Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và một số hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Nước
1.Đón trẻ
-Cô cùng trẻ trò chuyện về một số Hiện tượng thiên nhiên - Cô mở cửa vệ sinh lớp, lau kệ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.
- Trò chuyện với phụ huynh những điều cần thiết cho sức khỏe, ăn uống, học tập.
Trò chuyện với trẻ về: Nước, sự cần thiết của nước.
- Cô trao đổi với phụ huynh hỗ trợ vật liệu phế phẩm để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi.
-Chơi tự do
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 28 Chủ đề : NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN Chủ đề nhánh : NƯỚC (03/04 đến 07/04/2017) NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ - BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1.Đón trẻ -Cô cùng trẻ trò chuyện về một số Hiện tượng thiên nhiên - Cô mở cửa vệ sinh lớp, lau kệ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. - Trò chuyện với phụ huynh những điều cần thiết cho sức khỏe, ăn uống, học tập. Trò chuyện với trẻ về: Nước, sự cần thiết của nước. - Cô trao đổi với phụ huynh hỗ trợ vật liệu phế phẩm để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi. -Chơi tự do 2.Điểm danh TSHS: 36 Nam: 18 Nữ : 18 -Giáo viên nắm sĩ số lớp, tìm nguyên nhân cháu vắng. -Giáo dục cháu đi học đều, nghỉ phải xin phép. -Từng tổ điểm danh xem trong tổ vắng bạn nào? Tên gì? (Cháu nhìn vào bảng Bé đến lớp) -Tổ trưởng đứng lên báo cáo. Cô điểm danh vào sổ. -Cô tìm nguyên nhân cháu vắng. -Nhắc nhở cháu đi học đều, khi nghỉ phải xin phép. 3.TCBN: - Bé đi học đều - Bé đi nhẹ nói khẽ -Bé giữ gìn tay chân sạch sẽ Cháu đạt 90% tiêu chuẩn bé ngoan trở lên -Cô nêu 3 TCBN trong tuần vào mỗi buổi sáng sau giờ điểm danh. -Cô thường xuyên nhắc nhở cháu thực hiện tốt các tiêu chuẩn. -Tổ chức nêu gương cuối ngày, cuối tuần. -Động viên cháu nhắc nhở lẫn nhau. 4.Thể dục sáng Bài hát Cho tôi đi làm mưa với -Cháu thực hiện các động tác có trong bài tập kết hợp bài hát Cho tôi đi làm mưa với -Cháu biết ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng sẽ giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển các cơ bắp, phòng chống bệnh tật. -Cháu nghe hiểu lời hướng dẫn của cô. -Cháu có thói quen tập thể . buổi sáng. -Cháu thực hiện động tác đúng, đều. 1.Chuẩn bị:Sân sạch khoáng, rộng, Gậy thể dục Cả lớp tập hợp. 2. Tiến hành hoạt động TTCB:Đứng tự nhiên @-Khởi động Chuyển đội hình, cho cháu đi, chạy luân phiên các kiểu. @-Bài tập Phát triển chung TTCB: Cho trẻ đi tự do - Thở: Thổi nơ. Lời hát: Cho tôi đi rong chơi - Tay- vai: Tay đưa ra trước, lên cao ( 4 lần x 4 n) Lời hát: Cho tôi đi rong chơi - Bụng – lườn: Ngồi duỗi chân, xoay người sang 2 bên ( mỗi bên 2 lần) Lời hát: Cho tôi đi rong chơi - Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục( 4 lần x 4 l) Lời hát: Cho tôi đi rong chơi - Bật tại chỗ ( 4 lần) - @-Hồi tỉnh: Đi hít thở nhẹ nhàng 5.Hoạt động ngoài trời Thứ 2: Nói chuyện với trẻ về các nguồn nước *TCVĐ : Gánh nước *Chơi tự do Thứ 3 Thí nghiệp về sự bốc hơi của nước TCVĐ : Kéo co - Cháu biết được các nguồn nước và lợi ích của nước. - Cháu cùng cô nói chuyện về các nguồn nước. - Giáo dục trẻ tiết kiệm nước và giữ gìn nguồn nước trong sạch. - Trẻ biết tính chất và tại sao nước bốc hơi được. - Trẻ trả lời tròn câu khi trả lời câu hỏi của cô và rèn trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ. Dùng ngôn ngữ để diễn đạt khi thực hiện thí nghiệm. - Trẻ hứng thú thực hiện thí nghiệm và tích cực tham gia trò chơi vận động. 1.Chuẩn bị: Sân sạch , đồ chơi đảm bảo an toàn ,Cô chuẩn bị tốt nội dung trò chuyện. -Nhắc nhở cháu quần áo ,giầy dép ,đầu tóc gọn gàng . 2. Tổ chức hoạt động *Hoạt động 1: Giới thiệu @ Giới thiệu đề tài: Nói chuyện với trẻ về các nguồn nước - TCVĐ: Gánh nước - Chơi tự do Khi chơi các con phải như thế nào? -Nhắc nhở cháu đi không xô đẩy bạn -Cô và cháu trò chuyện, trao đổi về thời tiết buổi sáng. Cô liên hệ giáo dục cháu biết ích lợi của việc tắm nắng. *Hoạt động 2: Đi dạo - Cô cho trẻ hát bài “Dạo chơi sân trường”. Cho trẻ quan sát cây xung quanh trường tắm nắng sớm. -GD cháu bảo vệ môi trường, không ngắt lá ,bẻ hoa. *Hoạt động 3:Trò chuyện - Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. + Bài hát nói tới điều gì? + Các con biết tại sao có mưa không? + Vậy nước có ở đâu? + Nước có ở đâu nhiều nhất? + Nước biển có vị gì? + Các con có biết nước ao, hồ, sông, suối có vị gì không? + Vậy thường ngày các con rửa tay ở đâu ? + Nước ở vòi đã uống được chưa? + Vậy phải làm sao mới uống được? + Nước giúp gì cho chúng ta? + Nước có nhiều lợi ích như thế thì chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? Giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ nước có rất nhiều ích lợi đối với cuộc sống con người, vì vậy khi sử dụng nước cần phải tiết kiệm. *Hoạt động 4: TCVĐ: Gánh nước -Cô giải thích cách chơi (Cho cháu chơi) +Cách chơi: - Cô chia lớp thành 4 đội. Khi cô ra hiệu lệnh “bắt đầu” trẻ sẽ dùng ly múc nước và chạy qua đường hẹp đến thùng đổ nước vào. - Sau đó chạy về đập vào tay hoặc vai bạn tiếp theo mới được tiếp tục múc nước và chạy tiếp. - Sau thời gian một bài hát đội nào có nhiều nước nhất sẽ là đội chiến thắng và sẽ được cô khen. +Luật chơi: Chân chạm vào đường hẹp là phạm luật *Hoạt động 5:Chơi tự do Chơi đồ chơi ngoài trời (Cầu tuột ,xích đu ,bóng ) Cháu chơi cô chú ý bao quát *Kết thúc :Nhận xét -Cho cháu làm vệ sinh cá nhân .. 1. Chuẩn bị: Sân sạch, đồ chơi đảm bảo an toàn ,Cô chuẩn bị tốt nội dung trò chuyện - Nhắc nhở cháu quần áo, giầy dép ,đầu tóc gọn gàng . 2. Tổ chức hoạt động *Hoạt động 1: -giới thiệu @ Giới thiệu đề tài : Thí nghiệp về sự bốc hơi của nước -TCVĐ : Kéo co -Chơi tự do Khi chơi con phải như thế nào? *Hoạt động 2: Đi dạo Cháu đi dạo kết hợp đọc “Dung dăng dung dẻ” -Trẻ biết cách chăm sóc bông hoa ,cây xanh trong trường để có không khí trong lành không bị ô nhiễm. *Hoạt động 3: Quan sát đàm thoại - Hát bài Cho tôi đi làm mưa với - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói tới điều gì nào? - Các con đã làm gì để bảo vệ nguồn nước? - Hôm nay cô sẽ cho các con làm thí nghiệm “Sự bốc hơi của nước nha”. * Cô làm thí nghiệm: - Cô có gì đây? - Bây giờ cô sẽ lấy đá bỏ vào đĩa. - Sau đó cô úp ly lên đĩa đựng đá, các con quan sát thử xem hiện tượng gì xảy ra nha. - Các con biết vì sao nước đọng trong ly không? - Cô giải thích vì khi úp ly xuống, nước đá bốc hơi và đọng lại trên ly. * Trẻ làm thí nghiệm - Cô gọi một số trẻ lên làm thử và quan sát. - Hôm nay bạn nào cũng giỏi, cũng trả lời được câu hỏi của cô, nên bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi nha. Trò chơi vận động : Kéo co -Cô giải thích cách chơi (Cho cháu chơi) + Luật chơi: Khi đang kéo không được buông dây. + Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội. Cô sẽ cho hai đội kéo với nhau bằng sợi dây thừng dài, mỗi đội cầm một bên, ở giữa buộc một mảnh vải đỏ chia sợi dây ra hai phần bằng nhau. Trên sân cô đã vạch một đường giới hạn để phân cách thắng thua. Đội nào kéo được đối phương qua vạch giới hạn thì đội đó sẽ giành phần thắng. Tổ nào thắng sẽ được cô khen Cho trẻ chơi vài lần *Hoạt động 4: Chơi tự do Chơi đồ chơi ngoài trời (Cầu tuột ,xích đu ,bóng ) Cháu chơi cô chú ý bao quát *Kết thúc : -Cho cháu làm vệ sinh cá nhân Thứ 4: Quan sát, tọa đàm về nước sạch, nước bẩn TCVĐ: Gánh nước *Chơi tự do Thứ 5: Nói chuyện với trẻ về cách bảo vệ, tiết kiệm nước TCVĐ: “Kéo co” *Chơi tự do Thứ 6 Thí nghiệm nước nóng, nước lạnh TCVĐ: “Gánh nước” *Chơi tự do - Trẻ phân biệt được nước sạch, nước bẩn và biết lợi ích của nước. - Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ. Trẻ tích cực tham gia trò chơi vận động . - Giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch tránh bị ô nhiễm. - Trẻ biết được một số cách bảo vệ và tiết kiệm nước. -Trẻ cùng cô trò chuyện cách bảo vệ và tiết kiệm nước. - Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm và lợi ích của nước nóng và nước lạnh. - Trẻ phân biệt được nước nóng, nước lạnh. Trẻ trật tự và hứng thú khi làm thí nghiệm. - Giáo dục trẻ tiết kiệm nước. Chuẩn bị: Sân sạch , đồ chơi đảm bảo an toàn ,Cô chuẩn bị tốt nội dung trò chuyện -Nhắc nhở cháu quần áo ,giầy dép ,đầu tóc gọn gàng *Hoạt động 1:Hát đàm thoại-giới thiệu @ Giới thiệu đề tài : - Quan sát, tọa đàm về nước sạch, nước bẩn. -TCVĐ: Gánh nước -Chơi tự do *Hoạt động 2:Đi dạo Cháu hít thở không khí trong lành , quan sát một số cây cảnh xung quanh trường *Hoạt động 3:Trò chuyện -Hát bài Sau mưa - Các con vừa hát bài gì? - Trong bài hát có nhắc tới hiện tượng thiên nhiên nào? - Vì sao lại có mưa? - Vậy các con biết nước mưa có sạch không? - Cô cũng có 2 ly nước nè, các con cùng quan sát xem đâu là ly nước sạch, đâu là ly nước bẩn nha. - Cô đưa ly nước sạch ra trước: + Đây là nước gì? + Tại sao con biết đó là nước sạch? + Con thấy màu sắc của ly nước như thế nào? + Các con biết nước sạch dùng để làm gì không? - Cô đưa ly nước bẩn ra hỏi trẻ: + Các con nhìn xem ly nước này như thế nào? + Màu sắc ly nước ra sao? + Nước bẩn có uống được không? + Con thường thấy nước bẩn ở đâu? - Tại sao nước lại bẩn? - Vậy để bảo vệ cho nguồn nước luôn sạch thì mình phải làm gì? - Giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch tránh bị ô nhiễm. “*Hoạt động 4:Trò chơi vận động Cô tổ chức laị cho trẻ chơi trò chơi : “Gánh nước” Cháu chơi vài lần *Hoạt động 5:Cháu chơi tự do Cô cho cháu chơi trò chơi ngoài trời,thắt thung,các trò chơi dân gian - Cháu chơi cô chú ý bao quát Cho cháu làm vệ sinh cá nhân *Kết thúc .. Chuẩn bị: Sân sạch , đồ chơi đảm bảo an toàn ,Cô chuẩn bị tốt nội dung trò chuyện -Nhắc nhở cháu quần áo ,giầy dép ,đầu tóc gọn gàng . *Hoạt động 1:Hát đàm thoại-giới thiệu @ Giới thiệu đề tài : - Nói chuyện về cách bảo vệ,tiết kiệm nước. -TCVĐ: “Kéo co” –Chơi tự do *Hoạt động 2:Đi dạo Hôm nay con cùng cô dạo sân trường xem sân trường mình có những đồ chơi nào? Cầu tuột ,xích đu ,máy bay Khi chơi con chơi như thế nào? -Cho Cháu hít thở không khí trong lành -Cháu đi dạo hát “Khúc hát dạo chơi” *Hoạt động 3:Trò chuyện -Hát bài Mưa rơi - Trong bài hát có nhắc tới hiện tượng thiên nhiên nào? - Vì sao lại có mưa? - Con thấy nước có ở đâu? - Nước giúp ích gì cho chúng ta? - Các con thử nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì sẽ làm sao? - Nước có nhiều lợi ích như vậy con đã làm gì để bảo vệ nguồn nước trong sạch? - Khi được sử dụng nước con phải làm gì? - Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước. *Hoạt động 4: Trò chơi vận động Cô tổ chức laị cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co” Cháu chơi vài lần *Hoạt động 5: Cháu chơi tự do Cô cho cháu chơi trò chơi ngoài trời,thắt thung,các trò chơi dân gian - Cháu chơi cô chú ý bao quát Cho cháu làm vệ sinh cá nhân *Kết thúc Chuẩn bị: - Sân sạch , đồ chơi đảm bảo an toàn - Cô chuẩn bị tốt nội dung trò chuyện -Nhắc nhở cháu quần áo ,giầy dép ,đầu tóc gọn gàng . *Hoạt động 1: -giới thiệu @ Giới thiệu đề tài: Thí nghiệm nước nóng, nước lạnh. TCVĐ: “Gánh nước” Chơi tự do Nhắc nhở cháu đi không xô đẩy bạn *Hoạt động 2:Đi dạo -Cháu đi dạo kết hợp quan sát quang cảnh, cây cảnh ngoài trời ,sự tác động của con người làm ảnh hưởng đến môi trường như xả rác ,chặt phá cây , quan sát xe chạy trên đường *Hoạt động 3:Trò chuyện - Hát bài“Hạt mưa và em bé” -Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Con làm gì để bảo vệ nguồn nước? - Các rất giỏi nên bây giờ cô và các con cùng làm “Thí nghiệm nước nóng, nước lạnh” nha. * Cô làm thí nghiệm - Các con xem cô có gì đây? - Tại sao con biết đâu là nước nóng, đâu là nước lạnh? - Các con đoán thử xem hiện tượng gì xảy ra nếu cô đổ nước nóng vào ly nha. - Các con thấy xảy ra hiện tượng gì? - Các con biết tại sao lại có hiện tượng ly nước nóng bốc hơi lên không? - Vậy nếu cô đổ nước lạnh vào ly còn lại thì sao? - Con thấy có hiện tượng gì xảy ra? - Vậy tại sao khi cô đổ nước lạnh vào ly lại không có hiện tượng gì? Giải thích: Do nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên sẽ bốc hơi còn nước lạnh có nhiệt độ bình thường nên không bốc hơi. (Do có nước nóng nguy hiểm nên thí nghiệm này chỉ cô làm cho trẻ quan sát, trẻ không làm lại). Hôm nay bạn nào cũng giỏi, cũng trả lời được câu hỏi của cô, nên bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi nha. *Hoạt động 4: Trò chơi vận động Cô tổ chức laị cho trẻ chơi trò chơi “Gánh nước” Cháu chơi vài lần *Hoạt động 5: Cháu chơi tự do Cô cho cháu chơi trò chơi ngoài trời, thắt thung, các trò chơi dân gian - Cháu chơi cô chú ý bao quát Cho cháu làm vệ sinh cá nhân Nhận xét *Kết thúc 6. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI I. Mục đích yêu cầu - Trẻ nhận biết được đặc điểm, tính chất và lợi ích của nước. -Cháu sử dụng ngôn ngữ của mình giao tiếp với bạn, cô trong vai chơi, góc chơi. -Cháu vận dụng các kĩ năng đã biết vào vai chơi, góc chơi. -Cháu biết sử dụng đồ chơi trong góc biết lấy cất đồ chơi đúng nơi. -Cháu không tranh giành đồ chơi với bạn, chơi trật tự. III. Chuẩn bị Đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ ở các góc. III. Tiến hành - Chơi trò chơi vận động: Chèo thuyền - Hát bài“Cho tôi đi làm mưa với” - Trong bài hát em bé muốn làm gì? - Mưa giúp gì cho cây cỏ và muôn loài? - Các con làm gì để bảo vệ nguồn nước luôn trong sạch? - Cô giới thiệu các góc chơi : - Hôm nay ở góc chơi Xây dựng cô sẽ cho con Xây công viên nước - Góc phân vai: Chơi bán cửa hàng giải khát - Góc học tập: Chơi lô tô, tranh so hình,chơi ghép tranh - Góc nghệ thuật: Nặn ,vẽ, xé dán , làm tranh về sông, biển, giếng nước - Góc thiên nhiên: Chơi đong nước Phân nhóm chơi,tự chọn nhóm chơi, cháu đọc bài thơ “Nước” Về góc chơi PHÂN VAI XÂY DỰNG HỌC TẬP NGHỆ THUẬT THIÊN NHIÊN-KHOA HỌC - Chơi bán cửa hàng giải khát Mục đích yêu cầu - Trẻ biết phân vai chơi: người mua – người bán. - Trẻ thể hiện được vai chơi -Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi Chuẩn bị: -Các loại nước giải khát, giá bán, tiền,... Hướng dẫn Cho trẻ dán giá và số tiền vào chai nước -Cô theo dõi gợi ý . Xây công viên nước Mục đích yêu cầu -Trẻ biết cách xây công viên nước, chơi làm cầu trượt nước từ phế liệu, biết tự thỏa thuận vai chơi -Trẻ có khả năng sắp sếp bố trí khu vực hợp lý -Trẻ chơi trật tự không tranh đồ chơi Chuẩn bị: - Cây xanh, hoa, hàng rào, ghế đá, cầu trượt nước, đu quay,... Hướng dẫn Cho cháu trồng cây,cháu sắp xếp hợp lý cho xây công viên nước. -Cháu trật tự đoàn kết giúp đỡ nhau để hoàn thành công viên nước - Cô bao quát cháu chơi -Chơi lô tô, tranh so hình,chơi ghép tranh Mục đích yêu cầu -Trẻ nắm được hình ảnh trong trò chơi -Trẻ trao đổi cùng nhau chơi - Giáo dục trẻ chơi trật tự Chuẩn bị: -Tranh lô tô,tranh so hình,tranh ghép Hướng dẫn -Cháu chơi tranh về chủ đề -Cô bao quát cháu chơi -Tô màu,vẽ, xé dán , làm tranh về sông, biển, giếng nước. Mục đích yêu cầu -Trẻ nắm được một số đường nét cơ bản, hình ảnh trong tranh -Rèn đôi tay trẻ khéo léo khi xé, vẽ.. -Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm Chuẩn bị: -Đất sét, giấy màu, hình tô màu, màu Hướng dẫn - Cô cho trẻ vào chỗ ngồi vẽ, tô màu, xé dán làm tranh về sông, biển, giếng nước -Cô theo dõi gợi ý . - Chơi đong nước Mục đích yêu cầu -Trẻ biết dùng các dụng cụ khác nhau để đong nước. -Trẻ thực hiện khéo léo -GD trẻ bảo vệ và tiết kiệm nước. Chuẩn bị: Hũ sữa chua, chai, ly, nước, bình đựng nước, thau... Hướng dẫn -Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi Trẻ biết dùng các dụng cụ khác nhau để đong nước. -Cô bao quát cháu chơi Kết thúc buổi chơi. Cô đến từng góc chơi nhận xét Cả lớp tham quan góc xây dựng Lớp đọc thơ: Của chung. Thu dọn đồ chơi 7. VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA 8/HOẠT ĐỘNG CHIỀU Thứ hai @Trò chơi vận động: Chèo thuyền - Cháu biết trước khi ăn phải rửa tay, lau mặt - Cháu biết cách rửa tay đúng thao tác, có thói quen tốt thực hiện vệ sinh văn minh trong khi ăn cơm, ăn hết xuất. - Cháu biết được các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. - Biết vệ sinh sau khi ăn: đánh răng - Cháu ngủ ngoan không nói chuyện giờ ngủ. - Hiểu ích lợi của việc vệ sinh sạch sẽ và ngủ đầy đủ - Cháu nắm được cách chơi, luật chơi -Cháu chơi tích cực, hứng thú -Cháu thích trò chơi dân gian 1.Chuẩn bị: Lớp sạch , bàn ghế đảm bảo an toàn ,muỗng, dĩa, tô, chén,khăn trãi bàn,khăn lau tay 2.Tổ chức thực hiện - Cho trẻ vệ sinh cá nhân trước khi ăn, rửa tay, lau mặt.... - Cho trẻ vào bàn ăn. Tổ chức cho trẻ ăn trưa, giới thiệu các món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng, giáo dục trẻ biết mời cô và bạn cùng ăn cơm. - Động viên cháu ăn hết xuất. - Vệ sinh sau khi ăn, đánh răng, lau mặt - Nhắc trẻ uống nước - Cô quan sát trẻ thực hiện, chú ý trẻ làm sai và sửa sai kịp thời. - Cô tổ chức cho trẻ đi ngủ sau khi đã làm vệ sinh răng miệng, uống nước rồi vào lấy chăn gối ngủ trưa. - Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ và nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ trưa. -Trẻ ngủ dậy nhắc trẻ đi vệ sinh rửa mặt xếp nệm gối . 3.Kết thúc 1. Chuẩn bị:- Lớp học sạch, thoáng mát, an toàn 2-Tổ chức hoạt động - Cô giới thiệu cho cháu biết được tên trò chơi, biết cách chơi và luật chơi Luật chơi: Hướng dẫn trẻ vận động với sự phối hợp động tác cho nhịp nhàng. Cách chơi Giáo viên hướng dẫn cho trẻ ngồi xuống đất thành hàng dọc theo từng nhóm từ 5 đến 10 trẻ. Cho chân trẻ dạng hình chữ V, em nọ ngồi sát em kia, 2 tay bám vào vai bạn ngồi trước.Mình hơi gập chúi về phía trước, rồi lại ngửa người ra phía sau, vừa đẩy vừa nói : “Chèo thuyền, hò dzô ta.Chèo thuyền, dzô ta!”. -Cô tổ chức cho trẻ chơi vài lần Kết thúc: -Hát bài “Sau mưa” Thứ ba Bài thơ : Nước -Cháu nắm được nội dung bài thơ -Trẻ tích cực đọc thơ -Giáo dục cháu tiết kiệm nước 1. Chuẩn bị: - Lớp học sạch, thoáng mát, an toàn 2-Tổ chức hoạt động - Hôm nay cô cùng con đọc bài thơ: “Nước” của tác giả Vương Trọng -Cô hát mẫu: Bài thơ: “ Nước” Đựng trong chậu thì mềm Rửa bàn tay sạch quá Vào tủ lạnh hóa đá Rắn như đá ngoài đường Sùng sục trên bếp đun Nào tránh xa, kẻo bỏng Bay hơi là nhẹ lắm Lên cao làm mây trôi Đi xa muốn về chơi Thành hạt mưa rơi xuống Tưới mát vườn, mát ruộng Mơn mởn mầm cây lên Đựng trong chậu thì mềm Vương Trọng -Dạy trẻ hát: Lớp ,tổ, cá nhân (Cô chú ý sửa sai) -Tọa đàm về nội dung bài thơ *Kết thúc: Thứ tư @-THNTH Nước - Vẽ theo đề tài. - Tô màu tranh về ao, hồ, sông suối, giếng nước - Xé dán giếng nước - Làm album theo đề tài - Làm ly uống nước từ hũ sữa chua. -Trẻ biết tô màu, vẽ ,cắt dán ,nặn theo chủ đề - Cháu sử dụng đôi tay khéo léo để tạo sản phẩm - Cháu phát biểu ,trao đổi cách làm rõ ràng, đủ ý. - Cháu thể hiện được cái đẹp thông qua sản phẩm Chuẩn bị:giấy,bút,đất nặn,kéo,hồ, mẫu @ - Tổ chức hoạt động Hoạt động 1:Hát đàm thoại chủ đề Hát bài“Trời nắng, trời mưa” - Trong bài hát thỏ chạy về nhà khi trời có gì? - Tại sao lại có mưa? - Con đã làm gì để tiết kiệm nước? Hoạt động 2: Bé khám phá-Đàm thoại Cô giới thiệu đề tài Hôm nay trong lớp mình có gì mới lạ nào? Các con xem cô có gì đây? Cô cho cháu xem sản phẩm mà cô chuẩn bị sẵn,để làm được này cô phải làm sao? Hoạt động 3: Bé thực hành Hôm nay cô cho con tạo ra nhiều sản phẩm để giúp bạn nha Con thích làm gì? - Vẽ theo đề tài. - Tô màu tranh về ao, hồ, sông suối, giếng nước - Xé dán giếng nước - Làm album theo đề tài - Làm ly uống nước từ hũ sữa chua. Cô gọi cháu nói cách làm -Cháu đọc thơ “Giờ chơi” về góc chơi Hoạt động4 : Xem bé trưng bày - Cháu đem sản phẩm trưng bày Cô báo sắp hết giờ-Hết giờ Cô khen tất cả hoàn thành sản phẩm - Cô cho cháu tự chọn sản phẩm mình thích vì sao thích - Cô nhận xét sản phẩm hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh -Nhắc nhở cháu thu dọn đồ dùng.giữ vệ sinh môi trường. - Cả lớp hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” * Kết khúc. Thứ năm Ôn TTVS: Ôn thao tác rửa mặt - Trẻ nắm được thao tác lau mặt. - Trẻ tích cực tham gia cùng cô. - Giáo dục cháu có ý thức tự giữ gìn vệ sinh sạch sẽ 1. Chuẩn bị: - Khăn ướt, thau, giá treo khăn... 2.Tổ chức hoạt động Giới thiệu đề tài - Cả lớp hát bài “Vui đến trường” cô giới thiệu thao tác, các đồ dùng dành cho thao tác, các bộ phận trên khuôn mặt. - Hôm nay cô và các con cùng thực hiện thao tác lau mặt nha. + Cô nhắc lại thao tác lau mặt * Trẻ thực hiện Lần lượt bốn cháu lên thực hiện cho đến hết lớp Cô giáo dục giữ gìn vệ sinh sạch sẽ Kết thúc Thứ sáu Lao động tập thể: Rửa đồ chơi 9/HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG -Nêu gương cuối ngày -Nêu gương cuối tuần 10/HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ - Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ và tiết kiệm nước khi rửa đồ chơi cùng cô - Cháu biết
File đính kèm:
- es_hoach_tuan_Chu_de_Nuoc_va_mot_so_hien_tuong_tu_nhien.doc