Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 1: Cây xanh quanh bé
I. ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện về một số loài cây.
- Đọc thơ : cây dừa
- Hát các bài hát về chủ đề.
- Kể tên các loài cây mà trẻ biết .
- Nge hát các bài hát về chủ đề.
II. THỂ DỤC SÁNG – ĂN SÁNG – ĐIỂM DANH.
A. THỂ DỤC SÁNG
1 Mục đích yêu cầu.
-Kiến Thức:trẻ tập đều và đúng các động tác thể dục theo lời bài hát.
- Kĩ Năng: rèn sự chú ý, nghiêm túc khi tập thể dục.
- Thái Độ: giáo dục trẻ chăm chỉ tập thể dục, có ý thức trong khi tập.
2. Chuẩn bị.
* Chuẩn bị cho cô và trẻ: - Phòng tập bằng phẳng sạch sẽ.
- Kiểm tra sức khỏe trang phục của trẻ.
- Xắc xô, bài hát “em yêu cây xanh”.
Kế hoạch tuần 1:thực hiện từ ngày 21- 25/ 12/ 1015 Chủ đề nhánh 1: Cây Xanh Quanh Bé ĐÓN TRẺ Trò chuyện về một số loài cây. Đọc thơ : cây dừa Hát các bài hát về chủ đề. Kể tên các loài cây mà trẻ biết . Nge hát các bài hát về chủ đề. THỂ DỤC SÁNG – ĂN SÁNG – ĐIỂM DANH. THỂ DỤC SÁNG 1 Mục đích yêu cầu. -Kiến Thức:trẻ tập đều và đúng các động tác thể dục theo lời bài hát. - Kĩ Năng: rèn sự chú ý, nghiêm túc khi tập thể dục. - Thái Độ: giáo dục trẻ chăm chỉ tập thể dục, có ý thức trong khi tập. 2. Chuẩn bị. * Chuẩn bị cho cô và trẻ: - Phòng tập bằng phẳng sạch sẽ. - Kiểm tra sức khỏe trang phục của trẻ. - Xắc xô, bài hát “em yêu cây xanh”. 3. Cách tiến hành. * Khởi Động: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp đi các kiểu chân: đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi bằng má chân, chạy nhanh chậm.Sau đó xếp hàng theo tổ. * Trọng Động ( tập theo lời bài hát “em yêu cây xanh”) - Động tác hô hấp: thổi bóng bay. - Động tác tay: 2 tay đưa lên cao ra trước. - Động tác chân: Đứng thẳng khuỵu gối. - Động tác bụng: Cúi gập người về phía trước. - Động tác bật: bật cao. * Hồi tĩnh: cho trẻ đi dạo 1-2 vòng nhẹ nhàng B. ĂN SÁNG + Cho trẻ xếp hàng rửa tay trước khi ăn . + Cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn, ăn hết suất ăn, không làm rơi vãi, quậy phá. + Cô quan sát động viên trẻ trong lúc ăn . C. Điểm danh + Cô gọi tên bé, bé báo cáo tên mình cho đến hết lớp. + Cô nói những bé vắng. + Cô nắm kỉ học sinh của lớp mình. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Thứ 2 : quan sát cây nhãn + Chơi vận động :cây cao cỏ thấp -Thứ 3: quan sát cây nhãn +Chơi vận động cây cao cỏ thấp -Thứ 4: quan sát cây chuối + Chơi vận động :lá và gió - Thứ 5 : quan sát cây nhãn +Chơi vận động :cây cao cỏ thấp - Thứ 6: quan sát cây chuối +Chơi vận động :lá và gió IV .KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung:1, Góc xây dựng:xây công viên cây xanh. 2, Góc phân vai: bán hàng rau củ quả. 3, Góc tạo hình: vẽ, nặn cây ăn quả. 4, Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. 5, Góc nghệ thuật: Hát vận động các bài hát về chủ đề thế giới thực vật. Mục đích yêu cầu. 1, Góc xây dựng:- Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu để xây dựng công viên cây xanh. - Biết thể hiện ý tưởng của mình khi xây dựng. 2, Góc phân vai: - Trẻ biết phối hợp chơi theo nhóm một cách nhịp nhàng. - Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận chủ đề, nội dung chơi, đồ dung thay thế. - Biết liên kết nhóm chơi với nhau, biết thể hiện vai chơi và một số chuẩn mực đạo đức của vai chơi của vai chơi. 3, Góc tạo hình: - Trẻ biết vẽ, nặn cây xanh, cây ăn quả. - Biết bố cục bức tranh cho hợp lí. 4, Góc thiên nhiên: Trẻ biết sự phát triển và lớn lên của cây, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây. 5, Góc nghệ thuật: Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện các bài hát. Chuẩn bị 1, Góc xây dựng:vật liệu xây dựng,cây cảnh,thảm hoa, thảm cỏ. 2, Góc phân vai: các loại rau củ quả bằng nhựa. 3, Góc tạo hình: giấy vẽ, bút màu, đất nặn, bảng con 4, Góc thiên nhiên: các chậu cây cảnh , cây hoa, nước sạch 5, Góc nghệ thuật: dụng cụ âm nhạc,các bài hát trong chủ đề. Cách tiến hành. 1. Thỏa thuận chơi: - Cho trẻ ngồi xúm xít bên cô trò chuyện: các con thấy lớp mình hôm nay có đẹp không ? có nhiều đồ chơi mới không? Bạn nào hãy kể cho cô và cả lớp biêt lớp mình có những góc chơi gì? có những đồ chơi gì ở góc đó? Con thích chơi ở góc nào? ai thích chơi ở góc xây dựng? Các con sẽ chơi gì ở góc xây dựng? xây công viên thì sẽ làm như thế nào?(góc phân vai, góc tạo hình, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật.) bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi. *giáo dục trẻ trong khi chơi phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.hết giờ chơi cất đồ chơi đúng nơi qui định. 2. Quá trình chơi: Nếu trẻ về nhóm chơi chưa thỏa thuận được thì cô sẽ hỗ trợ trẻ. cô quan sát trong khi trẻ chơi :+ Xử lí giúp trẻ khi trẻ gặp khó khăn. + Khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi. + Nhắc nhở động viên, khuyến khích các nhóm chơi. 3. Nhận xét: cô nhận xét ngay trong quá trình chơi. Cho trẻ tham quan nhóm xây dựng. cho trẻ cất đồ dung, đồ chơi. D- VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA. 1,Vệ sinh: Cô kết thúc giờ học. - Cho trẻ rửa tay,lau khô tay, lau mặt sạch. - Ngồi vào bàn ăn . 2, Ăn trưa: - Cô ổn định tổ chức lớp. - Giới thiệu các món ăn, chia suất ăn. - Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn hết suất ăn của mình. - Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn. - Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng. 3, Ngủ trưa. - Trẻ ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ. VI. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN Xếp hàng đúng tổ,đúng chổ. Chú ý trong giờ học. Chơi đoàn kết với bạn. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2015 Tiết: PTNT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Dạy trẻ phân biệt phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới khi có sự định hướng. I. Mục đích yêu cầu 1, Kiến thức: - Trẻ biết xác định phía trên phía dưới phía trước phía sau của bản thân. - Dạy trẻ xá định phía trên phía dưới phía trước phía sau của đối tượng khác khi có sự định hướng. - Trẻ hiểu cách chơi trò chơi. 2, Kĩ năng - Phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. 3, Thái độ : trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. II. CHUẨN BỊ 1, chuẩn bị cho cô: Tranh truyện “nhổ củ cải” 2, Chuẩn bị cho trẻ: TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú Cô cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt” Trẻ đứng thành vòng tròn vừa hát vừa làm động tác mô phỏng. HOẠT ĐỘNG 2: * Ôn trước sau trên dưới của bản thân trẻ. - Phía trước các con có gì? - Phía sau các con có gì? - Phía trên đầu các con có gì? - Dưới chân các con có gì? Cô tổ chức trò chơi “cái gì? ở đâu?” Cách chơi: cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô giáo đứng ở giữa cầm trong tay một quả bóng. khi cô gọi tên một vật bất kì trong lớp, bạn nào nhận được bóng tung đến sẽ phải dùng các từ: phía trên- phía dưới , phía trước – phía sau để trả lời về vị trí của vật so với chính bản thân trẻ. * Dạy trẻ xác định phía trên phía dưới phía trước phía sau của đối tượng khác. Dạy theo câu truyện “ nhổ củ cải ”. Cô có củ gì đây? - Phía trên củ cải trắng có gì? - Củ cải có trong câu truyện gì? - củ cải ở phía nào của ông? - Ông có nhổ được không? - Ông nhờ ai? Bà đứng ở phía nào của ông? ông đứng ở phía nào của bà? * Luyện tập - Cho trẻ về các góc lấy một loại (rau ,củ, quả, hoa) và về ngồi thành 3 hàng dọc. Cô hỏi một số trẻ về tên một số loại rau và thuộc phía nào của trẻ. Cho trẻ đặt rau củ quả xuống và hỏi: - rau cải đang ở phía nào của con? - Rau cải đang ở phía nào của bạn? Cho trẻ chuyển đồ chơi ra phía sau. - Bây giờ đồ dùng ở phía nào của các con? - Góc phân vai của lớp mình ở đâu? - Phía nào của cô? - Cô có nhìn thấy không? - Muốn nhìn thấy thì phải làm gì? - Phía trên đầu cô có gì? - phía dưới chân cô có gì? - Góc xây dựng lớp mình ở đâu? - Phía nào của các con? * Trò chơi : “Giấu - tìm” Cô chủ động giấu đi 1 vật và đề nnghị trẻ đi tìm. Trong khi trẻ tìm và kiếm, cô đưa ra những gợi ý nhẹ nhàng có sử dụng các từ chỉ vị trí ( trên dưới, trước, sau) .KẾT THÚC: Cô nhận xét, cho trẻ hát bài lá xanh và thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1.Làm quen với bài hát: “em yêu cây xanh” *yêu cầu: trẻ hát đúng giai điệu, thuộc bài hát. *cách tiến hành: - cô giới thiệu bài hát. - cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần. - Dạy trẻ hát theo cô từng câu. - cả lớp hát 3-4 lần. - Tổ trẻ hát. 2, Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ. * NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: - Tình hình sức khỏe trẻ: .. - Trạng thái tình cảm thái độ hành vi của trẻ: . ... - Kiến thức, kĩ năng . Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2013 Tiết: PTTM KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài: dạy hát “Em Yêu Cây Xanh” Nghe hát: “ Cây Trúc Xinh” TCAN: Ai Nhanh Nhất I. Mục đích yêu cầu 1, Kiến thức: Trẻ hát đúng giai điệu, thuộc bài hát. 2, kĩ năng: rèn khả năng ca hát cao độ trường độ. 3, Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. II. Chuẩn bị * Chuẩn bị cho cô và trẻ: dụng cụ âm nhạc: đài xắc xô,phách tre. bài hát “cây trúc xinh” III. Cách tiến hành 1, Ổn định tổ chức, gây hứng thú: cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt”. - các con vừa chơi trò chơi gì - Trồng cây xanh để làm gì? - Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? Các con ạ! cây xanh có rất nhiều ích lợi có cây cho ta quả để ăn. có cây cho ta bóng mát và để cho con chim nhảy nhót trên cành rất là vui. Cô có một bài hát của chú: Hoàng văn Yến nói về cây xanh các con hãy lắng nghe cô hát nhé ! 2. Nội dung a, Dạy hát: - Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát tên nhạc sĩ sáng tác. - Cô hát lần 2: bài hát rất hay các con có thuộc bài hát này không? - cho trẻ hát cùng cô 3-4 lần. - Thi hát to hát nhỏ. - Tổ trẻ hát, nhóm trẻ hát, cá nhân trẻ hát. * Dạy vỗ tay theo tiết tấu nhanh - để bài hát được vui hơn cô có một cách cô vỗ tay theo tiết tấu nhanh. - cô và trẻ cùng vỗ tay theo tiết tấu nhanh. b, Nghe hát “cây trúc xinh” - cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca. - trẻ nghe băng: cô làm động tác phụ họa. các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? c,Trò chơi: “Ai Nhanh Nhất” Cách Chơi: Cô vẽ những bông hoa 8 cánh ở sàn nhà,cho trẻ đi vòng tròn xung quanh những bông hoa và hát bài hát lá xanh, kết thúc bài các bé phải nhanh chân chạy vào những bông hoa. Luật chơi:mỗi bông hoa 8 cánh tương ứng với 8 bạn, bạn nào chậm chân không vào được cánh hoa bạn đó sẽ phải nhảy lò cò một vòng. Cho trẻ chơi 2-3 lần 3, Củng cố ,ôn luyện - cô vừa dạy các con bài hát gì? cô và trẻ hát lại bài hát * Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 4, Kết thúc Cô nhận xét, cô cùng cả lớp mình sẽ cùng đi ra ngoài để quan sát cây xanh nhé !. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Vận động nhẹ ăn xế Dạy trẻ múa bài em yêu cây xanh. Chơi tự do ở các góc. Vệ sinh,nêu gương, trả trẻ tới tay phụ huynh. * NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: - Tình hình sức khỏe trẻ: .. - Trạng thái tình cảm thái độ hành vi của trẻ: . ... - Kiến thức, kĩ năng Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2015 Tiết: PTNN KHHĐ LÀM QUEN VỚI TP VĂN HỌC Đề tài: thơ “ Cây Dừa” I. Mục tiêu 1. Kiến thưc - Trẻ đọc thuộc nội dung bài thơ. Biết cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa qua bài thơ “ Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. 2. Kĩ năng - Thể hiện những tình cảm qua diễn đạt ngữ điệu khi đọc bài thơ. Biết kết hợp các động tác qua nội dung từng khổ thơ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu quý và bảo vệ cây. II. Chuẩn bị - Tranh minh học nội dung bài thơ - Nhạc “ Lá xanh” III. Tiến trình hoạt động 1. Gây hứng thú - Cô hỏi trẻ: + Ở nhà ai là người đi chợ? +Mẹ con thường mua cho con những loại quả gì cho con ăn? + Khi ăn các loại quả đó con thấy như thế nào? Cô đọc câu đố: “ Cây gì thân cao Lá thưa răng lược Ai đem nước ngọt Đựng đầy quả xanh” ( Cây dừa) 2. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM a. Cô đọc diễn cảm bài thơ “ Cây dừa” - Chú Trần Đăng Khoa đã sáng tác bài thơ nói về vẻ đẹp của cây dừa. Chúng mình cùng lắng nghe nhé! + Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp động tác minh họa. - Chúng mình cùng gặp lại cây dừa qua tranh minh họa nhé! + Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa Cô đọc 8 câu thơ đầu và phân tích. “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phết tháng năm Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai mang hũ rượu bao quanh cổ dừa.” - Nhà thơ đã miêu tả hình ảnh cây dừa vào ban đêm: Cây dừa xanh tảo nhiều tàu, dang tay để đón gió, gọi trăngTrải qua bao nhiêu năm tháng thân dừa đã bạc màu, còn quả dừa thì nhà thơ ví như “ Đàn lợn”..Hình ảnh của quả dừa đã làm tan đi cái nóng bức khi ai mang nước ngọt nước lành. Cô đọc 6 câu thơ tiếp theo: “ Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi..” - Nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả tiếng dừa đã làm dịu đi cái nắng của buổi trưa mùa hè. Tiếng dừa không chỉ gọi đàn gió đến mà còn thu hút cả đàn cò bay tới. b. Dạy trẻ đọc thơ - Cô và trẻ cùng đọc thơ. - Cho trẻ đứng lên thể hiện nhịp điệu lời bài thơ - Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc c. Đàm thoại và trích dẫn - Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? ( Cây dừa) - Bài thơ “Cây dừa” do ai sáng tác? ( Chú Trần Đăng Khoa) - Bài thơ nói lên hình ảnh của cây gì? (Cây dừa) - Cây dừa dang tay làm gì? Và gật đầu gọi ai? (Dừa dang tay đón gió và gật đầu gọi trăng) - Theo năm tháng thân dừa như thế nào? (Thân dừa bạc phếch) - Vẻ đẹp của cây dừa đã được tác giả miêu tả như thế nào? (Hoa dừa nơi cùng sao, tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh) - Nhà thơ ví quả dừa như thế nào? (Qủa dừa như đàn lợn con nằm trên cao) - Tác giả ví tàu dừa giống đồ vật gì? (Như chiếc lược) - Khi bổ quả dừa ở bên trong có gì? (Có nước và cùi dừa) - Nước dừa có vị gì? (Vị ngọt và mát) - Qủa dừa đã làm cho mùa hè trở nên thế nào?( Làm dịu nắng) - Các con có thích ăn quả dừa không? - Vậy các con cần phải làm gì để có cây dừa? (Chăm sóc cây) ** Giáo dục: Dừa là cây có ích cho cuộc sống, tàu dừa đã che nắng cho chúng ta, dừa ra hoa kết quả cho ta uống nước ngọt, ngon, nhờ có tàu dừa đung đưa, vi vu trong gió làm cho cái nắng buổi trưa dịu đi. Các con còn được ăn cùi dừa và uống nước dừa. Muốn cây dừa có nhiều tàu lá che mất, có nhiều quả để chúng mình ăn và uống nước thì chúng mình cần chăm sóc cho cây dừa nhé.! 3. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG - Trò chơi “ Vận chuyển dừa về kho” Cách chơi và luật chơi: Chia trẻ làm 2 đội thi đua nhau lên lấy dừa về kho của mình. Bạn đầu hàng lên chạy qua đường rích rắc chạy về cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được chạy lên lấy. Khi trò chơi kết thúc đội nào lấy được nhiều là thắng cuộc. - Cô bao quát động viên trẻ trong quá trình chơi - Trẻ chơi xong, cô kiểm tra kết quả và nhận xét - Cô cho trẻ hát bài “ Lá xanh” để kết thúc tiết học. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1, Hoạt động vệ sinh: Xếp đồ chơi các góc * Yêu cầu: trẻ biết sắp xếp các đồ chơi các góc phù hợp gọn gàng. * Tiến hành: - các con thấy trong lớp mình có những góc chơi gì? - Cô thấy các góc chơi hôm nay đồ chơi xếp chưa được gọn gàng ngăn nắp, cô muốn cả lớp mình sẽ cùng nhau sắp xếp lại đồ chơi ở các góc cho thật hợp lí nhé! - Cô và trẻ cùng làm. - Trẻ xếp xong cô cho cả lớp quan sát và nhận xét. - cô nhận xét chung- khen ngợi trẻ. 2,Vệ sinh- nêu gương – trả trẻ. * NHẬN XÉT DÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1/ Tình hình sức khỏe trẻ: 2/ Tình cảm thái độ, hành vi ứng xử của trẻ: . 3/ Kiến thức kĩ năng: . Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2015 KẾ HOẠCH HĐ PT THỂ CHẤT Đề tài: Bò thấp chui qua cổng MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : Dạy cho trẻ kỹ năng :” Bò bằng bàn tay, cẳng chân và chui qua cổng “. Khi bò trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, chui không chạm cổng Phát triển cơ tay- vai – chân , bụng , rèn sự khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng trong không gian . Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học . CHUẨN BỊ Sân cho trẻ bằng phẳng . Cổng TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG I . Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn trong sân theo các kiểu : Bình thường -> bằng mũi bàn chân -> bình thường -> gót chân -> bình thường -> khom lưng -> đi bình thường -> chạy chậm -> nhanh dần -> nhanh -> chậm -> dừng lại. II. Trọng động : a.Bài tập phát triển chung : Động tác tay :” Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực “. Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân . Nhịp 1: Bước chân trái lên trước một bước nhỏ, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiễng gót . Tay đưa ra phía trước lòng bàn tay sấp . Nhịp 2: Hai tay gập trước ngực (khuỷu tay ngang vai ) Nhịp 3: Đưa thẳng hai tay ra phía trước ( như nhịp 1) Nhịp 4: Về TTCB Nhịp 5,6,7,8 đổi cân và thực hiện như trên . Động tác chân :” Ngồi xổm đứng lên liên tục “ Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng tay thả xuôi . Nhịp 1: Đưa hai tay ra ngang (lòng bàn tay ngửa ) Nhịp 2: Ngồi xổm (thẳng lưng ) tay đưa ra phía trước (lòng bàn tay sấp) Nhịp 3: Như nhịp 1 Nhịp 4: Về TTCB Nhịp 5,6,7,8, tiếp tục thực hiện như trên . Động tác bụng :” Đứng nghiêng người sang hai bên Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng tay thả xuôi . Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước, 2 tay đưa lên cao ( lòng bàn tay hướng vào nhau ) Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái ( tay thẳng trên cao) Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB Nhịp 5,6,7,8 đổi chân, nghiêng người sang phải Động tác bật :” Bật tiến về phía trước “ Tư thế chuẩn bị : Đứng khép chân tay chống hông. TH: Bật hai chân về phía trước 3-4 lần , quay sau bật về chỗ cũ và thực hiện tiếp 2-3 lần . b. Vận động cơ bản: Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động : ” Bò bằng bàn tay, cẳng chân và chui qua cổng “ Muốn thực hiện được vận động này các con chú ý nhìn cô thực hiện nha . Làm mẫu lần 1: Không giải thích Làm mẫu lần 2: Tư thế chuẩn bị : Cô chống tay và quỳ trước vạch . Khi có hiệu lệnh bò , thì cô bò bằng bàn tay và cẳng chân ( cẳng chân cô luôn sát sàn). Khi bò thì mắt cô luôn nhìn thẳng về phía trước , đầu ngẩng cao không cúi, kết hợp chân nọ tay kia . Khi đến cổng, cô cúi đầu và bò qua nhẹ nhàng qua cổng để không chạm cổng Làm mẫu lần 3: Không giải thích Mời hai bé khá lên thực hiện . Cả lớp thực hiện (cô quan sát và sửa sai ) c. Trò chơi vận động :” Tín hiệu “ Cách chơi : Mỗi trẻ cầm một cờ, cho trẻ chạy tự do ngoài sân hoặc vừa đi vừa hát :” ” khi cô ra lệnh “ cờ xanh” và giơ cờ xanh lên thì trẻ có cờ xanh sẽ chạy về phía cô , khi cô giơ cờ đỏ lên thì trẻ có cờ đỏ sẽ chạy về phía cô. III. HỒI TĨNH Cho trẻ đi nhẹ nhàng , tay đưa lên cao, hít vào, hạ tay xuống thở ra. KẾT THÚC: cô nhận xét tuyên dương trẻ. KHHĐ KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Sự phát triển của cây từ hạt I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - trẻ nhận biết sự phát triển của cây từ hạt nảy mầm cây có lá cây trưởng thành cây ra hoa kết quả thu hoạch. - Biết nnhững điều kiện cần thiết để hạt nảy mầm và phát triển (đất tơi xốp, độ ẩm, ánh sáng). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tổng hợp khái quát và phát triển ngôn ngữ. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú hoạt động, có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh. II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của cô và trẻ: III. CÁCH TIẾN HÀNH 1.HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú Cô và trẻ trò chuyện: - Các con ơi! Hôm qua chúng mình chơi trò gì? - Vậy hôm nay chúng mình thích chơi gì nào? - Vậy hôm nay chúng mình chơi trò chơi “gieo hạt” nhé! - Cô đỗ cả lớp mình biết hôm nay lớp mình có gì đặc biệt nhỉ? - Đó là những cây gì?). - Cây cải cho chúng ta gì? - Lá rau cải có thể chế biến được những món ăn gì? - Còn cây ớt cho chúng ta gì? - Ớt có vị gì? - Ớt là gia vị nêm vào thức ăn rất hấp dẫn, nhưng ớt có vị cay. nóng các con không được nghịch ớt kẻo bị bỏng ớt. - Trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây có quả, cho bóng mát cho rau ăn ngon và bổ dưỡng. Chúng mình phải làm gì với các loại cây này? 2. HOẠT ĐỘNG 2: - Còn một loại hạt cô con mình đã gieo trồng đó là hạt gì? (cho trẻ xem hạt đậu tương). - Cô cho trẻ xem tranh vẽ sự phát triển của cây từ hạt. 2.1. Quan sát tranh *Tranh 1 - Công việc đầu tiên của chúng ta là làm gì? - Sauk hi gieo hạt xong chúng ta làm gì? - Và lúc này các con thấy hạt như thế nào? * Tranh vẽ 2 - Sau khi gieo hạt các con thấy có điều gì xảy ra? - Đúng rồi sau khi gieo hật đậu xuống đất, một thời gian thì hạt đậu bắt đầu to, nứt vỏ nhũ một mầm nhỏ có màu trắng cắm xuống đất, sau này phát triển thành rễ, cònđầu kia nhũ ra mầm xanh đẩy vỏ đậu và tách hạt đậu ra làm đôi. Đó chính là giai đoạn nảy mầm. - Hạt nảy mầm được cần có những điều kiện gì? * Tranh vẽ 3 - Mầm được chăm sóc phát triển như thế nào? - đếm xem có mấy lá? - Lá có màu gì? - Chúng mình có biết đây là giai đoạn gì của cây không? Cô và trẻ hát bài “ lí cây xanh”. -chúng mình vừa được xem quả trình nảy mầm của hạt đậu tương. Bây giờ cô và các con cùng xem bức ảnh cô chụp về sự phát triển tiếp theo của cây đậu tương. - Cây lớn lên các con phải làm gì? muốn cây xanh phát triển tốt chúng ta phải làm gì? * Giáo dục: Muốn cây xanh phát triển tốt chúng ta phải tưới nước, bón phân cho cây, để cây nơi có ánh sáng mặt trời và đầy đủ không khí. Tranh 4. - Khi có đủ ánh sáng, không khí, nước cây s
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_thuc_vat.docx