Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 2: Tôi là ai - Trường: Mầm non Xuân Nha
Chủ đề nhánh 2: TÔI LÀ AI?
YÊU CẦU TRẺ:
- Phân biệt được bản thân với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân và hình dạng bên ngoài, thể hiện qua lời nói và các sản phẩm tạo hình.
- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, sở thích riêng của bạn, những người gần gũi.
- Cảm nhận được cảm xúc yêu - ghét, có ứng xử phù hợp.
- Quan tâm, giúp đỡ người khác, chơi hòa đồng, hợp tác cùng các bạn thực hiện công việc đến cùng.
- Biết thực hiện 1 số quy định ở trường, ở nhà.
Chủ đề nhánh 2: TÔI LÀ AI? µ YÊU CẦU TRẺ: - Phân biệt được bản thân với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân và hình dạng bên ngoài, thể hiện qua lời nói và các sản phẩm tạo hình. - Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, sở thích riêng của bạn, những người gần gũi. - Cảm nhận được cảm xúc yêu - ghét, có ứng xử phù hợp. - Quan tâm, giúp đỡ người khác, chơi hòa đồng, hợp tác cùng các bạn thực hiện công việc đến cùng. - Biết thực hiện 1 số quy định ở trường, ở nhà. LỊCH GIẢNG DẠY TUẦN 2: Thời gian thực hiện: Từ ngày 17/10/2016 – 21/10/2016. HOẠT ĐỘNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN ¶ Đón trẻ: Cô đón trẻ tận tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất cặp, để dép đúng nơi quy định. ¶ Trò chuyện: - Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong ngày nghỉ cuối tuần. - Trò chuyện về một số công việc tự phục vụ trẻ có thể làm. - Trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân trẻ. - So sánh đặc điểm bản thân trẻ với bạn. - Trò chuyện về lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe. THỂ DỤC SÁNG - Hô hấp 2, tay 3, chân 1, lườn 1, bật 4. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Bật chụm tách chân. Thơ “Tay ngoan”. Vẽ chân dung của bé. Nhận biết số 7. Phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Hát “Vì sao mèo rửa mặt?”. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ¶ Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về những âm thanh trẻ nghe thấy, tự giới thiệu về bản thân, quan sát cây trong sân trường, viết chữ cái đã học trên sân xi măng, biểu diễn văn nghệ. ¶ TCVĐ: “Kéo co”, “Thi đi nhanh”, “Bịt mắt bắt dê”. ¶ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi sẵn có, vòng, phấn, .... HOẠT ĐỘNG GÓC Y Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống. Y Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi thiếu nhi. Y Góc nghệ thuật: Múa, hát các bài hát chủ điểm bản thân. Y Góc học tập: Làm sách, xem truyện tranh, hình ảnh về bản thân. Y Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây, vun đất, chăm sóc cây. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn “Bật chụm tách chân”. - LQKTM: thơ “Tay ngoan”. - Ôn thơ “Tay ngoan”. - LQKTM: “Vẽ chân dung của bé”. - Ôn “Vẽ chân dung của bé”. - LQKTM: “Nhận biết số 7. Phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật”. -Ôn “Nhận biết số 7. Phân biệt hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật”. - LQKTM: hát “Vì sao mèo rửa mặt”. -Ôn hát “Vì sao mèo rửa mặt”. - LQKTM: Xem tranh, trò chuyện chủ đề “Tôi cần gì để lớn lên khỏe mạnh?”. HỌC CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH - Hát “Tay thơm tay ngoan”, “Vì sao mèo rửa mặt”; thơ “Thỏ bông bị ốm”, kể chuyện “Câu chuyện của tay trái và tay phải”, ... - Trò chơi “Tự giới thiệu về bản thân”, chơi hoạt động theo ý thích, lau bàn ghế, rửa đồ dùng đồ chơi, HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ Y 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần: - Tiêu chuẩn 1: Đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định. - Tiêu chuẩn 2: Không vứt rác bừa bãi. - Tiêu chuẩn 3: Biết đi thưa về trình. Y Trả trẻ tận tay phụ huynh. THỂ DỤC SÁNG Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành - Trẻ biết xếp hàng và vận động theo hiệu lệnh của cô. - Cháu tập đều, đúng động tác. - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn (hoặc trong phòng học). 1. Gây hứng thú: Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi đều, chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo tổ. 2. Nội dung: - Hô hấp 2: Thổi bóng bay. - Tay 3: Hai tay đưa ngang, gập tay sau gáy. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục. - Lườn 1: Đứng quay thân sang 2 bên. - Bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau. 3. Thư giản: Cháu đi vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG CHƠI Tên trò chơi và nội dung Mục đích, yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Y Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống. - Trẻ nhận vai chơi và thể hiện vai chơi. - Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: người bán mời khách mua hàng, người mua trả tiền, - Biết liên kết với các nhóm chơi. - Các món ăn, các loại thực phẩm để trẻ chế biến: hột é, đường, sữa đậu nành, bánh bò, - Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng vai chơi: thái độ người bán hàng niềm nở, giới thiệu món ăn, cách chế biến, với khách mua hàng. - Gợi ý các nhóm chơi liên kết với nhau trong vai chơi. - Cho cháu tham gia quá trình chơi. Y Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi thiếu nhi. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây khu vui chơi thiếu nhi. - Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo. - Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng. - Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, - Hàng rào, hoa, cây xanh, - Bập bênh, cầu trượt. - Cô cùng trẻ trò chuyện về công viên. - Hướng dẫn trẻ xây khu vui chơi thiếu nhi với các khu vực, cây cối, hoa lá. - Cô gợi ý trẻ mời các bạn nhóm khác tham quan công viên. Y Góc nghệ thuật: Múa, hát các bài hát chủ điểm bản thân. - Trẻ tự tin biểu diễn trước đám đông, mạnh dạn tham gia cùng bạn. - Trẻ chơi có trật tự. - Phách gõ, trống lắc, mũ đội, - Cô và trẻ cùng trò chuyện về phương tiện giao thông đường bộ. - Gợi ý cháu hát các bài hát trong chủ điểm. Y Góc học tập: Làm sách, xem truyện tranh, hình ảnh về bản thân. - Trẻ biết cấu tạo cuốn sách và cách làm ra cuốn sách. - Rèn sự khéo léo của bàn tay. - Phát triển khả năng quan sát, sáng tạo. - Bìa cứng, bút chì, keo. - Tranh ảnh cắt rời từ báo cũ, tạp chí, - Tranh ảnh, truyện kể về bản thân. - Hướng dẫn trẻ cách làm sách, cách lật, mở sách, xem sách. - Gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh theo suy nghĩ của trẻ. Y Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây, vun đất, chăm sóc cây. - Trẻ biết tưới cây, lau lá, hái bỏ lá vàng. - Cây xanh, thùng tưới nước, giẻ lau, - Cô gợi ý trẻ thực hiện, động viên để trẻ hoàn thành công việc. Thứ 2, ngày 17 tháng 10 năm 2016. ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện về cảm xúc của trẻ trong ngày nghỉ cuối tuần. THỂ DỤC SÁNG Hô hấp 2, tay 3, chân 1, lườn 1, bật 4. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết dùng sức nhún bật chụm tách chân liên tục vào các ô. - Rèn kĩ năng bật nhanh, khi bật không chụm vào vạch. - Trẻ hứng thú tham gia vận động, chơi đúng luật. - Chỉ số cần đạt: Chuẩn 4 thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, chỉ số 14: Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. 2. Chuẩn bị: - Phòng tập sạch sẽ, thoáng mát, an toàn. - Bóng đủ cho trẻ luyện tập, bóng. 3. Tổ chức hoạt động: Y Hoạt động 1 : Gây hứng thú: - Hát “Vui đến trường”, chuyển đội hình vòng tròn. Khởi động: Đi thường, đi kiễng gót, đi hạ gót, chạy chậm, chạy nhanh. Y Hoạt động 2: Bé tập thể dục: { Bài tập phát triển chung: - Cô cho trẻ tập các động tác: Tay 3, chân 1, lườn 1, bật 4. { Vận động cơ bản: “Bật chụm tách chân”: Cô cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Cô làm mẫu cho trẻ xem. Giải thích vận động. Gọi trẻ khá xung phong tập mẫu, cả lớp nhận xét. Cô cho trẻ thực hiện. Cô động viên trẻ mạnh dạn tập, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tập. { Trò chơi “Chuyền bóng”: - Cô giới thiệu tên trò chơi, gợi ý để trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. + Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “Chuyền bóng”, bạn đầu tiên nhặt bóng chuyền cho bạn phía sau. Bạn tiếp theo nhận bóng và chuyền tiếp tới bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng nhận bóng và đặt vào rổ. + Luật chơi: Phải chuyền bóng bằng 2 tay. Trong thời gian là 1 bản nhạc, đội nào chuyền được nhiều bóng là đội chiến thắng. Cô cho trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét. Y Hoạt động 3 : Thư giãn: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về những âm thanh trẻ nghe được. Trò chơi vận động: Kéo co. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, vòng, bóng, phấn, lá khô, ... 1. Yêu cầu: Trẻ biết chú ý lắng nghe, nghe được những âm thanh xung quanh. Trẻ hứng thú chơi, chơi đúng luật. Thảo mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. 2. Chuẩn bị: Sân rộng, thoáng mát, an toàn, đồ chơi ngoài trời, phấn, vòng, ... 3. Tiến hành: « Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về những âm thanh trẻ nghe được. - Cô và trẻ cùng dạo chơi xung quanh trường. - Cô gợi ý để trẻ kể về những âm thanh mình nghe được. « Trò chơi vận động: Kéo co. - Cô mời trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi. - Cô cho trẻ chơi. « Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, vòng bóng, phấn, lá khô, ... - Trẻ chơi tự do với đồ chơi cô mang theo và đồ chơi sẵn có ngoài trời. - Trong khi chơi, cô chú ý quan sát trẻ, đảm bảo trẻ chơi an toàn. HOẠT ĐỘNG GÓC Y Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống. Y Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi thiếu nhi. Y Góc nghệ thuật: Múa, hát các bài hát chủ điểm bản thân. Y Góc học tập: Làm sách, xem truyện tranh, hình ảnh về bản thân. Y Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây, vun đất, chăm sóc cây. NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Người thực hiện: ....................................................................................................... Sỉ số lớp: 13 Vắng: .............................................................................................. Hoạt động học: - Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ: ................................................. ................................................................................................................................... - Thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động : ................................................................ ................................................................................................................................... - Những trẻ chưa nắm được yêu cầu của họat động : ............................................... Nguyên nhân: ........................................................................................................... Hoạt động chơi: .................................................................................................... ................................................................................................................................... Các hoạt động khác (Những hoạt động theo kế hoạch chưa thực hiện? Lý do?) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... - Các cháu cần bồi dưỡng: ........................................................................................ - Bé ngoan: ................................................................................................................ HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn: Bật chụm tách chân. LQKTM: Thơ “Tay ngoan”. 1. Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng bật nhanh, bật chụm tách chân cho trẻ. - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ. - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. 2. Chuẩn bị: - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát. - Bài thơ “Tay ngoan”, ... 3. Hoạt động có định hướng: { Ôn kiến thức cũ: Ôn “Bật chụm tách chân”: - Cô cho trẻ về đội hình. - Tổ chức cho trẻ luyện tập với nhiều hình thức sinh động. { Cung cấp kiến thức mới: Thơ “Tay ngoan”: - Cô đọc diễn cảm bài thơ “Tay ngoan”. - Cô hướng dẫn trẻ đọc theo cô dưới nhiều hình thức (tổ, nhóm, cá nhân). HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG Cho trẻ nhắc lại các tiêu chuẩn bé ngoan. Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét chung, tuyên dương các trẻ ngoan, nhắc nhở các trẻ chưa ngoan. Cô cho trẻ cắm cờ bé ngoan. Người thực hiện: ............................................................................... Nhận xét cuối ngày: «««««««««««««««««««««««««««««««««««««««««««««Thứ 3, ngày 18 tháng 10 năm 2017. ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện về 1 số công việc tự phục vụ trẻ có thể làm. THỂ DỤC SÁNG Hô hấp 2, tay 3, chân 1, lườn 1, bật 4. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ hiểu được nội dung bài thơ. - Trẻ thể hiện cảm xúc khi đọc bài thơ, bước đầu biết đọc diễn cảm. - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Chỉ số cần đạt: Chuẩn 15 thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, chỉ số 65: Nói rõ ràng. 2. Chuẩn bị: - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát, an toàn. - Tranh cơ thể của bé, tranh minh họa bài thơ “Tay ngoan”, ... 3. Tổ chức hoạt động: Y Hoạt động 1 : Gây hứng thú: - Trò chơi “Em bé”. Xem tranh “Cơ thể của bé”, trò chuyện về cơ thể bé. Y Hoạt động 2: Bé vui học thơ: Cô mời một trẻ lên đọc bài thơ “Tay ngoan”. Cô tóm tắt nội dung: “Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, trong sáng, nói về các công việc mà đôi tay của chúng ta có thể làm”. Dạy trẻ đọc thơ: + Cả lớp đọc thơ, cô quan sát và sửa sai cho trẻ. + Trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức (tổ, nhóm, cá nhân). + Đọc thơ theo tín hiệu tay, đối đáp. Đàm thoại về nội dung bài thơ. + Các cháu vừa thể hiện bài thơ có tên là gì? + Trong bài thơ, tay ngoan làm được những việc gì? Câu thơ nào thể hiện điều đó? + Khi khách đến thăm nhà, cháu thường làm những gì? + Vì sao cháu phải chải răng vào buổi sáng? è GD: Cháu phải luôn giữ gìn đôi tay sạch sẽ, dùng đôi bàn tay để giúp đỡ cha mẹ, làm vệ sinh cá nhân. Y Hoạt động 3 : Trò chơi “Ai nhanh hơn”: - Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội. Trẻ lần lượt bật liên tục qua 5 ô, chọn tranh phù hợp với nội dung bài thơ. - Luật chơi: Trẻ phải bật liên tục qua 5 ô, không được bỏ ô, đi vào ô. Y Hoạt động 4 : Kết thúc: - Hát “Tay thơm, tay ngoan”. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Tự giới thiệu về bản thân. Trò chơi vận động: Thi đi nhanh. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, vòng, bóng, phấn, lá khô, ... 1. Yêu cầu: Trẻ tự tin giới thiệu về bản thân mình, biết nói lên đặc điểm, sở thích của bản thân. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ. Trẻ hứng thú chơi, chơi đúng luật. 2. Chuẩn bị: Sân rộng, thoáng mát, an toàn, chậu, phấn, vòng, bóng, ... 3. Tiến hành: « Hoạt động có chủ đích: Tự giới thiệu về bản thân: - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm bản thân. - Cô gợi ý trẻ tự giới thiệu về bản thân mình, khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin khi nói. « Trò chơi vận động: Thi đi nhanh: - Cô mời trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi. - Cô cho trẻ chơi. « Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, vòng bóng, phấn, lá khô, ... - Cô giới thiệu khu vực chơi, đồ chơi, phân khu vực chơi cho trẻ. - Cô cho trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. HOẠT ĐỘNG GÓC Y Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống. Y Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi thiếu nhi. Y Góc nghệ thuật: Múa, hát các bài hát chủ điểm bản thân. Y Góc học tập: Làm sách, xem truyện tranh, hình ảnh về bản thân. Y Góc thiên nhiên: Tưới nước cho cây, vun đất, chăm sóc cây. NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Người thực hiện: ....................................................................................................... 1. Sỉ số lớp: 13. Vắng: .............................................................................................. 2. Hoạt động học: - Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ: ................................................. ................................................................................................................................... - Thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động : ................................................................ ................................................................................................................................... - Những trẻ chưa nắm được yêu cầu của họat động : ............................................... Nguyên nhân: ........................................................................................................... Hoạt động chơi: .................................................................................................... ................................................................................................................................... Các hoạt động khác (Những hoạt động theo kế hoạch chưa thực hiện? Lý do?) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... - Các cháu cần bồi dưỡng: ........................................................................................ - Bé ngoan: ................................................................................................................ Ôn: Thơ “Tay ngoan”. LQKTM: Vẽ chân dung của bé. 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ tự tin đọc diễn cảm bài thơ “Tay ngoan”. - Trẻ biết đặc điểm của bé trai, bé gái; biết cách vẽ chân dung của bé. - Trẻ chý ý, vâng lời cô. 2. Chuẩn bị: - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát. - Tranh minh họa bài thơ “Tay ngoan”.... 3. Hoạt động có định hướng: { Ôn kiến thức cũ: Ôn thơ “Tay ngoan”. - Cô mời 1 trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hỏi trẻ tên bài thơ. - Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ, chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức (tổ, nhóm, cá nhân). { Cung cấp kiến thức mới: Vẽ chân dung của bé: - Cô cho trẻ xem tranh mẫu. Trò chuyện về đặc điểm bức tranh. - Cô và trẻ cùng thảo luận về cách vẽ chân dung của bé. - Cô cho trẻ vẽ chân dung của bé, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời. HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG Cho trẻ nhắc lại các tiêu chuẩn bé ngoan. Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét chung, tuyên dương các trẻ ngoan, nhắc nhở các trẻ chưa ngoan. Cô cho trẻ cắm cờ bé ngoan. Người thực hiện: ............................................................................... Nhận xét cuối ngày: ««««««««««««««««««««««««««««««««««««««««««««« Thứ 4, ngày 19 tháng 10 năm 2017. ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân trẻ. THỂ DỤC SÁNG Hô hấp 2, tay 3, chân 1, lườn 1, bật 4. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cách phân biệt bạn trai, bạn gái qua đặc điểm bên ngoài. Biết cách vẽ chân dung của bé. - Phát triển các kỹ năng vận động tinh của đôi bàn tay: vẽ các nét, tô màu, ... - Trẻ yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. - Chỉ số cần đạt: Chuẩn 22 thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức, chỉ số 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình. 2. Chuẩn bị: - Tranh mẫu chân dung bạn trai, chân dung bạn gái. - Giấy vẽ 3. Tổ chức hoạt động: Y Hoạt động 1 : Gây hứng thú: - Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Trò chuyện về nội dung bài hát. Y Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu: Tranh vẽ ai? Bạn đang làm gì? Trang phục bạn như thế nào? Màu sắc của bức tranh ra sao? Để vẽ chân dung của bé, cháu cần sử dụng những nét nào? Để tranh thêm đẹp và sinh động, cháu cần làm gì? Y Hoạt động 3 : Bé khéo tay: Cô cho cháu vẽ, nhắc nhở cháu tư thế ngồi, cách cầm bút. Cô gợi ý trẻ cách vẽ và gợi mở thêm cho trẻ ý tưởng vẽ tranh. Cô quan sát, khích lệ, động viên và giúp đỡ cháu kịp thời. Y Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm, nhận xét kết thúc: Cô yêu cầu trẻ mang sản phảm lên trưng bày. Cô mời trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và tự giới thiệu về sản phẩm của mình. Cô nhận xét chung, tuyên dương những cháu hoàn thành tốt sản phẩm, khích lệ trẻ chưa hoàn thành. Cô cho cháu thu dọn đồ dùng, cất đúng nơi quy định. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây trong sân trường. Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, vòng, bóng, phấn, lá khô, ... 1. Yêu cầu: Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. Trẻ chơi đúng luật, hứng thú khi chơi. Trẻ được vui chơi thoải mái, thỏa mãn nhu cầu vui chơi. 2. Chuẩn bị: Sân rộng, thoáng mát, an toàn, khăn bịt mắt, đồ chơi ngoài trời, phấn, vòng, bóng, ... 3. Tiến hành: « Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây trong sân trường: - Cô hướng dẫn trẻ đến những cây mà cô đã chọn trước. - Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về cây xanh. « Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê. - Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi. - Cô cho trẻ chơi. « Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, vòng bóng, phấn, lá khô, ... - Cô cho trẻ chơi tụ do với đồ chơi cô mang theo, đồ chơi ngoài trời. - Cô cho trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. HOẠT ĐỘNG GÓC Y Góc phân vai: Cửa hàng ăn uống. Y Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi thiếu nhi. Y Góc nghệ thuật: Múa, hát các b
File đính kèm:
- Giao an chu de ban than nhanh 2+3.doc