Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh 4: Vui hội trăng rằm - Năm học 2020-2021

MỤC TIÊU

1. Phát triển vận động

- Trẻ biết thực hiện vận động: trèo lên xuống thang

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: tô màu, vẽ, nặn, xé, dán.

- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: đi trên vạch kẻ sẵn, đi kiểng gót, đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô , khả năng phối hợp với bạn bè. Phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay.

Chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết kể về những đặc trưng của ngày Tết Trung thu. Trẻ biết ngày Tết Trung Thu là ngày tết tình thân. Tết trung thu là ngày có ông trăng tròn, có lễ hội rước đèn, có múa lân, phá cổ, có bánh trung thu, nhiều bánh kẹo

- Ngày tết trung thu là ngày của các em thiếu nhi, ngày mọi người cùng vui đùa bên nhau.

- Trẻ nhận biết được có nhiều loại lồng đèn khác nhau.

- Trẻ biết ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm

- Chỉ số 119: Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động;

3. Phát triển ngôn ngữ

- Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp thông qua trò chuyện, thảo luận, kể chuyện, đọc thơ về ngày tết trung thu. Trẻ biết kể về ngày tết trung thu bằng vốn hiểu biết của trẻ.

- Phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh.

- Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm, trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Nhớ được tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chổ, đọc rõ lời, trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng.

- Biết biểu lộ các trạng thái, cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ .

 

doc20 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh 4: Vui hội trăng rằm - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG NHÁNH 4
VUI HỘI TRĂNG RẰM
(Từ ngày 28/09 - 02/10/2020)
MỤC TIÊU
1. Phát triển vận động
- Trẻ biết thực hiện vận động: trèo lên xuống thang
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: tô màu, vẽ, nặn, xé, dán.
- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: đi trên vạch kẻ sẵn, đi kiểng gót, đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô , khả năng phối hợp với bạn bè. Phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay. 
Chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết kể về những đặc trưng của ngày Tết Trung thu. Trẻ biết ngày Tết Trung Thu là ngày tết tình thân. Tết trung thu là ngày có ông trăng tròn, có lễ hội rước đèn, có múa lân, phá cổ, có bánh trung thu, nhiều bánh kẹo
- Ngày tết trung thu là ngày của các em thiếu nhi, ngày mọi người cùng vui đùa bên nhau.
- Trẻ nhận biết được có nhiều loại lồng đèn khác nhau. 
- Trẻ biết ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm
- Chỉ số 119: Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động;
3. Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp thông qua trò chuyện, thảo luận, kể chuyện, đọc thơ về ngày tết trung thu. Trẻ biết kể về ngày tết trung thu bằng vốn hiểu biết của trẻ.
- Phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh.
- Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm, trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Nhớ được tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chổ, đọc rõ lời, trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng.
- Biết biểu lộ các trạng thái, cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ . 
- Chỉ số 78: Không nói tục, chửi bậy.
4. Phát triển thẫm mỹ 
- Biết yêu vẻ đẹp của trăng rằm, cảm nhận được ánh sáng êm dịu dưới ánh trăng, thích ngắm nhìn lồng đèn và biết giữ gìn không làm hỏng của mình và của bạn.
- Thể hiện cảm xúc, tình cảm với ngày tết trung thu thông qua vẽ, hát, múa, kể chuyện, đọc thơ. 
- Tập cho trẻ biết dán trang trí bố cục cân đối hài hoà. Trẻ biết cách làm lồng đèn từ nguyên vật liệu mở
- Mạnh dạn tham gia vào lễ hội trung thu của trường.
- Giáo dục trẻ không xả rác sau khi ăn bánh và không phá hỏng lồng đèn trung thu. 
5. Phát triển tình cảm – xã hội
- Trẻ biết tự mặc áo,cởi áo và cài nút áo. Trẻ biết mặc áo,cởi áo đúng thao tác .Giáo dục trẻ bước đầu hình thành khả năng tự lao động phục vụ bản thân
- Trẻ nhận biết được bản thân là học trò của lớp Lá 2 và biết xưng hô lễ độ với cô bác và mọi người trong trường.
- Biết bày tỏ sự háo hức chờ đợi được rước đèn và ăn bánh trung thu. Phát triển ở trẻ khả năng hợp tác với cô, với các bạn khi tham gia lễ hội trăng rằm. 
- Tình cảm yêu thương, quan tâm đối với những người xung quanh trẻ, đặc biệt là những người trẻ tiếp xúc hàng ngày. Hình thành tình cảm yêu thương, bày tỏ tình yêu thương của trẻ đối với người lớn trong gia đình, đặc biệt là trong các dịp lễ tết.
- Chỉ số 54: Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn;
KẾ HOẠCH TUẦN 4
Sáng: Cô Điệp Chiều: Cô Huệ
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON- TẾT TRUNG THU
NHÁNH 4: VUI HỘI TRĂNG RẰM
( Từ ngày 28/09 - 02/10/2020)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp,hướng trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và khả năng của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề tạo không khí vui vẻ cho cháu.
- Hô hấp 3, Tay-vai 4, Chân 3, Bụng – lườn 1, Bật 4
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC-XH
Bé vui trung thu
PTNT
Trò chuyện về ngày Tết Trung Thu
PTVĐ
Trèo lên xuống thang
PTNN
Thơ “ vui trung thu”
PTTM
Làm lồng 
đèn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chơi hoc tập: Tôi vui, tôi buồn
Trò chơi vận động: chuyền bóng bằng hai chân
Ôn trò chơi học tập: Tôi vui, tôi buồn
trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
Trò chơi vận động: chuyền bóng bằng hai chân
Ôn trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
ôn trò chơi học tập: Tôi vui, tôi buồn
Trò chơi vận động: chuyền bóng bằng hai chân
trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Công viên
Góc phân vai: Bán hàng: Cửa hàng bán bánh trung thu, lồng đèn. 
 Bác sĩ: Khám bệnh cho búp bê, 
 May đo: May đồ cho búp bê.
Góc học tập: Xem tranh về ngày tết trung thu. Làm album ảnh về ngày tết trung thu
Góc nghệ thuật: Trang trí lồng đèn.Tập gõ nhịp và hát theo nhạc bài hát, Hát theo nhạc và biểu diễn văn nghệ
Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá tưới hoa, pha phẩm màu
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn PTTC-XH
Bé vui trung thu
Ôn PTNT
Trò chuyện về ngày Tết Trung Thu
Thực hiện kidsmart
Ôn PTVĐ
Trèo lên xuống thang
Ôn PTNN
Thơ “ vui trung thu”
Thực hiện kidsmart
Ôn PTTM
Làm lồng 
đèn
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
-Cháu vệ sinh sạch sẽ đầu tóc gọn gàng
- Nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ tận tay phụ huynh
 Tân Phú, ngày tháng năm 2020
 KÝ DUYỆT
THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác nhịp nhàng kết hợp cùng cô.
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng
b. Kỹ năng:
- Phát triển cơ tay, chân, trẻ tập dứt khoát, phù hợp.
- Lắng nghe và tập đúng nhịp theo hiệu lệnh của cô
c. Giáo dục: 
Thường xuyên tập thể dục sáng, rèn luyện sức khỏe
II.	Chuẩn bị
- Sân bãi sạch, bằng phẳng.
- Quần áo trẻ gọn gàng
 III. Tiến hành
1. Khởi động: Cho trẻ đi chạy vòng tròn theo tiếng nhạc kết hợp các kiểu chân và chuyển đội hình thành hàng ngang theo 3 tổ.
2. Trọng động: Tập theo nhạc bài hát “nắng sớm”
- Hô hấp 3: thổi nơ
- Tay- vai 4: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao
- Chân 3: Đưa 1 chân ra trước. .
 - Bụng – lườn 1: Quay người sang 2 bên 
- Bật nhảy 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
3. Hồi tĩnh: Múa “Con công”.
- Cô nhận xét và cho trẻ về chỗ ngồi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TRÒ CHƠI HỌC TẬP: TÔI VUI , TÔI BUỒN
I. Mục tiêu:
Trẻ phân biệt được một số các trạng thái biểu hiện cảm xúc vui, buồn, sung sướng, tức giận.
II. Chuẩn bị
Cắt tranh bằng bìa với các hình vẽ các khuôn mặt thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, phấn khởi (thoải mái), tức giận (không hài lòng).
III. Cách tiến hành:
* Luật chơi và cách chơi
Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng thái của bức tranh. Các trẻ khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không.
- Vẽ 3,4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, bình thản ...).
- Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát: "Trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lời mẹ, mẹ thỏ khen, thỏ rất vui". Khi cô dừng lại và hỏi: "Thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ?" thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc "buồn", "tức giận", "bình thản".
- Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn.
- Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: DUNG DĂNG DUNG DẺ
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi và luật chơi.
II. Chuẩn bị
- Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ
III. Cách tiến hành
* Luật chơi và cách chơi
Một người đứng giữa, các bạn đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.
Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHUYỀN BÓNG BẰNG HAI CHÂN
I. Mục tiêu
Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
II. Chuẩn bị
Bóng
III. Cách tiến hành
Luật chơi
Dùng 2 bàn chân lấy bóng.
Cách chơi
Chia trẻ làm 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 0,5-0,6m. Khi có hiệu lệnh "Bắt đầu", tất cả trẻ cùng nằm xuống. Trẻ đầu tiên dùng 2 bàn chân cắp lấy quả bóng rồi chuyển bóng qua đầu cho bạn nằm sau. Những trẻ nằm sau dùng bàn chân giữ bóng và chuyển tiếp cho đến hết.
Trẻ cuối cùng lấy bóng dùng 2 tay cầm bóng và chạy đứng lên phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Góc phân vai
- TC: Cửa hàng bán bánh trung thu, lồng đèn
- TC: Bác sĩ: khám bệnh cho búp bê, 
- TC: May đo: May đồ cho búp bê.
a. Yêu cầu
- Trẻ hứng thú chơi và biết thể hiện các vai chơi: Người bán hàng- người mua hàng; người khám bệnh – bệnh nhân; thợ may – người may đồ
- Chơi đoàn kết và giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
b. Chuẩn bị
- Một số bánh, lồng đèn
- Kệ bán hàng, kệ thuốc, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi may đo 
c. Tiến hành
- Chơi đóng vai bác sĩ, may đo
- Chơi đóng vai bán hàng.
II. Góc xây dựng- lắp ráp
- Xây công viên
- Lắp ghép đồ chơi
a. Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây công viên
- Biết lắp ghép tạo thành đồ chơi ở khu vực công viên
b. Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi xây dựng.
- Cây xanh, hoa
- Một số đồ chơi: Ghế đá, cây cảnh, hàng rào, bập bênh, cầu tụt.
c. Tiến hành
Trẻ tự về góc chơi, lấy đồ chơi và thỏa thuận cùng bạn để hoàn thành công trình xây dựng.
III.Góc nghệ thuật
- Trang trí lồng đèn
- Tập gõ nhịp và hát theo nhạc bài hát, Hát theo nhạc và biểu diễn văn nghệ
a. Yêu cầu
- Trẻ biết trang trí lồng đèn
- Tạo cảm hứng cho trẻ múa hát nhịp nhàng theo nhạc.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm làm ra
b. Chuẩn bị
- Lồng đèn, giấy màu, bút chì, hồ dán
- Các loại nhạc cụ tự làm bằng vật liệu mở.
c. Tiến hành
- Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách trang trí lồng đèn
- Trẻ tự chọn nhạc cụ, lắng nghe giai điệu bài hát để gõ nhịp theo, kết hợp nhún nhảy, lắc người theo nhạc.
IV. Góc học tập
- Xem tranh về ngày tết trung thu
- Làm album ảnh về ngày tết trung thu
a. Yêu cầu
- Biết cách lật giở sách xem tranh 
- Biết làm album ảnh về ngày tết trung thu
b. Chuẩn bị
- Sách khám phá chủ đề cho trẻ
- Ảnh về trung thu, album
c. Tiến hành
Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách và làm album về ngày tết trung thu.
V. Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây, lau lá tưới hoa, pha phẩm màu
a. Yêu cầu
- Trẻ biết cách pha phẩm màu
- Trẻ biết tỉa lá vàng, tưới nước cho cây
- Không nghịch với nước, phẩm màu
b. Chuẩn bị
- Bình tưới nước, khăn lau
- Đồ chơi với nước,phẩm màu
c. Tiến hành
Cô hướng dẫn trẻ tỉa lá vàng, lá úa, tưới nước cho cây và nhặt lá vàng cho cây. Chơi pha phẩm màu 
Ngày soạn: 21/09/2020
Ngày dạy:
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
TRÈO LÊN XUỐNG THANG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài vận động và biết thực hiện vận động: trèo lên xuống thang
- Trẻ nắm được cách trèo lên, xuống thang phối hợp chân nọ, tay kia.
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng cách chơi và luật chơi.
2. Kỹ năng
- Phát triển sự phối hợp nhanh nhẹn trong vận động.
- Trẻ biết trèo lên, xuống thang đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện và phát triển cơ chân, sự dẻo dai khéo léo 
3. Giáo dục
 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi trèo lên xuống thang.Trẻ hứng thú, tích cực tập luyện.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ
- Thang leo hình chữ A cao 1,2m.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo nhạc bài hát.
2. Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung:
- ĐT Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
- ĐT Bụng: Nghiêng người sang 2 bên, kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải.
- ĐT Chân: bật, đưa chân sang ngang.
* Vận động cơ bản: “trèo lên xuống thang”.
- Giới thiệu tên vận động: trèo lên xuống thang.
- Cô thực hiện 2 lần: 
+ Lần 1: Cô thực hiện không phân tích.
+ Lần 2: Cô thực hiện kết hợp phân tích.. 
+ Lần 3: Cho trẻ khá lên thực hiện mẫu.
* Trẻ thực hiện: trèo lên xuống thang.
- Tổ chức cho trẻ ở hai tổ lần lượt thực hiện.(mỗi trẻ 2-3 lần)
- Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
* Trò chơi: Chạy tiếp sức
- Cô thấy “các chú mèo” tập luyện trèo lên, xuống thang rất giỏi, cô sẽ thưởng cho “các chú mèo” một trò chơi đó là trò chơi “Chạy tiếp sức”, các chú mèo sẽ chạy đi tìm bắt chuột.
- Luật chơi: Các chú mèo phải chạy vòng qua chậu cây để tìm chuột 
- Cách chơi: Chú mèo đầu tiên chạy vòng qua chậu cây rồi chạy về đập vào tay chú mèo thứ 2 và đứng xuống cuối hàngCứ như vậy “chú mèo” cuối cùng của tổ nào về trước là tổ đó chiến thắng. 
Hai tổ mèo trắng và mèo vàng thi tài. Cho trẻ chơi 1- 2 lần.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng và chuyển hoạt động tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
- Trò chơi vận động: chuyền bóng bằng hai chân 
- Vẽ tự do trên sân
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây công viên
Góc phân vai: Bán hàng: Cửa hàng bán bánh trung thu, lồng đèn. 
 Bác sĩ: Khám bệnh cho búp bê, 
 May đo: May đồ cho búp bê.
Góc học tập: Xem tranh về ngày tết trung thu. Làm album ảnh về ngày tết trung thu
Góc nghệ thuật: Trang trí lồng đèn.Tập gõ nhịp và hát theo nhạc bài hát, Hát theo nhạc và biểu diễn văn nghệ
Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá tưới hoa, pha phẩm màu
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I.Vận động nhẹ, vệ sinh, ăn xế 
- Cháu ngủ dậy đem gối , chiếu xuống kho
- Cháu vệ sinh rửa tay mặt sạch sẽ, ăn xế hết phần
II.Ôn kiến thức- chơi tự do
- Ôn thể dục “trèo lên xuống thang”
- Chơi tự do
III.Nêu gương – trả trẻ
- Cháu rửa tay mặt sạch sẽ, chãi tóc sửa quần áo gọn gàng
- Cô tổ chức cho trẻ nêu gương cuối ngày
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
Ngày soạn: 21/09/2020
Ngày dạy:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết ngày tết trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm
- Một số hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu: Ngày tết trung  thu các bạn nhỏ phá cỗ, được xem múa sư tử, được rước đèn...
 2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ không nói ngọng
- Luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của cô.
3. Giáo dục
- Trẻ có cảm xúc vui tươi phấn khởi về ngày tết trung thu
- Thích tham gia vào các hoạt động đón tết trung thu
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về một số hoạt động đón tết trung thu
- Một số bài hát , hình ảnh về ngày tết trung thu
- Đèn trung thu
- Đất nặn, bảng con
III. Tổ chức tiến hành
1. Hoạt động 1: Ổn định,gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài: Chiếc đèn ông sao
- Cô giới thiệu về ngày tết trung thu cho trẻ biết
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày tết trung thu
a. Trò chuyện về ngày Tết trung thu:
- Cô hỏi trẻ ngày rằm tháng tám là ngày gì? 
- Giới thiệu về ngày Tết trung thu: 
- Ngày tết trung thu mọi người thường làm gì? 
- Tại gia đình của các con mẹ con chuẩn bị những gì để đón trung thu ?
- Các con làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Bố, mẹ, ông bà thường mua gì vào ngày Tết trung thu?
- Nhà các con có mua bánh nướng bánh dẻo không?
- Vào ngày Tết này, người ta thường tổ chức hoạt động gì?
- Chúng mình thích được phá cỗ không?
- Vào ngày trung thu chúng mình được làm gì nữa?
+ Các con có được đi rước đèn không ?
+ Các con được mẹ mua cho đèn gì ?
+ Đèn như thế nào con có thích không ?
- Trẻ trả lời đến đâu có tranh cô cho trẻ xem tranh đến đó.
- Vào đêm trung thu các con được đi rước đèn ngắm trăng, phá cỗ, ở 1 số nơi người ta còn tổ chức múa sư tử nữa đấy.
- Các con đã thấy đầu sư tử dùng để múa vào đêm trung thu chưa?
- Đưa tranh múa sư tử vào đêm trung thu cho trẻ quan sát.
b. Đàm thoại về ngày Tết trung thu ở trường:
- Các con nghĩ ntn về ngày Tết trung thu ở trường?
- Các con thấy sân trường hôm đó ntn? có những gì?
- Ai là người trang trí?
- Trang trí ntn?
- Trong ngày đó, các con được xem những tiết mục văn nghệ nào? Do ai biểu diễn?
- Các con có thể biểu diễn hay như các bạn không?
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Nặn bánh trung thu 
- Cho trẻ thực hiện theo nhóm 3 nhóm
- Cô nhận xét và tuyên dương. Cho trẻ bày bánh thành cỗ trung thu
- Nhận xét trò chơi và giáo dục
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Ôn trò chơi học tập: Tôi vui, tôi buồn
- Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ
- Vẽ tự do trên sân	
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây công viên 
Góc phân vai: Bán hàng: Cửa hàng bán bánh trung thu, lồng đèn. 
 Bác sĩ: Khám bệnh cho búp bê, 
 May đo: May đồ cho búp bê.
Góc học tập: Xem tranh về ngày tết trung thu. Làm album ảnh về ngày tết trung thu
Góc nghệ thuật: Trang trí lồng đèn.Tập gõ nhịp và hát theo nhạc bài hát, Hát theo nhạc và biểu diễn văn nghệ
Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá tưới hoa, pha phẩm màu
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I.Vận động nhẹ, vệ sinh, ăn xế 
- Cháu ngủ dậy đem gối , chiếu xuống kho
- Cháu vệ sinh rửa tay mặt sạch sẽ, ăn xế hết phần
II.Ôn kiến thức- chơi tự do
- Ôn “trò chuyện về ngày tết trung thu”
- Thực hiện kidsmart
III.Nêu gương – trả trẻ
- Cháu rửa tay mặt sạch sẽ, chãi tóc sửa quần áo gọn gàng
- Cô tổ chức cho trẻ nêu gương cuối ngày
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
Ngày soạn: 21/09/2020
Ngày dạy:
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
BÉ VUI TRUNG THU
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua những hoạt động vui chơi với mọi người trong không khí phấn khởi và vui tươi. 
- Biết được thời điểm diễn ra tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu đối với trẻ.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng ghi nhớ có chủ định,
- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về ngày hội trung thu bằng những câu ngắn gọn, đủ câu.
- Phát triển kĩ năng hợp tác khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ vui thích khi kể về ngày hội trung thu cùng cô và các bạn. Tự hào về các sản phẩm của mình làm ra có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu, các hình ảnh về trung thu như: Những hoạt động của bé trong ngày trung thu, mâm ngũ quả.
- Một số quả, tranh ảnh trong ngày trung thu..
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động : Ổn định,gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ: Cho trẻ kể lại các hoạt động trong ngày trung thu vừa qua theo trí nhớ của trẻ 
2. Hoạt động 2: Bé vui trung thu
- Cô mở máy cho trẻ xem lần lượt từng hình ảnh về ngày tết trung thu nhằm khắc sâu cho trẻ về ngày hội trung thu.
- Cho trẻ trao đổi, đàm thoại về những hình ảnh đó.
- Cô khái quát lại sau mổi lần trẻ nhận xét.
 - Bức tranh này nói về đêm trung thu các bạn nhỏ đang vui đón tết ,múa hát dưới ánh trăng , khi vui hát múa xong còn được phá cỗ ăn kẹo bánh.
* Giáo dục: Khi ăn quả bánh kẹo nhớ phải rữa tay, rữa quả mới được ăn.
* Đàm thoại mở rộng:
- Cho 3 - 4 trẻ kể về sự chuẩn bị của bố mẹ dành cho bé, kể về đêm trung thu, kể về các anh chị múa lân.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”.
 Cách chơi : Chia trẻ thành 3 đội để sắp xếp mâm ngũ quả. 
Đội nào trang trí đẹp và đúng là đội thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chơi hoc tập: Tôi vui, tôi buồn
- Trò chơi vận động: chuyền bóng bằng hai chân 
- Vẽ tự do trên sân	
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây công viên 
Góc phân vai: Bán hàng: Cửa hàng bán bánh trung thu, lồng đèn. 
 Bác sĩ: Khám bệnh cho búp bê, 
 May đo: May đồ cho búp bê.
Góc học tập: Xem tranh về ngày tết trung thu. Làm album ảnh về ngày tết trung thu
Góc nghệ thuật: Trang trí lồng đèn.Tập gõ nhịp và hát theo nhạc bài hát, Hát theo nhạc và biểu diễn văn nghệ
Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá tưới hoa, pha phẩm màu
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I.Vận động nhẹ, vệ sinh, ăn xế 
- Cháu ngủ dậy đem gối , chiếu xuống kho
- Cháu vệ sinh rửa tay mặt sạch sẽ, ăn xế hết phần
II.Ôn kiến thức- chơi tự do
- Ôn “bé vui trung thu”
- Chơi tự do
III.Nêu gương – trả trẻ
- Cháu rửa tay mặt sạch sẽ, chãi tóc sửa quần áo gọn gàng
- Cô tổ chức cho trẻ nêu gương cuối ngày

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nhanh_4_vui_hoi_trang_ram_nam.doc