Nhận xét tiết học. Hát “Cháu thương chú bộ đội” di chuyển ra ngoài. Kết thúc. Người dạy Nguyễn Ngọc Hạnh Tổ trưởng Nguyễn Thị Hồng Nhung
File đính kèm:
- THAO GIANG 1 SO NGHE TRONG XH_12202808.doc