Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 2: Một số biển báo giao thông đơn giản

Cô ân cần đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Cho trẻ chơi theo các góc (Trẻ chơi theo ý thích).

- Lớp hát bài khám tay – Tổ trưởng đi khám tay các bạn. – Cô nhận xét.

* Mở chủ đề

+ Cho cháu hát kết hợp bài “ em đi qua ngã tư đường phố”

+ Hàng ngày ai chở con đi học? Đi bằng phương tiện gì?

+ Khi đến ngã tư đường phố thấy đèn đỏ bật lên thì các con thấy mọi người phải làm gì?

+ Đèn vàng, đèn xanh báo hiệu điều gì?

+ Khi đi con đi bên tay nào?

+ Các loại xe chạy ở đâu? Người đi bộ đi ở đâu?

- Giáo dục cháu đi cẩn thận bên lề bên phải, không đùa nghịch ngoài đường, đi đúng luật lệ giao thông, phải đi theo tín hiệu đèn giao thông.

* Thay thứ ngày, và bảng dự báo thời tiết theo từng ngày

* Tiêu chuẩn bé ngoan

+ Bé chăm: Đi học đúng giờ, chăm học chữ cái và chữ số.

+ Bé ngoan: Ngồi học ngay ngắn, biết chơi cùng bạn, không đánh cãi nhau, không xưng hô mày tao với bạn.

+ Bé sạch: làm vệ sinh đúng thao tác, biết giữ vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ .

 

doc24 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 2: Một số biển báo giao thông đơn giản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: MỘT SỐ BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƠN GIẢN
Thời gian thực hiện 1 tuần: từ ngày 15/01/2018 đến 19/01/2018 
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, Trò chuyện
Thể dục sáng
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Cho trẻ chơi theo các góc (Trẻ chơi theo ý thích).
- Lớp hát bài khám tay – Tổ trưởng đi khám tay các bạn. – Cô nhận xét.
* Mở chủ đề
+ Cho cháu hát kết hợp bài “ em đi qua ngã tư đường phố”
+ Hàng ngày ai chở con đi học? Đi bằng phương tiện gì?
+ Khi đến ngã tư đường phố thấy đèn đỏ bật lên thì các con thấy mọi người phải làm gì?
+ Đèn vàng, đèn xanh báo hiệu điều gì?
+ Khi đi con đi bên tay nào?
+ Các loại xe chạy ở đâu? Người đi bộ đi ở đâu?
- Giáo dục cháu đi cẩn thận bên lề bên phải, không đùa nghịch ngoài đường, đi đúng luật lệ giao thông, phải đi theo tín hiệu đèn giao thông.
* Thay thứ ngày, và bảng dự báo thời tiết theo từng ngày
* Tiêu chuẩn bé ngoan
+ Bé chăm: Đi học đúng giờ, chăm học chữ cái và chữ số.
+ Bé ngoan: Ngồi học ngay ngắn, biết chơi cùng bạn, không đánh cãi nhau, không xưng hô mày tao với bạn.
+ Bé sạch: làm vệ sinh đúng thao tác, biết giữ vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ .
 - Hô hấp 3: gà gáy
 - Tay 3: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước sau.
 - Bụng 4: Đứng quay người sang bên.
 - Chân 1: Đưa chân ra các phía.
 - Bật 3: Bật dang chân, khép chân.
Hoạt động học
- Một số biển báo giao thông đơn giản.
- Làm quen nhóm chữ p,q.
 - Âm nhạc đường em đi.
- Trèo lên xuống ghế bò chui qua cổngchạy nhanh 10 m
Nhận biết mục đích phép đo.
Chơi hoạt động ở các góc
- Góc thiên nhiên: Vẽ trên sân trường tín hiệu đèn giao thông, một số PTGT. Biết phối hợp các hình hình học và các nét cơ bản để hoàn thành sản phẩm.
Góc phân vai: - Đóng vai chú cảnh sát giao thông, biết công việc và dụng cụ của chú cảnh sát giao thông.
Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố . Cháu phối hợp các loại đồ dùng đồ chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm.
Góc học tập: Xem tranh truyện về PTGT. Biết đọc sách theo chủ đề để xem. Biết cách lật sách.
- Nối đúng số lượng các ptgt với chữ số.
Góc nghệ thuật: - Nghe và vận động theo nhạc các bài hát về giao thông Biết múa hát vận động các bài hát về PTGT. 
- Vẽ, tô màu các PTGT. Cháu biết vẽ và tô màu các PTGT theo ý thích.
Chơi ngoài trời
- Vẽ một số biển báo giao thông lên sân trường
- Xếp chữ bằng hột hạt.
- Giải câu đố về một số ptgt
- Ôn bài hát “ Đường em đi” 
- Ôn các bài hát, thơ trong chủ đề.
Ăn ngủ
- Ăn trưa : Trẻ ăn đầy đủ các thức ăn có 4 nhóm thực phẩm được chế biến từ rau, củ, thịt cá trứng, có các chất bột đường,
- Ngủ trưa : Trẻ ngủ ngon giấc, dậy đúng giờ, không nói chuyện. 
Chơi hoạt động theo ý thích
- Ôn nhóm chữ đã học.
- Gấp thuyền giấy.
- Chơi với đất nặn.
- Thực hiện vở LQVT, hoàn thành vở tạo hình của các cháu yếu.
- Tìm hiểu luật giao thông.
Trả trẻ
- Vệ sinh nêu gương cuối ngày – Trả trẻ
 Thứ hai , ngày 15 tháng 01 năm 2018
Lĩnh vực	: Phát triển nhận thức
Hoạt động	: Khám phá về luật giao thông
Đề tài : MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG ĐƠN GIẢN
I/ Yêu cầu:
Dạy cho cháu nhận biết được 1 số luật lệ giao thông đơn giản. đi theo tín hiệu đèn giao thông, đi bộ thì đi trên vỉa hè phía bên phải và khi muốn qua đường thì đi trên các vạch màu trắng, các loại xe thì chạy dưới lòng đường bên phải,cho cháu biết ý nghĩa của các biển báo giao thông.
Cháu hiểu được luật lệ giao thông khi đi đường.
Giáo dục cháu biết tuân thủ theo luật lệ giao thông.
II/ Chuẩn bị:
Tranh “Ngã tư đường phố” trên sidel
Nhạc không lời bài “Đường em đi”.
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Họat động 1: Ổn định giới thiệu:
Cô và lớp hát “Đường em đi”.
Trò chuyện với cháu về nội dung bài hát
2/ Họat động 2: Nội dung: 
Cho cháu kể 1 số luật lệ đi đường.
Người đi bộ đi ở đâu? Xe cộ chạy ở đâu?
Khi đi đường phải làm gì?
Có được chơi đùa và đá bóng ở vỉa hè và trong lòng đường không? Vì sao?
Cô tóm ý: Ở ngã tư dường phố người đi bộ đi trên vỉa hè, xe chạy trong lòng đường bên tay phải của mình, khi đi qua đường phải xin đường, người đi bộ đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ. Giáo dục cháu không chơi đùa, đá bóng trên vỉa hè, trong lòng đường.
Cô gắn tranh: Ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông cho cháu quan sát.
Cô hỏi cháu tranh vẽ gì?
Cô đàm thoại cùng cháu về nội dung tranh vẽ
+Trên tranh cô có tín hiệu giao thông nào?(đèn xanh,đèn đỏ,đèn vàng)
+À! Đúng rồi vậy bạn nào cho cô biết khi đèn xanh,khi đèn vàng,khi đàn đỏ thì chúng ta sẽ làm gì?(đèn đỏ dừng lại,đèn xanh đươc đi,đèn vàng chạy chậm lại)
+ Người lái xe đi như thế nào?(chạy dưới lòng đường bên phải)
+ Người đi bộ phải đi ở đâu? (đi ở trên vỉa hè ).
+ Người đi bộ muốn qua đường phải đi ở đâu?(đi trên vạch trắng)
+ Vì sao mọi người phải đi theo tín hiệu đèn và luật giao thông?
- Cho cháu đọc bài thơ “Đèn giao thông”.
 - Cho cháu quan sát tranh vẽ ngã tư không có tín hiệu đèn giao thông (có chú cảnh sát giao thông hướng dẫn đường) – Cô gợi ý để cho các đội nói về nội dung bức tranh.
 à Cô tóm ý 2 tranh : Ở các ngã tư có tín hiệu đèn giao thông, thì mọi người và các phương tiện giao thông đi theo các tín hiệu đèn. Còn khi không có tín hiệu đèn thì phải đi theo sự chỉ dẫn của chú cảnh sát giao thông à Giáo dục cháu đi đúng luật giao thông, đi bên phải, khi đi bộ muốn qua đường phải đi trên các vạch trắng và phải có người lớn dắt qua, không chơi đùa ngoài đường,...
 Cho cháu đọc bài thơ “Đi chơi phố”.
 Cô giới thiệu một số biển báo và cho cháu biết nội dung của biển báo : Biển báo cấm đi ngược chiều, dừng lại, cấm rẽ phải, cấm rẽ trái,... (cho cháu đếm số lượng biển báo).
Cô giới thiệu thêm cho trẻ một số biển báo nguy hiểm:giao nhau với đường sắt có rào chắn,giao nhau với đường sắt không có rào chắn
⁕⁕ Giáo dục trẻ:khi các con đi qua đường sắt thì các con phai chú ý quan sát cẩn thận,khi qua đường sắt có rào chắn thi phải chờ các cô chú đưa rào chằn lên các con mới được qua,còn không có rào chắn thì rất nguy hiểm các con phaỉ chú ý khi qua đường
3/ Hoạt động 3 : Làm đèn hiệu giao thông
 Cho các đội chơi làm đèn hiệu giao thông : Cắt các hình tròn màu đỏ - vàng – xanh và dán theo thứ tự : đỏ - vàng – xanh để làm tín hiệu đèn giao thông. (cho cháu nghe nhạc)
 Cho các đội kiểm tra lẫn nhau xem đội bạn dán đúng hay sai, đội nào làm nhiều hơn.
 4/ Hoạt động 4 Trò chơi “Nào ta cùng đoán”
 Cô cho các đội chọn một số hình ảnh về hành vi của người tham gia giao thông – Yêu cầu các đội gạch chéo hành vi sai.
 Cô quan sát cháu thực hiện – Cho các đội kiểm tra lẫn nhau – Yêu cầu cháu giải đáp vì sao biết đó là hành vi sai.
 5/ Hoạt động 5 : Thực hành trên mô hình ngã tư đường phố
 Cho cháu thực hành trên mô hình ngã tư kết hợp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
 Cho 1 cháu đưa đèn tín hiệu giao thông (làm chú cảnh sát giao thông) - Cho 4 đội thi đua chơi đi bộ, chạy xe đạp qua ngã tư đường phố theo các tín hiệu đèn giao thông.
6/ Hoạt động 6 :Kết thúc - Nhận xét lớp
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Vẽ một số biển báo giao thông lên sân trường
- Trò chơi:- Vận động: Bánh xe quay
 - Dân gian:Bịt mắt đá bóng
- Chơi theo ý thích 
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
-Góc thư viện- Xem sách tranh truyện về PTGT
- Góc Xây dựng : Xây bãi đậu xe: 
- Góc Phân vai: - Đóng vai thành viên trong gia đình sử dụng PTGT
– J —
VỆ SINH-ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
– J —
HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH
- Tìm hiểu luật giao thông.
* Chơi tự do 
– J —
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
Đánh giá trẻ cuối ngày :
-
-
-
Thứ ngày tháng năm 201
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 VẼ TÔ MÀU TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG 
Mục đích yêu cầu
-+ 5 tuổi: Trẻ biết đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho các PTGT trên đường. Trẻ biết vẽ màu đèn tín hiệu phù hợp.
 + 4 tuổi: Trẻ biết vẽ các đèn tín hiệu giao thông.
- + 5 tuổi: Biết cách cầm viết , tô màu không lem ra ngoài.
 + 4 tuổi : Trẻ tô màu đẹp không lem ra ngoài.
- Giáo dục trẻ biết đi đúng theo đèn tín hiệu giao thông. 
II.Chuẩn bị. 
- Đồ dùng của cô: Đèn giao thông cô ( mẫu).Cột đèn giao thông chưa tô màu các đèn. Que chỉ. 
- Đồ dùng của trẻ:Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ xé dán. 
III. Tiến trình hoạt động. 
* Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú. 
- Trò chuyện với trẻ về tác dụng của đèn giao thông. 
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành đèn tín hiệu giao thông. 
- Cô giới thiệu vào bài. 
* Hoạt động 2: Quan sát, hướng dẫn trẻ vẽ. 
Cô cho trẻ quan sát cột đèn giao thông cô tô màu sẵn.(4t) 
Hỏi trẻ về màu sắc, cách tô màu các đèn như thế nào?(4t) 
Cô làm mẫu : Cột đèn thứ nhất khi đèn đỏ dừng lại thì cô tô vòng tròn màu đỏ ở trên cao. Cột đèn thứ 2 khi đèn vàng báo hiệu thì cô tô đèn ở giữa màu vàng. Và cột đèn sau cùng khi đèn xanh bật lên thì cô tô vòng tròn màu xanh ở cưới cùng.
Trẻ trò chuyện cùng cô về mẫu đèn giao thông. 
Trẻ quan sát và trả lời.
-   Trẻ quan sát cô làm mẫu.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện (Cô mở nhạc không lời)
- Cô bao quát và hướng dẫn lại cho cháu. 
- Cô nhắc cháu tư thế ngồi .
- Cháu thực hiện.
- Cô bao quát nhắc nhở.
- Động viên cháu vẽ đẹp và sáng tạo.
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho cháu trưng bày tất cả các sản phẩm của cháu lên giá.
- Cô hỏi cháu hôm nay các con vừa làm gì vậy.(4t)
- Cô gọi cá nhân lên chọn tranh và nhận xét.
- Cô chọn ra những bức tranh đẹp để tuyên dương và động viên những cháu vẽ chưa đẹp. 
- Cô cho cháu hát “ Đường em đi”.
Hoạt động 5: Nhận xét - tuyên 
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Thơ : giúp bà.
-Trò chơi : - Vận động: Truyền tin
 - Dân gian:Cướp cờ
- Chơi theo ý thích 
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc Nghệ Thuật : Âm nhạc- Tập múa hát vận động các bài hát về PTGT
- Góc Xây dựng : Xây bãi đậu xe: 
 -Góc Phân vai: - Đóng vai thành viên trong gia đình sử dụng PTGT
– J —
VỆ SINH-ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Thực hiện vở các cháu yếu, chưa hoàn chỉnh.
- Chơi tự do 
– J —
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
Đánh giá trẻ cuối ngày :
-
-
 -.
Thứ tư ngày17 tháng 01 năm 2018
Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Trọng tâm: - Dạy hát “Đường em đi”
Kết hợp: - Vận động: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
- Nghe hát: Anh phi công ơi 
I. Mục đích yêu cầu:
- + 5 tuổi : Trẻ hát đúng và thuộc lời bài hát “Đường em đi”. Chơi đươc trò chơi âm nhạc.
 + 4 tuổi : Trẻ hát được và thuộc lời bài hát “Đường em đi”. Chơi đươc trò chơi âm nhạc.
- +5 tuổi :Cháu biết thể hiện cảm xúc phù hợp giai điệu của bài hát. Cháu thích nghe cô hát và chơi hứng thú.
 + 4 tuổi : Cháu thích nghe cô hát và chơi hứng thú.
- Qua nghe hát bài “ Anh phi công ơi” cháu có cảm nhận về giai điệu mượt mà, tha thiết của bài hát.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: Cô hát thuộc lòi bài hát. Máy hát, băng nhạc bài hát 
Đồ dùng của cháu: Mũ múa.
III. Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Dạy hát:“ Đường em đi”
 - Cô hát cháu nghe một lần, giải thích
 - Cho cháu nghe giai điệu bài hát
 - Dạy lớp hát theo cô từng câu
 - Dạy nhóm hát theo cô từng câu
 - Những cháu thích hát hát cùng cô
 - Lớp hát cùng cô
*Hoạt động 2/ Nghe hát: Anh phi công ơi.
- Cô giới thiệu bài nghe hát.
- Cô hát lần 1.
- Cô gợi hỏi cháu nội dung, giáo dục cháu. 
- Cho lớp nghe cattset, cháu tự vận động theo bài hát.
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiết tấu tìm đồ vật”
- Cách chơi: Cháu ngồi vòng tròn, một người chơi sẽ đi ra ngoài, cô dấu đồ vật sau lưng bạn trong lớp, Sau khi cất đồ vật xong người chơi sẽ đi vào lớp, các bạn trong lớp vừa hát vừa vỗ tay thì “người chơi”đi men theo phía trước mặt các bạn, khi nào nghe tiếng hát to vỗ nhanh hơn là báo hiệu nơi ấy cất đồ vật. Nếu tìm không ra thì phải ra ngoài một lần chơi.Nếu tìm đúng thì nói tên đồ vật đó dùng để làm gì? ( cháu chú ý nghe cô giải thích cách chơi)
- Cô tổ chức chơi ( cháu tham gia chơi vài lần)
Hoạt động 5: Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Vẽ PTGT lên sân trường
- Trò chơi :- Vận động: Bánh xe quay
 - Dân gian: cướp cờ
- Chơi theo ý thích 
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
-Góc Nghệ Thuật : Âm nhạc- Tập múa hát vận động các bài hát về PTGT
- Thiên nhiên - In hình cát ướt một số PTGT
-Góc Phân vai: - Đóng vai thành viên trong gia đình sử dụng PTGT
– J —
VỆ SINH-ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
 – J —
 CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cháu chơi với đất nặn.
- Chơi tự do
– J —
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
Đánh giá trẻ cuối ngày :
-
 -
 -
Thứ ..ngày..tháng..năm 201
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
 Hoạt động :Thể dục
 Đề tài: ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC
 TC: nhảy tiếp sức
1.Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức: Cháu đi tự nhiên, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng.
- Kỹ năng: Cháu đi đúng tư thế, mạnh dạn khi đi trên ghế.
- Thái độ: Giáo dục cháu chú ý trong học tập,mạnh dạn, tự tin
2. Chuẩn bị: 
-Ghế thể dục – vòng- cờ
* Tích hợp :
 + GDÂN :Bài “ Thể dục buổi sáng”
 + Toán :Đếm số lượng vòng.
3.Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1 :Khởi động
- Đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: chạy chậm, chạy nhanh_ chạy chậm “kết hợp nhạc không lời” (Cháu đi kết hợp các kiểu đi)
* Hoạt động 2 : trọng động
+ Động tác 4 : Tay vai : Đánh chéo hai tay trước sau(Tập 2 lần 8 nhịp)
+ Động tác 2 bụng lườn (Tập 2 lần 8 nhịp)
+ Động tác 3 chân (Tập 4 lần 8 nhịp)
+ Động tác bật 2 : (Tập 2 lần 8 nhịp)
Vận động cơ bản “Đi trên ghế thể dục”
-Hát “ Tập thể dục buổi sáng” ( Cháu xếp 2 hàng)
-Thế ở nhà các cháu có hay tập thể dục không ? Tập thể dục làm gì ? ( cháu trả lời)
À ! Muốn cơ thể khoẻ mạnh cúng ta phải siêng tập thể dục, có bài tập rèn cơ bắp, có bài tập giữ thăng bằng. Hôm nay cô sẽ cho các cháu tập bài giữ thăng bằng là “Đi trên ghế thể dục”
- Cô giải thích : Trẻ đứng ở một đầu ghế, mắt nhìn đầu ghế kia, tay chống hông, chân phải bước lên trước một bước nhỏ, thu chân trái sát gót chân phải, tiếp tục bước chân phải lên trước và thực hiện tiếp như trên. Nếu bước chân trái trước thì thu chân phải sát gót chân trái. (Cháu chú ý nghe và xem cô, làm mẫu)
+ Mời một hoặc 2 trẻ lên làm lại động tác bò, chui qua cổng.
+ Mời cả lớp cùng nhận xét
+ Cho trẻ thực hiện 1 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ,) 
+Tăng thêm số lần đối với trẻ làm chưa đúng.
Cô sẽ cho các cháu chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô chia lớp làm 3 đội sẽ lên thi đi trên ghế thể dục, đội nào đi đúng tư thế và nhanh, đội đó sẽ thắng cuộc. (Ba đội thi đua với nhau)
+Cho cháu khá làm lại lần cuối
 Trò chơi vận động:
Trò chơi: “ Nhảy tiếp sức”
Cô cũng chia cháu làm 3 đội thi đua với nhau, mỗi đội nhảy qua 5 vòng, bằng cách nhảy tiếp sức, đội nào nhảy đúng và hết số bạn trước đội đó thắng cuộc. ( Cháu đếm số lượng vòng và nghe cô giải thích cách chơi)
Cô tổ chức chơi. (Cháu chơi 1 – 2 lần)
*Hoạt động 3:
-Hồi tỉnh : “ hít thở nhẹ nhàng”
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về BVMT.( Chủ đề PTGT)
- Trò chơi : - Vận động: Người tài xế giỏi
 - Dân gian:Kéo co
- Chơi theo ý thích
– J —
 CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Thiên nhiên - In hình cát ướt một số PTGT
- Góc Xây dựng : Xây bãi đậu xe: 
- Góc Phân vai: - Đóng vai thành viên trong gia đình sử dụng PTGT
– J —
VỆ SINH-ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- HĐH : chữ p,q.
- Chơi tự do 
– J —
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
Đánh giá trẻ cuối ngày :
-
-
-
Thứ sáu..ngày19..tháng01..năm 2018
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
 Hoạt động: Làm quen với toán
 NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH PHÉP ĐO
I.Mục đích yêu cầu:
- + 5 tuổi: Trẻ nhận biết được mục đích đo là để biểu diễn chiều dài của vật qua độ dài của vật chọn làm đơn vị đo.
 + 4 tuổi : Trẻ hiểu được các thước đo khác nhau cho kết quả đo của một vật cũng khác nhau.
- + 5 tuổi : Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đo, đếm.
 + 4 tuổi: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
Cháu hứng thú với tiết học, qua tiết học rèn cho trẻ tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị:
*Chuẩn bị cho cô:
- Cá rô, Cá chép, cá lóc , 3 miếmg xốp hình chữ nhật, dây đo.
- Bút dạ, thẻ số từ 1 đến 8
- 6 vòng thể dục 
*Chuẩn bị cho trẻ :
- 3 băng giấy dài không bằng nhau. Mỗi trẻ 3 miếng xốp, sợi dây
III.Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú:
- Mời lớp múa hát bài “Cá vàng bơi”
- Các con ơi! Cá cung cấp cho ta chất gì? Cá sống ở đâu?(4t)
- Người ta thường dùng gì để đi đánh cá được.
- Đúng rồi cá cung cấp cho ta chất đạm, cá sống ở dưới nước 
* Hoạt động 2: So sánh chiều dài của 3 vật:
-Các con nhìn xem cô có gì đây?
-Cô đặt 3 con cá cạnh nhau hỏi trẻ:
-Các con nhìn thấy 3 con cá này ntn với nhau?(4t)
-Mời một trẻ lên đo 3 con cá bằng cách đặt cạnh nhau:
-Chiều dài của cá rô như thế nào so với cá chép?
-Chiều dài của cá chép như thế nào so với cá lóc?
* Hoạt động 3: Làm quen với phép đo và mục đích của phép đo.
-Trẻ thực hành đo
- Cô giới thiệu: Đúng rồi, bằng cách đặt cạnh nhau 3 con cá , chúng ta cũng có thể biết được 3 con cá này không bằng nhau. Nhưng để biết được chính xác chiều dài của mỗi con cá thì chúng ta cần đến phép đo đấy. Bây giờ các con hãy xem cô dùng miếng xốp hình chữ nhật đo 3 con cá nhé!
- Con cá rô dài bằng mấy hình chữ nhật? Cá chép dài bằng mấy hình chữ nhật? Cá lóc dài bằng mấy hình chữ nhật?
- Như vậy 3 con cá này con nào dài nhất con nào ngẳn nhất? 
- Các con hãy lấy trong rổ 3 băng giấy và xếp thành hàng ngang
- Bây giờ chúng mình cùng hãy cùng đo các băng giấy bằng các hình chữ nhật nha!
- Cô hướng dẫn trẻ đặt các hình chữ nhật nhỏ lần lượt theo chiều dài của băng giấy 
- Cô và trẻ xếp xong .cô nói với trẻ:
- Nào bây giờ các con cùng cô kiểm tra chiều dài của băng giấy màu đỏ dài bằng bao nhiêu hình chữ nhật nha!
- Cô và trẻ cùng đếm :1,2,3,4,5
- Băng giấy màu đỏ dài bằng 5 thước đo hình chữ nhật .
- Tương tự đo và đếm băng giấy màu vàng, băng giấy màu xanh.
- Băng giấy màu vàng bằng 4 thước đo hình chữ nhật
- Băng giấy màu xanh bằng 3 thước đo hình chữ nhật
- Cô yêu cầu cháu đặt chữ số và đặt bên cạnh mỗi băng giấy một thẻ số tương ứng với số hình chữ nhật mà trẻ vừa đo!
Cô hỏi trẻ:
- Băng giấy nào dài nhất?Vì sao con biết?(4t)
- Băng giấy nào ngắn nhất? Vì sao con biết?
*Đo 1 vật bằng những thước đo khác nhau : 
- Cô giới thiệu với trẻ :Chúng ta vừa đo các băng giấy bằng thước đo hình chữ nhật.Có nhiều loại dụng cụ đo khác nhau,mỗi dụng cụ đo lại cho chúng ta kết quả khác nhau.
- Bây giờ cô và c/c hãy đo bằng các sợi dây nhé! 
- Cô cho trẻ thực hành đo
- Cô quan sát để hướng dẫn cho từng trẻ cách kéo sợi dây và đặt trên các băng giấy và hỏi trẻ xem đặt thẻ số mấy để thể hiện kết quả đo.
- Vậy băng giấy màu đỏ bằng mấy sơi dây?
Cô kết luận : Đúng rối, khi đo bằng sợi dây thì băng giấy màu đỏ dài bằng 3 sợi dây , và khi đo bằng hình chữ nhật thì băng giấy màu đỏ lại bằng 5 hình chữ nhật. Như vậy, với dụng cụ đo khác nhau , cho chúng ta kết quả đo khác nhau.
*Hoat động 3: Trò chơi cũng cố “Bật vòng đo dây”.
- Cô chuẩn bị 3 sơi dây thừng không bằng nhau ( 36 cm,30cm, 24cm).
- Cô chia trẻ làm 2 đội.
2 đội chơi xếp hàng dọc, trước mặt mỗi đội là 3 vòng thể dục. Lần lượt từng trẻ bật qua 3 vòng lên lấy 1 hình cá chép và đặt cạnh sợi dây thừng . Cứ như thế cho đến khi số cá xếp bằng chiêu dài của sơị dây. Đội nào nhanh đội đó thắng cuộc.
Sau 1 lần chơi cô kiểm tra kết quả đội
*Cũng cố : Hỏi lại tên bài.
IV. Nhận xét – tuyên dương.
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Các bài hát, bài thơ trong chủ đề. 
- Trò chơi : - Vận động: Người tài xế giỏi
 - Dân gian: Kéo co
- Chơi theo ý thích
VỆ SINH-ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
-Góc thư viện- Xem sách tranh truyện về PTGT
- Thiên nhiên - In hình cát ướt một số PTGT
- Góc Xây dựng : Xây dựng đường dành cho người đi bộ.
– J —
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Tìm hiểu luật giao thông.
- Chơi bánh xe quay ( Đóng chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông)
- Xem phim các nguồn nước ( mở chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên.).
- Chơi tự do 
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
Đánh giá trẻ cuối ngày :
-
-
 -
 Thứ ngày tháng năm
Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Trọng tâm: - Dạy hát “Đường em đi”
Kết hợp: - Vận động: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
- Nghe hát: Anh phi công ơi 
I. Mục đích yêu cầu:
- + 5 tuổi : Trẻ hát đúng và thuộc lời bài hát “Đường em đi”. Chơi đươc trò chơi âm nhạc.
 + 4 tuổi : Trẻ hát được và thuộc lời bài hát “Đường e

File đính kèm:

  • docgiao an lam quen nhom chu pq_12257081.doc
Giáo Án Liên Quan