Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé

HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẢ TRẺ:

• Nội dung :

- Trò chuyện về cơ thể của bé,về họ tên , tuổi , giới tính, sở thích, ngày sinh nhật của bé.

 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.

 - Chơi kismart ngôi nhà toán học của Sammy.

 - Dạy trẻ đọc thơ "Bé ơi "

 - Chơi tự do với đồ chơi trong góc, chơi các trò chơi vận động, dân gian.

I.Mục đích yêu cầu

 - Trẻ biết họ tên, tuổi, giới tính, sở thích, ngày sinh nhật của mình và của các bạn trong lớp.

 - Trao đổi trò chuyện với phụ huynh để nắm bắt tình hình của trẻ ở nhà.

 - Trẻ thuộc bài thơ cô dạy và đọc thơ rõ ràng diễn cảm, thể hiện được ngữ điệu giọng.

 - Trẻ nắm được cách chơi và tham gia chơi trò chơi tích cực.

 - Treû bieát chôi, laáy vaø caát ñoà chôi ñuùng nôi quy ñònh.

 

docx52 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 5
CHỦ ĐỀ NHÁNH:CƠ THỂ CỦA BÉ
Thời gian từ 12/10 - 16/10/2020
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Điểm danh
- Trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề.
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi, xem tranh ảnh về chủ đề, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động. Chơi KisdMart.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà
TDS
- Tập kết hợp bài hát “nắng sớm”
Hoạt động học 
Khám phá khoa học
Khám phá điều thú vị của thính giác , thị giác, vị giác đối với cơ thể bé.
Tạo hình
Vẽ tô màu chân dung bé (trang 5)
 Thể dục giờ học
Bò cao qua chướng ngại vật bằng bàn tay và bàn chân .
Làm quen với toán
Ôn các hình (Trang 16)
Làm quen văn học
Truyện:ai đáng khen nhiều hơn
 Giáo dục âm nhạc Hát vận động: Múa cho mẹ xem
- Trò chơi: Nghe thấu hát tài 
- Nghe hát : Giử nụ cười xinh
Làm quen chữ viết
Chữ a,ă,â 
( Tiết 2)
Hoạt động ngoài trời.
-Quan sát bạn trai bạn gái.
-Trò chơi: tìm bạn thân.
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Quan sát cây hoa trang, hoa sứ.
Chơi trò chơi: thi xem tổ nào nhanh
Chơi các trò chơi dân gian, chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
-Thí nghiệm vui “ Chất gì sẽ tan trong nước”
-Trò chơi: cá sấu lên bờ.
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
Quan sát cây cau.
- Trò chơi: nhảy tránh bóng
- Chơi chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Lao động chăm sóc góc thiên nhiên của lớp
-Chơi trò chơi: Keùo co
-Chơi tự do.
Hoạt động vui chơi 
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc học tập: Chơi trò chơi Kismats ,chơi trúc xanh,chơi đônninno, chọn tương ứng. 
- Góc phân vai: Mẹ con, tô chức sinh nhật cho bé. 
- Góc nghệ thuật: làm đồ chơi từ nguyên liệu mở, tạo hình, trang phục cho bạn trai, bạn gái. Hát bài hát về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc góc thiên nhiên, cắt hình bé bằng lá cây.
Vệ sinh ăn trưa, Ngủ trưa, ăn chiều
- Vệ sinh cá nhân trước khi ăn
- Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa. Vệ sinh sau khi ăn: Chải răng, rửa mặt, lau tay
- Ngủ trưa – Vệ sinh – ăn chiều
Hoạt động chiều 
Rèn kỹ năng
- Dạy trẻ kỹ năng cầm kéo 
Thao tác vệ sinh:
- Củng cố thao tác đánh răng 
Dạy trẻ hát 
Cái mũi.
Rèn kỹ năng sống:
- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
Sinh hoạt tập thể
- Sinh hoạt lớp, sắp xếp đồ dùng đồ chơi
Nêu gương
- Vệ sinh cá nhân, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Nêu gương cuối ngày( thứ 6 tổ chức cho trẻ nêu gương cuối tuần)
Trả trẻ
- Trẻ chỉnh trang phục, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ chuẩn bị về với gia đình
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẢ TRẺ:
Nội dung :
- Trò chuyện về cơ thể của bé,về họ tên , tuổi , giới tính, sở thích, ngày sinh nhật của bé.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.
 - Chơi kismart ngôi nhà toán học của Sammy.
 - Dạy trẻ đọc thơ "Bé ơi "
 - Chơi tự do với đồ chơi trong góc, chơi các trò chơi vận động, dân gian.
I.Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết họ tên, tuổi, giới tính, sở thích, ngày sinh nhật của mình và của các bạn trong lớp.
 - Trao đổi trò chuyện với phụ huynh để nắm bắt tình hình của trẻ ở nhà.
 - Trẻ thuộc bài thơ cô dạy và đọc thơ rõ ràng diễn cảm, thể hiện được ngữ điệu giọng. 
 - Trẻ nắm được cách chơi và tham gia chơi trò chơi tích cực.
 - Treû bieát chôi, laáy vaø caát ñoà chôi ñuùng nôi quy ñònh.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về chủ đề , Đồ chơi các góc, máy tính.
III.Tổ chức hoạt động:
 - Cô khuyến khích và gợi ý cho cháu quan sát tranh ảnh chủ đề và nhận biết về chủ đề trong tuần, giới thiệu về họ tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, sở thích của mình.
 - Trò chuyện trao đổi trực tiếp với phụ huynh để nắm bắt tình hình của trẻ.
 - Cháu chơi trò chơi qua máy tính. cô tổ chức các trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho cháu chơi.
 - Cháu chơi với đồ chơi các góc, chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định.
.
 HOAÏT ÑOÄNG THEÅ DUÏC SAÙNG
Tập kết hợp bài hát“ Nắng sớm”
I/ Mục đích yêu cầu
Cháu biết tập thể dục cho thân thể khoẻ mạnh.Cháu thực hiện đúng động tác và có thói quen tập thể dục sáng.
II/ Chuẩn bị :
 Sân sạch , cô cháu ăn mặc gọn gàng, gậy thể dục
III/ Tổ chức hoạt động:
 + Khởi động: 
 Cô hướng dẫn cháu đi chạy các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Về 3 hàng dọc.
+ Trọng động :
*ĐT thở 1: ( TTCB ) Đứng thẳng chân khép, tay thả xuôi không cúi đầu,
 -TH: Bước chân trái ra phía trước, chân phải kiểng gót, hai tay khum trước miệng, vươn người về bên trái làm tiếng gà gáy “ Ò ó o”. Cô động viên trẻ kéo càng dài càng to, càng tốt. Sau đó hạ tay xuống đưa chân trái về TTCB. Tiếp theo đổi bên và thực hiện như trên.
Ñ Mở cửa .Múa vong
ÑT: 2 tay đưa ra trước bàn tay sấp sau đó 2 tay đưa lên cao. 
Ñ Có cô ..cũng hồng
ÑT: Quay thân sang phải, trái
Ñ Mở cửa .Múa vong
ÑT: Ngồi khụy gối tay song song phía trước
Ñ Có cô ..cũng hồng
	 ÑT: Bật tại chỗ
 + Hồi tỉnh
 - Cho chaùu ñi nheï nhaøng hít thôû saâu. 
......................................................................................................................... 
ĐIỂM DANH
Nội dung:
Nắm sỉ số học sinh trong ngày, tìm nguyên nhân trẻ vắng.
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ phát hiện được bạn vắng trong tổ, lớp.
- Trẻ quan tâm đến bạn bè xung quanh. .
2.Chuẩn bị:
- Sổ điểm danh
3.Tổ chức hoạt động 
 - Trẻ phát hiện được bạn vắng trong tổ, lớp.
 - Trẻ báo cáo bạn vắng trong tổ, lớp.
 - Cô tìm hiểu nguyên nhân trẻ vắng và động viên trẻ đi học đều, đúng giờ . Cô vào sổ điểm danh và thông báo tên trẻ vắng, lý do trẻ vắng cho cả lớp biết
 - Báo ăn cho trẻ trong ngày.
..
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Nội dung
 - Bé giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
 - Bé không vẽ bậy ra sách .
 - Bé không chạy nhảy la hét trong lớp. 
1.Mục đích yêu cầu :
 - 80% cháu thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
2.Tổ chức hoạt động 
Trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Trẻ ngoan trong ngày, tuần đứng lên tự nhận xét hôm đó mình có ngoan không, tổ nhận xét, lớp nhận xét, sau đó cô nhận xét lại.
Trẻ ngoan lên nhận cờ cắm vào kí hiệu của mình
Cô cập nhật vào sổ theo dõi.
 ....................................................................................
GIÁO DỤC LỄ GIÁO
Nội dung:
 - Dạy trẻ biết một số ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân .
 - Không nói chuyện với bạn bằng mày tao.
 - Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
I.Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ đến lớp chơi với bạn, biết chơi với bạn, nhường bạn, ứng xử phù hợp với bạn trai, bạn gái.
 - Có thói quen tốt khi ho, hắt hơi, ngáp che miệng lại.
 - Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân của mình đúng vị trí, đúng nơi quy định.
 - Nói chuyện với bạn không xưng hô mày tao.
II.Chuẩn bị:
Địa điểm trong lớp.
 Clip,3 tranh ảnh nội quy lớp.
III.Tổ chức hoạt động 
- tập trung trẻ, cho trẻ hát bài: “ tìm bạn thân” , trò chuyện giáo dục trẻ khi chơi với bạn.
Cho trẻ xem clip về giáo dục lễ giáo khi ăn uống, ho, ngáp. Kết hợp đàm thoại, dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, lồng vào các hoạt động trong ngày, đưa vào tiêu chuẩn bé ngoan để khuyến khích trẻ thực hiện.
 LAO ĐỘNG VỆ SINH
Nội dung: 
 - Dạy trẻ biết tự chải tóc gọn gàng.
 - Dạy trẻ biết gấp quần áo , cặp, nệp gọn gàng.
 - Dạy trẻ biết chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.
I.Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết chải tóc, gấp quần áo, xếp nệm gối theo hướng dẫn gợi ý của cô
 - Biết có thói quen lao động cho người khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
 - lược, quần áo, nệm gối của trẻ.
III.Tổ chức hoạt động 
 - Hướng dẫn trẻ có thói quen ngủ dậy chải tóc, xếp nệm gối gọn gàng, động viên,giúp những trẻ còn lúng túng khi thực hiện.. 
 - Khuyến khích trẻ trực nhật phụ cô kê bàn ghế, giặt và phơi khăn hàng ngày.
 .
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chủ đề: Cơ thể của bé.
I.Mục Đích Yêu Cầu.
- Trẻ biết nhiệm vụ và luật chơi của các vai chơi, biết sự dụng các đồ dùng ,đồ chơi trong quá trình chơi.
- Trẻ có kỹ năng thoả thuận,chia sẻ,hợp tác trong quá trình chơi.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua các vai chơi.
II. chuần bị
- Địa điểm: trong lớp học
- Nội dung chơi và đổ chơi theo các góc.
STT
Góc chơi
Nội dung chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
1
Phân vai 
Mẹ con-tổ chức sinh nhật bé.
(TT thứ 2)
- Cháu biết thể hiện vai chơi mẹ thì đi chợ, mua hàng, cùng con chuẩn bị sinh nhật.
- đồ chơi các loại, bánh sinh nhật, bánh kẹo, đồ ăn,giấy giả làm tiền
2
Xây dựng
Xây nhà của bé.
 (TT thứ 3)
-Cháu biết dùng những đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng để xây hàng rào, nhà, cây cối,vườn hoa.
- Những đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng, các loại cây xanh, hoa
3
Học tập
Chơi trò chơi Kismats ,chơi trúc xanh,chơi đônninno ..(TT thứ 4)
- Cháu biết cách chơi các trò chơi trên kismats, cháu tự phân vai trẻ làm trọng tài, tổ chức chơi thi đua trúc xanh và đôminno hay ghép tương ứng.
 Máy tính, bảng trúc xanh, đôminno 
4
Nghệ thuật 
Hát các bài hát về chủ đề. Bé làm đồ chơi từ phế liệu tạo hình bạn trai bạn gái.
(TT thứ 5) 
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu mở để làm đồ chơi theo ý thích để tạo nên bé trai, bé gái.
- Hát múa theo chủ đề
 - Vật liệu mở. 
- Dụng cụ âm nhạc.
5
Góc thiên nhiên+ Khám phá
Chăm sóc góc thiên thiên. chơi với lá cây, cát, nước và khám phá được các màu mới
(TT thứ 6 )
- Cháu biết lau lá, nhặt cỏ, tưới cây và chăm sóc cây ở góc thiên nhiên của lớp
biết tìm hiểu khám phá tìm ra các màu trẻ thích
- Nước, bình tưới, khan lau
III/ Tổ chức hoạt động: 
1. Ổn định lớp: 
Hát vận động theo nhạc bài hát “ tìm bạn thân” tập trung trẻ lại gần cô.
2.Thỏa thuận chơi trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi và đồ chơi ở các góc.
- Gợi ý trẻ liên hệ chủ đề chơi, ý tưởng chơi.
- Hỏi trẻ về ý định chơi trong các góc.
- Trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi trong các góc, lấy cât đồ chơi đúng nơi quy định.
 - Trẻ đọc đồng dao: "rềnh rềnh ràng ràng" đi vào góc chơi
3. Quá trình chơi
 - Cô quan sát từng góc chơi kịp thời giúp đỡ trẻ chơi, chú ý phát triển kĩ năng chơi và giúp đỡ trẻ khi cần.
- Cô chú vai chơi của từng trẻ và kĩ năng chơi của từng vai. gợi ý cách chơi, động viên trẻ kịp thời. giúp đỡ trẻ còn nhút nhát khi chơi
- Cô nhập vai chơi cùng trẻ khi cần thiết. gợi ý trẻ bắt chước hành động chơi của vai chơi sáng tạo.
- Cô quan sát các góc chơi để kịp thời cung cấp đồ chơi theo nhu cầu của trẻ.
- Khuyến khích trẻ chơi luân phiên giữa các góc chơi, cho phép trẻ chuyển góc chơi nếu trẻ không còn hứng thú ở góc chơi đã chọn.
- Trẻ chán cô cho trẻ chơi giải trí nhẹ nhàng : “ úp lá khoai, chi chi chành chành”
 - Cô thông báo sắp hết giờ chơi.
4. Nhận xét và kết thúc buổi chơi
- Cô đến từng góc nhận xét trẻ chơi, gợi ý trẻ nhận xét về cuộc chơi của nhóm mình, sản phẩm của nhóm làm ra.
- Cô nhận xét chung và khen ngợi những điểm nổi bật của buổi chơi.
 - Cho trẻ đọc bài thơ " Giờ chơi hết rồi" và thu dọn đồ chơi
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH ĂN NGỦ
I. Mục đích yêu cầu:
Cháu được rửa tay bằng xà phòng và lau mặt sạch sẽ trước khi ăn và Sau khi ăn biết chải răng, lau mặt đúng cách.
II. chuẩn bị:
Khăn, bàn, ghế, chén,muỗng, bàn chải
 III. Tô chức hoạt động:
1/ Tổ chức giờ ăn:
 * Trước khi ăn
- Hướng dẫn trẻ kê và xếp bàn ăn.
- Vệ sinh cá nhân trước khi ăn: Rửa tay, lau mặt 
- Tạo hứng thú chobbữa ăn, cô giới thiệu các món ăn hấp dẫn kích thích trẻ ăn ngon miệng.
* Trong khi ăn
- Cô giáo dục dinh dưỡng, tạo không khí vui vẽ và khuyến khích trẻ ăn hết xuất ngon miệng.
- Nhắc trẻ thực hiện hành vi ăn uống văn minh, lịch sự.
- Khi có nữa lớp ăn xong thì phân công giáo viên quản lý trẻ, giáo viên còn lại tiếp tục động viên trẻ ăn hết xuất
- Đối với trẻ ăn chậm: Giáo viên động viên, khuyến khích trẻ ăn nhanh, hết xuất.
- Khi trẻ đang ăn nếu trẻ xin đi vệ sinh cần nhắc trẻ rửa tay.
* Sau khi ăn
- Hướng dẫn trẻ cách xếp chén, thìa gọn gàng, phụ cô lau bàn, cất bàn ghế
- Đánh răng, lau miệng, đi vệ sinh và không chạy nhảy sau khi ăn.
2/ Tổ chức giờ ngủ:
* Trước khi ngủ
- Cô lau phòng sạch sẽ, thoáng mát, thoáng mát, cho trẻ trải nệm và kiểm tra xem trẻ có ngậm đồ ăn không
- không để đồ dùng đồ chơi nơi trẻ ngủ
- Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
* Trong khi ngủ
- Cô mở nhạc hát ru nhẹ nhàng để trẻ dễ ngủ.
- Quan sát, bao quát khi trẻ ngủ.
- Giữ yên tỉnh cho trẻ ngủ, tránh cười, nói to, gây tiếng đông mạnh.
* Sau khi ngủ dậy
- Trẻ xếp nệm cất theo nơi quy định gọn gàng, cho trẻ đi vệ sinh, uống nước lau mặt cho tỉnh ngủ và cột tóc gọn gàng
.
HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
I.Mục đích yêu cầu
- Cháu nắm được 3 tiêu chuẩn bé ngoan và cùng nhau phấn đấu thực hiện 
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn, biết nhận xét việc làm tốt của bạn.
II.Chuẩn bị: 
- Cho cô: Bảng bé ngoan, sổ theo dõi nhóm lớp.
- Cho cháu: cờ
III.Tổ chức hoạt động 
 - Cháu vệ sinh cá nhân sạch sẽ tập trung trẻ lại và cho trẻ hát bài “ Cả tuần đều ngoan”
 - Tập trung trẻ thành 3 tổ và ngồi theo hình chữ u
- Cháu đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày
 - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét về việc thực hiện 3 tiêu chuẩn bé ngoan của mình và của bạn.
- Tổ trưởng nhận xét bạn trong tổ mình và tổ bạn rồi báo cáo lại với cô những bạn thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan
 - Cô nhận xét, nhắc nhở rồi cập nhật vào sổ 
 - Thông báo trẻ đạt 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày và cho trẻ cắm cờ
 - Tổ trưởng cắm cờ nếu tổ có nhiều bạn được cắm cờ.
 - Tổ trưởng cắm cờ nếu tổ có nhiều bạn được cắm cờ.
HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
I.Mục đích yêu cầu
Trẻ xếp hàng ngay ngắn trước khi ra về.
II. Chuẩn bị
Trẻ đầu tóc ,quần áo gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
- Trẻ vui vẻ thoái mái sau 1 ngày học
- Kể chuyện cho trẻ nghe các câu chuyện giải trí
- Cho trẻ chơi đồ chơi lắp ghép.
- Trả trẻ khi có phụ huynh tới đón.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 2: 12/10/2020
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức.
Hoạt động: khám phá khoa học 
Đề tài: Khám phá điều thú vị của thính giác , thị giác, vị giác đối với cơ thể bé. 
I.Mục đích yêu cầu
 Cháu biết thính giác là đôi tai, thị giác là đôi mắt, vị giác là cái lưỡi. Biết chức năng và cách bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị:
 + Cho cô: kế hoạch , bài hát “ hãy xoay nào”, các loại bộ gõ, nhạc cụ âm nhạc.
+Cho Trẻ: tâm thê thoải mái
- Địa điểm: trong lớp
III. Tổ chức hoạt động
 1.Ổn định :
 - Trẻ cùng hát bài “hãy xoay nào”
2. Phát triển bài:
 -Trong baøi haùt noùi veà gì?
 +Treân cô theå caùc con coù nhöõng boä phaän naøo?
 - Giáo dục trẻ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh.
 - Cháu chơi trò chơi về chức năng của giác quan thị giác và thính giác.
 + Cho trẻ chơi trò chơi bịt mắt bắt dê. 
 - Gợi ý, khuyến khích trẻ nói lên vai trò của con mắt.
 + Trẻ nhận ra bịt mắt lại không thấy gì.
 + Vậy cấu tạo của mắt gồm có gì? 
 + Chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh nhờ đâu?
 + Mắt còn gọi là giác quan nào?
Tương tự : đối với đôi tai cô gợi ý cho trẻ nói lên vai trò của đôi tai.
 + Thính giác ( đôi tai): cho trẻ bịt mắt lại, nghe các gõ các loại nhạc cụ, sau mỗi lần gõ trẻ dùng tai để nghe và đoán tên nhạc cụ.
Vị giác ( cái lưỡi ) cô tổ chức cho trẻ buổi tiệc, trẻ ăn một số trái có vị chua, ngọt, chat khác nhau.
- Gợi ý trẻ nói lên cảm nhận của mình sau khi ăn, khuyến khích trẻ nói lên công dụng của cái lưỡi.
- Cung cấp cho trẻ biết giác quan vị giác.
-Trò chơi: mảnh ghép vui nhộn.
 Cách chơi: Coâ chia lôùp thaønh 3 toå, thi đua nhau , khi có hiệu lệnh của cô lần lượt mỗi bạn trong tổ chạy lên lấy 1 miếng tranh ghép vào chổ còn thiếu của bức tranh , lần lượt cho đến hết .
 luật chơi: tổ nào ghép xong và đúng nhất tổ đó thắng (cho treû chôi 2l)
 - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương
3. Kết thúc: Trẻ nghỉ 
..
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Quan sát bạn trai bạn gái.
-Trò chơi: tìm bạn thân.
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
I.Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết bạn trai ( bạn gái ) có những đặc điểm, hình dáng, sở thích. trẻ biết mình là trai hay gái và trẻ phân biệt được bạn trai và gái, chơi tốt các trò chơi vận động
II.Chuẩn bị:
- Câu hỏi tọa đàm 
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời
- Địa điểm: ngoài sân trường 
III. Tổ chức hoạt động:
 1. Định hướng trước khi ra sân: Cô giới thiệu buổi hoạt động, nhắc nhở trẻ, cho trẻ mang dày dép.
 - Cô cùng trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “Bạn mới” và đi dạo một vòng xung quanh trường.
	- Gợi ý quan sát thời tiết, cây cối trong sân trường. Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường
 2. Quan sát bạn trai bạn gái. 
+ Gợi ý trẻ quan sát các bạn tổ 1, cho trẻ thời gian quan sát, cô gợi ý trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của ( bạn trai, bạn gái)
+ Đây là những bạn nào đây các con?
+ Bạn nào là bạn gái ( trai)?
+ Con thấy bạn Trâm ( bạn Nhật ) có đặc điểm như thế nào?
+ Vậy các bạn thấy bạn trai, bạn gái có gì giống nhau?
+ Và khác nhau ở chỗ nào?
+ Cho trẻ nói về sở thích, tính tình của trẻ
- Gợi hỏi trẻ nói về tên, tuổi, giới tính, sở thíchcủa trẻ
- Giáo dục trẻ yêu thương, biết chăm sóc bản thân và biết quan tâm đến bạn bè
3. Trò chơi vận động“ Tìm bạn thân”
Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
+ Luật chơi: Mỗi bạn phải tìm nhanh, đúng cho mình 1 người bạn: bạn trai tìm bạn gái và ngược lại. Không xô đẩy khi chơi
+ Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát “ Tìm bạn thân”. Khi nghe hiệu lệnh “ tìm bạn thân” thì mỗi trẻ tìm 1 người bạn ( trai- gái, gái – trai)
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô đổi yêu cầu.
+ Cô nhận xét trò chơi.
4.Chơi tự do: cầu tuột, xích đu. Bowling, trò chơi dân gian: Nhảy lò cò.
- Trong quá trình chơi cô chú ý trẻ thừa cân, béo phì , khuyến khích trẻ tham gia trò chơi tăng cường vận động: chạy, bật , nhảy theo bóng
5.Kết thúc . 
- Cô nhận xét buổi đi dạo, cho trẻ vào lớp, vệ sinh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Rèn kỹ năng
Dạy trẻ kỹ năng cầm kéo .
I.Mục đích yêu cầu
Trẻ biết cầm kéo bằng tay phải và cầm bằng 3 ngón tay: Ngón cái luồn vào  một bên ray cầm kéo nhỏ, ngón trỏ và ngón giữa luồn vào bên tay kéo còn lại.
II.Chuẩn bị: Kéo,giấy
- Địa điểm: trong lớp
III.Tổ chức hoạt động :
-Cô đọc câu đố về cái kéo : 
 Cái gì hai lưỡi
Giúp các bạn nhỏ
Cắt giấy thành hoa
- Cô hướng dẫn cho cháu cách cầm kéo đúng cách và cách cắt 
-Cho cháu sử dụng kéo cắt theo đường thẳng sau đó nâng dần độ khó thành các hình
 - Cho cháu trưng bày hình đã cắt
 - Khen ngợi và động viên trẻ
 - Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.
Đánh giá cuối ngày: 
- Tình trạng sức khỏe của trẻ
- Thái độ, trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
Thứ 3: 13/10/2020
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động : Tạo hình
Đề tài: Vẽ tô màu chân dung của bé ( Tr.5).
1/ Mục đích yêu cầu
 - Cháu biết vẽ thể hiện được chân dung của bản thân qua gương mặt với đầy đủ các bộ phân mắt ,mũi ,miệng.. Cháu vẽ và tô màu đẹp bức vẽ của mình. Cháu không vẽ bậy ra giấy, bàn.,ý thức tự lực trong các hoạt động.
2/ Chuẩn bị:
 - Sưu tầm một số tranh vẽ chân dung của bé.
- TâpTH viết chì,màu
3/ Tổ chức hoạt động:	
 * Ổn định:
 - Trẻ hát bài “ vỗ tay cho đều” cho trẻ vỗ tay ,lắc mông,dậm chân theo nhịp bài hát
 * Phát triển bài:
- Trò chuyện cùng trẻ
- Các con hảy nhìn những bức tranh chân dung này như thế nào?- Cô cho trẻ quan sát gợi ý cho trẻ nhận xét các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Khuôn mặt sáng lên nhờ đặc điểm gì?( đôi mắt to)
+ Nét dể thương trên khuôn mặt nhờ đặc điểm gì?( nụ cười)
+ Vì sao gương mặt trở nên có nét ?( có lổ mũi cao)
+ Khuôn mặt tròn hợp với mái tóc nào? Gợi ý cho trẻ vẽ.
- Khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình.
 - Trò chơi “soi gương “ cô cho trẻ làm động tác soi guong và mô tả lại gương mặt của mình .
- Cô cho trẻ về bàn mở tập tạo hình ra gợi ý cho trẻ quan sát và yêu cầu thực hành
- Vẽ chân dung của bé bên trong khung hình
- Khuyến khích trẻ tự do thể hiện gương mặt của mình theo tưởng tượng cùa trẻ , có thể hướng dẫn vài nét cơ bản cho 1 số trẻ yếu ,chưa tự tin với hoạt động 
- Cô gợi ý cho cháu vẽ và khuyến khích cháu thực hiện bài tập, cháu làm cô quan sát giúp đỡ.
- Cô thông báo sắp hết giờ.
- Cháu trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho trẻ nhận xét sản phẩm.
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét bài của mình, bài của bạn.
- Cô nhận xét bài trẻ vẽ đẹp có nhiều sáng tạo và tô màu hài hòa đẹp mắt.
- Khuyến khích và khen ngợi trẻ trẻ 

File đính kèm:

  • docxgiao an chu de ban than 56 tuoi_12918606.docx
Giáo Án Liên Quan