Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Nước

* Đón trẻ:

- Cô nhắc trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.

* Trò truyện:

- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.

- Cùng trẻ trò chuyện về các nguồn nước trong sinh hoạt.

* Điểm danh:

- Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.

* Thể dục sáng:

a. Khởi động :

- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.

 b.Trọng động:

Bài tập buổi sáng với nhạc.

c. Hồi tĩnh:

- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc.

 

doc32 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN I
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC.
TT
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
Đón trẻ, trò chuyện
* Đón trẻ: 
- Cô nhắc trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
* Trò truyện: 
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
- Cùng trẻ trò chuyện về các nguồn nước trong sinh hoạt.
2
Điểm danh,
thể dục sáng.
* Điểm danh:
- Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
* Thể dục sáng:
a. Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.
 b.Trọng động: 
Bài tập buổi sáng với nhạc.
c. Hồi tĩnh: 
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc.
3
Hoạt động học
KPKH: Bé tìm hiểu về nước biển.
TD: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối LQCC:
LQ chữ p q.
TH: Vẽ cảnh biển.
LQVT: Đo lượng nước bằng một đơn vị đo lường.
LQVH: Truyện: “Cuộc phiêu lưu của những giọt nước”. ( Sưu tầm”
AN: Bài hát: “Cho tôi đi làm mưa”. Tác giả: Hoàng Hà.
4
Hoạt động góc.
- Góc trọng tâm: Cửa hàng bán nước giải khát.
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu trang trí đám mây, ông mặt trời, giọt mưa,
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
5
Hoạt động ngoài trời.
HĐCCĐ: - Quan sát trò chuyện về Nước 
TCVĐ: Đổ nước vào chai.
T/c tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường.
- Dạo chơi sân trường.
HĐCCĐ: Quan sát nước sạch nước bẩn.
Trò chơi: Kéo co.
- T/c tự do: Xâu hạt.
- Dạo chơi sân trường.
HĐCC: Quan sát: Thời tiết
Trò chơi: Đổ nước vào chai.
- T/c tự do: Chơi với xich đu.
6
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
- Vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn trưa: Cô gợi ý trẻ rửa tay và sữ dụng nước đúng cách.
- Một số trẻ làm nhiệm vụ trực nhật rửa tay trước và giúp cô kê bàn ăn, chuẩn bị chỗ ngủ. 
- Cô nhắc trẻ sau khi ăn nhớ rửa miệng, rửa tay, uống nước và đi ngủ.
7
Hoạt động chiều
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
- Làm quen vận động: “Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối”.
- Chơi tự do các góc chơi.
- Ôn bài cũ.
- Làm quen kỹ năng: “Vẽ cảnh biển.”.
- Thực hiện vở chữ p q.
- Chơi tự do các góc chơi.
- Cho trẻ làm bài tập toán.
- Làm quen bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Chơi tự chọn.
Ôn các bài thơ, bài hát theo chủ đề.
- Chơi tự do theo ý thích.
- Nêu gương bé ngoan.
8
Trả trẻ
+ Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Vệ sinh trước khi trả trẻ.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
Giáo viên lập kế hoạch
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017
 Chủ đề nhánh: NƯỚC
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về một số nguồn nước.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Bé tìm hiểu về nước biển.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  1. Kiến thức:
    – Trẻ biết được thành phần của nước biển: Muối, nước
    – Biết cách pha chế nước biển từ muối, nước và màu xanh dương.
    – Trẻ kể được tên quê hương mình.
 2. Kỹ năng:
    – Trả lời câu hỏi mạch lạc.
    – Các thao tác pha chế nước biển
 3. Giáo dục:
     – Khi ra biển chơi phải cẩn thận, đi cùng người lớn.
     – Biết gữi gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
B. CHUẨN BỊ:
     – 3cốc nước,  bột màu màu xanh , muối.
     – 1 số tranh ảnh về biển
     – Rối tay 
     – Máy chiếu, băng đĩa
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1/ Hoạt động ổn định: Kể chuyện: “Bạn Hoa  đi biển”.
  – Chuyện kể về bạn Hoa được bố, mẹ cho đi tắm biển, lần đầu tiên bạn Hoa được ra biển, cái gì bạn cũng thấy lạ, bạn hoa đã hỏi mẹ về rất nhiều thứ, chúng mình cùng xem bạn Hoa đã hỏi mẹ những gì nhé.
2/ Hoạt động trọng tâm:
a-  Khám phá nước biển:
   – Trò chuyện về nước biển:
   –  Ôi thích quá, thích quá. Biển đẹp quá mẹ ơi, đang chơi, Hoa nhìn thấy có người ném vỏ hộp sữa ra biển, Hoa lại gần em bé và bảo, em đừng vứt vỏ hộp sữa ra biển nhé, sẽ làm mất vệ sinh môi trường đấy, vâng ạ.
   – Bạn Hoa cùng bố mẹ tắm biển. Cả nhà bạn Hoa mỗi người một pao, mẹ hoa bảo hoa con tắm ở gần bờ thôi nhé. Bố mẹ cho pao ra xa, Hoa cũng đi ra theo, thế rồi chiếc pao cùng Hoa cứ trôi xa, Có tiếng kêu thất thanh có người sắp chết đuối. Bố mẹ quay lại nhìn con, không thấy con đâu. Hoa sợ quá gọi to mẹ ơi, bố mẹ Hoa hoảng hốt bơi ra chỗ con. Con có làm sao không, mẹ ơi nước biển mặn quá, Con xin lỗi mẹ, lần sau con không như thế nữa
  – Để biết nước biển có phải mặn không chúng mình cùng khám phá nhé.
  + Các con đã đi tắm biển chưa? Nước biển như thế nào? Có gì khác với nước thường dùng hàng ngày?
  – Ai đã đi biển rồi? Khi ra biển, con thấy nước biển có màu gì?
  – Vị nó thế nào?
  – Các con có thích cùng cô pha chế nước biển không?
b- Luyện tập:
  * Thực hành pha chế nước biển
  + Chia lớp thành 3 nhóm .
  + Cô hỏi: Muốn pha chế nước biển, cần phải có những gì?
  + Để có nước màu xanh, cần phải làm gì ?
  + Để nước có vị mặn, cần phải chuẩn bị thêm gì nữa ?
  – Cho trẻ về các nhóm để pha nước biển
 – Kết thúc cho trẻ nhận xét kết qua pha nước biển của các nhóm.
 – Cho trẻ mang sản phẩm về góc khoa học trưng bày.
* Cho trẻ xem Videoclip về cảnh Vịnh Hạ Long
3/Hoạt động 3: Củng cố giáo dục trẻ
  – Cho trẻ tập thể dục nhịp điệu bài ” Bé yêu biển lắm”.
 IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC	
- Góc trọng tâm: Cửa hàng bán nước giải khát.
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu trang trí đám mây, ông mặt trời, giọt mưa,
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
A . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ thể hiện hiểu biết của bản thân trong các vai chơi: lời nói, cử chỉ, công việc
- Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, lời nói mạch lạc.
- Trẻ đoàn kết nhường nhịn nhau trong khi chơi 
- Trẻ giữ gìn vệ sinh chung.
B. CHUẨN BỊ
- Các góc chơi
+Góc xây dựng: Khối gãch, hàng rào, cây xanh, chậu hoa, cát..bằng các vật liệu tự tạo.
+Góc phân vai: Quán giải khát: cốc,thìa, đường, chanh, các loại nước: siro, sữa, trà, nước ngọt, soda đồ lưu niệm: tranh vẽ, vòng
+Góc nghệ thuật: tranh vẽ đám mây, ông mặt trời, bút màu, kéo, giấy, keo dán, vòng trang trímàu, nước.
+Góc thư viện: Sách, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1/ Hoạt động Ổn định:
- Cô cho trẻ hát bài "Cho tôi đi làm mưa với"
2/ Hoạt động trọng tâm
* Giới thiệu và đàm thoại các góc chơi.
- Các con ơi! Cô và các con vừa đi ra ngoài trời các con thấy bầu trời như thế nào? 
- Xung quanh ta có rất nhiều hiện tượng tượng tự nhiên như: trời nắng, trời mưa, các mùa
- Bạn nào cho cô biết chúng ta đang ở mùa nào không ?
- Mùa hè chúng ta thường rất hay được bố mẹ cho đi chơi vậy các con có muốn cùng chơi với cô nữa không?
- Hôm nay cô có rất nhiều góc chơi như là:
+ Góc xây dựng: xây công viên nước.
+ Góc nghệ thuật: vẽ, tô tranh về các hiện tượng tự nhiên, cắt hoa,làm vòng.
+ Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
+ Góc thư viện: Xem tranh kể chuyện về các phương tiện giao thông nhưng góc trọng tâm của chúng ta là góc phân vai làm người bán quán nước!
Hoạt động 2 :Cô hướng dẫn cách chơi ở các góc.
*Góc phân vai
- Góc bán hàng nước gồm có những ai?
- Góc bán hàng có người bán và người mua nè! các con phải xưng hô lịch sự, chào hỏi khách vui vẻ, khách mua xong phải trả tiền và người bán phải cám ơn khách, các con nhớ thỏa thuận với nhau trước khi chơi nhé!
*Góc xây dựng
- Công viên nước các con phải xây như thế nào?
- Khi xây công viên nước con phải xây gì trước, xây gì sau?
-Xây hàng rào như thế nào?
-Các con phải xây hồ bơi bằng những khối gạch nè, xây hàng rào, làm cồn cát và mua thêm hoa và cây xanh trồng vào cho thêm đẹp nhé!
-Ngoài góc xây dựng ra các con còn muốn chơi ở góc nào nữa?
*Góc nghệ thuật
-Các con có thể vẽ hoặc tô màu trang trí lên tranh của mình để cho bức tranh thật đẹp nha để làm quà lưu niệm nha.
*Góc thư viện
-Các con cùng xem tranh về các hiện tượng tự nhiên và nhớ phải trật tự khi xem sách nhé!
-Các con cùng trao đổi với nhau về các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh các con...
- Chúng ta có rất nhiều góc chơi, mỗi bạn hãy tìm cho mình một góc mà các con yêu thích nhất nhé!
Hoạt động 3: Trẻ chơi, cô quan sát.
-Cô quan sát, bao quát trẻ trong khi chơi,hướng dẫn trẻ chơi ở các góc.
-Cô nhắc nhở trẻ trao đổi các góc..
-Cô nhận xét các góc chơi
-Kết thúc, nhận xét sản phẩm.
-> Giáo dục: Khi đi mua hàng thì các con phải lịch sự, phải biết xếp hàng và giữ gìn vệ sinh vệ sinh chung, khi ăn hay uống xong phải biết vứt rác vào thùng để môi trường luôn sạch đẹp.
3. Hoạt động kết thúc
-Cô nhận xét đánh giá.
V/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: - Trò chuyện về nước.
TCVĐ: Đổ nước vào chai.
T/c tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường.
A/ Mục đích yêu cầu:
- Bé biết bé biết đặc điểm, và lợi ích của nước đối với đời sống. 
- Trẻ biết được sự thay đổi của nước khi có sự tác động bên ngoài. 
- Trẻ nói rỏ ràng tròn câu, mạnh dạng tự tin phát biểu. Phát triển thể lực qua trò chơi vận động, qua HĐNT . 
- Trẻ vui chơi và hít thở không khí ngoài trời giúp cơ khỏe mạnh. 
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên vẽ đẹp của nước. 
- Giáo dục bé ý thức ý thức tiết kiệm nước, giữ gìn và bảo vệ nước sạch bằng những việc làm nhỏ nhất. 
B/ Chuẩn bị: 
- Địa điểm quan sát. 
- Nước, chai đựng nước, sỏi Chướng ngại vật Bình tưới nước,đồ chơi với cát, đồ chơi ngoài trời, lá cây, lụt bình 
C/ Cách tổ chức thực hiện:
1/ Hoạt động ổn định: 
Định hướng ra sân: Cô thông báo nội dung của buổi hoạt động ngoài trời: Dạo quanh hít thở không khí trong lành. Ôn: lợi ích của nước Tìm hiểu về sự kì diệu của nước Chơi trò chơi vận động đổ nước vào chai Chơi tự do Dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt đèn quạt,không chạy giỡn, không hái hoa bẽ cành. Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “nước” 
2/ Hoạt động trọng tâm
- Ôn lợi ích của nước Nhìn xem – nhìn xem ở đây các con thấy gì? 
- Lợi ích của nước là gì? 
- Nếu xung quanh mình có nhiều rác thải có ảnh hưởng tới nguồn nước không? - - Ảnh hưởng như thế nào? 
- Vậy làm sao chúng ta giữ được nguồn nước sạch? 
- Nước có nhiều tác dụng các con thấy nước có quí không? 
- Vậy khi sử dụng nước các con phải sử dụng như thế nào? 
- Giáo dục cháu không xả rác bừa bãi và sử dụng nước tiết kiệm. 
- Thực hiện theo lời Bác dạy tiết kiệm không lãng phí. 
* Tìm hiểu về sự kì diệu của nước:
- Bây giờ các con cùng cô đến nơi này xem hôm nay cô đã chuẩn bị cho chúng ta cái gì nha? 
- Trời tối rồi: Các con đoán xem chúng ta vừa nghe âm thanh gì?
- Cho trẻ xem 2 chai nước: Chúng ta vừa tìm ôn về tác dụng của nước, và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều kì diệu của nước. 
- Trẻ so sánh lượng nước trong 2 chai. 
- Trong 2 chai nước chai nào nhiều nước hơn và chai nào ít nước hơn? 
- Lắc lần lượt từng chai nước để trẻ so sánh âm thanh phát ra từ 2 chai nước. 
- Các con chú ý âm thanh ở mỗi chai nước khi được lắc nhé. Chai ít nước khi lắc âm thanh như thế nào? Còn chai nhiều nước thì sao? Nếu 1 trong 2 chai cô cho đầy nước khi cô lắc thì điều gì xảy ra? Cô mở rộng cho trẻ về âm thanh của tiếng nước. (thác, tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, nước sôi ) 
- Bây giờ cô muốn lượng nước trong 2 chai bằng thì chúng ta làm sao? Các con nhìn xem trên đây cô có gì? (sỏi hoặc đá) Số lượng đá ở 2 rổ có bằng nhau không? Cho trẻ quan sát sự thay đổi của nước khi cho đá vào Mực nước ở 2 chai có gì thay đổi? Trẻ tiếp tục cho 1 lượng đá tương tự vào chai còn lại cho trẻ so sánh sự khác biệt Bây giờ lượng nước trong 2 chai có gì khác biệt? Vì sao vậy? vì khi cho một vật chìm vào nước vật càng lớn chìm vào trong nước thì nước dâng lên càng cao. Và ngược lại Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện chú quạ thông minh. Và ngày nay ứng dụng điều này để pha thức uống có đá. Pha một ít nước và cho đá vào nước sẽ dâng lên. 
b/ Luyện tập:
* Trò chơi: “Đổ nước vào chai”.
- Cách chơi: chia trẻ thành 3 đội, đứng thành 3 hàng dọc. trẻ dùng tay múc nước và đi zic zắc qua chướng ngại vật đổ nước vào chai. 
- Luật chơi: trong thời gian 1 bài hát đội nào múc được nhiều nước đổ vào chai hơn là đội thắng cuộc. 
* Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do ở các nhóm ngoài sân: chơi trò chơi tưới cây, làm nhà bằng cát, chơi với lá cây,b ập bênh, xích đu, cầu tuột,... 
- Cô bao quát trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ và cô chú ý gợi ý cách chơi và khen cháu chơi tốt.
- Đổi nhóm chơi nằm tạo hứng thú cho trẻ. 
3/ HOạt động kết thúc:
Kết thúc: Nhận xét từng nhóm chơi. Cho trẻ thu dọn góc chơi, vào lớp vệ sinh, uống nước. 
VI/ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
- Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước.
- Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm đem đến cho từng trẻ.
- Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
- Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ.
VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen vận động: “Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối”.
- Chơi tự do các góc chơi.
VIII/ TRẢ TRẺ
 - Cô nhận xét chung trong một buổi học.
 - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
 - Cho trẻ đi vệ sinh.
 - Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
IX/ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
(Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017)	
 Chủ đề nhánh: NƯỚC
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về cách sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
III/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Cho trẻ dạo chơi sân trường, hít thở không khí trong lành 5-7 phút.
IV/ HOẠT ĐỘNG HỌC: Thể dục
 Đề tài: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Trẻ biết đi theo hướng thẳng bằng 2 mép ngoài của bàn chân& đi khuỵu ngối, trẻ vận thành thạo thao tác nhanh nhẹn.
- Trẻ biết được luật chơi cách chơi hứng thú tham gia chơi trò chơi ném bóng vào rổ
- Rèn luyện trẻ phối hợp tay chân nhịp nhảng đi thẳng đầy không cúi.
- Trẻ có thói quen nề nếp học tập có ý thức luyện tập.
B/ Chuẩn bị: 
- Nhạc nền, Nhạc thể dục tập theo lời ca
- Bóng 10-12 quả rổ để ném
- Vạch chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
C/ Hướng dẫn:
1/ Hoạt động Gây hứng thú: 
Cho trẻ đồng dao “Cầu mưa”.
 Các con vừa đọc bài gì? 
Nói về điều gì? 
- Trò chơi hôm nay gồm có 3 phần:
+ Phần chơi thứ 1: Thi đồng diễn màn thể dục nhịp điệu.
+ Phần chơi thứ 2: Thi tài năng (Đi theo mép ngoài của bàn chân, đi khuỵu ngối).
+ Phần chơi thứ 3: Cùng chung sức. (Trò chơi ném bóng vào rổ)
2/ Hoạt động trọng tâm 
a/ Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc nền đi chạy theo hiệu liệu của cô đi nhanh, đi chậm, lên dốc xuống dốcchuyển đội hình 4 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
b/ Trọng động: 
* BTPTC: Đồng diễn màn thể dục nhịp điệu. 
- Bài tập PTC: Cô cho trẻ tập BTPTC theo lời ca bài hát “Đêm trung thu” trẻ vận động nhịp nhàng theo lời của bài hát 2 lần (nhấn mạnh động tác tay).
+ Phần chơi thứ 2: Phần chơi tài năng:
*Vận động cơ bản “Đi theo mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối” 
- Cô giới thiệu vận động, cô làm mẫu 2 lần, phân tích động tác: Từ đầu hàng cô lên vạch chuẩn bị hai chân đứng rộng bằng vai 2 tay thẳng đầu không cúi cô đi bằng 2 mép ngoài của gam bàn chân đi theo hướng thẳng đi đến một đoạn sau đó quay lại đi khuỵu ngối phối hợp tay chân nhịp nhàng.đi hết đoạn đường cô đi nhẹ nhàng về cuối hang.
- Cho trẻ thực hiện: cả lớp 2 - 3 lần (đứng đội hình cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang) lượt trẻ lên thực hiện 2-3. Cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ kịp thời.
+ Phần chơi thứ 3: Cùng chung sức.
* TCVĐ: “Ném bóng vào rổ”.
- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. Thi đua giữa 2 tổ Động viên khuyến khích trẻ. Thưởng quà
3/ Hoạt động kết thúc: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” .
 HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC
 Đề tài: LQ chữ p q
A/ Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết chữ cái và phát âm chính xác chữ cái: p, q.
- Giúp trẻ biết được cấu tạo chữ cái p, q.
- Trẻ biết so sánh điểm giống nhau và khác nhau của 2 chữ cái p, q.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát trển ngôn ngữ và tình cảm cho trẻ.
- Biết phối hợp và chơi tốt các trò chơi với chữ cái: Ghép các nét rời thành chữ cái, xếp hạt ốc để tạo thành chữ cái p. q.
- Trả lời to rõ ràng các câu hỏi của cô.
- Trẻ có nề nếp thói quen trong học tập và các trò chơi.
B/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Máy vi tính , Ti vi , và nội dung bài dạy trong máy .
- Bài hát “ Hạt mưa và em bé”
* Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái, các nét rời, ốc nhỏ để trẻ ghép, xếp chữ cái.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Hoạt động Ổn định:
- Trẻ vận động bài: “ Hạt mưa và em bé”
- Hỏi trẻ các con vừa thể hiện bài hát gì?
- Nội dung bài hát nói đến điều gì?
- Cô cũng có hình ảnh trình chiếu về cảnh mưa rơi đấy nào cô mời các con cùng hướng lên màn hình để đón xem nào:
2/ Hoạt động trọng tâm: Làm quen chữ cái p, q:
+ Chữ cái p:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Mưa rơi”
- Cô giới thiệu từ “ Mưa rơi lộp độp”
+ Cô đọc từ, cả lớp đọc từ
-> Cô hỏi trẻ : Trong từ “ Mưa rơi lộp bộp” có những chữ cái giống nhau, trẻ chỉ chữ nào đúng chữ đó đổi màu, cả lớp phát âm “ô”
- Ngoài chữ ô còn có hai chữ cái gì giống nhau nữa?
- Cô giới thiệu chữ cái mới “p” và chiếu chữ to hơn
- Cô phát âm ba lần, sau mỗi lần phát âm hướng trẻ lắng nghe thật kỹ để đoán xem cách phát âm của cô như thế nào
( Khi phát âm p cô phát âm bằng môi: Hai môi cô bật mạnh phát âm “p”)
- Cho trẻ phát âm : Lớp
- Cô khái quát lại bằng các nét rời trên màn hình: Chữ p gồm 1 nét sổ thẳng ở phía trái và nét cong tròn ở phía phải.
- Cô cho trẻ nhận xét chữ p 2- 3 trẻ)
- Bạn trai, bạn gái ( khi phát âm chú ý sữa sai cho trẻ)
- Cả lớp phát âm lại
- Cá nhân phát âm
- Ngoài mẫu chữ in thường còn có mẫu chữ viết thường và in hoa. Chữ viết thường các con được làm quen trong giờ tập tô, chữ in hoa để viết tên các con.
- Khi chữ “p” cô quay ngược lại sẽ thành chữ gì các con?
* Cô hỏi “ Mưa rơi xuống ở đâu các con?
- Cô giới thiệu hình ảnh sông quê
+ Làm quen chữ q:
- Cô giới thiệu từ “ Sông quê”
+ Cô đọc từ, cả lớp đọc từ
- Cô ghép từ “ Sông quê”
- Trẻ tìm chữ cái đã học:
- Cô giới thiệu chữ q và chiếu chữ to hơn
- Cô phát âm ba lần, sau mỗi lần phát âm hướng trẻ lắng nghe kỹ thuật phát âm của cô như thế nào
( Khi phát âm miệng của cô hơi tròn và nhọn phát âm “q”)
- Cô cho 1 trẻ phát âm, cả lớp nhìn miệng bạn phát âm và nhận xét.
- Cô nhận xét: Chữ q gồm 1 nét cong tròn ở phía trái và nét sôt thẳng ở phía phải.
- Trẻ phát âm: Lớp, tổ, cá nhân..
- Cả lớp phát âm lại
- Ngoài mẫu chữ in thường còn có mẫu chữ viết thường và in hoa. Chữ viết thường các con được làm quen trong giờ tập tô, chữ in hoa để viết tên các con.
- Khi chữ “q” cô quay ngược lại sẽ thành chữ gì các con?
* So sánh chữ p, q:
- Chữ p và q khác nhau- giống nhau ở điểm gì?
- Cô khái quát:
+ Giống nhau: Cùng có 1 nét sổ thẳng và một nét cong tròn.
+ Khác nhau: Chữ p có nét sổ thẳng ở phía trái, nét cong tròn ở phía phải.
- Chữ q có nét cong tròn ở phía trái, nét sổ thẳng ở phía phải.
 b/ Luyện tập
*TC1: “Chữ gì biến mất”
- Cô cho trẻ xem trên màn hình các chữ cái p, q, l, k, h. Sau đó cho trẻ nhắm mắt lại cô làm mất 1 số chữ cái trẻ tìm chữ biến mất và đọc to cho cô và acsc bạn cùng nghe.
*TC2: “Đội nào nhanh hơn”
- Cô 2 đội chơi, lần lượt lên chọn bóng có chữ cái mà cô yêu cầu ném vào rổ của đội mình, đội nò

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_CHU_DE_NUOC.doc