Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Hoạt động vui chơi ngoài trời

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức:

- Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ được thay đổi trạng thái hoạt động tạo cho trẻ hứng thú và vui vẻ phấn khởi hơn trong học tập

- Giúp trẻ nhận biết, ôn luyện 1 số kiến thức, kĩ năng đã học như: Nhận ra các màu cơ bản màu đỏ, màu xanh, màu vàng và lựa chọn 2 màu cơ bản pha vào nhau sẽ cho ra màu khác

2.Kĩ năng:

- Trẻ quan sát các màu và nói được các câu hỏi đàm thoại về các màu sắc khi pha vào nhau để tạo thành 1 màu khác 1 cách rõ ràng, mạch lạc

- Trẻ thực hiện thao tác pha màu nhanh, gọn

3.Thái độ:

- Trẻ tự giác tham gia dạo chơi cùng cô và bạn, khi đi dạo không tranh giành đồ chơi, không xô đẩy chen lấn bạn và biết nghe theo yêu cầu của cô

- Trẻ có ý thức giữ vệ sinh khi thực hiện thao tác pha màu

 

docx3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Hoạt động vui chơi ngoài trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
Nội dung : Quan sát : Quan sát màu
	Trải nghiệm : Pha màu nước
	Trò chơi động : Ném túi màu
Lứa tuổi : 5 – 6 tuổi
Người dạy : Phan Thị Kim Loan
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức:
- Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ được thay đổi trạng thái hoạt động tạo cho trẻ hứng thú và vui vẻ phấn khởi hơn trong học tập
- Giúp trẻ nhận biết, ôn luyện 1 số kiến thức, kĩ năng đã học như: Nhận ra các màu cơ bản màu đỏ, màu xanh, màu vàng và lựa chọn 2 màu cơ bản pha vào nhau sẽ cho ra màu khác
2.Kĩ năng:
- Trẻ quan sát các màu và nói được các câu hỏi đàm thoại về các màu sắc khi pha vào nhau để tạo thành 1 màu khác 1 cách rõ ràng, mạch lạc
- Trẻ thực hiện thao tác pha màu nhanh, gọn
3.Thái độ:
- Trẻ tự giác tham gia dạo chơi cùng cô và bạn, khi đi dạo không tranh giành đồ chơi, không xô đẩy chen lấn bạn và biết nghe theo yêu cầu của cô
- Trẻ có ý thức giữ vệ sinh khi thực hiện thao tác pha màu
II.CHUẨN BỊ
a/Đổ dùng của cô: màu tự nhiên: màu lá dứa, màu cà rốt, màu củ dền, màu dưa hấu, màu bí, màu bột, bút màu, màu nước (đỏ, vàng, xanh) 3 dĩa, bảng màu, máy nghe nhạc, cái cổng “Thế giới màu sắc”
b/Đồ dùng của trẻ: màu nước (đỏ, vàng, xanh), túi màu nước, bảng quay 2 mặt, vải trắng, ly nhựa, muỗng, khăn lau tay, bàn ghế, bạt.
III.CÁCH TIẾN HÀNH
1. Ổn định dặn dò trẻ trước khi ra sân dạo chơi:
- Cho trẻ tập hợp điểm danh
- Xúm xít, xúm xít. Các bạn ơi! Các bạn thấy hôm nay thời tiết như thế nào? (thời tiết mát mẻ, có nhiều mây xanh)
- Hôm nay bầu trời trong xanh rất đẹp, bây giờ cô và các bạn cùng đi dạo quanh sân trường nhé! Khi đi các bạn phải như thế nào? (không được chen lấn, xô đẩy, không giành đồ chơi với bạn)
- Đúng rồi, ngoài ra các bạn còn phải lắng nghe và thực hiện yêu cầu của cô nữa
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài hát “ Khúc hát dạo chơi”
2.Quan sát màu nước.:
- Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ tham quan “Thế giới màu sắc”
- Trẻ tự khám phá, cô gợi hỏi
- Cô tập trung trẻ lại:
+ Các bạn vừa tham quan những gì? (nhiều màu sắc)
+ Có những màu gì và chúng được làm từ chất liệu gì? (màu đỏ, màu vàng, màu xanh, làm từ rau củ - cô giới thiệu trẻ màu đỏ, vàng, xanh là màu bậc 1)
+ Nếu chúng ta kết hợp 3 màu đỏ, vàng, xanh sẽ ra được những màu gì? (trẻ trả lời theo suy nghĩ)
+ Để biết các bạn trả lời có đúng không, cô và các bạn cùng chơi trò chơi Khám phá khoa học nhé
3.Khám phá: Trò chơi “Pha màu” 
- Các bạn nhìn xem cô đã chuẩn bị cho các bạn những gì? (màu nước, ly, muỗng, khăn lau tay)
- Bây giờ các bạn hãy pha màu mà các bạn thích lại với nhau và mỗi lần chúng ta chỉ pha 2 màu. Sau khi có kết quả:
+ Nhóm 1 nói cho cô biết màu đỏ + màu vàng sẽ cho ra màu gì? (màu cam)
+ Nhóm 2 nói cho cô biết màu vàng + màu xanh sẽ cho ra màu gì? (màu xanh lá)
+ Nhóm 3 nói cho cô biết màu xanh + màu đỏ sẽ cho ra màu gì? (màu tím)
- Tùy theo lượng màu nhiều hay ít mà ta có được những màu đậm nhạt khác nhau và khi chúng ta pha với lượng màu bằng nhau chúng ta có được bảng màu bậc 2: màu cam, màu xanh lá, màu tím
- Cô bổ sung cho trẻ màu trắng. Với màu trắng này các bạn lại pha được những màu gì? 
- Các bạn có thể sử dụng 2 – 3 màu pha lại để tạo nhiều màu sắc hơn nữa (cho trẻ pha, cô hỏi kết quả)
- Chúng ta có thể làm gì với những màu này? (trẻ trả lời)
- Cô cũng biết 1 trò chơi liên quan đến các màu sắc, nhưng trước tiên cô sẽ đổ màu vào các túi nilong (đưa ra các túi màu đã chuẩn bị)
- Các bạn đã đoán ra trò chơi gì chưa? À, chúng ta sẽ chơi ném màu nước. Khi chơi các bạn nhớ không bôi bẩn vào quần áo, không xô đẩy bạn và đoàn kết để tạo ra sản phẩm, mới xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ (cho trẻ đọc 5 điều Bác Hồ dạy)
4.Trò chơi vận động: Ném màu nước
- Cách chơi: Lớp chúng ta sẽ chia làm 2 hàng dọc, bạn đầu hàng cầm túi màu nước ném trúng đích rồi đi về cuối hàng. Đích ném là 2 tấm vải. Các bạn nhớ khi ném phải ném thật mạnh để túi nước vỡ ra tạo thành 1 mảng màu đặc sắc nhé.
- Luật chơi: Mỗi lượt chỉ 1 bạn ném và chỉ chọn 1 túi màu 
- Giáo dục trẻ: không ném màu hay bất kì vật gì vào bạn
- Quan sát sản phẩm: Sau khi ném màu nước vào 2 tấm vải thì các bạn thấy như thế nào? (giống pháo hoa, bức tranh,...)
5.Kết thúc
- Hôm nay đi dạo ngoài sân trường các bạn quan sát được gì?
- Thế các bạn còn được chơi gì và làm gì?
- Hôm nay, các bạn rất ngoan khi đi dạo chơi, không tranh giành đồ chơi, xô đẩy nhau, các bạn đã nhận ra được đặc điểm của 1 số màu cơ bản khi pha vào nhau sẽ cho ra 1 màu khác. Cô có lời khen ngợi các bạn. Chúng ta cùng vỗ tay khen lớp mình đi nào
- Cho trẻ điểm danh
- Cả lớp thả lỏng cơ thể vào lớp

File đính kèm:

  • docxpha mau nuoc.docx