Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé lớn lên như thế nào?

 I. MỤC TIÊU:

- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường.

- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ

- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Trống lắc.

- Sân tập sạch sẽ thoáng mát

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

* Hoạt động 1: Khởi động:

- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng ngang.

* Hoạt động 2: Trọng động:

- Động tác hô hấp( thổi bóng )

 Động tác tay (2lần x 2 nhịp): Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).

- TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.

- Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.

- Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.

- Lần 2: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.

 

doc28 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé lớn lên như thế nào?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Bé lớn lên như thế nào?
Thời gian thực hiện: 1 tuần
Tuần/thứ
Thời điểm
Tuần 2
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ,
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân 
TD sáng
 I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường.
- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.
II.CHUẨN BỊ:
- Trống lắc. 
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động: 
- Động tác hô hấp( thổi bóng )
ñ Động tác tay (2lần x 2 nhịp): Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Lần 2: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
Động tác bụng (2lần x 2 nhịp): Đứng nghiêng người sang 2 bên.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ, gậy, vòng).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao).
Lần 2: Như nhịp 1.Đổi chân, nghiêng người sang phải.
Động tác chân(2 lần x 2 nhịp): : Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao .
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao. Trọng tâm dồn vào chân phải.
Nhịp 2: Về TTCB.
Lần 2: Tiếp tục thực hiện như lần 1.
Động tác bật(2lần x 2 nhịp): Bật trước đệm trên 1 chân, đổi 
chân (bật chân sáo).
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
Thực hiện: Bật đệm trên chân phải, chân trái co gối, sau đổi chân, tay vung tự nhiên. Bật theo nhịp 1 – 2.
3. Hồi tĩnh
Cho trẻ đi vun tay quanh sân tập 1- 2 vòng.
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh.
 HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT
Cơ thể bé
PTTC
Đập và bắt bóng
PTNT
Nhận biết phân biệt dài ngắn
PTNN
Nhận biết và phát âm chữ cái ê
Dạy hát: mừng sinh nhật
HĐ NGOÀI TRỜI
Trò chơi vận động: Tìm người nhà
Trò chơi: Trời mưa
Trò chơi: Chơi tự do
Trò chuyện về thời tiết
Trò chơi: đuổi bóng
Chơi tự do
Trò chơi vận động: Tìm người nhà
Trò chơi: Trời mưa
Trò chơi: Chơi tự do
Trò chuyện về món ăn bé thích
Trò chơi: đuổi bóng
Chơi tự do
Trò chơi vận động: Tìm người nhà
Trò chơi: kéo co
Trò chơi: Chơi tự do
Chơi,
HĐ góc
Tạo hình: Vẽ / tô màu đồ dùng của bé.
Âm nhạc: hát các bài về chủ đề 
Xây dựng: xây khu vui chơi
Phân vai: bán hàng
Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
I- Mục Tiêu
Trẻ biết tự phân vai chơi và thể hiện được vai chơi của mình
Trẻ chơi đúng luật, nắm được cách chơi, xây được khu vui chơi theo cách khác nhau và có nhiều sáng tạo
- Hứng thú tham gia chơi không tranh giành và biết thu dọn đồ chơi sau giờ chơi
II- Chuẩn bị: 
Tạo hình : Tranh bạn trai bạn gái cho trẻ tô, màu, giấy
Âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc
Phân vai: hoa, quả, rau đồ chơi,
Xây dựng: Khối gỗ, cây kiểng, hoa, đồ chơi, băng ghế, bảng tên, bập bênh..
Thiên nhiên: cây kiễng, nước tưới, khăn lau..
III.Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú:
Chơi “ Thi nhặt bóng”
Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được phép lấy 1 quả bóng, nếu lấy được bóng thì đem về bỏ vào rổ của đội mình, nếu ai lấy trước khi có hiệu lệnh của cô bị phạm luật.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, cách hàng 3m cô để rổ đựng những quả bóng và trước hàng cô để sọt để trẻ nhặt bóng bỏ vào.
+ Khi cô nói bắt đầu thì trẻ ở đầu hàng của mỗi đội chạy nhanh lên nhặt 1 quả bóng đem về để vào rổ mình và về cuối hàng đứng. thực hiện đến khi nào hết bạn thì cô cho trẻ dừng lại.
+ Cô cùng trẻ đếm xem đội nào nhặt được nhiều quả bóng hơn.
Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
*Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi:
Cô giới thiêu tên các góc chơi: Hôm nay cô có các góc chơi sau:
Tạo hình: Vẽ/Tô màu đồ dùng của bé
Âm nhạc: hát các bài về chủ đề 
Xây dựng: Khu vui chơi
Phân vai: bán hàng
Thiên nhiên: Chăm sóc cây
+ Tạo hình: Vẽ/Tô màu đồ dùng của bé
Con cầm bút bằng tay nào? Con sẽ vẽ đồ dùng gì nào? Của bạn trai hay gái? Bạn gái có gì khác với bạn trai? Con sẽ tô màu như thế nào?
+ Âm nhạc: Hát múa các bài hát theo chủ đề.
Con sẽ hát những bài hát nào? Vận động như thế nào? Ai sẽ là nhạc trưởng
 + Xây dựng: Xây khu vui chơi thì con sẽ xây như thế nào? 
- Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì? 
 + Phân vai : bán hàng
Ai sẽ là người bán hàng, người mua hàng? Người bán thì làm việc gì?, còn người mua hàng thì làm gì và nói chuyện với nhau như thế nào?
+ Góc thiên nhiên con sẽ làm việc gì? Khi tưới cây con chú ý điều gì? ( tiết kiệm nước, không làm ướt quần áo) Lau lá xong con làm gì?
Bạn nào muốn chơi ở góc () nào?
Con sẽ làm gì? 
Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi.
*Hoạt động 3: Quá trình chơi:
Cô cho trẻ chơi và vào góc chơi
Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình huống và chú ý các góc chính 
Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ 
*Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi :
Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi, nhắc trẻ cất dọn đồ chơi
Cùng tập trung lại góc chơi nào tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để nhận xét và tham quan. 
Cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi , biết thoả thuận , vai chơi và chơi đoàn kết 
VD : Các bác xây dựng hôm nay xây được gì ?
Ai là người năng động nhất vậy ?
Buổi chơi sau các bác dự định sẽ xây dựng gì ?
Cô nhận xét chung cả lớp - tuyên dương trẻ, gợi ý, ý tưởng cho buổi chơi sau 
*Hoạt động 5:
Kết thúc, nhận xét, chuyển hoạt động: 
Ăn
Ngủ
HĐ chiều
- Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
- Làm quen bài thơ: Bé ơi
 Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
PTNN
Truyện gấu con bị đau răng
 Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
- Rèn kỹ năng tô màu 
 Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
PTTM
In hình và tô màu bàn tay của bé
 Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
- Ôn bài hát hãy xoay nào
Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ chiều
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2016
HOẠT ĐỘNG NGÀY
 ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: BẢN THÂN 
Nhánh 2: BÉ LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO
LĨNH VỰC PTNT(KPKH)
CƠ THỂ BÉ
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 1
I. Muc Tiêu:
Trẻ biết tên các bộ phận trên mặt và cơ thể của mình và hiểu công dụng của nó. Trẻ biết cần phải giữ gìn vệ sinh cho các bộ phận của cơ thể.
Trẻ biết chơi trò chơi. Biết trả lời đúng câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh bản thân và các bộ phận trên cơ thể
* Lồng ghép chuyên đề: GD kỹ năng sống, GD môi trường, GD phát triển vận động, GD lấy trẻ làm trung tâm, GD vệ sinh nước sạch.
II. Chuẩn bị
Gương,trống lắc, hộp quà đựng xáp thơm, tranh khuôn mặt bé trai, bé gái 
III. Tổ chức hoạt động:
tt
Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động1
ổn định-GTB
-Cô cho trẻ hát “Vì sao con mèo rửa mặt”
- Các con vừa hát bài gì?
- Vì sao con mèo rửa mặt?
- Buổi sáng con vệ sinh mặt mình như thế nào?
- Thế trên mặt và cơ thể con có gì? 
- Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh bản thân được sạch sẽ
2
Hoạt động2
quan sát-đàm thoại
*Trên mặt bé có gì?
- Cô mang cái gương ra và hỏi trẻ
Cô hỏi trẻ: cô có cái gì đây ? 
-Cô treo cái gương lên bảng.
-Cô gọi một trẻ lên nhìn vào gương và hỏi trẻ: Con nhìn vào gương,con thấy gì nào ?
+Trên khuôn mặt con có gì?
+Có mấy cái mắt ?
+Có mấy cái mũi ?
+Có mấy cái miệng ?
 Đúng rồi,nhìn trong gương con thấy:hai con mắt sáng long lanh, một cái mũi nhỏ nhắn và một cái miệng thật xinh. Khi con vui, buồn, giận dữ, suy nghĩ, tất cả đều được thể hiện trên khuôn mặt của mình. Cô mời con về chỗ ngồi của mình nào.
 Hôm nay cô cũng có 2 bức tranh rất đẹp vẽ về khuôn mặt bạn trai, bạn gái tặng lớp mình đấy, chúng mình cùng quan sát xem nhé.
*Mắt:
-Chúng mình nhìn xem đây là cái gì?
+Mắt để làm gì ?
+Nếu không có mắt thì làm sao ?
Các con hãy chơi trò chơi cùng cô nhé, cả lớp “trốn cô, trốn cô” nào!
+Cô cho trẻ bịt mắt lại và hỏi trẻ: khi chúng mình bịt mắt lại, chúng mình có nhìn thấy cô giáo không ?
“Cô đâu, cô đâu” ?
Trẻ chỉ tay vào cô
+ Vậy chúng mình đã nhìn thấy cô giáo chưa, nhờ có cái gì mà chúng mình nhìn thấy được?
- Cô chỉ tiếp vào tranh: các con có thấy 2 hòn bi tròn xoe ở bên trong mắt không ?
+ Đó là con ngươi đấy.Con ngươi có màu gì?
+ Bên trên măt là lông mày, xung quanh mắt là lông mi có tác dụng giúp cho bụi bẩn không rơi vào mắt được.Vậy mắt có quan trọng với chúng ta không ?
 Các con ạ,mắt vô cùng quan trọng với chúng ta,giúp chúng ta nhìn các đồ vật ,con vật, cây cối ,nhìn đường đi...nếu không có mắt thì không nhìn thấy gì.Người bị hỏng mắt không nhìn thấy thì gọi là người mù ( hay khiếm thị). Để giữ gìn và bảo vệ cho đôi mắt các con không được dụi tay bẩn lên mắt, không được chọc đồ chơi vào mắt. Nếu bị đau mắt thì phải đi khám bác sĩ, và phải ăn nhiều thực phẩm có chứa các chất Vitamin A để cho mắt luôn sáng khỏe nhé!
*Mũi:
-Cô có một hộp quà tặng cho lớp mình, bạn nào lên mở cho cô xem bên trong hộp quà có gì nào ?
 + Cô gọi trẻ lên mở.
+Thế bên trong hộp quà có gì vậy ?
Con cầm đưa cho các bạn cùng ngửi xem.
Để phát hiện được mùi thơm trong hộp chúng mình nhờ vào cái gì ?
-Cô chỉ tiếp vào tranh: Cái mũi nằm ở giữa khuôn mặt và có tác dụng giúp cho chúng mình thở, ngửi được các mùi xung quanh đấy.
Các con nhớ là không được cho tay vào mũi, không được chọc đồ chơi vào mũi khỏi bị đau và chảy máu nhé!
*Miệng:
- Cô chỉ vào tranh: Thế ở bên dưới cái mũi là cái gì đây?
Đúng rồi, ở bên dưới cái mũi là một cái miệng xinh xắn. Miệng cười lúc các con vui vẻ, miệng mếu lúc các con khóc và miệng còn để làm gì nữa?
- Trong miệng còn có gì nữa?
- Giáo dục cháu đánh răng thường xuyên để không bị hôi miệng và sâu răng/
*Tai:
-Cả lớp cùng nhìn xem cô có cái gì đây ?
-Các con nhìn xem cô làm gì với cái trống này nhé (Cô gõ trống cho trẻ nghe)
+Chúng mình có nghe thấy tiếng gì không?
+Nhờ có cái gì mà chúng mình nghe thấy được?
+Các con hãy sờ tay lên hai bên như cô và các con thấy gì ?
Cô hỏi lại trẻ: Tai để làm gì?
-Giáo dục cháu không chọc vật nhọn vào tai..
* Tay:
 - Cho trẻ chơi “Dấu tay” 
 - Tay để làm gì? Chúng mình có mấy tay?
 Cô nói đặc điểm của tay cho trẻ biết, nói đến đâu cô chỉ cho trẻ biết: Bắp tay, khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, bàn tay.. 
* Chân:
 - Đây là cái gì? ( Cô đưa chân) 
- Chân có tác dụng gì? 
* Mở rộng: Ngoài các bộ phận trên cơ thể vừa kể ra con còn biết bộ phận nào nữa? bộ phận đó có chức năng gì?
=> Trên cơ thể chúng ta bộ phận nào cũng quan trọng như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để thở, miệng để nói và ăn, tay để cầm nắm các đồ dùn, đồ chơi, chân để đứng, đi, chạy, nhảy Vì vậy muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các cháu phải làm gì? 
* Giáo dục trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh hàng ngày các cháu ăn uống đầy đủ chất dinh dương như: thị, cá, tôm, cua, trứng và uống Vitamin A để bổ mắt, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. 
3
Hoạt động 3
Trò chơi
 * Trò chơi 1: Thi ai chỉ nhanh” 
- Cô nói cách chơi: + Cô nói: Mắt đâu? Mắt hãy chớp nào 
+ Cô nói: Mũi đâu? Mũi hãy hãy khịt khịt nào 
+ Cô nói: Miệng ( mồm) đâu? 
+ Cô nói: Tai đâu? 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ.
- Cô nhận xét và hỏi lại từng bài. 
*Trò chơi 2: “ Hãy nói nhanh” 
- Cô nói các bộ phận, các cháu nói tác dụng Ví dụ: Cô nói mắt để làm gì? ( Mắt để nhìn) 
3.Kết thúc:
Cô và trẻ cùng vận động bài : “Nào chúng mình cùng tập thể dục”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chơi vận động: Tìm người nhà
Trò chơi: Trời mưa
Trò chơi: Chơi tự do
I.Muïc Tiêu: 
Cháu biết chơi trò chơi đúng luật.
Rèn luyện tai nghe, phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo qua trò chơi.
Cháu ra sân có nề nếp, biết chơi đoàn kết, có kỷ luật
Chuaån bò:
Các bao đồ chơi, đồ chơi ngoài trời để trẻ chơi tự do
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động1. Hoạt động1. Cô tập trung trẻ.
Cô giới thiệu nội dung hoạt động
Hôm nay cô cho các con chơi trò chơi
Trò chơi vận động: “ Tìm người nhà”
 Cô nêu cách chơi, luật chơi ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu đố, truyện theo chủ đề 3-4 tuổi trang 15)
Cho cháu chơi 3-4 lần
Hoạt động 2: Trò chơi : Trời mưa
Cô nêu cách chơi, luật chơi ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu đố, truyện theo chủ đề 3-4 tuổi trang 12)
Cho cháu chơi 3-4 lần
Hoạt động 3: Chơi tự do.
Cô bao quát trẻ hoạt động với đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn cho trẻ
Cô bao quát trẻ hoạt động với đồ chơi ngoài trời, đảm bảo an toàn cho trẻ
Vệ sinh, điểm danh rồi vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tạo hình: Vẽ / tô màu đồ dùng của bé.
Âm nhạc: hát các bài về chủ đề 
Xây dựng: xây khu vui chơi
Phân vai: bán hàng
Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
Hoạt động ăn trưa:
+ Trước khi ăn: Cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Cô chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, nước uống, bàn ghế cho trẻ. Chia thức ăn ra từng bát.
+ Trong khi ăn : Cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống.
+ Sau khi ăn : Hướng dẫn trẻ tự thu dọn bàn ghế, xếp bát thìa vào nơi quy định,
uống nước, tự lau miệng, lau tay sau khi ăn.
Hoạt động ngủ trưa
+ Trước khi ngủ: Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối nệm cho trẻ ngủ theo tổ..
+ Trong khi ngủ: Cô chú ý theo dõi trẻ ngủ, đảm bảo cho trẻ ngủ đúng tư thế.
+ Sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy dần dần. Hướng dần trẻ tự dọn chỗ ngủ vừa sức với trẻ. nhắc trẻ đi vệ sinh.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tập một số động tác sau khi ngủ dậy.
Làm quen bài thơ “ bé ơi”
Cho cháu xúm xích
Hát bài mừng sinh nhật
Con vừa hát bài gì?
Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt
Đọc theo cô bài thơ “ Bé ơi”
Giáo dục cháu qua bài thơ
Mời lớp đọc 2, 3 lần
Mời vài cá nhân đọc.
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2016
HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
HOẠT ĐỘNG NGÀY
 ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: BẢN THÂN 
Nhánh 2: BÉ LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO
LĨNH VỰC PTTC( TD)
ĐẬP VÀ BẮT BÓNG
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 1
I . MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đập và bắt bóng đúng qui cách. Biết cách chơi trò chơi
- Luyện kỹ năng “ đập bắt bóng”. Phát triển cơ tay, và sự khéo léo khi thực hiện vận động 
- Giáo dục trẻ ham thích vận động để rèn luyện cơ thể. Trẻ mạnh dạn và tự tin trong vận động.
 II . CHUẨN BỊ:
Sàn sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ 
4 quả bóng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
tt
Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động1
Khởi động
Cho tập hợp thành 3 hàng dọc hát bài mừng sinh nhật
Con hát bài gì?
Mình đang học chủ đề gì? Nhánh gì?
Con làm gì để cơ thể được khỏe mạnh?
Các con có muốn cơ thể khỏe mạnh không?
Vậy muồn có sức khỏe tốt người ta thường làm gì?
Giáo dục cháu biết giữ vệ sinh đôi mắt cũng như cơ thẻ được sạch sẽ, ăn thức ăn dinh dưỡng có nhiều chất vitamin A, tắm rửa lau mặt bằng nước sạchvà không nên thức khuya, xem tivi điện thoại quá gần trong thời gian lâuBiết tập thể dục hay vận động để có sức khỏe tốt- Cho trẻ di chuyển theo vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à chạy chậm, chạy nhanh à 3 hàng ngang để tập BTPTC
2
Hoạt động2
Trọng động
* Bài tập phát triển chung 
Nhấn mạnh động tác chân
ñ Động tác tay (2lần x 2 nhịp): Tay đưa ra phía trước, lên cao (có thể tập với cờ nơ).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Lần 2: Thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
Động tác bụng (2lần x 2 nhịp): Đứng nghiêng người sang 2 bên.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ, gậy, vòng).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao).
Lần 2: Như nhịp 1.Đổi chân, nghiêng người sang phải.
Động tác chân(4 lần x 2 nhịp): : Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao .
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao. Trọng tâm dồn vào chân phải.
Nhịp 2: Về TTCB.
Lần 2: Tiếp tục thực hiện như lần 1.
Động tác bật(2lần x 2 nhịp): Bật trước đệm trên 1 chân, đổi 
chân (bật chân sáo).
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
Thực hiện: Bật đệm trên chân phải, chân trái co gối, sau đổi chân, tay vung tự nhiên. Bật theo nhịp 1 – 2.
* Vận động cơ bản: Đập và bắt bóng 
- Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện vận động “ Đập và bắt bóng” để tập đúng phương pháp các con chú ý xem cô làm mẫu nhé!
Cô làm mẫu:
Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác: 
TTCB: Hai tay cô cầm bóng chân rộng bằng vai hai tay cầm bóng, đập bóng xuống sàn, khi bóng nẩy lên dùng hai tay bắt bóng.
- Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh của cô, hai tay cô cầm bóng, đập bóng xuống sàn, khi bóng nẩy lên dùng hai tay bắt bóng. Xong rồi vòng về cuối hàng để bạn lên thực hiện
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu
- Cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện lần lượt theo nhóm.
- Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Nhắc trẻ không chạm chân vào vạch hai bên đường
- Cô nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ.
* TCVĐ: động “Bật qua mương nhặt bóng”.
- Cách chơi: chia trẻ thành hai đội, xếp hàng dọc, nghe tín hiệu của cô, trẻ đứng ở bên này mương sẽ bật qua bên kia mương nhặt 1 quả bóng bỏ vào rổ của đội mình và chạy nhanh về đội của mình chạm vào tay bạn tiếp theo và xuống đứng cuối hàng. 
Luật chơi: Cháu phải bật qua mương và bỏ bóng vào đúng rổ mình.
Cô cho cháu chơi 2-3 lần
3
Hoạt động 3
Hồi tĩnh
Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Trò chuyện về thời tiết
Trò chơi: đuổi bóng
Chơi tự do
I/ Mục Tiêu: 
	- Cháu biết chơi trò chơi, hứng thú trong khi chơi, biết được vai trò của các giác quan, biết khi đi ngoài nắng phải đội mũ nón bảo vệ cơ thể.
	- Rèn luyện cháu kỹ năng nghe, nhanh nhẹn, khéo léo.
	- Giáo dục cháu chơi đoàn kết với các bạn.
II/ Chuẩn bị:
- Trẻ ăn mặc gọn gàng
- Sân chơi sạch sẽ. 5 quả bóng.
III/ Tổ chức hoạt động:
Tập hợp trẻ thành ba hàng dọc.
Hôm nay, cô sẽ cho các con đi dạo ngoài sân trường. Khi đi thì các con phải đi đúng hàng và không xô đẩy bạn.
Khi đi cho trẻ đọc các bài : Đôi mắt của em
Mắt có tác dụng gì?
Con làm gì để bảo vệ mắt?
* Hoạt động 1: Trò chuyện về thời tiết
- Cho cháu đọc thơ” Chiếc bóng”
- Giáo dục cháu biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Hôm nay trời như thế nào?
- Ánh nắng chiếu xuống con thấy như thế nào?
- Vậy khi nắng nóng con nên mặt quần áo mát mẻ khi ở trong nhà, ở trường
- Ánh nắng giúp ích gì cho chúng ta?
- Giáo dục cháu phơi nắng buổi sang tốt cho da và xương.
- Tránh ánh nắng buổi chiều, vì có tia tử ngoại hại cho da, còn làm mình bị cảm, say nắngnên khi ra đường phải che dù, đội nón, mắc quần áo dài tay
- Giáo dục trẻ không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.
* Cô cho trẻ chơi trò chơi “ đuổi bóng”:
Cô nêu cách chơi, luật chơi ( Sách TT Trò chơi,BH, thơ ca, câu đố, truyện theo chủ đề 3-4 tuổi trang 12)
Cho cháu chơi 3-4 lần
 * Hoạt động 3: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
 - Cô cho cháu chơi với các đồ chơi ngoài trời cô bao quát lớp
 Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp
Trò chuyện về các giác quan
Trò chơi: Tai ai thính
Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tạo hình: Vẽ / tô màu đồ dùng bé.
Âm nhạc: hát các bài về chủ đề 
Xây dựng: xây khu vui chơi
Phân vai: bán hàng
Góc thiên nhiên: Lau lá/chăm sóc cây
Hoạt động ăn trưa:
+ Trước khi ăn: Cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Cô chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, nước uống, bàn ghế cho trẻ. Chia thức ăn ra từng bát.
+ Trong khi ăn : Cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh tr

File đính kèm:

  • docCHU DE BAN THAN LA_13083415.doc
Giáo Án Liên Quan