Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nông - Năm học 2022-2023 - Võ Việt Sương
- Dạo chơi quan sát, khám phá thiên nhiên xung quanh
- Trò chơi vận động: Chuyền bóng, cướp cờ, 2 người ba chân, Lá và gió, Chó sói xấu tính
- Thử nghiệm vật chìm nổi
- Đọc đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ”
- Đan tết, làm tranh cát, vẽ màu nước, thắt lá cây
- Chơi cát nước
- Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, chăm sóc cây
- Giới thiệu thành phần các chất dinh dưỡng có trong bửa ăn, giáo dục trẻ biết ích lợi của ăn uống đủ lượng, đủ chất
- Rèn thói quen đánh răng sau khi ăn.
- Rèn trẻ thói quen tự chuẩn bị giờ học, tự múc ăn, tự thay quần áo, tự thu dọn nệm gối sau khi ngủ dậy.
- Tổ chức phân công lao động trực nhật theo tổ
- Đan tết, xé dán, sử dụng kéo, bút. tạo thành sản phẩm theo ý thích
- Nhún nhảy, vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề kết hợp các loại nhạc cụ khác nhau
- Trò chơi: Bỏ giẻ
- Ôn “Chạy chậm 120m”
- Ôn đọc diễn cảm bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Đóng kịch truyện: Qủa bầu tiên
- Thực hiện tô dụng cụ nghề nông
- Nhắc nhở trẻ chuẩn bị và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cho trẻ chơi tự do.
- Dạy trẻ chào cô, chào ba mẹ và ông bà khi ra về.
- Tập trẻ sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
1. LỊCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 Chủ đề: NGHỀ NÔNG Thời gian: Từ ngày 05/12 - 09/12/2022 Thứ ND Thứ hai 05/12 Thứ ba 06/12 Thứ tư 07/12 Thứ năm 08/12 Thứ sáu 09/12 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng - Đón trẻ: + Cô nhắc nhở trẻ chào hỏi lễ phép, chào cô, chào ba mẹ và ông bà khi đến lớp + Đón trẻ vào lớp, cho trẻ tự cất đồ dùng ngay ngắn + Cho cháu chơi tự do với các đồ chơi. - Thể dục sáng: Bài tập số 13 (Tập với bông múa) + Hô hấp 4. Máy bay – 4 lần + Tay 2. Đánh chéo hai tay ra phía trước - 2 lần x 8 nhịp + Chân 4. Nâng cao chân gập gối- 2 lần x 8 nhịp + Bụng 1. Đứng cúi về trước – 2 lần 8 nhịp. + Bật 3. Bật chân sáo - 8 lần Học Khám phá: Trò chuyện về nông Thể dục: Chạy chậm 120m Âm nhạc: Dạy hát: Lớn lên cháu lái máy cày Tạo hình: Nặn dụng cụ nghề nông. Truyện: Qủa bầu tiên Chơi và hoạt động ở các góc Dự kiến góc chơi + Góc xây dựng: - Xây khu vườn nhà bé - Lắp ráp đường đi, hàng rào + Góc phân vai: - Gia đình, bán hàng, bác sĩ, siêu thị mini - Nấu các món ăn hàng ngày trong gia đình. - Bé tập làm nội trợ: Bánh mì kẹp nhân + Góc nghệ thuật: + Tạo hình: - Vẽ, tô màu, nặn, cắt dán về dụng cụ nghề nông - Làm album ảnh về chủ đề nghề nông - Tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên. - Vẽ sản phẩm nghề nông, tô màu tranh bác nông dân + Âm nhạc: - Hát, vận động, biểu diễn bài hát: Vườn cây của ba, cháu yêu cô chú công nhân - Nghe, vận động, biểu diễn các bài hát theo chủ đề + Góc văn học: - Đọc truyện chữ to “Qủa bầu tiên” - Ghép tranh phù hợp câu truyện - Kể chuyện theo tranh: Qủa bầu tiên; Trang trí, làm mũ mão, trang phục các nhân vật trong truyện - Xem tranh truyện về chủ đề + Góc học tập: - Nhận biết hình vuông, hình tam giác - Sao chép tên nghề nông, bác nông dân, dụng cụng nghề nông - Ghép từ : cây lúa, con trâu, máy cày, cây cuốc, lưỡi liềm.. - Làm album về nghề nông - Sao chép từ theo mẫu. Tìm chữ cái còn thiếu - Thực hiện các bài tập toán, chữ cái có trong góc chơi + Khám phá khoa học – Thiên nhiên: - Thí nghiệm về vật chìm vật nổi - Gieo hạt, chơi cát nước; Sáng tạo từ lá cây. Chơi ngoài trời - Dạo chơi quan sát, khám phá thiên nhiên xung quanh - Trò chơi vận động: Chuyền bóng, cướp cờ, 2 người ba chân, Lá và gió, Chó sói xấu tính - Thử nghiệm vật chìm nổi - Đọc đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” - Đan tết, làm tranh cát, vẽ màu nước, thắt lá cây - Chơi cát nước - Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, chăm sóc cây Ăn, ngủ, vệ sinh - Giới thiệu thành phần các chất dinh dưỡng có trong bửa ăn, giáo dục trẻ biết ích lợi của ăn uống đủ lượng, đủ chất - Rèn thói quen đánh răng sau khi ăn. - Rèn trẻ thói quen tự chuẩn bị giờ học, tự múc ăn, tự thay quần áo, tự thu dọn nệm gối sau khi ngủ dậy. - Tổ chức phân công lao động trực nhật theo tổ Chơi, hoạt động theo ý thích - Đan tết, xé dán, sử dụng kéo, bút.. tạo thành sản phẩm theo ý thích - Nhún nhảy, vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề kết hợp các loại nhạc cụ khác nhau - Trò chơi: Bỏ giẻ - Ôn “Chạy chậm 120m” - Ôn đọc diễn cảm bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Đóng kịch truyện: Qủa bầu tiên - Thực hiện tô dụng cụ nghề nông Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ - Nhắc nhở trẻ chuẩn bị và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Cho trẻ chơi tự do. - Dạy trẻ chào cô, chào ba mẹ và ông bà khi ra về. - Tập trẻ sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. Thuận An, ngày 02 tháng 12 năm 2022 Giáo viên Võ Việt Sương HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG ( Bài tập số 13) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thực hiện các động tác theo hướng dẫn của cô. Cháu ra sân nhanh chóng ổn định đội hình và tập động tác theo cô đúng nhịp - Biết tập các động tác theo cô nhanh nhẹn, khớp với nhạc, chính xác các động tác - Có ý thức tổ chức kỷ luật. Cháu tích cực tham gia các hoạt động, thích tập thể dục để rèn luyện sức khỏe II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô: Bông múa; Bài hát “Tập thể dục buổi sáng”. - Đồ dùng của trẻ: Bông múa cho cháu tập - Đội hình: 3 hàng dọc, vòng tròn, 3 hàng ngang - Địa điểm: Ngoài sân III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1: Khởi động - Tập trung cháu lại trò chuyện: + Đến giờ gì vậy các con? + Để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lực chúng mình cùng tập thể dục nhé! - Cô ra hiệu cho cháu tập hợp 3 hàng dọc - Cho cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân (đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh) theo nhạc bài “Tập thể dục buổi sáng”. Sau đó chạy chậm về 3 hàng dọc - Quay phải dàn hàng ngang * Hoạt động 2: Trọng động - Bài tập số 13 + Hô hấp 4. Máy bay – 4 lần + Tay 2. Đánh chéo hai tay ra phía trước - 2 lần x 8 nhịp + Chân 4. Nâng cao chân gập gối- 2 lần x 8 nhịp + Bụng 1. Đứng cúi về trước – 2 lần 8 nhịp. + Bật 3. Bật chân sáo - 8 lần * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng theo bài hát “Thiên đàn búp bê” * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương - Cô tập trung trẻ lại nhận xét - Khuyến khích trẻ tích cực luyện tập thể dục để có sức khỏe - Cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh - Dàn 3 hàng ngang - Cháu tập các động tác theo cô - Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG TRÒ CHUYỆN ĐIỂM DANH I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được bạn vắng, quan sát dự đoán được hiện tượng thời tiết hiện tại, biết thứ, ngày, tháng năm và sự kiện có liên quan. - Nhận biết về thời gian, nêu được các hoạt động trong ngày, biết chia sẻ cảm xúc với bạn. - Cháu tích cực tham gia các hoạt động, trẻ biết quan tâm đến bạn, biết chia sẻ cảm xúc với cô và bạn. II/ CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô: Các biểu bảng: Bé vui đến lớp; lịch của trẻ; một ngày của bé;, sách truyện, hình ảnh một ngày của bé. - Đồ dùng của trẻ: Bút lông, ghế đủ cho trẻ. - Đội hình: Ngồi hình chữ u - Địa điểm: Ngoài sân III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Điểm danh - Cho trẻ tập trung lại cùng cô - Cho cháu hát bài “Càng lớn càng ngoan” - Cho từng tổ kiểm tra và báo cáo số bạn vắng trong tổ - Hỏi về lý do bạn vắng và cho trẻ đưa ra dự đoán. Cho trẻ tìm hình bạn vắng, đếm số bạn vắng của lớp - Giáo dục trẻ quan tâm đến bạn và đi học đều 2. Quan sát thời tiết + Trò chơi “Trời mưa” - Cho trẻ quan sát thời thời tiết vào buổi sáng và nêu ý kiến - Cho cháu nêu 1 số lựa chọn cho phù hợp thời tiết 3. Trao đổi lịch thời gian + Hát, kết hợp vận động bài “Cả tuần đều ngoan” - Cho trẻ xem lịch - Hỏi trẻ xem hôm nay thứ mấy? Ngày mấy? - Cho trẻ gở lịch sau đó gắn băng từ chỉ thứ, ngày, tháng, năm. - Cho trẻ đọc lại lịch trong ngày. Giới thiệu với trẻ về lịch hoạt động chung ngày thứ hai 4. Trao đổi lịch sinh hoạt: + Trò chơi “Em bé” - Cho trẻ xem bảng lịch sinh hoạt - Gợi hỏi để trẻ nhắc lại các thời điểm trong ngày 5. Thông tin mới - Cho trẻ có sưu tầm tin mang lên cho cô đọc - Đếm số tin - Giáo dục qua thông tin biết ích lợi của ăn uống đủ lượng, đủ chất 6. Giới thiệu sách - Cho trẻ xem sách truyện: Qủa bầu tiên - Lật từng trang cho trẻ xem và nói nội dung tranh 7. Làm quen chủ đề ngày: - Cô giới thiệu chủ đề: Nghề nông - Đặt câu hỏi cho trẻ nêu ý kiến: - Sau đó cô gọi 1 trẻ lên để giúp các bạn hệ thống lại kiến thức * Kết thúc: - Cô nhận xét buổi hoạt động sau đó cho trẻ về lớp. - Hát kết hợp vận động - Từng tổ tiến hành kiểm tra và nêu ý kiến - Cháu nêu ý kiến theo sự hiểu biết và suy đoán. Tìm và gỡ hình bạn vắng, đếm số bạn vắng của tổ và lớp - Tham gia trò chơi - Cháu quan sát và nêu nhận xét, dự đoán các hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra - Cháu lựa chọn và gắn biểu tượng - Hát kết hợp vận động - Cháu xem lịch - Cháu nêu ý kiến - Gở lịch và gắn băng từ - Đọc lại lịch trong ngày - Tham gia trò chơi - Nhắc lại các thời điểm trong ngày - Trẻ mang tin lên cho cô đọc - Cháu thảo luận và nêu ý kiến - Đọc lại tên sách - Xem và nói nội dung tranh - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ lắng nghe HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu thiên nhiên, phát hiện ra được một số đặc điểm nổi bật và công dụng của các nguyên vật liệu thiên nhiên như: cát nhỏ mịn, sỏi cứng và có hình dạng khác nhau, cánh hoa khô biến màu....từ đó trẻ sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra nhiều sản phẩm theo sự sáng tạo của trẻ. - Trẻ biết cách sử dụng tất cả các giác quan để khám phá các nguyên vật liệu tự nhiên: nhìn, sờ bề mặt, gõ tạo ra âm thanh, phát triển các kỹ năng vận động thô, vận động tinh và các tố chất vận động như: nhanh, khéo, bền.. - Trẻ vui vẻ thoải mái và tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm. Tự tin khi nói về điều mình thích, không thích, hợp tác với các bạn trong các hoạt động. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. II/ CHUẨN BỊ: - Địa điểm: khu vực chơi cát nước, các nguyên vật liệu thiện nhiên (cát màu, sỏi, cánh hoa khô..) được để ở các vị trí khác nhau trong khu vực vui chơi. - Đồ dùng của cô: Trống lắc để làm hiệu lệnh tập trung trẻ khi ra sân - Đồ dùng của trẻ: 3 cái giỏ để nhặt các nguyên vật liệu từ thiên nhiên mà cô yêu cầu; con Bướm làm bằng bìa cứng. + Màu nước, bút vẽ, giỏi, khay, khuôn in, bảng... + Đồ chơi trong lớp mang theo: Bóng, vòng, bolling, dây thừng... III/ TIẾN HÀNH: 1/ Trước khi ra sân - Cô tập trung trẻ lại để thông tin chung cho trẻ về nội dung hoạt động ngoài trời, giới thiệu các khu vực chơi thuộc phạm vi của lớp mình, nhắc nhỡ trẻ về hiệu lệnh khi cần tập trung lại - Cô tạo tâm thế phấn khởi cho trẻ như: con thích chơi gì khi ra sân?.. Nhắc trẻ mang vật liệu, đồ chơi mà trẻ có ý định chơi để đem ra sân như: bóng, chai, cống, quặng, vòng, rổ.... - Cô giao nhiệm vụ trẻ cần thực hiện mà cô đã dự kiến khi ra chơi ngoài trời (Hôm nay ra sân các con sẽ tìm hiểu về lan ý, lá cây , vỏ hộp sữa chua có trong sân trường và chơi với chúng.) - Cùng trẻ nhắc lại nội qui khi ra sân: Chú ý chơi, chơi phải đảm bảo an toàn không xô đẩy nhau, chơi trong khu vực qui định 2/ Hướng dẫn trẻ chơi/ hoạt động ở ngoài trời: * Khám phá thiên nhiên xung quanh: - Giáo viên gợi ý khuyến khích trẻ cùng nhau đi khám phá các nguyên vật liệu thiên nhiên ở trong sân trường - Cho trẻ tự chia làm 3 nhóm: + Nhóm 1: Tìm cát màu + Nhóm 2: Tìm sỏi + Nhóm 3: Tìm cánh hoa khô - Cô khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan (nhìn, sờ, gõ) để tìm hểu về nguyên vật liệu đã tìm được (gọi tên, gọi tên, màu sắc, kích thước, hình dạng, tính chất). Nếu trẻ khồng biết tự khám phá: nhìn, sờ, gõ.... Gợi ý trẻ nêu lên nhận xét về đặc điểm của cát màu, sỏi, cánh hoa khô mà trẻ vừa quan sát. - Sau khi trẻ đã cùng nhau khám phá các nguyên vật liệu đã tìm kiếm được. Giáo viên cho trẻ chơi với các nguyên vật liệu đó như làm các loại nhạc cụ để lắng nghe âm thanh từ cát màu, sỏi, cánh hoa khô. * Tổ chức trò chơi vận động: “Truyền bóng” - Cách chơi: chia cháu thành hai đội đứng thành hai hàng dọc bạn đầu tiên nhận bóng chuyền cho bạn đứng phía dưới mình tiếp tục cho đến bạn cuối cùng đem bóng lên cho cô đội nào đem bóng lên trước là đội chiến thắng. - Luật chơi: Nếu đội nào làm rơi bóng là thua - Cho trẻ tham gia trò chơi 3-4 lần - Nhận xét sau khi chơi * Chơi tự do với các đồ chơi thiết bị ngoài trời: - Cô gợi ý các nhóm chơi để trẻ tự chọn chơi như: + Nhóm chơi cát nước: bảng đong nước, in cát làm bánh. + Nhóm chơi vận động: Cầu trượt, xích đu, trèo thang, ném bóng, đánh bóc, đi cà kheo, bật ô + Nhóm chơi dân gian: ô ăn quan, trời mưa, lộn cầu vồng, chi chi chành chành, cắp cua, nhảy bao bố. + Nhóm chơi sáng tạo: Đan tết, làm tranh cát, vẽ màu nước, thắt lá cây - Trong khi trẻ chơi cô bao quát quát và xử lý nhanh những tình huống xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cô trả lời những câu hỏi của trẻ và có thể tham gia vào chơi cùng trẻ. 3/ Kết thúc - Khi hết thời gian, cô dùng hiệu lệnh đã thỏa thuận để tập trung trẻ về lớp. Nhắc trẻ sắp xếp mang các đồ chơi, đồ dùng về lớp và vệ sinh chân tay sạch sẽ. - Cô nhận xét, động viên, khuyến khích, khen ngợi và nhắc nhỡ trẻ. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu biết thẻ hiện các vai (ba, mẹ, các con...). Nhận biết một số yêu cầu trong giao tiếp với người khác. Cháu biết liên kết với các nhóm chơi (nhóm “gia đình” với “bán hàng” và các nhóm chơi khác. - Cháu biết sử dụng sáng tạo, đa dạng các loại nguyên vật liệu để xây dựng những “công trình” có nghĩa phù hợp với chủ đề. - Cháu bàn bạc, trao đổ, thỏa thuận và tự giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm chơi và trong khi chơi. II/ CHUẨN BỊ: - Địa điểm: Trong lớp học - Nội dung chơi và đồ chơi theo góc STT GÓC CHƠI NỘI DUNG CHƠI CHUẨN BỊ ĐỒ CHƠI 1 Tạo hình - Vẽ, tô màu, nặn, cắt dán về dụng cụ nghề nông - Làm album ảnh về chủ đề nghề nông - Tạo hình với các nguyên vật liệu thiên nhiên. - Vẽ sản phẩm nghề nông, tô màu tranh bác nông dân - Giấy vẽ, bút màu, họa báo, kéo, keo, hồ, tranh mẫu, đất nặn - Tranh ảnh, tranh lô tô chủ đề nghề nông - Lá cây, sỏi, vỏ sò, chai lọ...màu nước, áo... - Giấy vẽ, bút màu... 2 Văn học - Đọc truyện chữ to “Qủa bầu tiên” - Ghép tranh phù hợp câu truyện - Kể chuyện theo tranh: Qủa bầu tiên; Trang trí, làm mũ mão, trang phục các nhân vật trong truyện - Xem tranh truyện về chủ đề - Tranh truyện chữ to - Tranh “Qủa bầu tiên”. - Tranh truyện: Qủa bầu tiên - Que chỉ; Bút màu, giấy thủ công, hồ dán, màu nước - Sách truyện về chủ đề 3 Học tập (Toán, Chữ viết) - Nhận biết hình vuông, hình tam giác - Sao chép tên nghề nông, bác nông dân, dụng cụng nghề nông - Ghép từ : cây lúa, con trâu, máy cày, cây cuốc, lưỡi liềm.. - Làm album về nghề nông - Sao chép từ theo mẫu. Tìm chữ cái còn thiếu - Thực hiện các bài tập toán, chữ cái có trong góc chơi - Các loại hình học - Bút lông - Tranh ảnh, bút lông, viết chì, kéo, hồ... - Tranh lô tô, bút lông, màu - Bài tập góc 4 Âm nhạc - Hát, vận động, biểu diễn bài hát: Vườn cây của ba, cháu yêu cô chú công nhân - Nghe, vận động, biểu diễn các bài hát theo chủ đề - Bài hát, nhạc không lời, có lời theo chủ đề - Tranh phục, mũ mão, các dụng cụ âm nhạc 5 Đóng vai - Gia đình, bán hàng, bác sĩ, siêu thị mini - Nấu các món ăn hàng ngày trong gia đình. - Bé tập làm nội trợ: Bánh mì kẹp nhân - Cửa hàng, đồ chơi gia đình, đồ chơi bác sĩ - Cá, tôm, cua làm bằng vải nĩ, bảng thực đơn - Đồ chơi làm bánh mì kẹp nhân. 6 Xây dựng - Xây khu vườn nhà bé - Lắp ráp đường đi, hàng rào - Khối gỗ, ống trúc, hàng rào nhựa, gạch, hộp sữa, sỏi, thảm cỏ, hoa, hình người, đồ chơi lắp ráp 7 Thiên nhiên- khoa học - Thí nghiệm vật chìm vật nổi - Gieo hạt, chơi cát nước; Sáng tạo từ lá cây. - Bình hoa, màu nước, bảng ghi kết quả, hoa cúc trắng, nước - Hạt giống, bộ đồ chơi cát nước, các loại lá III. TIẾN HÀNH: 1. Ổn định tổ chức và thỏa thuận trước khi chơi: - Cả lớp cùng cùng hát bài “ Giờ chơi” và tập trung trẻ lại ngồi quanh cô - Trò chuyện về chủ đề - Cô trò chuyện với trẻ về nguyện vọng của trẻ trong buổi chơi như: + Con thích chơi góc nào + Con định chơi cùng với bạn nào? Chơi gì? - Cô giới thiệu đồ chơi, góc chơi mới (nếu có) - Trước khi cho trẻ vào góc chơi cô cho trẻ nhắc lại nội quy của lớp khi tham gia vào góc chơi. - Trẻ tự vào góc chơi 2. Quá trình chơi: - Giáo viên quan sát, hỗ trợ nhóm và các nhân trong khi trẻ chơi: - Cô khuyến khích các nhóm chơi thỏa thuận với nhau trước khi chơi (thỏa thuận vai chơi, ý tưởng chơi, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,) - Trong quá trình trẻ chơi cô theo dõi và quan sát trẻ chơi trong nhóm. Giúp đỡ trẻ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhóm chơi nếu thấy trẻ cần hỗ trợ. + Có thể gợi mở nội dung chơi cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi, bổ sung thêm vật liệu, đồ chơi nếu thấy nội dung chơi của trẻ còn đơn điệu. + Có thể trao đổi ý tưởng chơi với trẻ, tham gia chơi cùng trẻ nếu cần. - Cho phép trẻ luân chuyển nhóm chơi nếu trẻ có nguyện vọng, hoặc thấy trẻ không còn hứng thú với nhóm chơi đã chọn - Khuyến khích các nhóm chơi liên kết với nhau 3. Nhận xét và kết thúc buổi chơi: - Giáo viên cùng trẻ chia sẻ cảm nhận sau buổi chơi ngay tại từng góc chơi. - Mời cả lớp đến tham quan một góc chơi và cùng chia sẻ niềm vui với các bạn trong nhóm chơi đó. - Cả lớp đọc bài thơ “Giờ chơi đã hết”, sau đó cùng nhau cất dọn đồ chơi để vào nơi quy định. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết nắm được kỹ năng đã học và làm quen một số kỹ năng mới của hoạt động cô đề ra. Cháu biết giữ gìn vệ sinh tay, chân sạch sẽ. - Biết tham gia trò chơi đúng luật. Rèn các kĩ năng thực hiện vận động chạy cho trẻ phát triển khả năng vận động nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ. Biết rửa tay đúng thao tác. - Giáo dục trẻ tích cực vào hoạt động chia sẻ và hợp tác cùng bạn. II/ CHUẨN BỊ: - Cô: Vạch chuẩn - Nơi học trong lớp - Đội hình phù hợp với từng hoạt động - Trẻ: Đồ chơi góc, mũ mèo chuột III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ôn rèn kỹ năng “Chạy chậm 120m” - Cô tập trung trẻ lại gần cô - Hỏi trẻ bây giờ là mấy giờ? - Sắp đến hoạt động gì? - Cho trẻ nhắc lại tên đề tài buổi sáng - Cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại bài tập 1 lần cho cả lớp xem - Cho cả lớp nhận xét - Sau đó cô cho cả lớp thực hiện lại 1 lần - Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện - Cho 1 cháu thực hiện tốt lên thực hiện lại - Hỏi lại tên bài tập - Giáo dục trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, chia sẻ, hợp tác cùng bạn. + Trò chơi luyện tập - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bỏ giẻ” Luật chơi: + Đá bóng rồi mới được bỏ khăn + Ai kéo khăn trên bịt mắt trên đường đi không được chơi tiếp nữa. Cách chơi: + Trẻ ngồi vòng tròn 10 – 12 trẻ, ngồi xổm thành vòng tròn. Chọn 1 trẻ làm người đi bỏ giẻ (1 miếng vải, khăn mùi xoa). Người bỏ giẻ đi sau lưng các bạn, giấu kín giẻ để không để không ai nhìn thấy rồi bỏ giẻ sau lưng 1 bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ giẻ không biết thì người bỏ giẻ đi hết 1 vòng đến chổ bạn bị bỏ giẻ cầm giẻ lên đập nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy 1 vòng và người bỏ giẻ chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ giẻ về được chổ cũ người bỏ giẻ tiếp tục đi bỏ giẻ- Cho trẻ chơi 3-4 lần - Nhận xét sau khi chơi + Hoạt động góc - Cô giới thiệu góc chơi hoặc gợi ý những hoạt động cháu chưa hoàn thành - Cho cháu vào góc chơi hoặc thực hiện tiếp nội dung chưa hoàn thành buổi sáng - Cô bao quát, quan sát và khuyến khích khi trẻ hoạt động. - Kịp thời khen ngợi những trẻ tham gia tích cực, sáng tạo. - Cô tập trung trẻ lại nhận xét sau khi chơi * Kết thúc - Nhận xét sau buổi hoạt động - Cho trẻ thu dọn sau khi chơi - Tổ chức cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ra về và thu dọn đồ dùng cá nhân chuẩn bị ra về - Trẻ trả lời theo các câu hỏi gợi ý của cô - Trẻ nhắc lại tên đề tài - 1 trẻ lên thực hiện lại bài tập 1 lần cho cả lớp xem - Trẻ quan sát, nhận xét - Cả lớp thực hiện lại 1 lần - Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện - 1 cháu thực hiện - Trẻ nhắc lại tên đề tài - Chú ý lắng nghe - Chú ý lắng nghe - Trẻ cùng tham gia trò chơi - Cháu vào góc thực hiện - Thu dọn sau khi chơi và vệ sinh Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2022 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI KHÁM PHÁ NGHỀ NÔNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên gọi, trang phục, dụng cụ , sản phẩm của nghề nông. Mở rộng hiểu biết của trẻ về công việc của bác nông dân và các dụng cụ hiện đại của nghề nông ngày nay - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân biệt, nhận xét, phản đoán, tổng hợp. Rèn cho trẻ kĩ năng làm việc nhóm. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Trẻ yêu thích môn học, hứng thú tham gia vào hoạt động, biết giữ gìn và sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. II/ CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô: dụng cụ sản phẩm, trang phục nghề nông , ngang tay, clip - Nơi học trong lớp - Đội hình chữ u, vòng tròn, tự do - Đồ dùng của trẻ: Lô tô các dụng cụ , trang phục , sản phẩm của nghề nông III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động 1:Ổ
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nghe_nong_nam_hoc_2022_2023_vo.docx