Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Động vật

Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT

--------

B. MỤCTIÊU:

1. Giáo dục phát triển thể chất:

 a. Phát triển vận động:

- Vận động thô: Đi trên dây (dậy đặt trên sàn),

- Vận động tinh: Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp tay - mắt và sử dụng một số đồ dung, dụng cụ.

- Xé, cắt đường vòng cung.

- Tô, đồ theo nét.

- Bẻ, nắn.

 b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:

*Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

- Tập luyện kĩ năng: Đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.

2. Giáo dục phát triển nhận thức:

 a. Khám phá khoa học:

- Đặc điểm, lợi ích và tác hại của con vật trong rừng.

- Quan tâm con vật; điều kiện sống của một số con vật.

 - So sánh sự giống và khác nhau của một số con vật.

- Phân loại con vật theo 2 – 3 dấu hiệu.

-Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.

- Chăm sóc bảo vệ con vật.

 b. Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán:

- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Nhận biết mối liên hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT
----—–----
B. MỤCTIÊU:
1. Giáo dục phát triển thể chất: 
 a. Phát triển vận động:
- Vận động thô: Đi trên dây (dậy đặt trên sàn), 
- Vận động tinh: Tập các cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp tay - mắt và sử dụng một số đồ dung, dụng cụ.
- Xé, cắt đường vòng cung.
- Tô, đồ theo nét.
- Bẻ, nắn.
 b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:
*Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Tập luyện kĩ năng: Đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
2. Giáo dục phát triển nhận thức:
 a. Khám phá khoa học:
- Đặc điểm, lợi ích và tác hại của con vật trong rừng.
- Quan tâm con vật; điều kiện sống của một số con vật.
 - So sánh sự giống và khác nhau của một số con vật.
- Phân loại con vật theo 2 – 3 dấu hiệu.
-Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
- Chăm sóc bảo vệ con vật.
 b. Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán:
- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Nhận biết mối liên hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10.
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: 
 a. Nghe:
- Nghe hiểu nội dung câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện độc phù hợp với độ tuổi: Chú Dê Đen, Mẹ con Linh Dương.
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, tục ngữ, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
 b. Nói:
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Kể lại tình tiết truyện đã nghe theo trình tự.
 c. Làm quen với đọc, viết:
- Nhận dạng chữ cái.
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
4. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội.
- Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
* Phát triển kĩ năng xã hôi:
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”; “sai”; “tốt”; “xấu”.
*Quan tâm đến môi trường.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ, chăm sóc con vật.
5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ:
- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, chăm sóc và tác phẩm nghệ thuật.
 *. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, tạo hình:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp)
- Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
II. MẠNG NỘI DUNG:
Rừng xanh bí ẩn
Các con vật
Bảo vệ
- Biết tên gọi của các con vật khác nhau.
- Đặc điểm nổi bật sự giống và khác nhau của một số con vật.
- Ích lợi và tác hại của con vật đó.
- Mối quan hệ giữa môi trường sống với cấu tạo vận động, tiếng kêu, thức ăn và một số thói quen của con vật.
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số con vật quý hiếm cần bảo vệ.
D. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
- Truyện “Chú Dê Đen”,
Phát triển ngôn ngữ
- Con voi.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10.
- Đi trên dây.
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất.
Động vật
- NDTT: Nghe: Chú voi con ở Bản Đôn.
NDKH: Hát + VĐMH: “Chim mẹ chim con”,
 TC: “Ai đoán giỏi”.
Phát triển tình cảm – xã hội
Phát triển thẩm mĩ
- TC: Đóng vai, xây dựng, bán hàng, bác sĩ
- Thái độ yêu quý con vật, quý trọng người chăn nuôi.
	------------------------------------------------------------------------
Thứ 2 ngày 08 tháng 03 năm 2010
Hoạt động phát triển thể chất
Đi trên dây (đặt trên sàn)
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện vận động đi trên dây một cách khéo léo.
- Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động của cơ tay vai, chân, bụng, lườn.
- Rèn kỹ năng đi theo đường thẳng.
- Phát triển sự khéo léo của đôi chân.
- Giáo dục trẻ lòng tự tin, tính mạnh dạn, tự giác, tính tổ chức kỷ luật cao.
II. Chuẩn bị:
- Hai dây (decal) dán lên sàn.
- Cô và trẻ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Đàm thoại về bài hát.
- Ngoài voi thì con có con vật gì có thể làm xiếc?
à Những con vật như voi, khỉ,  rất có ích. Chúng có thể làm xiếc cho con người xem, chúng có thể giúp con người chở đồ (voi). Chúng ta phải biết bảo vệ chúng, nhớ không nào?
- Chú voi to mà khéo léo làm xiếc đi trên một sợi dây nhỏ. Thế các con có thích làm hững chú voi tà giỏi như thế không?
- Cùng giả làm những chú voi nào!
 + Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay – vai:
- Động tác bụng – lườn:
- Động tác chân:
- Động tác bật:
* Hoạt động 2: Những chú voi con:
- Mỗi bạn làm 1 chú voi con, cùng tập cách đi trên dây, nhớ phải đi thật khéo, không được bước ra ngoài sợi dây nhé!
 TTCB: Đứng sát đầu dây, tay chống hông, mắt nhìn trước.
 TH: Khi có tín hiệu thì bước từng chân lên dây, đi nhịp nhàng đến cuối sợi dây. Không được bước ra ngoài sợi dây, phải đi cho thẳng theo dây.
 + Trẻ thực hiện:
- Chú ý quan sát, sửa sai.
- Nhận xét cách đi trên dây của trẻ.
 + Trò chơi: Những chú Thỏ tài giỏi:
- Hướng dẫn cách chơi.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Hát và VĐ: Voi làm xiếc.
- Khỉ, 
- Đi vòng tròn kết hợp đi theo các kiểu, chạy nhẹ nhàng về đội hình 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
- Chia thành 2 nhóm, xếp thành 2 hàng dọc, lần lượt từng bạn đi liên tục trên dây đến hết.
- Chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, đứng trước vạch xuất phát. Khi có tín hiệu thì các đội thi đua nhau bật bằng hai chân đến các vòng, rồi lại bật ra khỏi vòng, bật tiếp đến vòng tiếp theo cho đến hết, cho trẻ bật nhảy tự do làm các chú thỏ đi tìm thức ăn.
- Chơi 3 – 4 lần.
- Mời các chú thỏ uống nước suối mát.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 3 ngày 09 tháng 03 năm 2010
Hoạt động phát triển nhận thức
Con voi
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết voi là loài động vật sống trong rừng, voi có nhiều ích lợi đối với đời sống con người.
- Biết một số đặc điểm nổi bật về cấu tạo, vận động, thức ăn của voi, biết tên một số động vật khác sống trong rừng.
- Rèn khả năng chú ý, óc phán đoán qua quan sát, đàm thoại.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ qua mô tả, trò chuyện về con voi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài động vật, có ý thức bảo vệ các con vật có ích, góp phần bảo vệ sự phong phú, đa dạng của thế giới động vật, bảo vệ môi trường sinh thái.
II. Chuẩn bị:
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiên hoạt động của trẻ
Thứ 4 ngày 10 tháng 03 năm 2010
Hoạt động phát triển ngôn ngữ
Truyện: Chú Dê Đen
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung, biết đặt tên truyện theo ý của mình.
- Biết thể hiện các vai nhân vật qua trò chơi đóng vai.
- Rèn kỹ năng đóng kịch, thể hiện giọng nhân vật trong truyện.
- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống, giáo dục lòng tự tin, mạnh dạn, dũng cảm chống lại kẻ thù.
II. Chuẩn bị: 
- Bài giảng hình ảnh minh họa cho truyện.
- Mũ các nhận vật để trẻ đóng vai.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Đi dạo rừng xanh:
- Trò chuyện với trẻ về tính cách các con vật trong khu rừng: loài hiền lành, loài hung dữ.
- Tạo tình huống bằng rối tay cảnh Dê Trắng đang chạy kêu cứu, còn chó Sói thì đuổi theo.
- Con vừa thấy cảnh gì?
- Chó Sói làm gì?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với Dê Trắng?
* Hoạt động 2: Dê Đen dũng cảm:
- Kể lần 1: Kể diễn cảm, thể hiện đúng giọng từng nhân vật.
 Nội dung: Truyện kể về chú Dê Trắng nhút nhát nên bị chó Sói ăn thịt, con Dê Đen dũng cảm nên làm cho Sói sợ chết khiếp, bỏ chạy vào rừng.
- Kể lần 2: Hình ảnh minh họa.
 + Đàm thoại – trích dẫn:
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Dê Đen và Dê Trắng đi vào rừng để làm gì?
- Dê Trắng gặp ai?
- Chó Sói đã làm gì Dê Trắng?
- Muốn biết thì mời các bạn cùng xem lại cảnh này nhé!
- Dê Đen gặp ai? 
- Vì sao chó Sói chạy thẳng vào rừng?
- Đóng vai lại đoạn Dê Đen và Chó Sói.
- Qua câu chuyện con nhận thấy điều gì ở nhân vật Dê Đen và Dê Trắng?
- Con học được điều gì?
à Qua câu chuyện chúng ta thấy cần có tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không nên tự ti như Dê Trắng mà phải tự tin, dũng cảm như Dê Đen thì mới chiến thắng được kẻ thù.
- Viết tên truyện cho trẻ xem.
* Hoạt động 3: Dê Đen và dê Trắng mời các bạn đi dạo vào rừng xanh một chuyến.
- Cùng trò chuyện về các con vật sống trong rừng.
- Dê Trắng và chó Sói.
- Chó Sói đuổi bắt Dê Trắng.
- Trẻ đoán theo suy nghĩ.
- Trẻ nói điều xảy ra với Dê Trắng và Dê Đen.
- Nghe lại truyện kết hợp xem hình ảnh.
- Dê Đen, Dê Trắng, Chó Sói.
- Tìm cỏ non ăn, nước suối mát uống.
- Chó Sói.
- Ăn thịt,
- Hai trẻ lên đóng vai Dê Trắng và Chó Sói.
- Sói.
- Vì sợ Dê Đen đâm thủng bụng.
- Hai trẻ kể lại truyện.
- Nói theo hiểu biết.
- Phải đoàn kết
- Đặt tên truyện.
- Đọc tên truyện.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 5 ngày 11 tháng 03 năm 2010
Hoạt động phát triển nhận thức
Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết thêm bớt nhóm số lượng, tạo sự bằng nhau giữa các nhóm số lượng nhằm nhận biết mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 10.
- Rèn kỹ năng thêm bớt, đếm tiếp.
- Phát triển một số thuật ngữ toán học: nhiều hơn, ít hơn, thêm, bớt, được, còn khả năng diễn đạt ngôn ngữ trọn vẹn.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị:
- 
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn đếm đến 10. Nhận biết nhóm số lượng 10:
- Tham quan “Thảo cầm viên”.
- Yêu cầu trẻ đếm số lượng các con vật. Đặt nhóm tương ứng.
- Nhận xét kết quả.
- Trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Kiểm tra kết quả.
* Hoạt đông: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10.
- Trò chơi “Cùng các chú voi làm xiếc”
 + Yêu cầu trẻ xếp tất cả voi.
 + Cùng tham gia đoàn xiếc hôm nay có 9 chú nai con. (9 nai xếp tương ứng 1 – 1).
 + Nhận xét về số lượng 2 nhóm. (nhiều hơn? Ít hơn? Tại sao?...
 + Tạo số lượng bằng nhau cho 2 nhóm.
 + 9 Nai thêm 1 chú là bao nhiêu?
 + Nhận xét 2 nhóm.
 + Đếm lại 2 nhóm.
 + Yêu cầu trẻ thêm bớt trong phạm vi 10. (thêm bớt 4 – 5 lần).
 + Yêu cầu trẻ dẹp số lượng 2 nhóm.
- Trò chơi “Bé vui học toán”
- Hướng dẫn cách chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Ai nhanh hơn:
- Hướng dẫn cách chơi.
- Chuẩn bị 9 vòng. Sau 1 lần chơi bớt đi 1 vòng.
- Hỏi trẻ: 10 bớt 1 còn mấy?....
- Nhận xét kết quả.
* Hoạt động 4: Tô màu tranh con vật sống trong rừng.
- Hát “Chú Thỏ Con”.
- Trẻ đến nơi trưng bày các con vật. Đếm số lượng các con vật. Đặt số vào nhóm có số lượng tương ứng.
- Chia thành 3 đội. Tìm những con vật hiền, hung dữ đủ số lượng 10.
- Cùng cô kiểm tra kết quả.
- Lấy đồ dùng.
- Xếp nhóm voi thành hàng ngang từ trái sang phải.
- Xếp tương ứng 1 Nai với 1 Voi. (9 Nai).
- Trẻ đưa ra nhận xét của mình về số lượng 2 nhóm con vật. Tạo sự bằng nhau.
- Thêm bớt nhóm Nai.
- Đếm và cất 2 nhóm vào.
- Chia thành 3 đội. Cô giả tiếng kêu con vật nào thì trẻ phải đáp lại bằng tiếng kêu đó. Chú ý xem cô giả kêu bao nhiêu lần thì trẻ mới đáp lại cho đủ 10 tiếng.
- Chơi 4 – 5 lần.
- Chia 3 đội, mỗi đội 10 bạn. Lần lượt từng đội chơi. Khi có tín hiệu thì trẻ phải nhảy vào vòng (1 vòng chỉ chứa 1 bạn), bạn nào bị thừa ra sẽ bị loại.
- Chơi 5 lần.
- Vào góc tô.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 6 ngày 12 tháng 03 năm 2010
Hoạt động phát triển thẩm mĩ
NDTT: Nghe: Chú voi con ở Bản Đôn
NDKH: Hát + VĐ: Chim mẹ, chim con
Trò chơi: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung bài nghe, cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát.
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài “Chim mẹ chim con”, hát kết hợp múa minh họa một cách nhịp nhàng.
- Qua bài hát trẻ nhận biết thêm các loài chim.
- Rèn kỹ năng chơi, vận động theo nhạc.
- Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ yêu quý các loài vật, bảo vệ những con vật có ích.
II. Chuẩn bị:
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ

File đính kèm:

  • doclop 5 lam quen chu cai itc_12260432.doc
Giáo Án Liên Quan