Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề nhánh 1: “Tôi là ai”

Đón trẻ: Cô đến lớp sớm vệ sinh lớp sạch sẽ, đón cháu vào lớp nhắc nhở cháu cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Cô chú ý đến tình trạng và sức khỏe của các cháu nhằm trao đổi với phụ huynh.

- Điểm danh: 3 tổ trưởng điểm danh các bạn trong lớp, rồi báo cáo lại cô.

* Thể dục buổi sáng:

- Khởi động: Cho cháu đi vòng tròn, với các kiểu chân khác nhau, chuyển hàng ngang.

* Trọng động: < bài="" tập="" phát="" triển="" chung="">

- Hô hấp: Thổi bóng bay.

+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.

+ TH: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang ( tưởng tượng bóng to dần). cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh ) to.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề nhánh 1: “Tôi là ai”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH TUẦN:
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: “ TÔI LÀ AI ” 
	Ngày
H. Động
Thứ hai 24/08/15
Thứ ba 25/08/15
Thứ tư 26/08/15
Thứ năm 27/08/15
Thứ sáu 28/08/15
Đón trẻ
Trò chuyện
*Đón trẻ: Cô đến lớp sớm vệ sinh lớp sạch sẽ, đón cháu vào lớp nhắc nhở cháu cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Cô chú ý đến tình trạng và sức khỏe của các cháu nhằm trao đổi với phụ huynh.
- Điểm danh: 3 tổ trưởng điểm danh các bạn trong lớp, rồi báo cáo lại cô.
* Thể dục buổi sáng:
- Khởi động: Cho cháu đi vòng tròn, với các kiểu chân khác nhau, chuyển hàng ngang.
* Trọng động: 
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
+ TH: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang ( tưởng tượng bóng to dần). cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh ) to.
- Tay: Tay đưa lên cao, gập khuỷu tay.
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân, nếu tập với nơ thì mỗi tay cầm 1 cái nơ.
+ Nhịp 1: Bước chân trái lên trước một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Gập khuỷu tay ( ngón tay chạm vai)
+ Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện như trên ( chân phải bước sang bên)
- Chân: Đứng đưa chân ra trước, lên cao.
+ TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
+ Nhịp 1: Đưa thẳng chân ra trước, lên cao. Trọng tâm dồn vào chân phải.
+ Nhịp 2: Về TTCB
+ Nhịp 3: Đổi chân phải như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục thực hiện như trên.
- Cơ bụng – lườn: Đứng quay người sang 2 bên.
+ TTCB: Như động tác 1.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước, tay chống hông.
+ Nhịp 2: Quay người sang trái 90 ( Chân không xê dịch)
+ Nhịp 3: như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: như trên, đổi chân và quay người sang bên phải.
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
+ TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bật tách chân sang 2 bên ( chân rộng bằng vai) tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Bật khép chân , tay thả xuôi.
+ Nhịp 3,4,5,6,7,8: Thực hiện như nhịp 1,2.
*Hồi tĩnh: - cháu đi nhẹ nhàng 1, 2
- Trò chơi: “ Uống nước chanh”
*Trò chuyện: Cô trò chuyện với cháu về bản thân của cháu.
- Cô cháu cùng trò chuyện với nhau về những công việc của mình làm được trong ngày.
- Giáo dục nề nếp, thói quen của lớp cho cháu.
- Giáo dục cháu siêng năng đi học, chăm học, vâng lời cô, yêu thương đoàn kết với bạn nhường nhịn bạn.
Hoạt động học.
( Tuần 1)
* Khám phá khoa học
- Trò chuyện về: “ Tôi là ai ”
+ Hát: Bạn ở đâu.
* Phát triển thể chất
- Đi bằng gót chân.
+ TC: Ai ném xa nhất
* Phát triển nhận thức
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân .
* Phát triển ngôn ngữ
-Truyện: “Bạn mới”
* Phát triển thẩm mĩ
- Vẽ tô màu khuôn mặt bé
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết, dạo quanh sân trường, lắng nghe âm thanh khác nhau ở sân trường.
- Vẽ phấn trên sân hình cái nón, mũ, quần, áo.
- Nghe cô kể chuyện: “ Bạn mới”
- Chơi vận động: “ Kết bạn ; Tung cao hơn nữa ”
- Trò chơi dân gian: “ Tập tầm vông ”
Hoạt động góc
 - Góc phân vai: TC“ gia đình: Mẹ con, nấu ăn, đi chợ, mua sắm, Bác sĩ: khám bệnh, kê đơn, phát thuốc cho bệnh nhân.”
- Góc xây dựng: Xếp hình, Lắp ghép người.
- Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu cái nón, mũ. Làm ảnh tặng bạn thân, nặn đồ dùng của bé.
- Góc sách: Xem tranh truyện, kể chuyện về bản thân.
- Góc học tập: Làm sách tranh truyện về đặc điểm, hình dáng bên ngoài của bản thân.
- Góc thiên nhiên: Tưới nước, chăm sóc cây xanh.
Hoạt động chiều
- Cô trò chuyện: Câu chuyện“ Bạn mới ”
- Trò chuyện, hướng dẫn: đánh răng, lau mặt; rửa tay bằng xà phòng.
- Hát bài “Bạn có biết tên tôi, Mừng sinh nhật.” 
- Hoạt động góc theo ý thích của bé.
- Xếp đồ chơi gọn gàng /Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần.
KẾ HOẠCH CHO TỪNG NGÀY.
 - Thứ hai: 24/08/2015
 - HOẠT ĐỘNG: “ Trò chuyện về “ Tôi là ai ”.
 ( Lồng ghép: Hát: Bạn ở đâu)
I/ Mục đích – yêu cầu:
- KT: Trẻ biết tên mình, tuổi, sở thích của mình và của bạn.
- KN: Trẻ phát triển khả năng quan sát, phân biệt bạn trai, bạn gái.
- GD: Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh bạn trai, bạn gái.
- Ảnh cũ của một số cháu.
- Làm album lớp; giấy vẽ, bút chì, bút màu.
III/ Phương pháp: Quan sát + bài tập
IV/ Tiến hành:
* Hoạt động 1: 
- Cho cháu hát bài: “Bạn ở đâu”
- Trong bài hát nói lên điều gì? Các bạn đã làm gì?
* Hoạt động 2:
- Cho trẻ kể về bạn thân: cháu tên gì? Cháu bao nhiêu tuổi ? cháu thích chơi với bạn nào nhất ? ngoài tên ở nhà ra cháu đi học có tên là gì nữa? cháu là trai hay là gái?
- Cháu nói tên các bạn trong lớp, cháu biết bạn bao nhiêu tuổi không? Bạn thích chơi với bạn nào trong lớp? bạn là bạn trai hay bạn gái?
Trò chơi: “ Ai khéo tay hơn”
- Cho trẻ vẽ, làm album: nhóm bạn trai, bạn gái,
- Yêu cầu trẻ nhận ra đó là ai?
- Nhận xét nhóm nào làm album đẹp nhất.
* Hoạt động 3:
- Trưng bày album tại góc tạo hình.
- Cô và các cháu hát vận động bài : “ Bạn ở đâu”
- Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Cho cháu ra sân quan sát mũ, nón và vẽ trên sân.
- Trò chơi: “ Tìm bạn ”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 
- - Cho cháu đọc thơ, hát về chủ đề.
- Trò chơi dân gian: “ Tập tầm vông ”
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – RA VỀ.
.—&œ–.
 - Thứ ba:25/08/2015
 - HOẠT ĐỘNG : “ Đi bằng gót chân” 
 	+Trò chơi : Ai ném xa nhất.
I/ Mục đích – yêu cầu
- KT: Tập cho cháu đi bằng gót chân thẳng hướng.
- KN: Rèn kỹ năng đi và giữ thăng bằng, phối hợp vận động tay, mắt.
- GD: Cháu trật tự trong khi luyện tập.
II/ Chuẩn bị:
- Đường thẳng.
- Túi cát.
III/ Phương pháp: Quan sát + bài tập
IV/ Tiến hành:
* Hoạt động 1:
 -Muốn có khỏe mạnh, mâu lớn, không bệnh tật thì các cháu phải biết vận động như tập đi, chạy. Cho cháu hát vận động bài: “ Vui đến trường.”
- Đến trường cháu cảm thấy thế nào?( Cháu trả lời)
- Đến trường cháu được gạp ai ? ( cháu trả lời) 
Hoạt động 2:
 Khởi động: 
- Cô cháu cùng đi kết hợp nhẹ nhàng 1 vòng theo cô, sau đó chuyển thành 3 hàng ngang.
 Trọng động: Bài tập phát triển chung
- Cơ tay: Hai tay đưa lên cao, gập vào vai. ( 2l x 8n)
- Cơ chân: Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. ( 4l x 8n)
- Lưng bụng: Hai tay chống hông xoay người 90 độ. ( 2l x 8n)
- Bật: Bật tiến về phía trước. ( 4l x 8n)
Vận động cơ bản: 
- Cho cháu đọc bài thơ: “ Bé tới trường” di chuyển thành 2 hàng ngang đối diện nhau cách 3m.
Cô làm mẫu:
- Lần 1: Trọn vẹn động tác.
- Lần 2: ( Cô phân tích)
- TTCB: Đứng thẳng, bắt đầu đi kiễng gót chân, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng về phía trước và đi tiếp tục đến đích, tay vun tự nhiên để giữ thăng bằng, sau đó đi nhẹ nhàng về ngồi cuối hàng.
- Lần 3: ( Mời cháu lên xung phong tập )
Cho cháu thực hiện: 
- Lần lượt mời từng cháu lên tập. ( Cô chú ý sửa sai )
- Mời cháu tập đẹp lên tập. ( cô tuyên dương cháu )
- Mời cháu tập chưa đẹp lên tập. ( Cô sửa sai )
- Tổ chức cho 2 đội thi đua nhau.
 ( Cô động viên, khuyến khích trẻ.)
* Hoạt động 3:
Trò chơi vận động: “ Ai ném xa nhất.”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
( Cô hướng dẫn cho cháu chơi, quan sát cháu chơi.)
Tổ chức cho cháu chơi thi đua giữa 2 đội.
 ( chơi 2 – 3 lần )
 ( Cô động viên, khuyến khích các cháu kịp thời )
Hồi tĩnh:
- Cho cháu đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng hít thở.
Nhận xét, tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Cô kể chuyện: “ Bạn mới” và đàm thoại về nội dung câu chuyện.
- Trò chơi: “ tìm bạn ”
vHOẠT ĐỘNG CHIỀU. 
- Vệ sinh, ăn xế.
- Cô kể chuyện cho cháu nghe.
- Trò chơi dân gian: “ Tập tầm vông ”
 VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – RA VỀ
	Thứ Tư: 26/08/2015 
 - HOẠT ĐỘNG: “ Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân.”
I/ Mục đích – yêu cầu: 
- KT: Cháu xác định được vị trí trên, dưới trước, sau của đồ vật so với bản thân. 
- KN: Rèn kỹ năng cho trẻ biết các vị trí của đồ vật so với bản thân. 
- GD: Giáo dục cháu trật tự trong giờ học, mạnh dạn phát biểu.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh, đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp.
- Thẻ số 1,2,3,4, bút chì, bút bê.
III/ Phương pháp: Quan sát + bài tập
IV/ Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cho cháu hát bài: “ Bạn ở đâu”
- Bài hát nói về gì? Vậy các con đã thấy bạn chưa ?cơ thể của chúng ta có những bộ phận nào ? đôi chân để làm ? Để xem bạn nào có đôi chân đẹp thì các con làm những con ếch bật theo hiệu lệnh của cô nhé!
* Hoạt động 2:
Phần 1: luyện tập xác định vị trí:
- Cháu bật theo hiệu lệnh của cô tiến về phía trước, phía sau.
- Các con đã bật phía trước, phía sau rồi, vậy các con nhìn xem phía trên đầu các con có gì ?
- Dưới chân con có gì?( Cháu trả lời)
- Bên phải, bên trái con có những đồ chơi gì?( Cháu trả lời)
Phần 2: luyện tập xác định vị trí của đồ vật so với bản thân. 
- Hỏi cháu tay phải đâu ? tay trái đâu ? sau đó cho cháu chơi giấu tay. Cháu đưa tay theo yêu cầu của cô.
- Cô đặt búp bê ở trước lớp, hỏi cháu ai đến thăm lớp mình vậy ? búp bê đến thăm và mang rất nhiều đồ chơi các cháu xem đây là đồ chơi gì nhé !
- Cô đặ đồ chơi vị trí khác nhau, mời cháu lên nói vị trí của đồ vật so với cô, “ bông hoa, gấu bông ” ở bên nào của cô.
- Cho cháu đặt đồ chơi ỏ xung quanh mình, sau đó nói ở vị trí bên phải, bên trái, phái trước, phía saucủa các con có các đồ chơi gì ?( cháu trả lời)
- Sau đó cho cháu xác định phía trên,d ưới, trước, sau cảu búp bê gồm những ai ?( cháu trả lời)
* Hoạt động 3:
Trò chơi: “ Thi nói nhanh”
- Cô gọi 1 – 3 cháu thi đua nói nhanh.
- Cô đặt đồ chơi xung quanh cho cháu quan sát.
- Cô phân tích cách chơi, cho cháu chơi, giúp cho các cháu thành thạo các vị trí của đồ vật so với bản thân.
 ( Chơi 2 – 3)
 ( Cô động viên khuyến khích cháu chơi.)
* Hoạt động 4:
- Giáo dục: cháu trật tự trong giờ học, mạnh dạn phát biểu.
- Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Cô kể chuyện: “ Bạn mới” và đàm thoại về nội dung câu chuyện.
- Trò chơi: “ tìm bạn ”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 
- Vệ sinh, ăn xế.
- Cô kể chuyện cho cháu nghe.
- Trò chơi dân gian: “ Tập tầm vông ”
- VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – RA VỀ
	 - Thứ năm: 27/08/2015
	 - HOẠT ĐỘNG: Truyện: “ Bạn mới ”
I/ Mục đích – yêu cầu:
- KT: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
- KN: Trẻ biết tên các nhân vật và trả lời được câu hỏi.
- GD: Giáo dục trẻ biết yêu thương và nhường nhịn bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nôi dung truyện.
- Thuộc truyện và đặt câu hỏi theo trình tự trong truyện..
III/ Phương pháp: Trực quan + đàm thoại
IV/ Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cho cháu hát bài “ Cho chúng tôi làm quen tên đi ”
- Hôm nay cô kể cho các cháu nghe truyện, một truyện rất là hay, đó là truyện kể về một bạn mới vào lớp và chưa biết bạn đó tên là gì ? Các cháu chú ý lắng nghe nào?
* Hoạt động 2:
Cô kể cháu nghe:
- Lần 1: ( tranh minh họa.)
- Lần 2: ( cô kể chậm tình cảm, thể hiện nội tâm của nhân vật.)
Đàm thoại:
- Lớp mẫu giáo của bạn Hà có thêm một bạn mới. bạn đó tên là gì?(cháu trả lời)
- Các bạn trong lớp đối sự với bạn Hoa như thế nào?(cháu trả lời)
- Vì sao các bạn lại nhìn bạn Hoa như vậy ? (cháu trả lời)
- Khi cô mời cả lớp cùng giơ tay múa thì bạn Hoa như thế nào? (cháu trả lời)
- Vì sao bạn khóc? (cháu trả lời)
- Cô đã làm gì và nói gì khi bạn khóc? (cháu trả lời)
- Cô nói bạn Hoa tuy tay có tật nhưng bạn đã làm gì giúp mẹ? (cháu trả lời)
- Vậy bạn Hoa là người như thế nào ? (cháu trả lời)
- Cuối cùng các bạn trong lớp đã làm thế nào với bạn Hoa ? (cháu trả lời)
Giáo dục:
- Các biết biết không những bạn bị tàn tật rất là đáng thương vì vậy các cháu phải biết giúp đỡ các bạn ấy,chơi cùng với bạn ấy.
* Hoạt động 3:
Trò chơi: “ Kết bạn”
- Cô nói luật chơi, cách chơi, cho cháu chơi 2 – 3 lần.
 ( Cô bao quát, động viên cháu chơi.)
- Kết thúc :nhận xét tuyên dương các cháu.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Trò chuyện về: “ Chức năng của các giác quan.”
- Trò chơi: “ giúp cô tìm bạn ”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 
- Vệ sinh, ăn xế.
- Cho cháu thực hiện vở: “ Tô màu quả bóng và bông hoa” 
- Chơi tự do.
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – RA VỀ.
 - Thứ sáu: 281/08/2015
 - HOẠT ĐỘNG: “ Vẽ, tô màu khuôn mặt bé.” ( mẫu ) 
 I/ Mục đích – yêu cầu:
- KT: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ cơ bản ( nét cong, nét xiên, thẳng) để vẽ được khuôn mặt bé trai, bé gái. 
- KN: Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo của đôi tay để vẽ và tô màu đều đẹp.
- GD: Biết yêu quý bạn, biết chơi đoàn kết cùng bạn, biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ và biết giữ gìn đồ dùng cá nhân cận thận, sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh tô mẫu của cô.
- Vở tạo hình, bút màu đủ cho cháu.
III/ Phương pháp: Quan sát + bài tập
IV/ Tiến hành:
* Hoạt động 1: 
- Cô và cháu hát bài: “ Tìm bạn thân”
- Trong bài hát nói về điều gì?( cháu trả lời)
- Cô trò chuyện với cháu về bài hát.
* Hoạt động 2: 
ŸCho cháu xem tranh và đàm thoại:
- Trong tranh vẽ bạn trai hay bạn gái?( tranh vẽ bạn trai và bạn gái)
- Bạn đang làm gì?( cháu trả lời)
- Cho cháu quan sát và nhận xét.
Cô vẽ mẫu:
- Cầm bút bằng tay phải và bằng các ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa để vẽ thêm nắt, miệng. khi tô từ từ không lem ra ngoài.
Cháu thực hiện:
- Cháu đọc thơ : « Bạn mới » kết hợp đi vào chỗ ngồi vẽ.
- Cháu tô vẽ vào vở cô đi từng bàn quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho những cháu vẽ, tô chưa được. Sau đó giup cháu chọn màu sắc hài hòa tô cho bức tranh đẹp và phong phú. 
- Lần lượt cô giúp cháu treo tranh lên giá khi hoàn thành. 
Tuyên dương sản phẩm:
- Cô sắp xếp bức tranh cháu trên giá, cô mời vài cháu lên chọn tranh đẹp mà cháu thích tuyên dương. 
- Cô nhận xét chung sản phẩn của cả lớp, động viên cháu tô chưa đẹp để cháu tô đẹp như các bạn khác.
- Giáo dục: Biết yêu quý bạn, biết yêu thương đoàn kết lẫn nhau và biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi đến lớp.
* Hoạt động 3:
.Ÿ Trò chơi: “ Kết bạn’
- Cô giới thiệu trò chơi.
 ( Cho cháu chơi 2- 3 lần)
- Kết thúc: Nhận xét tuyên dương lớp. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Cho cháu ra sân cô cháu cùng trò chuyện về ngày hội bé đến trường.
- Trò chơi dân gian: “ Tập tầm vông”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU. 
- Vệ sinh, ăn xế.
- Chơi tự do trong các góc.
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – RA VỀ.
.—&œ–.
KẾ HOẠCH TUẦN:
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: “ NGÀY HỘI BÉ ĐẾN TRƯỜNG” 
	Ngày
H. Động
Thứ hai 31/08/15
Thứ ba 01/09/15
Thứ tư 02/09/15
Thứ năm 03/09/15
Thứ sáu 04/09/15
Đón trẻ
Trò chuyện
*Đón trẻ: Cô đến lớp sớm vệ sinh lớp sạch sẽ, đón cháu vào lớp nhắc nhở cháu cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Cô chú ý đến tình trạng và sức khỏe của các cháu nhằm trao đổi với phụ huynh.
- Trẻ chơi và đăng ký góc chơi.
- Cho cháu chơi tự do.
- Điểm danh: 3 tổ trưởng điểm danh các bạn trong lớp, rồi báo cáo lại cô.
* Thể dục buổi sáng:
- Khởi động: Cho cháu đi vòng tròn, với các kiểu chân khác nhau, chuyển hàng ngang.
* Trọng động: 
- Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
+ TH: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang ( tưởng tượng bóng to dần). cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh ) to.
- Tay: Tay đưa lên cao, gập khuỷu tay.
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân, nếu tập với nơ thì mỗi tay cầm 1 cái nơ.
+ Nhịp 1: Bước chân trái lên trước một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Gập khuỷu tay ( ngón tay chạm vai)
+ Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện như trên ( chân phải bước sang bên)
- Chân: Đứng đưa chân ra trước, lên cao.
+ TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
+ Nhịp 1: Đưa thẳng chân ra trước, lên cao. Trọng tâm dồn vào chân phải.
+ Nhịp 2: Về TTCB
+ Nhịp 3: Đổi chân phải như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục thực hiện như trên.
- Cơ bụng – lườn: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.
+ TTCB: đứng thẳng, khép chân, tay phải thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái lên trước một bước nhỏ, tay đưa lên cao( lòng bàn tay hướng vào nhau)
 + Nhịp 2: Cúi gập người về phía trước,( chân thằng) tay chạm ngón chân.
+ Nhịp 3: như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8: như trên, đổi bước chân phải sang bên phải.
- Bật: Bật tiến về phía về phía trước( Bật vào vòng hoặc bật qua gậy)
+ TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
+ TH: Bật 2 chân về phía trước 3- 4 lần. quay sau, bật về chỗ cũ và thực hiện tiếp 2- 3 lần. Nếu tập với gậy(vòng) thì đặt gậy(vòng) xuống đất phía trước rồi bật qua gậy(vòng).
*Hồi tĩnh: - cháu đi nhẹ nhàng 1, 2
- Trò chơi: “ Uống nước chanh”
*Trò chuyện: Cô trò chuyện với cháu về bản thân của cháu.
- Cô cháu cùng trò chuyện với nhau về những công việc của mình làm được trong ngày.
- Giáo dục cháu siêng năng đi học, chăm học, vâng lời cô, yêu thương đoàn kết với bạn nhường nhịn bạn.
Hoạt động học.
( Tuần 2)
* Khám phá khoa học
- Trò chuyện về: “ Ngày hội bé đến trường ”
+ Thơ: Bé tới trường.
* Phát triển thể chất
- Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4 m.
+ TC: Ai ném xa nhất
Nghỉ lễ 2/9
* Phát triển nhận thức
-Nhận biết, gọi tên hình vuông, hình chữ nhật.
+ Trang trí bánh sinh nhật.
* Phát triển thẩm mĩ
- Hát: Vui đến trường
+ NH: Cô giáo. 
+ TC: Ai đón giỏi.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết, dạo quanh sân trườngvà đàm thoại về ngày hội bé đến trường.
+ Hát vận động bài: “ Vui dến trường”
- Đọc bài thơ: “ Bé tới trường”
- Chơi vận động: “ Ai nhanh hơn”
- Tưới cây, chăm sóc cây.
- Trò chơi dân gian: “ Kéo co ”
Hoạt động góc
 - Góc phân vai: TC“ Bán hàng, cô giáo.”
- Góc xây dựng: “ Xây trường mẫu giáo” hàng rào...
- Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu trường mầm non.trang trí lớ, biểu diễn văn nghệ.
- Góc sách: Xem tranh truyện, kể chuyện sáng tao5ve62 trường mầm nonchơi với các hình học..
- Góc thiên nhiên: Tưới nước, chăm sóc cây xanh.
Hoạt động chiều
- Hoạt động theo ý thích chơi ở các góc.
+ Cô đọc bài thơ : “ Bé tới trường”
- Trò chuyện cùng trẻ về “ ngày hội bé đến trường”.
- Hát các bài hát về chủ đề. 
- Hoạt động góc theo ý thích của bé.
- Xếp đồ chơi gọn gàng /Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần.
+ Trò chơi dân gian: “ kéo co”.
Vệ sinh,
nêu Gương trả trẻ
- Cháu thực hiện vệ sinh.
- Nêu gương cắm cờ.
- Trả trẻ.

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_BAN_THAN.doc