Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Ngôi nhà của bé - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Linh

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức.

 - Trẻ biết được các nguyên liệu để làm nhà. Các kiểu nhà khác nhau: Nhà cấp 4 và nhà tầng, các khu vực trong nhà. Lợi ích của ngôi nhà.

2. Kỹ năng.

- Rèn cho trẻ sự chú ý, ghi nhớ, kỹ năng vẽ, tô màu, cắt dán, xếp chồng, xếp cạnh, lắp ghép, phát triển tư duy sáng tạo, sự khéo léo cho trẻ

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết bỏ rác đúng nơi quy định, quét dọn vệ sinh.

 

docx14 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Ngôi nhà của bé - Năm học 2021-2022 - Bùi Thị Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
Chủ đề “ Ngôi nhà của bé”
Thực hiện từ ngày 8/11- 12/11/2021
Giáo viên: Bùi Thị Linh
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
 - Trẻ biết được các nguyên liệu để làm nhà. Các kiểu nhà khác nhau: Nhà cấp 4 và nhà tầng, các khu vực trong nhà. Lợi ích của ngôi nhà. 
2. Kỹ năng.
- Rèn cho trẻ sự chú ý, ghi nhớ, kỹ năng vẽ, tô màu, cắt dán, xếp chồng, xếp cạnh, lắp ghép, phát triển tư duy sáng tạo, sự khéo léo cho trẻ
3. Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết bỏ rác đúng nơi quy định, quét dọn vệ sinh. 
MẠNG NỘI DUNG- HOẠT ĐỘNG
ĐỊA CHỈ CỦA NHÀ
- Trò chuyện về địa chỉ nhà của bé
- Vẽ, tô màu ngôi nhà 
- Bài thơ “Em yêu nhà em”
- Sao chép, tô màu địa chỉ nhà
- Trò chơi: “Về đúng nhà”
NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ LÀM NHÀ
- Quan sát, đàn thoại về các nguyên liệu để làm nhà: Gỗ, tranh, gạch, tôn, ngói, cát, xi măng.
- Sưu tầm, cắt dán hình ảnh các nguyên vật liệu làm nhà.
CÁC KIỂU NHÀ
- Quan sát hình ảnh các kiểu nhà: Nhà cấp 4, nhà cao tầng, nhà gỗ, nhà sàn
- Đàm thoại về đặc điểm của các kiểu nhà
- Cắt dán, làm bộ sưu tập tranh các kiểu nhà
- Bài hát “Nhà của tôi”
- Trò chơi: “Về đúng nhà”
Ngôi nhà của bé
Chủ đề “ Ngôi nhà của bé”
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3 
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đ. TRẺ
* Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn 
TD SÁNG
- Cháu tập theo nhạc các động tác
+ Tay vai: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên (2 lần 8 nhịp)
+ Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải ( 2 lần 8 nhịp)
+ Chân: Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối ( 4 lần 8 nhịp)
HĐNT
 *Mở chủ đề: “ Ngôi nhà của bé”
* Góc nước
+Quan sát và trò chuyện 
+ Pha màu nước,lọc nước, câu cá, làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi.
*Góc cát
+ Xây dựng lâu đài cát
+Sàng cát, in cát
HĐ HỌC
TẠO HÌNH
Cắt dán ngôi nhà từ những hình học
KPKH
Ngôi nhà thân yêu của bé
 LQCC
Làm quen chữ cái i
LQVH
Thơ “Em yêu nhà em”
ÂM NHẠC
Nhà của tôi
HĐ GÓC
- Xây dựng “Ngôi nhà của bé” gạch, ngôi nhà, cây- hoa .
- Phân vai: Cửa hàng bán VLXD, nấu ăn ( Gạch, sỏi, đá, bàn, ghế, các loại quần áo, giày dép, hoa, hộp quà, tranh ảnh, bút màu, kéo, hồ dán)
- Học tập: Sưu tầm, cắt dán tranh ảnh, sách báo về ngôi nhà. 
- Nghệ thuật: Vẽ- tô màu ngôi nhà. Giấy A4, bút chì, bút sáp.
*Đóng chủ đề “Ngôi nhà của bé” vào sáng thứ sáu.
VỆ SINH
 Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Biết sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
ĂN- NGỦ
 Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
HĐ CHIỀU
- LQBM 
KPKH: Ngôi nhà thân yêu của bé
- Ôn KP
Ngôi nhà thân yêu
- Trò chơi 
“ Nu na nu nống”
- Ôn làm quen i
- LQBM: Thơ “Em yêu nhà em”
- Ôn thơ: 
“ Em yêu nhà em”
- Văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần.
NÊU GƯƠNG
- Trẻ nhận xét các bạn .
- Tuyên dương, cắm cờ 
A.MỞ CHỦ ĐỀ
- Mở chủ đề “Ngôi nhà của bé”
- Các con đã biết gì về ngôi nhà của mình?
-Tuần này cô và các con cùng khám phá chủ đề “ Ngôi nhà của bé” nhé! 
Các con muốn khám phá những điều gì nào? ( Địa chỉ của nhà mình, các kiểu nhà, các nguyên vật liệu làm nhà, lợi ích của nhà)
B. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
Thứ hai, ngày 8 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Cắt dán ngôi nhà từ những hình học
I. Mục tiêu 
- Biết cắt dán ngôi nhà từ những hình học theo yêu cầu của cô.
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm kéo cắt các nét thẳng, xiên, cong. Kỹ năng bôi hồ và dán không bị nhăn.
- Yêu quý ngôi nhà của mình, giữ gìn sản phẩm của mình.
II.Chuẩn bị 
- Cô : Máy tính, hình ảnh các kiểu nhà. Mẫu cắt dán sẵn của cô. Bài hát « Nhà của tôi »
- Cháu: Vở tạo hình, kéo, giấy màu, hồ dán. 
III. Tiến trình hoạt động 
*Hoạt động 1: Hướng trẻ vào bài 
-Cháu hát bài « Nhà của tôi »
Bài hát nói về hình ảnh gì ?
Ngôi nhà của cháu như thế nào ?
- Cô có bức tranh ngôi nhà các con cùng xem nhé !
Cháu quan sát và nhận xét về tranh mẫu của cô...
* Hoạt động 2: Trò chuyện
- Để cắt dán được ngôi nhà chúng ta cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì ? ( Giấy màu, kéo, hồ dán)
- Để có được ngôi nhà các con sử dụng kỹ năng cắt như thế nào ? ( Nét thẳng, xiên, ngang, cong)
+ Khung nhà hình gì? Mái nhà hình gì? Cửa ra vào hình gì? Cửa sổ hình gì?
+Cắt xong mình phải làm như thế nào để có tranh đẹp? ( bôi hồ, dán)
- Khi cắt cầm kéo bằng tay nào và cầm bằng mấy ngón tay?... 
* Hoạt động 3: Cháu thực hiện
- Cô cho cháu nhắc lại kỹ năng cầm kéo, cắt
- Trẻ thực hiện
- Cô bao quát động viên nhắc nhở trẻ cầm kéo đúng cách, ngồi đúng tư thế, khi dán sắp xếp bố cục tranh hợp lý.
*Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm 
- Cháu trưng bày sản phẩm lên giá
- Trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
.....
..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 9 tháng 11 năm 2021
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Ngôi nhà của bé
I. Mục tiêu
- Biết được chất liệu để làm ngôi nhà. Các kiểu nhà khác nhau. Địa chỉ của nhà . lợi ích của nhà.
- Rèn sự chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy cho trẻ, kỹ năng vẽ- tô màu, xếp ngôi nhà, cắt dán hình ảnh ngôi nhà.
- Yêu quý ngôi nhà của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, quét dọn vệ sinh nhà sạch sẽ. 
II. Chuẩn bị
* Cô: Máy tính. Hình ảnh các ngôi nhà, bài hát “Nhà của tôi”. Thơ “Em yêu nhà em”
*Cháu: Kéo, hồ dán, hình ảnh các ngôi nhà. 
III. Tiến trình hoạt động
*Hoạt động 1: Hướng trẻ vào bài
- Cháu hát bài “Nhà của tôi”
+ Bài hát có tên là gì ?
- Để khám phá về ngôi nhà thì hôm nay cô và các con sẽ khám phá về: Nguyên vật liệu làm thành ngôi nhà, các kiểu nhà, địa chỉ nhà nhé, lợi ích của nhà!
* Hoạt động 2: Tổ chức khám phá
+ Bạn nào có thể kể về ngôi nhà của mình được...
- Cháu quan sát về các kiểu nhà: Nhà gỗ, nhà cấp 4, nhà xây 1 tầng, nhà xây 2 tầng, nhà 3 tầng...
= Ngoài các kiểu nhà trên các con còn biết nhà nào nữa không?
+ Cho trẻ quan sát kiểu nhà : Nhà gỗ, nhà xây, nhà đất và hỏi từng nguyên vật liệu để làm nhà. 
- Nhờ ai mà chúng ta có nhà để ở?
Các bác thợ xây, thợ mộc, thợ sơn, thợ điện nước
+ Ngôi nhà dùng để làm gì? 
+ Địa chỉ nhà ? Kiểu nhà như thế nào? Nhà các con có mấy phòng, đó là những phòng nào?
+ Để cho nhà của mình sạch sẽ hàng ngày các con làm gì?
* Hoạt động 3: Cháu trải nghiệm
+ Vẽ, tô màu ngôi nhà.
+ Cắt dán ngôi nhà
Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
.....
..................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Làm quen i
I.Mục tiêu
- Nhận biết và phát âm đúng chữ cái i theo yêu cầu của cô
- Luyện sự chú ý, ghi nhớ, kỹ năng so sánh, phát âm đúng chữ
- Lễ phép, yêu thương, vâng lời thầy cô, ba mẹ...
II. Chuẩn bị
- Cô: Máy tính, ti vi. Bài hát “ Cả nhà thương nhau” Tranh “ Gia đình yêu thương”, thẻ chữ cái i
- Cháu: Vở làm quen chữ cái, bút sáp.
III.Tiến trình hoạt động 
*Hoạt động 1: Hướng trẻ vào bài 
- Cháu hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Tiết học trước các con đã học chữ cái gì nào ? 
- Hôm nay cô sẽ dạy các con làm quen chữ cái i.
*Hoạt động 2: Cung cấp chữ cái i
* Làm quen với chữ i :
+ Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
+ Dưới tranh có từ: “ gia đình”.
- Cho lớp đọc từ dưới tranh( 1-2 lần).
- Cô ghép từ gia đình bằng thẻ chữ dời cho chúng mình xem có giống với từ trong tranh không nhé.
- Cho trẻ nhận xét từ cô vừa ghép
- Cô cho trẻ đọc từ rời 1-2 lần.
- Cho trẻ lấy những chữ cái đã học và giơ lên đọc.
- Cô giới thiệu chữ cái mới “chữ i” cho trẻ 
- Phân tích chữ i:
+ Các con thấy chữ “i” có đặc điểm gì?
+ Chữ “i” có cấu tạo như thế nào?
=> Cô chốt lại: Chữ i gồm có 1 nét thẳng đứng và 1dấu chấm nhỏ trên đầu
- Cô đọc mẫu và nêu cách phát âm.
- Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
- Cô cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc ( cô sửa sai cho trẻ).
- Cả lớp đọc lại 1-2 lần.
* Mở rộng: Giới thiệu các kiểu chữ i.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ i (in hoa, in thường,viết thường).
- Tuy 3 cách viết khác nhau, nhưng chúng đều phát âm là i.
- Cho cả lớp phát âm lại.
*Hoạt động 3 : Trò chơi củng cố 
- Trò chơi “ai nhanh nhất ”
+ Cô nói cách chơi và luật chơi
+ Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
 Cô bao quát động viên và khuyến khích trẻ
*Hoạt động 4: Cô hướng dẫn cháu thực hiện trong vở.
Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
.....
..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 11 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
Thơ “Em yêu nhà em”
I.Mục tiêu
- Biết tên bài thơ, tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ “Em yêu nhà em”
- Luyện sự chú ý, ghi nhớ, kỹ năng đọc thơ diễn cảm, biết thể hiện ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ 
- Yêu quý ngôi nhà của mình, thường xuyên quét dọn, lau để nhà luôn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị 
- Cô: Máy tính, ti vi. Bài hát “Nhà của tôi”
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động
III.Tiến trình hoạt động 
*Hoạt động 1: Hướng trẻ vào bài
- Cháu hát bài “Nhà của tôi”
- Nội dung bài hát nói lên điều gì? Ngôi nhà các con như thế nào?
*Hoạt động 2 : Cô và trẻ đọc thơ 
- Cô đọc lần 1 không tranh ảnh. 
+ Bài thơ “Em yêu nhà em” của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến
- Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh ảnh.
- Cô hỏi lại tên bài thơ và tên tác giả.
+ Nội dung bài thơ nói về cảnh vật xung quanh ngôi nhà rất đẹp: Có đàn chim sẻ, có gà mái mơ, có ao rau muống, cá cờ. Hàng ngày em rất thích nhìn ngắm ngôi nhà của mình.
- Cháu đọc thơ cùng cô dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cháu đọc thơ theo lớp, tổ, đọc nối đuôi, nhóm (Bạn trai, bạn gái) cá nhân 
(Cô bao quát động viên và khuyến khích trẻ)
*Hoạt động 3: Đàm thoại về nội dung bài thơ
- Bài thơ có tên là gì ?
- Do ai sáng tác ?
- Ngôi nhà trong bài thơ có những gì?
- Con thích ngôi nhà như thế nào?
- Để cho ngôi nhà luôn sạch, đẹp theo con phải làm gì?
Những nội cần rút kinh nghiệm trong ngày
.....
..............................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 12 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
- NDTT: Dạy gõ đệm bài “Nhà của tôi”
 - NDKH: +Nghe bài hát “ Nhà là nơi”
 +Trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên bài hát” 
I. Mục tiêu:
- Cháu thuộc bài hát và gõ đệm được cùng cô bài hát “ Nhà của tôi” . Lắng nghe và hưởng ứng cùng cô bài hát “Nhà là nơi”. Chơi được trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên bài hát”
 - Luyện sự chú ý, ghi nhớ, kỹ năng hát đúng giai điệu và gõ đúng tiết tấu chậm, biết hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.
- Yêu quý ngôi nhà, yêu thương gia đình, đoàn kết với bạn bè, không xô đẩy nhau.
II. Chuẩn bị:
- Cô: Máy tính, trống lắc, âm thanh
- Cháu: Hứng thú tham gia hoạt động
III. Tiến trình hoạt động:
*Hoạt động 1 : Dạy hát bài “Nhà của tôi” tác giả: Thu Hiền
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 không nhạc.
- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc và vận động.
- Cô cho cả lớp hát từng câu.
- Cho cả lớp hát lần 1 không nhạc.
- Cho cả lớp hát lần 2 kết hợp với nhạc
Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả. Tóm tắt nội dung bài hát
- Dạy cháu gõ theo nhịp đếm, khi đều kết hợp lời bài hát
- Cô dạy cháu luyện tập hát kết hợp gõ thep tiết tấu chậm cùng cô dưới nhiều hình thức khác nhau : Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân (Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ)
- Để bài hát hay hơn theo các con chúng mình sẽ vận động như thế nào? Cháu hát và vận động theo ý thích 1 lần
*Hoạt động 2: Nghe hát “Nhà là nơi” Nguyễn Hải Phong.
Cô giới thiệu bài hát “Nhà là nơi” Nhạc và lời: Nguyễn Hải Phong
- Cô cho trẻ nghe âm thanh giai điệu bài hát và cho trẻ nhận xét.
- Cô mở bài hát cho trẻ nghe, kết hợp vận động minh họa theo nhịp bài hát.
 Cháu nghe nhạc và hưởng ứng giai điệu bài hát cùng cô.
*Hoạt động 3:Trò chơi: “Nghe âm thanh đoán tên bài hát”
- Cô nói cách chơi và luật chơi.	
Cô bao quát động viên và khuyến khích trẻ chơi
Những nội cần rút kinh nghiệm trong ngày
.....
..................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÓNG CHỦ ĐỀ “NGÔI NHÀ CỦA BÉ”
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_ngoi_nha_cua_be_nam_hoc_2021_2.docx
Giáo Án Liên Quan