Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi – Tết trung thu
I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
• Dinh dưỡng sức khỏe:
- Biết sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để phục vụ bản thân (răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, cầm bát, cởi mở cúc áo, cất đồ dọn đồ chơi)
- Biết giữ gìn vệ sinh cụ thể tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ
- Biết lợi ích của việc ăn uống và nghỉ ngơi. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ
- Nhật biết được các loại thực phẩm khác nhau và lợi ích của chúng đối với sức khỏe bản thân
- Biết cách ứng xử khi thời tiết thay đổi ( mặc quần áo, đội mũ nón)
- Chơi các trò chơi bé thích ăn gì kể đủ 3 món
• Vận động:
- Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân ( đi, chạy, nhảy, trèo) luyện tập các vận động cơ bản phù hợp với các bộ phận cơ thể ( tay, chân, mắt)
+ Đi theo đường hẹp
+ Bật xa 20-25 cm
+ Bò thấp
- TCVĐ: ( mèo đuổi chuột, chú sói xấu tính, thi xem ai tinh, ai nhanh hơn, bắt chước tạo dáng)
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ TÔI – TẾT TRUNG THU ( thực hiện từ ngày 2 – 6/10/2017 ) Mục tiêu: Phát triển thể chất: Dinh dưỡng sức khỏe: Biết sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày để phục vụ bản thân (răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, cầm bát, cởi mở cúc áo, cất đồ dọn đồ chơi) Biết giữ gìn vệ sinh cụ thể tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ Biết lợi ích của việc ăn uống và nghỉ ngơi. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ Nhật biết được các loại thực phẩm khác nhau và lợi ích của chúng đối với sức khỏe bản thân Biết cách ứng xử khi thời tiết thay đổi ( mặc quần áo, đội mũ nón) Chơi các trò chơi bé thích ăn gì kể đủ 3 món Vận động: Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân ( đi, chạy, nhảy, trèo) luyện tập các vận động cơ bản phù hợp với các bộ phận cơ thể ( tay, chân, mắt) + Đi theo đường hẹp + Bật xa 20-25 cm + Bò thấp TCVĐ: ( mèo đuổi chuột, chú sói xấu tính, thi xem ai tinh, ai nhanh hơn, bắt chước tạo dáng) Phát triển nhận thức: KHPK: Hiểu được cơ thể mình có những bộ phận nào, để làm gì và cách chăm sóc bảo vệ chúng, nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ Nhận biết và hiểu được những tác dụng khác nhau của các giác quan, cách chăm sóc và bảo vệ chúng LQVT: Nhận biết hình vuông , hình tròn , tam giác , chữ nhật Thực hành NB tay phải tay trái của tôi Nhận biết kích thước to nhỏ Xếp tương ứng 1:1 Phát triển ngôn ngữ: Nghe: Biết lắng nghe và trả lời lịch sự Nói: Biết sử dụng các từ ngữ để giới thiệu về mình Biết bộc lộ những suy nghĩ , cảm nhận của mình với mọi người xung quanh qua lời nói cử chỉ điệu bộ Làm quen với đọc viết : Nhận biết các ký hiệu đồ dùng cá nhân trẻ Đọc các bài đồng dao : “ Tay vỗ lòng vui ” Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Ý thức bản thân: Biết chia sẻ cảm nhận được các cảm xúc của mình và của người khác Biết giúp đỡ mọi người xung quanh Biết coi trọng bản thân, làm theo các quy định chung Biết cách ứng xử phù hợp với giới tính của mình Quan tâm đến môi trường: Biết giữ gìn môi trường trung quanh trường lớp sạch sẽ, thấy rác biết bỏ nhặt vào thùng rác Biết tiết kiệm năng lượng như tắt quạt , tắt điện khi ra khỏi phòng Vặn vòi nước sau khi rửa tay Chơi trò chơi: cho em bé ăn, tắm cho em bé, nấu cho em bé ăn Phát triển thẩm mỹ : Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp: Thể hiện cảm xúc tình cảm qua các tranh vẽ qua các bài múa hát về bản thân tết trung thu Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp Âm nhạc: Thể hiện các bài hát về bản thân một cách tự nhiên đúng nhịp có cảm xúc Chơi các trò chơi âm nhạc: đoán xem ai hát, ai nhanh hơn , tiếng hát ở đâu Tạo hình : Thể hiện cảm xúc khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về bản thân một cách hài hòa CHUẨN BỊ : Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ Tranh ảnh về các bộ phận của bản thân trẻ , các thực phẩm bé ăn hàng ngày Tranh các loại về đồ dùng đồ chơi trong lớp Đồ dùng đồ chơi ở các góc đầy đủ,học liệu, phế liệu các loại Tranh hoặc hình ảnh trên máy tính cho hoạt động phát triển ngôn ngữ Tranh cho môn tạo hình như :vẽ mái tóc của tôi Đồ dùng học toán Một số đò dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động đi dạo như : bóng, lá cây ,hột hạt, phấn.. Đồ dùng hoạt động cho các góc : các khối xây dựng.Đồ dùng cho các góc phân vai.Tranh chuyện cho các góc thư viện.Các dụng cụ âm nhạc cho góc nghệ thuật.Một số đồ chơi để trẻ khám phá khoa học Kết hợp với phụ huynh trẻ sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ đề để làm bộ sưu tập Các nội dung tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, ăn mặc theo mùa các bệnh dịch thường xảy ra. Tranh lô tô về bản thân trẻ Đất nặn, bút chì, bút màu, giấy gam, bảng đủ cho số lượng trẻ Vở LQVT, LQ tạo hình cho trẻ Đồ dùng cho các hoạt động góc như: các khối xây dựng.Đồ dùng cho các góc phân vai.Tranh chuyện cho các góc thư viện.Các dụng cụ âm nhạc cho góc nghệ thuật.Một số đồ chơi để trẻ khám phá khoa học “ dung dăng dung dẻ” TIẾN HÀNH: Đón trẻ, chơi: Cô đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ. Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé. Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ bản thân” : các bộ phận trên cơ thể trẻ Thể dục sáng:Tập kết hợp với bài hát “ ồ sao bé không lắc” Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp. - Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ hứng thú tham gia tập. Chuẩn bị: - Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo. - Quần áo trẻ gọngàng. Tổ chức hoạt động: a. Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển thành hàng ngang và dãn cách đều. b. Trọng động:Tập kết hợp với bài hát “ Ồ sao bé không lắc ” 4 lần x 4 nhịp. - Động tác 1: Hai tay đưa ra phía trước, nắm lấy cái tai lắc đầu,tay trái chân trái bước lên rồi đổi bên về ĐTCB. Kết hợp lời hát “đưa tay ra nào nắm lấy cái tai.. ồ sao bé không lắc” - Động tác 2: Hai tay đưa ra phía trước, tay chống hông lắc hông,tay trái chân trái bước lên rồi đổi bên, về ĐTCB. Kết hợp lời hát “đưa tay ra nào nắm lấy cái hông. ồ sao bé không lắc” - Động tác 3: Hai tay đưa ra phía trước, tay chống gối, tay trái chân trái bước lên rồi đổi bên, về ĐTCB. Kết hợp lời hát “đưa tay ra nào nắm lấy cái chân ồ sao bé không lắc” - Động tác 4 : Hai tay dơ lên cao và vỗ xoay vòng tròn “ là lá la lá là la” c. Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi. - Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần. d. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1- 2 vòng Hoạt động góc : Tên góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Chơi phân vai Đóng vai cô giáo và các bạn, cửa hàng sách đồ chơi, phòng y tế, bếp ăn của nhà trường Trẻ nhận vai cô giáo, học sinh, người bán hàng, bác sĩ, cô cấp dưỡng trẻ thể hiện được vai chơi của mình Sách, bút, bàn ghế, các loại bài hát bài thơ để cô giáo dạy cho trẻ, bộ đồ dùng y tế, búp bê, nhà bếp Cô hướng trẻ thể hiện vai cô giáo phải ân cân nhẹ nhàng đối với học sinh, biết bày hàng biết bế em đi khám bệnh, trẻ biết đồ dùng của nhà bếp để nấu ăn Chơi xây dựng Xây dựng trường học, vườn trường, lắp đồ chơi Trẻ xây dựng được mô hình trường mầm non theo trí tưởng tượng của trẻ, lắp ghép một số mô hình Các khối gạch bằng nhựa, hàng rào cây xanh và bộ lắp ghép mô hình Cô gợi ý cho trẻ ý tưởng muốn xây gì cho trẻ xây,cô quan sát cho trẻ thực hiện và giúp trẻ khi trẻ chưa thực hiện tốt Chơi nghệ thuật Tô màu theo tranh, vẽ những nét xiên làm mái tóc đẹp , hát múa những bài hát có chủ đề về bản thân-tết trung thu Trẻ biết tô màu phù hợp với tranh, biết cách vẽ những nét xiên tạo thành mái tóc, trẻ hát được những bài hát về chủ điểm Cô chuẩn bị sách tranh để trẻ tô màu bút chì và giấy gam để trẻ vẽ các bài hát bài thơ về chủ điểm Trẻ tô được một số tranh theo mẫu, trẻ vẽ được những nét xiên tạo thành mái tóc thông qua gợi ý của cô trẻ thể hiện Cô khuyến khích động viên trẻ hoạt động Chơi học tập Nhận biết phân biệt hình vuông hình tròn tam giác. Đọc truyện gấu con bị đau răng Trẻ biết phân biệt hình vuông hình tam giác , có khả năng hiểu được câu chuyện gấu con bị đau răng qua tranh Đồ dùng đồ chơi trong trường trong lớp , truyện gấu con bị đau răng Cô hỏi trẻ về đồ dùng đồ chơi để trẻ nắm được Trẻ thực hiện Thứ 2 ngày 2 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: VĂN HỌC Đề tài: Thơ “ cái lưỡi ” Mục tiêu: Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung của bài thơ. Trẻ biết đọc thơ cùng cô và thể hiện được nhịp điệu cùng cô. Kỹ năng: Trẻ chăm chú lắng nghe cô đọc và trả lời được câu hỏi của cô, đọc theo cô được cả bài Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bạn Chuẩn bị: Tranh ảnh có nội dung bài thơ cái lưỡi Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú: Cô cho trẻ xem tranh về các bộ phận trên mặt của bé cùng trò chuyện về bức tranh: Đây là cái gì? Đây là cái gì? Đây là cái gì? Đây là cái gì? Cô có một bài thơ nói về cái lưỡi rất là hay. Muốn biết nội dung bài thơ như thế nào các con hãy lắng nghe cô đọc thơ nhé! Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: Bài thơ “ cái lưỡi” do cô Lê Thị Mỹ Phương sáng tác Cô đọc lần 1: chậm rãi nhẹ nhàng Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? Cô đọc lần 2 : Xem tranh Cô đọc lần 3: Trích dẫn + Đàm thoại: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? Trong bài thơ nhắc đến cái gì? Cái lưỡi dùng để làm gì? Trong bài thơ thức ăn có vị gì? Khi thức ăn đang nóng các con nhớ tới điều gì? GD : Khi cái lưỡi dùng để nêm vị thức ăn và khi thức ăn đang nóng thì các con phải thổi không có lưỡi của chúng ta dễ bị bỏng + Dạy trẻ đọc thơ Cô cho trẻ đọc thơ 3 lần Cô cho tổ nhóm đọc thơ Cho cá nhân đọc thơ ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) Hoạt động 3: Củng cố và kết thúc Cô cùng cả lớp đọc lại 1 lần -> Cô nhận xét tuyên dương trẻ Trẻ xem tranh và trò chuyện cùng cô Cái mắt Cái mũi Cái miêng Cái lưỡi Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ lắng nghe cô đọc thơ Bài thơ “ cái lưỡi” do cô Lê Thị Mỹ Phương sáng tác Trẻ xem tranh và lắng nghe Bài thơ “ cái lưỡi” do cô Lê Thị Mỹ Phương sáng tác Cái lưỡi Nêm vị thức ăn Chua, ngọt Không được vội ăn Trẻ lắng nghe Trẻ đọc thơ cùng cô Tổ nhóm đọc thơ Cá nhân đọc thơ Đọc thơ cùng cô CHƠI NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ định: “ So sánh màu sắc” TC vận động: Giúp cô tìm bạn Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời Hoạt động có chủ định: “ So sánh màu sắc” Yêu cầu: Trẻ biết được các màu chủ đạo: đỏ, vàng, lam Qua đó giáo dục trẻ cách tô màu Chơi trò chơi vui vẻ đoàn kết Chuẩn bị: Các biển có màu đỏ vàng lam Sân chơi sạch sẽ Tiến hành: Cô cho trẻ dạo quanh sân trường. Cùng cô hát bài hát “ rửa mặt như mèo” Hỏi trẻ : Các con đang cùng nhau đứng ở đâu đây. Cô có các tấm biển xem đây là những màu gì nhé? Cô gợi ý để trẻ nhận biết được màu Màu này là màu gì? Các con có thấy màu này đẹp không? Các con thích màu nào? Vì sao? Giáo dục trẻ: Các con có thấy màu này đẹp không khi tô màu các con nên chọn những màu đẹp này để tô cho bức tranh của mình thêm sinh động nhé. TCVĐ: “ Giúp cô tìm bạn” Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần Chơi tự do Chơi với đồ chơi ngoài trời Cô bao quát để trẻ được an toàn khi chơi Hết giờ nhẹ nhàng làm chim bay vào CHƠI Ở CÁC KHU VỰC Nội dung: Chơi xây dựng: Lắp ghép xếp hình ngôi nhà của bé Chơi học tâp: Tìm đúng nhà, tìm bạn thân Chơi nghệ thuật: Ôn bài hát “ cháu đi mẫu giáo”, tô màu đỏ các vật dụng dùng để đi và màu vàng để đội Chơi phân vai: Bác sĩ, nấu ăn, mẹ con Chơi thiên nhiên: quan sát người lớn chăm sóc cây và làm theo Mục đích yêu cầu: Chơi xây dựng: Trẻ mô phỏng lại được ngôi nhà của mình với các lớp học Biết lắp ghép các hình để tạo thành ngôi nhà Chơi phân vai: Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi , thể hiện công việc của bác sĩ,cô cấp dưỡng, mẹ con Biết phối hợp liên kết giữa các vai chơi Lấy đồ dùng, đồ chơi gọn gàng Chơi nghệ thuật: Trẻ hát dúng lời đúng nhịp điệu Hào hứng tham gia các biểu diễn, biết kết hợp cùng dụng cụ âm nhạc Trẻ biết cách cầm bút và tô màu tranh Biết giữ gìn sản phẩm của mình Chơi thiên nhiên: Trẻ hứng thú và biết chăm sóc cây như tưới cây, cắt tỉa cành, bắt sâu Chuẩn bị: Chuẩn bị: Cây xanh hàng rào, mô hình ngôi nhà của bé Chuẩn bị : Các hình ảnh để trẻ tô màu Chuẩn bị: Đàn, các dụng cụ âm nhạc, bút màu. Đồ chơi bác sĩ, nấu ăn,các dụng cụ học tập Bình tưới, cây cảnh, dụng cụ xới đất Cách tiến hành: Thảo luận: Cô gọi trẻ ngồi cạnh cô và hỏi trẻ: Sau giờ học là đến giờ gì? Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào? Bạn nào thích chơi ở góc thư viện (góc xây dựng, góc học tập, góc phân vai, góc nghệ thuật)? Hôm nay các bác xây dưng định xây gì? Xây hàng rào như thế nào? Các bác định lắp ghép ngôi nhà của mình như thế nào? Bây giờ mình cùng về góc chơi thỏa thuận vai chơi nhé Bây giờ bạn nào chơi ở góc âm nhạc (góc phân vai, góc tạo hình, góc tạo hình) thì các con về góc chơi. Cô thỏa thuận vai chơi từng góc với trẻ Quá trình chơi: Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống ( nếu có) cô có thể tạo tình huống cho trẻ xử lý Cô tham gia góc xây dựng hướng dẫn trẻ xây hàng rào và lắp ghép ngôi nhà của mình Lớp hát “cháu đi mẫu giáo”. Tập trung lại mô hình ngôi nhà . Nghe bạn thuyết minh về ngôi nhà của mình. Trẻ hát đọc thơ về bản thân Khen động viên trẻ kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt thể hiện vai chơi giống thật Nhận xét: Cô đi đến các nhóm chơi và nhận xét từng nhóm chơi Khen động viên VỆ SINH ĂN TRƯA Vệ sinh và ăn Hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay : Cô hướng dẫn chung cho cả lớp để trẻ thao tác và thực hiện ( quan sát và nhắc nhở trẻ thao tác và thực hiện cho đúng) Săn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản : xếp ghế, kê dọn bàn ăn cùng cô.. Có ký năng trong ăn uống: cầm thìa bằng tay phải, ăn từ từ,không làm vãi cơm ra bàn Biết tên các nhóm thực phẩm Ngủ: Trẻ chủ động thực hiện một số hoạt động có ký năng tự phục vụ khi ngủ Biết cách chải tóc, sửa quần áo gọn gàng Nghe nhạc hát ru Cô bao quát lớp CHƠI CHIỀU: HĐCĐ : Dạy trẻ chơi “ nặn vòng của tôi” Chơi trò chơi “ gieo hạt” Chơi trò chơi tự do Tổ chức cho trẻ nêu gương cuối ngày Cô nhận xét chung, nhắc nhở động viên trẻ để hôm sau cố gắng hơn Chuẩn bị quần áo giày dép gọn gàng cho trẻ Trả trẻ tận tay cho phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Tình trạng sức khỏe của trẻ:.................................................................................................................................................... Trạng thái, cảm xúc của trẻ khi tham gia các hoạt động:................................................................................................................................................ Kiến thức kỹ năng của trẻ đạt so với yêu cầu đề ra::................................................................................................................................................................................................. Những trẻ hoạt động sáng tạo:.. Những trẻ hoạt động chưa đạt yêu cầu:. Thứ 3 ngày 3 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ bằng nét xiên làm đẹp mái tóc của tôi Mục tiêu: Kiến thức: Trẻ biết vẽ nét xiên để tạo thành mái tóc Kỹ năng: Rèn kỹ năng tô màu và không tô chườm ra bên ngoài Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia tiết học Không làm ồn trong giờ học Chuẩn bị: Tranh em bé Tranh tóc ngắn và tóc dài Giấy gam và bút màu Âm nhạc bài hát : út thật ngoan CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú: Cho trẻ hát bài “ út thật ngoan” Cô và các con vừa hát xong bài hát gì? Cho trẻ xem tranh em bé Em bé có tóc dài hay tóc ngắn? Tóc em bé có màu gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ vẽ Cô có hai mái tóc một là của bạn trai gồm những nét xiên ngắn , một là của bạn gái gồm những nét xiên dài Các con muốn vẽ mái tóc của mình thì cần phải có cái gì? Để vẽ được các con cần phải để giấy trên bàn cầm bút bằng tay phải Các con xem cô vẽ cô vẽ nhiều nét xiên ngắn để tạo nên tóc bạn trai. Cô vẽ nhiều nét xiên dài để tạo nên tóc bạn gái Cô cho trẻ làm động tác mô phỏng trên không Hoạt động 3: Trẻ thực hiện Cô phát màu và giấy cho trẻ thực hiện Cô nhắc nhở trẻ ngồi đẹp,không cúi sát bàn, ngồi thẳng lưng cầm bút bằng 3 ngón tay Cô bao quát lớp động viên những trẻ tốt đồng thời giúp đỡ những trẻ yếu Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ đưa sản phẩm lên và nhận xét Tuyên dương những sản phẩm vẽ đẹp Nhắc nhở trẻ giữ gìn sản phẩm của mình Trẻ hát Trẻ trả lời Tóc dài Màu đen Trẻ lắng nghe Bút chì,màu, giấy Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét cùng cô CHƠI NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ định: “ trò chuyện về ý nghĩa của ngày tết trung thu” TC vận động: mèo đuổi chuột Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời Hoạt động có chủ định: “ trò chuyện về ý nghĩa của ngày tết trung thu” Yêu cầu: Trẻ biết được ngày trung thu là ngày bao nhiêu và ý nghĩa của ngày tết trung thu Qua đó giáo dục trẻ biết được các ngày lễ tết của quê hương mình Chơi trò chơi vui vẻ đoàn kết Chuẩn bị: Các đồ chơi có liên quan đến ngày tết trung thu như:trống, đèn lồng, ông sao Sân chơi sạch sẽ Tiến hành: Cô cho trẻ dạo quanh sân trường. Cùng cô hát bài hát “ thùng thình thùng thình” Hỏi trẻ : Các con đang cùng nhau đứng ở đâu đây. Cô trống , đèn ông sao và đèn lồng nè Cô gợi ý để trẻ liên tưởng đến ngày trung thu Đây là cái gì? Nó thường xuất hiện ở trong ngày gì? Các con có thích tết trung thu không? Giáo dục trẻ: trung thu là ngày tết cho các bạn thiếu nhi đấy ngày tết trung thu các con được đi chơi này được rước đèn rất là vui đấy các con à TCVĐ : “ mèo đuổi chuột” Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần Chơi tự do Chơi với đồ chơi ngoài trời Cô bao quát để trẻ được an toàn khi chơi Hết giờ nhẹ nhàng làm chim bay vào CHƠI Ở CÁC KHU VỰC Nội dung: Chơi xây dựng: Lắp ghép xếp hình ngôi nhà của bé Chơi học tâp: Tìm đúng nhà, tìm bạn thân Chơi nghệ thuật: Ôn bài hát “ cháu đi mẫu giáo”, tô màu đỏ các vật dụng dùng để đi và màu vàng để đội Chơi phân vai: Bác sĩ, nấu ăn, mẹ con Chơi thiên nhiên: quan sát người lớn chăm sóc cây và làm theo Muc đích yêu cầu: Chơi xây dựng: Trẻ mô phỏng lại được ngôi nhà của mình với các lớp học Biết lắp ghép các hình để tạo thành ngôi nhà Chơi phân vai: Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi , thể hiện công việc của bác sĩ,cô cấp dưỡng, mẹ con Biết phối hợp liên kết giữa các vai chơi Lấy đồ dùng, đồ chơi gọn gàng Chơi nghệ thuật: Trẻ hát dúng lời đúng nhịp điệu Hào hứng tham gia các biểu diễn, biết kết hợp cùng dụng cụ âm nhạc Trẻ biết cách cầm bút và tô màu tranh Biết giữ gìn sản phẩm cảu mình Chơi thiên nhiên: Trẻ hứng thú và biết chăm sóc cây như tưới cây, cắt tỉa cành, bắt sâu Chuẩn bị: Chuẩn bị: Cây xanh hàng rào, mô hình ngôi nhà của bé Chuẩn bị : Các hình ảnh để trẻ tô màu Chuẩn bị: Đàn, các dụng cụ âm nhạc, bút màu. Đồ chơi bác sĩ, nấu ăn,các dụng cụ học tập Bình tưới, cây cảnh, dụng cụ xới đất Cách tiến hành: Thảo luận: Cô gọi trẻ ngồi cạnh cô và hỏi trẻ: Sau giờ học là đến giờ gì? Vậy bạnnào cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào? Bạn nào thích chơi ở góc thư viện (góc xây dựng, góc học tập, góc phân vai, góc nghệ thuật)? Hôm nay các bác xây dưng định xây gì? Xây hàng rào như thế nào? Các bác định lắp ghép ngôi nhà của mình như thế nào? Bây giờ mình cùng về góc chơi thỏa thuận vai chơi nhé Bây giờ bạn nào chơi ở góc âm nhạc (góc phân vai, góc tạo hình, góc tạo hình) thì các con về góc chơi. Cô thỏa thuận vai chơi từng góc với trẻ Quá trình chơi: Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống ( nếu có) cô có thể tạo tình huống cho trẻ xử lý Cô tham gia góc xây dựng hướng dẫn trẻ xây hàng rào và lắp ghép ngôi nhà của mình Lớp hát “cháu đi mẫu giáo”. Tập trung lại mô hình ngôi nhà. Nghe bạn thuyết minh về ngôi nhà của mình. Trẻ hát đọc thơ về bản thân Khen động viên trẻ kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt thể hiện vai chơi giống thật Nhận xét: Cô đi đến các nhóm chơi và nhận xét từng nhóm chơi Khen động viên VỆ SINH ĂN TRƯA Vệ sinh và ăn Hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay : Cô hướng dẫn chung cho cả lớp để trẻ thao tác và thực hiện ( quan sát và nhắc nhở trẻ thao tác và thực hiện cho đúng) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản: xếp ghế, kê dọn bàn ăn cùng cô.. Có ký năng trong ăn uống: cầm thìa bằng tay phải, ăn từ từ,không làm vãi cơm ra bàn Biết tên các nhóm thực phẩm Ngủ: Trẻ chủ động thực hiện một số hoạt động có ký năng tự phục vụ khi ngủ Biết cách chải tóc, sửa quần áo gọn gàng Nghe nhạc hát ru Cô bao quát lớp CHƠI CHIỀU: HĐCĐ : làm quen toán qua con số Chơi trò chơi
File đính kèm:
- chu_de_nhanh_2_ban_than.docx