Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường hàng không. Hoạt động: Bật liên tục qua vòng - Năm học 2020-2021
1. Kiến thức
- Trẻ nhún lấy đà để bật liên tục qua vòng, không chạm vào vòng.Trẻ nhớ tên vận động và biết cách chơi trò chơi vận động
2. Kĩ năng
- Phát triển cơ chân, rèn luyện sự khéo léo khả năng phản xạ nhanh. Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần luyện tập và tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc bài hát: Anh Phi công ơi; Bạn ơi có biết; Đi tàu lửa. vòng thể dục.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Phương tiện giao thông.Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cô tạo tình huống cho trẻ tham gia chương trình “Bé làm phi công”. Tặng mỗi trẻ 1 quả bóng.
2. Nội dung
HĐ1: Khởi động
- Cho trẻ cầm bóng và đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh đi chậm. . .theo đội hình vòng tròn trên nền nhạc bài hát “Đi tàu lửa”
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH: PTGT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động: Bật liên tục qua vòng Lĩnh vực phát triển: Thể chất I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhún lấy đà để bật liên tục qua vòng, không chạm vào vòng.Trẻ nhớ tên vận động và biết cách chơi trò chơi vận động 2. Kĩ năng - Phát triển cơ chân, rèn luyện sự khéo léo khả năng phản xạ nhanh. Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần luyện tập và tích cực tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát: Anh Phi công ơi; Bạn ơi có biết; Đi tàu lửa. vòng thể dục. 2. Đồ dùng của trẻ. - Phương tiện giao thông.Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái. III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức - Cô tạo tình huống cho trẻ tham gia chương trình “Bé làm phi công”. Tặng mỗi trẻ 1 quả bóng. 2. Nội dung HĐ1: Khởi động - Cho trẻ cầm bóng và đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh đi chậm. . .theo đội hình vòng tròn trên nền nhạc bài hát “Đi tàu lửa” HĐ 2: Trọng động - Cho trẻ tập BTPTC kết hợp với bóng ghép với nhạc bài hát “ Anh phi công ơi”. Động tác nhận mạnh: động tác bật - Cô cho trẻ quan sát vòng thể dục. Hỏi trẻ: Con sẽ chơi trò chơi gì với những chiếc vòng thể dục? - Cô giới thiệu vận động cơ bản: Bật liên tục qua vòng Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát. Cô làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích vận động: TTCB: Đứng sát vạch chuẩn, 2 tay chống hông, mắt nhìn vào vòng, khi có hiệu lệnh nhún lấy đà và bật vào trong vòng thứ nhất, tiếp đất bằng 2 chân, sau đó nhún lấy đà và bật vào vòng thứ 2. Cứ như vậy nhún lấy đà và bật lần lượt qua các vòng cho đến hết. Trong khi bật chân không được chạm vào vòng, sau đó đi về phía cuối hàng - Cho lần lượt 1 trẻ lên thực hiện (Cô quan sát và sửa sai cho trẻ). - Lần 2 cho 2 đội thi đua: Mỗi thành viên của từng đội bật qua các vòng, không chạm vòng sẽ được thưởng 1 PTGT. Trong thời gian là 3 lần bái hát “Bạn ơi có biết” Đội nào được nhiều PTGT hơn đội đó sẽ chiến thắng.Cô kiểm tra kết quả, động viên trẻ. Hỏi trẻ: Các con vừa thực hiện vận động gì? * TCVĐ: Kẹp bóng: Chia trẻ thành 2 đội, lần lượt 2 thành viên của từng đội sẽ phối hợp dùng bụng kẹp bóng và di chuyển về rổ của đội mình. Quá trình trẻ chơi, cô quan sát, gợi ý giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn. Kết thúc, cô động viên khuyến khích trẻ. HĐ 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp 1 – 2 vòng 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên, tuyên dương trẻ Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Làm quen chữ cái g,y Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết phát âm đúng chữ cái g,y Biết đặc điểm cấu tạo, phân biệt chữ g,y 2. Kỹ năng - Rèn phát triển ngôn ngữ trẻ trả lời cả câu. Phát triển cho trẻ khả năng ghi nhớ 3. Thái độ - Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào giờ học. Giáo dục trẻ tự lấy cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô - Máy vi tính có hiệu ứng chữ cái g,y ;Nhạc bài hát “đoàn tàu nhỏ xíu”, que chỉ 2. Đồ dùng của trẻ. - Mỗi trẻ 1 rổ chữ g,y; Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức Cho trẻ hát bài « đoàn tàu nhỏ xíu ».Hỏi trẻ: Con vừa hát bài gì ? Bài hát nhắc đến PTGT gì? 2. Nội dung Hoạt động 1: Làm quen chữ cái g,y - Cô cho trẻ quan sát tranh “ga tàu”, sau đó ghép từ “ ga tàu”. Cô đọc từ “ga tàu” - Trẻ đọc từ “ ga tàu”. Cho trẻ tìm chữ cái đã học.Cô giới thiệu chữ “g” trong từ “ ga tàu”. Cô cho cả lớp đọc chữ - Cô cho tổ đọc chữ, cá nhân trẻ đọc. Cho trẻ nếu cấu tạo chữ cái g. Cô khái quát nêu cấu tạo chữ g - Cô giới thiệu cho trẻ các kiểu chữ g: in hoa, in thường, viết thường * Làm quen chữ cái y: - Cô đố: “ Chẳng phải chim Mà có cánh Chở hành khách Đến mọi nơi Giữa mây trời Đang bay lượn.” Là gì? - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh máy bay. Bên dưới tranh có từ “máy bay”, cô đọc từ “máy bay”. - Trẻ đọc từ “Máy bay”. Hỏi trẻ: Trong từ “máy bay” có mấy chữ cái. Trẻ tìm chữ cái thứ 5 trong từ . Cô giới thiệu chữ cái y. Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe. Trẻ đọc theo tổ, cá nhân. Trẻ nêu cấu tạo chữ y. Cô khái quát và nêu cấu tạo chữ y - Cô giới thiệu các kiểu chữ y Hoạt động 2: Luyện tập. - Cho trẻ chơi trò chơi “Vòng quay kì diệu”. Cách chơi: Cô giới thiệu vòng quay kì diệu. Trẻ quan sát vòng quay, khi vòng quay dừng, chiếc kim dừng ở chữ cái nào thì trẻ đọc to chữ cái đo. Hoạt động 3: Củng cố Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm đúng sân bay. Cô tạo 2 sân bay có gắn chữ cái g- y. Trẻ cầm 1 thẻ chữ vừa đi vừa hát bài “Anh phi công ơi”. Khi có hiệu lệnh “Máy bay hạ cánh”. Trẻ có thẻ chữ nào về đúng sân bay có chữ cái đó - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Động viên khuyến khích trẻ. 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 4 ngày 23 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Nhận biết phân biệt Khối trụ - khối cầu. Lĩnh vực phát triển: Nhận thức I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ. Biết cách chơi trò chơi với khối cầu- khối trụ 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô : - Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu , khối trụ như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp, viên bi, quả bóngmột số đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ 2.Đồ dùng của trẻ : - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm: một khối cầu, một khối trụ III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ múa bài “bạn ơi có biết”.Chia trẻ thành 2 nhóm: 1 nhóm chơi với bóng như: Đá bóng, truyền bóng, lăn bóng; - 1 nhóm chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn - Hỏi trẻ: Nhóm con chơi với đồ chơi gì? Với những đồ dùng đó con đã chơi trò chơi nào? 2. Nội dung * Hoạt động 1: Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ Trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi. Hỏi trể: Trong rổ đồ dùng có gì? Cô cầm khối cầu trên tay và hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về các mặt của khối này? Khối có đường bao cong tròn đều được gọi là khối gì?( Trẻ trả lời theo ý hiểu). Cô giới thiệu khối cầu. Cho trẻ đọc tên khối theo hình thức tổ, nhóm cá nhân. Cô yêu cầu trẻ nhặt khối còn lại trong rổ. Hỏi trẻ: Theo con, khối có 2 mặt phẳng được gọi là khối gì?ô giới thiệu khối trụ. Trẻ đọc tên khối cùng cô. - Cho trẻ lấy khối theo yêu cầu của cô : Cô nói tên khối nào trẻ lấy nhanh khối đó giơ lên và nói tên khối ( chơi 2-3 lần) * Hoạt động 2: Phân biệt khối cầu, khối trụ Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: + Khối cầu lăn được không? tại sao? Khối trụ lăn được không?Tại sao?) - Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu, khối trụ, nhận xét và gọi tên khối. - Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu đều tròn nên lăn được về mọi hướng còn khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 bên nên chỉ lăn được về một hướng. Đàm thoại: Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? - Cô và trẻ rút ra kết luận : Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được. *Hoạt động 3: Luyện tập củng cố * Trò chơi 1: Đội nào nhanh tay: - Chuẩn bị: Các loại khối vuông, tròn, chữ nhật, một số loại đồ chơi đồ dùng có dạng các khối trên - Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô - Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần 2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối tròn. * Trò chơi 2: Thi nặn khối cầu- khối trụ: Cho trẻ ngồi theo nhóm. Cho trẻ nặn khối cầu- khối trụ 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu hoạt động tiếp theo. Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 5 ngày 24 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Vận động minh họa: Bạn ơi có biết Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ hát đúng lời bài hát, kết hợp với động tác múa minh họa cho bài hát. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng múa minh họa theo lời của bài hát. Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi biểu diễn 3. Thái độ - Trẻ vui vẻ, tự tin khi biểu diễn và chú ý lắng nghe cô hát. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô Nhạc bài hát: “Bạn ơi có biết; Anh phi công ơi”. Âm thanh các phương tiện giao thông. 2. Đồ dùng của trẻ. - Trang phục gọn gàng, tân thế thoải mái. III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ xem hình ảnh một số PTGT. Hỏi trẻ: Con vừa được quan sát các PTGT nào? Ngoài các PTGT đó ra con còn biết những PTGT nào khác? 2. Nội dung * HĐ 1: Tai ai tinh - Cho trẻ chơi trò chơi nghe âm thanh đoán tên PTGT. Cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát « Bạn ơi có biết » Hỏi trẻ: Đó là giai điệu của bài hát nào * HĐ 2 : Nghệ sĩ tài ba. - Các con lắng nghe bản nhạc và hát cùng bản nhạc nhé. Cả lớp hát, tổ, nhóm hát. Cho trẻ vận động tự do theo bài hát. Cô giới thiệu: múa minh họa bài “ Bạn ơi có biết” - Cô múa cho trẻ xem 2 lần. Lần 2 vừa múa, vừa phân tích động tác. - Cho trẻ hát và múa cùng cô 2 – 3 lần. Bạn gái vòng trong bạn trai vòng ngoài đứng quay mặt vào nhau biểu diễn. - Từng tổ lên biểu diễn. Biểu diễn theo nhóm 3 – 4 lần , cá nhân trẻ lên biểu diễn ( Trẻ biểu diễn, co quan sát và sửa sai cho trẻ) Hoạt động 3: Quà tặng âm nhạc Cô giới thiệu bài hát « Anh phi công ơi ». Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Đàm thoại với trẻ về tên bài hát 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên tuyên dương trẻ. Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................ 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2022 Tên hoạt động học: Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo về phương tiện giao thông Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết sử dụng tranh về các phương tiện giao thông để kể thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ, kể bằng ngôn ngữ của trẻ. Biết đặt tên cho câu chuyện 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin khi kể chuyện. Phát triển ngôn ngữ và cách diễn đạt mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô cùng bạn II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô Đồ chơi một số phương tiện giao thông. - Nhạc bài hát “Bạn ơi có biết” , “ Bé thích ô tô” 2. Đồ dùng của trẻ. - Tranh về PTGT. Trang phục gọn gàng, Tâm thế thoải mái, tự tin. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức Cô và trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết” -Trò chuyện:Trong bài hát nhắc đến những phương tiện giao thông nào? 2. Nội dung Hoạt động 1: Đố vui cùng bé Xe bốn bánh . Chạy bon bon. Kêu bíp bíp ( Là xe gì?) - Cái gì hai bánh . Đạp chạy bon bon. Chuông kêu kính coong. Đứng yên thì đổ. ( Là cái gì?) - Ngoài ô tô và xe đạp các con còn biết phương tiện giao thông gì nữa? - Những phương tiện giao thông con vừa kể đều là những phương tiện giao thông đường bộ. Mỗi phương tiện giao thông đều có tác dung riêng của nó. Các con có thích cô kể về phương tiện giao thông đó không ? - Cô kể lần 1. Kể lần 2 kết hợp với đồ dùng phương tiện giao thông Hoạt động 2: Trò chuyện cùng bé - Câu chuyện cô vừa kể về phương tiện giao thông gì? - Theo các con sẽ mở đầu câu chuyện ntn? - Ai có cách nghĩ về kết thúc câu chuyện khác cô? Chúng mình cùng đặt tên cho câu chuyện? - Các phương tiện giao thông trong câu chuyện cô vừa kể là những phương tiện giao thông đường gì? Giáo dục trẻ một số luật lện giao thông đơn giản. Chuyển tiếp: Vận động bài “lái ô tô” Hoạt động 3: Bé kể chuyện hay Cho lớp thành 3 nhóm, đại diện các nhóm đi lấy tranh PTGT, Các nhóm bàn bạc, thảo luận, tự nghĩ ra câu chuyện theo nội dung bức tranh của nhóm mình. Quá trình trẻ kể, cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ - Cho đại diện từng nhóm lên kể câu chuyện sáng tạo của nhóm minh. Cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ. CHUYÊN MÔN DUYỆT .......................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................. ......................................................................................................................... ............................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................... .... .. 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên, tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nhanh_phuong_tien_giao_thong_d.doc