Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên

* MỞ CHỦ ĐỀ:

- Trò chơi Con cóc che dù, trẻ làm động tác kết hợp bài hát cùng cô.

- Trò chuyện cùng trẻ về một số nguồn nước có từ : nước máy, nước giếng, nước mưa, nước hồ, ao, sông, biển .

- Cô dẫn trẻ đến góc khoa học có nhiều chai nước nhiều màu tạo sự chú ý trẻ, sau đó cô hỏi trẻ :

* Vì sao nước có nhiều màu ?

*Cháu biết gì về nước ?.

* Nước có ảnh hưởng gì đối với con người, con vật và cây cối ?.

* Miền Nam ta một năm có mấy mùa ?, mùa gì ?.

* Vì sao có mưa ?.

* Mùa nào nóng nhất trong năm ?.

 

doc21 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: 
NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Thời gian thực hiện từ: 20/3 – 31/3/2017
Lớp LÁ 3
* MỞ CHỦ ĐỀ:
- Trò chơi Con cóc che dù, trẻ làm động tác kết hợp bài hát cùng cô.
- Trò chuyện cùng trẻ về một số nguồn nước có từ : nước máy, nước giếng, nước mưa, nước hồ, ao, sông, biển ...
- Cô dẫn trẻ đến góc khoa học có nhiều chai nước nhiều màu tạo sự chú ý trẻ, sau đó cô hỏi trẻ : 
* Vì sao nước có nhiều màu ?
*Cháu biết gì về nước ?.
* Nước có ảnh hưởng gì đối với con người, con vật và cây cối ?.
* Miền Nam ta một năm có mấy mùa ?, mùa gì ?.
* Vì sao có mưa ?.
* Mùa nào nóng nhất trong năm ?.
Muốn biết tất cả những điều kỳ diệu của nước và mùa hè, cô cháu cùng khám phá chủ đề HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.
KẾ HOẠCH TUẦN 27
Nhánh 1: Nước.
Thời gian từ: 20/3 – 24/3/2017.
I.Yêu cầu:
- Biết một số nguồn nước.
- Nhận biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.
- Biết một số ích lợi, tác dụng và sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối, loài vật.
- Nhận biết vì sao phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và phải tiết kiệm nước.
- Biết một số hiện tượng thời tiết và đặc điểm nổi bật của các mùa rõ rệt trong năm.
- Nhận biết mối quan hệ giữa một số hiện tượng thời tiết: mây, mưa, nắng, gió
- Nhận biết cách ăn mặc quần áo, ăn uống, hoạt động của con người phù hợp với thời tiết các mùa.
II.Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, đồ chơi, các băng đĩavề nước.
- Mô hình nước.
- Dụng cụ âm nhạc cho cô và trẻ: máy hát, băng đĩa.
- Đất nặn nhiều màu.
- Tranh minh họa truyện “Giọt nước tí xíu”
- Một số họa báo, các nguyên vật liệu địa phương và đồ chơi các góc.
- Tranh, băng từ, vở, tập.
Hoạt động
Nội dung
§ãn trÎ, trß chuyÖn thÓ dôc s¸ng, ®iÓm danh
- Giới thiệu với trẻ về chủ đề mới: Chủ đề “ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN ”
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (Có bức tranh lớn về chủ đề :
 “ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN”)
- Đọc bài thơ: “ Bốn mùa”
* Trò chuyện về bài thơ: 
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ này có những mùa nào?
- Con biết gì về các mùa trong năm?
- Con biết những đặc trưng nào của từng mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông?
Cho cả lớp xem tranh, ảnh về một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm.
- Yêu cầu trẻ giới thiệu những đặc trưng của từng mùa trong năm theo tranh ảnh.
- Đàm thoại với trẻ về những mốc thời gian đặc trưng cho từng mùa: mùa thu là mùa bé vào năm học mới, mùa đông có thời tiết lạnh, có ông già noel phát quà, mùa xuân: bé mặc áo mới chúc tết ông bà, mùa hè: bé được nghỉ hè và đi du lịch cùng với gia đình
- Gợi ý cho bé kể lại những hoạt động của bé, của gia đình theo từng mùa trong năm
- Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước sạch, nguồn nước đã bị ô nhiễm.
-Dặn trẻ uống nước đầy đủ khi vào mùa nắng. Nước có lợi thế nào đối với đơì sống con người, cây cối, ruộng đồng, và các con vật.
- Cho 3 tổ trưởng điểm danh tổ của mình.
* Hoa bé ngoan:
- Tham gia tích cực vào trong học tập
- Không ăn hiếp bạn yếu hơn mình
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
* Thể dục sáng:
-Hô hấp : Thở ra, hít vào sâu
-Tay : Đưa ra phía trước, sang ngang
-Bụng : Đứng quay sang 2 bên 
-Chân : Bật, đưa chân sang ngang
Hoạt động học
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục:
Chạy vượt chướng ngại vật.
TC: Tung bóng.
Khám phá:
Sự kỳ diệu của nước.
Âm nhạc:
DH: Cho tôi đi làm mưa với.
NH: Mưa rơi.
TC: Vui cùng thiên nhiên.
Toán:
So sánh dung tích 3 đối tượng.
Văn học:
Truyện “Giọt nước tí xíu”
Hoạt động góc
Góc xây dựng: Trồng cây xanh
Phân vai : “ Gia đình bảo vệ môi trường”
Học tập : Xem tranh ảnh về các nguồn nước.
Nghệ thuật: Tô, vẽ,xé, dán về mưa, Hát múa các bài về chủ đề
Thiên nhiên:Chăm sóc tưới cây
Hoạt động ngoài trời
 Vai trò của nước đối với cơ thể
 TCVĐ: Trời mưa	
 TCDG: Thả đỉa ba ba
Chơi tự do
 Các hiện tượng tư nhiên
 TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ
TCDG: Rồng rắn lên mây
Chơi tự do
Vai trò của nước đối với cơ thể
 TCVĐ: Chọn đúng màu
 TCDG: Chìm nổi
Chơi tự do
 Nước đá biến đi đâu.
TCVĐ: Trời mưa
TCDG: Thả đỉa ba ba
Chơi tự do
Trò chuyện với trẻ về nguồn nước sạch
TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ
TCDG: Chìm nổi
Chơi tự do
Hoạt động chiều
 Cô cho nhóm trẻ vẽ, về các nguồn nước.
TCHT:Chai có đựng gì không?
Tập vẽ hồ cá
 Chơi tự do
Cô cho trẻ biểu diễn bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
 TCHT: Cái đũa gãy
Đọc đồng dao: trời mưa
 TCHT: đồ chơi “nhảy lên”
Phân công trẻ tưới cây.
 Lau chùi góc thiên nhiên.
 Tổ chức cho trẻ vui văn nghệ.
Vệ sinh - nêu gương
Trả trẻ
*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, rửa mặt, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài.Nhận xét giờ vệ sinh
*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ.Cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.
* Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc xây dựng
 Trồng cây xanh
 (Trọng tâm thứ 2)
Trẻ biết trồng cây xanh xen kẽ thành hàng. Bíêt bảo vệ cây xanh.
Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng nhựa, cây xanh.
Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu đội trưởng bảo vệ rừng cây xanh, các trẻ còn lại làm công nhân, nói cách chơi, cách trồng rừng cho hợp lý. Trẻ chơi cô theo dõi sự trao đổi từng trẻ với nhau
Phân vai
“ Gia đình bảo vệ môi trường”
(Trọng tâm thứ 3)
Trẻ biết cách phân công nhau hợp lý giữa các vai chơi, biết dọn dẹp làm sạch xung quanh khu nhà bé ở.
Các dụng cụ
 làm vệ sinh.
Cô gợi ý để trẻ nói được tên của chủ đề chơi, nhận vai chơi, tự phân công và thoả thuận các vai chơi, cho trẻ về góc phân vai cùng nhau chơi. Cô theo dõi và cùng nhập vai chơi với trẻ.
Học tập 
Xem tranh ảnh về các nguồn nước
(Trọng tâm thứ4)
- Trẻ biết lật từng trang đề xem và không làm rách.
- Hoạ báo, tranh ảnh về các loại PTGT.
- Tập trung trẻ vào một nhóm để xem tranh.
Nghệ thuật
Tô, vẽ, xé, dán về mưa, 
Hát múa hát múa các bài hát về chủ đề
(Trọng tâm thứ5)
- Trẻ biết xé dán, vẽ, tô đều đẹp . Hát múa tự nhiên.
-Tranh phô tô, Giấy, hồ, bút màu. Phách gỗ, lắc nhạc, máy
- Trẻ ngồi quanh bàn vẽ tô màu, dán theo hình vẽ cô đã chuẩn bị. Trẻ hát theo chủ đề.
Thiên nhiên
Chăm sóc tưới cây 
(Trọng tâm thứ 6)
-Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng.
- Biết chơi với cát và chơi chìm nổi
-Dụng cụ làm vườn, nước tưới, hòn sỏi, cát 
-Chăm sóc,tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi
I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
1.Trò chơi: Chọn đúng màu
* Luật chơi: Chọn đúng các chai nước cùng màu theo quy định của đội mình và trong khi vận chuyển phải bật qua 2 con suối nhỏ. Nếu ai phạm luật phải quay lại vạch xuất phát.
* Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội. Khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ đầu hàng phải bật qua 2 con suối và chạy lên bàn để các chai nước theo màu mà cô đã quy định cho đội mình, sau đó chạy vòng qua bên trái để vào rổ của đội mình về đứng cuối hàng. Bạn thứ 2 mới bắt đầu chạy cứ như vậy cho hết các bạn trong tổ. Trong một thời gian nhất định, đội nào chọn đúng màu và nhiều chai hơn là đội đó thắng cuộc.
2. Mưa to, mưa nhỏ
* Mục đích: Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh
* Chuẩn bị: Trống lắc
* Cách chơi: Trẻ đứng trong phòng.Khi nghe thấy cô gõ trống lắc to, dồn dập, kèm theo lời nói “mưa to”, trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu.Khi nghe cô gõ trống lắc nhỏ, thong thả và nói “mua tạnh”, trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống.Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ ( cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp).
3.Trời mưa:
* Mục đích: 
- Rèn phản xạ nhanh.
* Chuẩn bị: 1cái trống lắc. 1 số ghế xếp hình vòng cung, cái nọ cách cái kia 30 – 40 cm, mỗi trẻ phải trốn vào 1 gốc cây.Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi.
*Cách chơi: 
Mỗi cái ghế là “1 gốc cây”. Trẻ chơi tự do, hoặc vừa đi vừa hát: “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng”.Khi cô giáo ra lệnh “ trời mưa” và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình 1 “gốc cây” trú mưa ( ngồi vào ghế).Ai chạy chậm không có “gốc cây” thì phải ra ngoài một lần chơi.
II.TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1.Trò chơi: Thả đĩa ba ba 
 * Chuẩn bị: Vẽ hai đường thẳng song song dài 2m, cách nhau 3 m giả làm con sông.
* Luật chơi: Cháu làm “đĩa” tìm cách bắt người qua sông, chỉ được bắt khi chưa tới bờ.
- Ai bị “đĩa” bắt sẽ đổi vai làm “đỉa”.
Thả đỉa ba ba	Đổ mắm đổ muối
Chớ bắy đàn bà	Đổ chuối hạt tiêu
Phải tội đàn ông	Đổ niêu nước chè
Cơm trắng như bông	Đổ phải nhà nào
Gạo thuyền như nước 	Nhà ấy phải chịu.
* Cách chơi: 
- Số trẻ chơi có thể 10 – 12 trẻ đứng thành vòng tròn, chọn 1 trẻ thuộc lời ca đứng ở vòng tròn vừa đi vừa đọc lời ca, cứ mỗi tiếng lại đập nhẹ tay vào vai bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai người ấy làm “đỉa”.
- Các cháu làm đỉa đứng ở giữa “ sông” các trẻ khác đứng ở ngoài vạch kẻ và tìm cách lội qua “sông”, sao cho con “ đỉa”, không bắt được mình.
- Khi qua sông cần đọc: “ Sang sông-về sông-trồng cây- ăn quả-nhả hạt”
- Khi đọc câu cuối cùng, cháu làm “đỉa” bắt đầu đuổi bắt những người qua sông, chỉ bắt những người qua “sông” chưa tới bờ . Những người qua “sông” phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho “đỉa” không bắt được. Ai bị “đỉa” bắt phải đứng ra ngoài cuộc mỗi lần chơi.Lần chơi sau đổi vai “đỉa”.Ai chạy nhanh sẽ được chọn làm “đĩa”.
2. Trò chơi :Chìm -nổi
*Luật chơi: Trong một thời gian nhất định trẻ làm cái không bắt được bạn nào để thay thì sẽ dừng cuộc chơi và đổi vai cho bạn khác.
* Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm. Mỗi nhóm chọn một bạn để làm cái. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, tất cả các trẻ chạy nhanh về các hướng sao cho “ cái” không bắt được. Nếu thấy “ cái” đến gần, trẻ phải ngồi xuống thật nhanh và nói “ chìm”. Nếu trẻ bị “ cái” đập khi chưa ngồi xuống và nói “ chìm” thì bị bắt. Khi “ cái” đi xa, trẻ đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp.
3. Trò chơi :Rồng rắn lên mây
- Cách chơi: 
Số trẻ chơi từ 8- 10 trẻ. Một người đứng ra làm “thầy thuốc”, (đứng, hoặc ngồi) một chỗ. Những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: 
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời: 
- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà... tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: 
- Có ! 
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: 
- Rồng rắn đi đâu? 
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: 
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. 
- Con lên mấy ? 
- Con lên một 
- Thuốc chẳng hay 
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi: 
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: 
+ Xin khúc đầu.
- Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me. 
+ Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. 
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. 
III.TRÒ CHƠI HỌC TẬP
1.Chai có đựng gì không?
a/Mục đích:
- Tạo cho trẻ tính ham hiểu biết, kích thích tính tò mò
b.Chuẩn bị:
1 chai thủy tinh không đựng gì và 1 chậu hoặc bể cá nhỏ đựng đầy nước.
c.Cách chơi: 
- Cho trẻ quan sát chai và nhận xét chai có đựng gì không?
- Cô ( hoặc trẻ) đặt chai nằm ở đáy chậu hoặc bể nước.Sau đó cho trẻ quan sát, nhận xét có hiện tượng gì xãy ra ( những bong bóng đi lên từ miệng chai).
- Cô tiếp tục gợi ý hỏi trẻ để trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xãy ra theo cách hiểu của trẻ. Sau đó, cô có thể giải thích thêm cho trẻ qua các câu hỏi:
+ Đố trẻ biết những bong bóng đó là gì? (không khí).
+ Vì sao có hiện tượng này? Cái chai có thực sự là không đựng gì? ( có hiện tượng này vì trong chai chứa đầy không khí.Khi nước tràn vào chai sẽ chiếm lấy chỗ và đẩy không khí ra thành những bọt khí ( bong bóng không khí đi lên)
2.Cái đũa “gãy”: 
* Chuẩn bị:
- Một cốc thủy tinh cao, một chiếc đũa hoặc 1 que uống
*Tiến hành:
- Chơi theo nhóm hoặc lớp
* Cách chơi:
- Đổ nước vào cốc thủy tinh cho gần đầy. Cho trẻ quan sát, chiếc đũa (hoặc que uống).
- Để đũa (hoặc que uống ) vào cốc nước. cho trẻ quan sát, nhận xétxem xãy ra hiện tượng gì? ( nhìn thấy “đũa” gãy ỡ mặt nước, nhưng khi nhấc đũa ra khỏi cốc nước thì chiếc đũa lại như ban đầu).
- Cho trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xãy ra theo cách hiểu của trẻ. Sau đó, cô có thể giải thích thêm cho trẻ : trông chiếc đũa như gãy bởi vì mặt nước làm thành chỗ nối ỡ đũa khi nhìn vào.
3. Đồ chơi “nhảy lên”
* Chuẩn bị:
- Một chậu nước và một đồ chơi nổi trong nước.( ví dụ: một con vịt nhựa).
* Cách chơi:
- Đổ nước vào đầy chậu. Đặt đồ chơi vào chậu cho trẻ quan sát, nhận xét.( Đồ chơi nổi trong nước).
- Dùng tay giữ đồ chơi ở đáy chậu và cho trẻ đoán xem sẽ xãy ra hiện tượng gì khi cô thả tay ra.Cho trẻ đoán và lý giải theo cách hiểu của trẻ.
- Cô thả tay ra vàcho trẻ quan sát , nhận xét hiện tượng xãy ra ( đồ chơi “ nhảy lên”).
Thứ 2 ngày 20 tháng 3 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI : CHẠY VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT.
TC: TUNG BÓNG.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách vừa chạy vừa nhảy lên cao khi gặp chướng ngại vật
- Trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập: biết tung bóng theo hướng thẳng đứng và bắt được bóng.
- Thực hiện được vận động phối hợp chạy và nhảy qua vật cản.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng tung và bắt bóng, phát triển cơ ngón tay.
- Biết đi chạy các thế theo hiệu lệnh linh hoạt
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và trò chơi
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân thể dục bằng phẳng
- 6 khối hộp nhỏ cao khoảng 10cm, đặt cách nhau 2m
- 15 - 20 quả bóng bay to đã thổi
* Tích hợp: Âm nhạc.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1 : Khởi động.
* Trò chuyện
- Cô và trẻ cùng trò chuyện và xem ảnh minh họa vận động viên đá bóng, điền kinh...và nhận xét về thân hình của họ: khỏe manh, cân đối...
- Để cơ thể khỏe mạnh có một thân hình cân đối và đẹp chúng ta phải làm gì?
 Cô củng cố và giáo dục trẻ
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh phát triển cânh đối không nhũng phải ăn uống đủ chất mà con phải thường xuyên tập luyện thể dục. Nào chúng mình cùng tập thể dục nhé.
* Khởi động:
 - Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô - đi thường - đi mũi chân -đi thường -đi gót chân -đi thường -chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm -đi thường chuyển đội hình thành 2 hàng dọc điểm số tách 4 hàng dọc .
2. Hoạt động 2 : Trọng động
a . Bài tập phát triển chung : Trẻ tập thể dục với bài hát "Cho tôi đi làm mưa với"
- Chuyển đội hình thành 2 hàng đối diện nhau . 
b. Vận động cơ bản: "Chạy và vượt qua chướng ngại vật".
 - Để có một cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối cô cháu mình cùng tâp luyện bài thể dục "chạy vượt qua chướng ngại vật".
* Cô làm mẫu : 
- Cô làm mẫu lần 1 .
- Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác.
TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh cô chạy nhanh tiến thẳng về phía trước khi gặp chướng ngại vật cô ngảy cao lên vượt qua chướng ngại vậy và cô chạy tiếp khi gặp chướng ngại vật tiếp theo cô cúng nhảy lên vượt qua, cô cứ chạy như vậy cho đến khi hết các chướng ngại vật rồi cô về cuối hàng đứng.
- Cô cho 1 -2 trẻ khá lên tập lại cho cả lớp quan sát
* Trẻ thực hiện : 
- Lần lượt cô cho hai trẻ đầu hàng lên thực hiện. Cô bao quát chung, chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời.
- Lần hai: Cô cho trẻ tập chưa đúng lên tập lại, cô sửa sai.
- Lần ba: Đại diện của mỗi tổ 5 trẻ lên chơi, cho trẻ đếm số bạn chơi của mỗi đội.
- Hai tổ thi đua xem tổ nào tập chính xác và hết số người trước là tổ đó thắng cuộc.
- Nhắc trẻ cách vượt chướng ngại vật
- Nhắc trẻ lại tên vận động.
* Trò chơi: "bắt bóng bay"
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ
- Cô nhận xét trẻ chơi
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi.
3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh cho trẻ đi nhẹ nhàng một hai vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Vai trò của nước đối với cơ thể
TCVĐ: Trời mưa
TCDG: Thả đỉa ba ba
Chơi tự do
1. Mục đích – yêu cầu:
- Cháu biết được các vai trò của nước đối với cơ thể.
- Chơi được các trò chơi, trật tự trong khi chơi
- Chơi không tranh giành, la hét
2. Chuẩn bị: Câu hỏi đàm thoại, đồ chơi tự do.
- Các chai đựng nước chứa nhiều màu khác nhau, kẻ sẳn các vạch song song làm con suối nhỏ.
3.Tiến hành:
*HĐCMĐ : Vai trò của nước đối với cơ thể
- Cô và trẻ trò chuyện về các nguồn nước và lợi ích của nước đối với đời sống của con người. Cô gợi ý cho trẻ kể về những nguồn nước mà trẻ biết,nước dùng để làm gì?nếu không có nguồn nước sẽ ra sao?...
-Cô đặt câu hỏi để đàm thoại với trẻ.
* Trò chơi:
- TCVĐ: Trời mưa
- TCDG: Thả đỉa ba ba
- Chơi tự do: chơi với cát, với nước, chơi câu cá, bắn bi, cắm hoa, chơi trang trí góc chủ đề
Cô bao quát trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cô cho nhóm trẻ vẽ, về các nguồn nước.
TCHT:Chai có đựng gì không?
1. Cô cho nhóm trẻ vẽ về các nguồn nước.
- Cho trẻ xem một số tranh mẫu về các nguồn nước
- Cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm tính chất của các nguồn nước.
- Chia trẻ thành 4 nhóm vẽ theo ý thích của mình về các nguồn nước.
- Cô nhận xét cách vẽ của cháu.Nhắc nhở trẻ lần sau vẽ đẹp hơn nữa.
2. Chơi học tập: Chai có đựng gì không?
- Gọi cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cháu chơi dưới các hình thức khác nhau.
- Cô nhận xét cháu chơi
3. Nhận xét – Nêu gương - cắm cờ
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Bé được cắm cờ”
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
- Trẻ tự nhận xét, có ý kiến về bạn.
- Cô nhận xét lại.
- Cháu cắm cờ. Cô chấm cờ vào sổ.
* Đánh giá cuối ngày:
..
Thứ 3 ngày 21 tháng 3 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ.	
ĐỀ TÀI: SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC.
I. Môc ®Ých - yªu cÇu
1. KiÕn thøc:
-Trẻ hiểu được nước rất cần thiết đối với con người trong cuộc sống,thực vật động vật ,trong sản xuất 
2. Kỹ năng 
-trẻ nhanh nhẹn ,chú ý quan sát tranh và trả lời tốt các câu hỏi
3. Giáo dục:
-Trẻ biết tiết kiệm nước ,tác hại khi con người , động vật ,thực vật ,trong sản xuất khi thiếu nước,trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước trong sạch
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo Án ,máy chiếu.tranh ảnh 
- Cây xanh ,chậu cá ,các chậu hoa, thau đựng nước,xô tưới nước,vợt 
* Tích hợp: BVMT, Âm nhạc.Tiết kiệm NL.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:
- Hát :” Cho tôi đi làm mưa với” của Hoàng Hà
* Đàm thoại: 
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát bạn nhỏ muốn làm gì để giúp cho đời?
- Các bạn có biết vì sao có mưa không ?
- Nước dùng để làm gì ?
- Không có nứớc điều gì sẽ xảy ra?
- Để biết nứơc quan trọng như thế nào hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu sự kì diệu của nước nhé!
2. Hoạt động 2: Quan sát sự kì diệu của nuớc
* Sự kì diệu của nước đối với con người
- Khi nào các bạn mới uống nước?
- Không có nước con người sẽ như thế nào?(xem tranh bạn nhỏ đang uống nước)
- Bạn nhỏ đang làm gì ? Nếu không có nước thì chúng ta sẽ như thế nào?
- Hằng ngày các bạn dùng nước để làm gì?
- Buổi trưa các bạn thuờng dùng nước để làm gì cho cơ thẻ chúng ta mát mẻ?
- Các bạn còn biết nước còn dùng để làm gì nữa (nấu cơm,rửa tay ,rửa rau,lau nhà ..) cho xem hình ảnh rửa tay, bơi lội, rửa rau,tắm..)
- Nếu không có nước con người sẽ như thế nào ?
* Cô nhấn mạnh: Thiếu nước con ngưòi sẽ không sống nổi ,sẽ chết vì khát vì cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% là lượng ,thiếu nước cơ thể sẽ không hấp thu đựơc chất dinh dưỡng và không có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày (tắm gội, vệ sinh, nấu cơm)
* Sự kì diệu của nứơc đối với động vật
- Nước có thể làm cho động vật sống và không chết khát,vì vậy động vật 

File đính kèm:

  • docNUOC.doc
Giáo Án Liên Quan