Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh 1: Bé tìm hiểu về nước - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Xuân Loan

I/ MỤC TIÊUCHỦ ĐỀ:

1- Phát triển thể chất :

a) Dinh dưỡng sức khỏe:

-Phân biệt lợi ích của 4 nhóm thực phẩm. Biết lựa chọn các thực phẩm tươi ngon. Kể được tên 1 số món ăn và cách chế biến đơn giản.

- Biết giữ gìn sức khỏe của mình . Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt đánh răng.

- Nhận biết được 1 số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.

- Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau

- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ .

- Thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo .

- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng .

b) Vận động:

- Trẻ khéo léo khi vận động: Bò chui qua ống dài ( MT 11).

- Biết phối hợp tay chân khi thực hiện vận động: Trèo lên xuống 7 gióng thang (MT 1-CS 4), Ném và bắt bóng với người đối diện ( MT6- CS 3), đập bắt bóng bằng 2 tay ( MT 8-CS 10).

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: Nặn, vẽ .

2-Phát triển nhận thức :

- Trẻ biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số thực vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.

- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa.

- Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.

- Biết làm một số thí nghiệm nhỏ trong điều kiện phù hợp: Nước đá biến đi đâu ( MT54- CS 114)

- Trò chơi về các hiện tượng thiên nhiên: Trò chuyện về các nguồn nước ( MT 84-CS 34), trò chuyện về bầu trời của bé ( MT 84-CS 38), Mưa có từ đâu ( MT84-CS 38).

- Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng và nhận biết chữ số 10( MT 63-CS 104)

-Đo dung tích của 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo ( MT68)

-Tách gộp trong phạm vi 10 ( MT 62- CS 105)

 

docx26 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh 1: Bé tìm hiểu về nước - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Xuân Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
 TRƯỜNG MG PHÚ HỮU A
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề : NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 03/04 đến 28 /4/2023) 
Giáo viên : Nguyễn Thị Xuân Loan
Lớp: Lá 1
I/ MỤC TIÊUCHỦ ĐỀ:
1- Phát triển thể chất : 
a) Dinh dưỡng sức khỏe:
-Phân biệt lợi ích của 4 nhóm thực phẩm. Biết lựa chọn các thực phẩm tươi ngon. Kể được tên 1 số món ăn và cách chế biến đơn giản.
- Biết giữ gìn sức khỏe của mình . Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt đánh răng.
- Nhận biết được 1 số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.
- Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ .
- Thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo .
- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng .
b) Vận động:
- Trẻ khéo léo khi vận động: Bò chui qua ống dài ( MT 11).
- Biết phối hợp tay chân khi thực hiện vận động: Trèo lên xuống 7 gióng thang (MT 1-CS 4), Ném và bắt bóng với người đối diện ( MT6- CS 3), đập bắt bóng bằng 2 tay ( MT 8-CS 10).
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: Nặn, vẽ.
2-Phát triển nhận thức : 
- Trẻ biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số thực vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.
- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. 
- Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.
- Biết làm một số thí nghiệm nhỏ trong điều kiện phù hợp: Nước đá biến đi đâu ( MT54- CS 114)
- Trò chơi về các hiện tượng thiên nhiên: Trò chuyện về các nguồn nước ( MT 84-CS 34), trò chuyện về bầu trời của bé ( MT 84-CS 38), Mưa có từ đâu ( MT84-CS 38).
- Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng và nhận biết chữ số 10( MT 63-CS 104)
-Đo dung tích của 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo ( MT68) 
-Tách gộp trong phạm vi 10 ( MT 62- CS 105)
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết chào hỏi mọi người một cách lễ phép.
- Trẻ đọc thuộc lời bài thơ: Nắng bốn mùa ( MT 88- CS 64),
- Biết phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tập kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể tiếp đọan của câu chuyện: Giọt nước tí xíu ( MT 94- CS 64)
- Nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ cái, g,y; s –x qua từ, câu, bài thơ, qua môi trường chữ xung quanh lớp ( MT 97-CS 91)
- Tô đồ các nét chữ , sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên mình ( MT 98)
4-Phát triển tình cảm – xã hội :
- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn ( MT 116) 
- Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức ( MT 103)
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao ( MT105)
- Thực hiện được một số quy định của lớp ( MT112)
5- Phát triển thẩm mĩ :
- Biết tô, vẽ, dòng sông ( MT 132-CS 103).
-Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát : Cho tôi đi làm mưa với (MT126- CS 101), Cháu thương chú bộ đội ( MT126-CS 101)
- Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên , trong các câu chuyện , bài thơ, bài hát về các hiện tượng tự nhiên.
- Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của thiên nhiên nhiên qua các sản phẩm tạo hình: Nặn cầu vồng ( MT 124- CS 103)
- Tre biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình ( MT136)
MỞ - KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 03/4– 28 /4/2023)
I-Mở chủ đề
-Trò chuyện với trẻ về những bức tranh nói về hiện tượng tự nhiên 
II-Khám phá chủ đề
- Trò chuyện, đàm thoại, đưa ra những câu hỏi gợi mở, khuyến khích trẻ kể và giới thiệu về chủ đề các hiện tượng tự nhiên
- Giáo viên lựa chọn nội dung và xây dựng mạng nội dung phù hợp với độ tuổi kinh nghiệm của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động đa dạng để khám phá
- Hoạt động có chủ đích : kích thích tính tò mò của trẻ bằng cách cho trẻ quan sát trực tiếp một số hiện tượng tự nhiên có ở xung quanh
- Tổ chức hát múa, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề 
- Đưa ra các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ suy nghĩ cảm xúc
 -Tham gia hoạt động tạo hình : tạo ra các sản phẩm theo mục đích có chủ đề 
-Tổ chức cho trẻ hát múa, các trò chơi vận động liên quan đến chủ đề 
- Lựa chon nội dung tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung của chủ đề.
	Giáo viên
 Nguyễn Thị Xuân Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Đàm thoại cho trẻ nhớ lại những gì đạt được từ chủ đề vừa học
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, múa hát các bài hát có liên quan đến chủ đề
- Giới thiệu chủ đề mới bằng cách cho trẻ trưng bày những hình ảnh của chủ đề tiếp theo.
 	Giáo viên
 Nguyễn Thị Xuân Loan
MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Bò chui qua ống dài
-Trèo lên xuống 7 gióng thang
-Ném và bắt bóng với người đối diện
-Đập và bắt bóng bằng 2 tay
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
-KPKH: Trò chuyện về các nguồn nước
 Trò chuyện về bầu trời của bé
 Mưa có từ đâu
Trò chuyện về Miền Nam hoàn toàn giải phóng
Thí nghiệm nước đá biến đi đâu?
-LQVT:Đếm đến 10, NB nhóm có 10 đối tượng, NB chữ số 10.
Đo dung tích 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo.
Tách gộp trong phạm vi 10
NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
-Truyện:
 Truyện giọt nước tí xíu
-LQCC:
Làm quen chữ cái g, y
Làm quen chữ cái s –x
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
-Hát: Cho tôi đi làm mưa với
 Cháu thương chú bộ đội
-Tạo hình:Vẽ dòng sông
 Nặn cầu vồng
 MẠNG NỘI DUNG
Nhánh 1
Bé tìm hiểu về nước
Trẻ biết đặc điểm của nước , ánh sáng , không khí .
Biết được lợi ích của nước
Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 
Nhánh 2
Bầu trời của bé
 - Trẻ biết được thứ tự các mùa trong năm, biết thời tiết của các mùa trong năm 
Phân loại quần áo theo mùa .
-Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người , cây cối con vật theo mùa 
NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Nhánh 4
Ngày MN hoàn toàn giải phóng 30/4
- Trẻ biết được ngày MN hoàn toàn giải phóng là ngày mà nhân dân được tự do.
- Một số hoạt động chào mừng ngày MN hoàn toàn giải phóng 30/4.
Nhánh 3
Mưa có từ đâu?
-Trẻ biết mưa có ở khắp mọi nơi, gió không màu , không mùi và không nắm bắt được. 
- Trẻ được quan sát khám phá tìm hiểu tác hại của bão, lũ lụt.
- Mở rộng cho trẻ vốn từ ngữ chỉ tác hại của bão ( tính từ , danh từ, động từ)
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: Bé tìm hiểu về nước 
Từ ngày 03/4 đến ngày 07/04/2022
Thời gian 
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ
-- Vệ sinh phòng lớp
 - Nhắc trẻ sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi.
 - Trao đổi phụ huynh về trẻ khi ở nhà
-- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Bé tìm hiểu về nước” 
-- Trẻ kể tên các loại cây xanh có trong sân trường.	
Thể dục sáng
 - Hô hấp: Hít vào, thở ra sâu.
 - Tay 1: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.
 - Lưng, bụng 3: Đứng cúi người về trước.
 - Chân 3: Đứng, nhún chân, khuỵu gối.
Điểm danh
Mở 
chủ đề nhánh
- - Trò chuyện về chủ đề nhánh : Bé tìm hiểu về nước 
 - Điểm danh: Cô mời tổ trưởng báo cáo sỉ số trong tổ và nêu tên bạn vắng, cô điểm danh.
- Thời gian: Thứ, ngày tháng, năm ( hiện tại, quá khứ,tương lai)
- - Thời tiết: Nắng, mưa, mát mẻ
 - Tâm trạng : Vui, buồn.
 - Thông tin: Tin mới, thời sự, chuyện khi trẻ ở nhà
Hoạt động chung
PTTC
Bò chui qua ống dài
PTNT
Trò chuyện về các nguồn nước
PTNN
LQCC
g,y
PTTM
Vẽ 
Dòng sông
PTNT
KPHK
Thí nghiệm nước đá biến đi đâu
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát 
Tranh chủ đề
-TCVĐ: Tàu Nhốt không khí vào túi
- TCDG: 
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát
Tranh chủ đề
-TCVĐ:
 Nhốt không khí vào túi
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát cây bằng lăng
-TCVĐ: 
Nhốt không khí vào túi
- TCDG
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát
 Tranh một số hiện tượng tự nhiên
-TCVĐ
Nhốt không khí vào túi
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
- Quan sát
Tranh chủ đề
-TCVĐ:
Nhốt không khí vào túi
- TCDG: 
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
 chơi với
 thiết bị ngoài trời, chơi
 với nước
Hoạt động góc
- Thư viện: Sưu tầm cắt dán tranh về ngôi nhà, cánh đồng lúa.
- Xây dựng: Lắp ghép hình ngôi nhà
- Nghệ thuật: Trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán về ngôi nhà, doanh trại bộ đội, bệnh viện.
- Phân vai: Nấu ăn 
- Thiên nhiên:Trồng hoa kiểng
- Cô gợi cho trẻ thực hiện
Đóng chủ 
đề nhánh
Hoạt động ăn trưa
+Trước khi ăn: cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Cô chuẩn bị khan mặt,bát, thìa,nước uống, bàn ghế cho trẻ. Chia thức ăn ra từng bát.
+Trong khi ăn: Cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống.
+Hỏi trẻ một số tên món ăn, cung cấp chất gì cho cơ thể.
+Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ thu dọn bàn ghế, xếp bát thìa vào nơi quy định,uống nước, tự lau miệng, lau tay sau khi ăn.
Hoạt động ngủ trưa
+Trước khi ngủ: Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối nệm cho trẻ ngủ theo tổ.
+Trong khi ngủ: Cô chú ý theo dõi trẻ ngủ, đảm bảo cho trẻ ngủ đúng tư thế.
+Sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy dần dần. Hướng dẫn trẻ tự dọn chỗ ngủ vừa sức với trẻ.
Hoạt động chiều
Ôn
Bò chui qua ống dài
Ôn
Trò chuyện về các nguồn nước
Ôn
LQCC
g,y
Ôn
Vẽ 
Dòng sông
Ôn
KPHK
Thí nghiệm nước đá biến đi đâu
Chơi tự do theo ý thích ở các góc
Vệ sinh-
Nêu gương
Trả trẻ
 - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về.
 - Nêu gương bé ngoan
 - Trả trẻ
	Giáo Viên
	Nguyễn Thị Xuân Loan
HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH
Chủ đề nhánh 1: Bé tìm hiểu về nước
I/ Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức :Trẻ nhận biết bạn vắng, tên bạn vắng
- Biết tên mình có chữ cái tương ứng với tên bạn vắng
- Kỹ năng :Nhận biết thời gian qua lịch, biết viết số, gắn băng từ tương ứng
- Biết đọc theo hình ảnh. Làm quen với một số sách mới
- Thái độ : Cháu tham gia trò chuyện với cô 
II/ Chuẩn bị : 
 Đồ dùng : các biểu bảng; Bé đến lớp, lịch ngày cho cháu rở, bảng gắn và băng từ các ngày, biểu tượng thời tiết, sách mới trong tuần
Sân rộng , rãi thoáng mát , đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
Hoạt động 1: Điểm danh - trò chuyện
- Điểm danh: cô cho từng tổ đứng lên và cho cháu xem có bao nhiêu bạn vắng? kể tên bạn vắng? Bạn vắng là nam hay nữ?
+ Gắn hình bạn vắng
+ Gợi hỏi trẻ ngày hôm sau đi học thì chúng ta phải làm gì?
+ Kiểm tra vệ sinh móng tay, bàn tay, móng chân
Cho trẻ đi khám tay bạn, đồng phục
Nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ
Hoạt động 2: Thông tin – Tâm trạng
- Trẻ tự nói thông tin mà trẻ biết qua cuộc sống hàng ngày, xem thời sự, nghe người khác nói và trẻ kể lại.
- Cô cung cấp thông tin mới cho trẻ
- Trẻ nói tâm trạng của mình hôm nay như thế nào? Vui hay buồn ? Vì sao?
- Cô nêu tâm trạng của cô vui, buồn, ngạc nhiên 
- Cô gợi ý để trẻ nêu tâm trạng của trẻ 
- Hôm nay ngày mấy, tháng mấy, năm mấy?
- Cho cháu lên chọn số gắn
- Hôm nay thời tiết như thế nào?
- Cho cháu chọn biểu tượng
- Thông tin thời sự
Hoạt động 3: Trò chuyện chủ đề nhánh
Chủ đề: cô trò chuyện với trẻ về lợi ích của nước
- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chủ đề mới
- Cô giới thiệu chủ đề : Nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Cho trẻ lặp lại 2 lần
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của nước và một số nguồn nước khác (các loại nước dùng trong gia đình, các nguồn nước khác mà cháu biết)
- Cho trẻ xem tranh vẽ về nước
- Trò chuyện với cháu nước do đâu mà có
- Trò chuyện với cháu về các giao thông trên nước, các môn thể thao dưới nước, các con vật sống dưới nước
- Cho trẻ làm quen với các bài hát mới nói về vì sao có nước
- Giáo dục cháu tiết kiệm nước vì nước rất cần thiết với đời sống con người
Trẻ điểm danh
Trẻ gắn hình
Trẻ trả lời
Trẻ đi khám tay bạn
Trẻ kể lại
Trẻ nói tâm trạng
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chọn biểu tượng
Trẻ trả lời
Trẻ lặp lại
Trẻ trò chuyện
IV- Nhận xét:
......
	Giáo Viên
 Nguyễn Thị Xuân Loan
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 1: Bé tìm hiểu về nước
Tên hoạt động: Quan sát Tranh chủ đề
I - Mục đích yêu cầu:
1 - Kiến thức:
- Trẻ biết kể tên một số hiện tượng tự nhiên. Biết được lợi ích của nước đối với đời sống của con người.
2- Kỹ năng:
- Cháu biết chơi trò chơi về đúng nhà, bật qua rãnh nước.
3- Thái độ
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của nước với đời sống con người và giáo dục cháu biết tiết kiệm nước
II - Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Tranh chủ đề	
- Vòng, bóng, phấn,chai đựng nước, thùng tưới, xô đựng nước ...
III – Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
Hoạt động 1: Bé khám phá
- Cô dẫn trẻ ra sân cho cháu vận động bài hát “cho tôi đi làm mưa với ”
- Các con vừa vận động bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc hiện tượng gì?
- Nước có lợi ích gì?
- Con hãy kể một số hiện tượng tự nhiên mà con biết?
-Cô cho trẻ quan sát tranh một số hiện tượng tự nhiên
Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người và động thực vật. Ngoài ra nước ở sông rạch cho phương tiện giao thông di chuyển dễ dàng.
Hoạt động 2: Bé vui chơi
* Trò chơi 1: Bật qua rãnh nước
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ bật xa hơn
*Trò chơi 2: Về đúng nhà
- Cháu nghe bài hát ; trời nắng trời mưa thì vận động tự do sau đó khi hát bài hát thì chạy thật nhanh vào ngôi nhà bạn nam ngôi nhà màu xanh, bạn nữ ngôi nhà màu vàng
- Cho cháu chơi
- Quan sát và nhận xét cháu chơi
- Giáo dục cháu tiết kệm nước
 Hoạt động 3: Chơi tự do theo ý thích
- Cô phát đồ chơi cho trẻ và yêu cầu trẻ chơi đoàn kết.
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Chơi xong cô cho trẻ vệ sinh về lớp
- Giáo dục cháu biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước trong lành,sạch sẽ, chăm học chăm làm theo gương của Bác, không nên sử dụng đồ dùng bằng nhựa để bảo vệ môi trường nhé các con.
- Nhận xét
Trẻ vận động
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Chú ý lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi
Trẻ làm thí nghiệm
IV-Nhận xét
................................................
 Giáo viên
	Nguyễn Thị Xuân Loan
HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh 1: Bé tìm hiểu về nước
I-Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết phân vai chơi trò chơi nấu ăn, biết thể hiện đúng từng vai chơi
- Rèn trẻ biết phối hợp vai chơi với bạn
 - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng và cất đúng nơi quy định, không giành đồ chơi với bạn 
II-Chuẩn bị
- Đồ chơi để nấu ăn, một số loại rau củ, thực phẩm 
- Đồ dùng đồ chơi trong từng góc
III- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
 Hoạt động 1: Bé vui hát
Cho cháu hát và vận động “Tập rữa mặt”
Đàm thoại nội dung bài hát
Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi
Các con ơi! hôm nay trong lớp mình có gì mới nè.
Cô cho cháu đi xem các góc
Sau đó tập trung cháu lại và cho cháu kể lại từng góc
Gợi hỏi cháu cách chơi và cháu thích chơi góc nào nhất
Cho cháu đăng ký góc chơi
Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi các góc
 Chơi các góc
Góc xây dựng: xây bể chứa nước
 Góc phân vai: cửa hàng bán hoa, cửa hàng bán quả, gia đình 
 Góc học tập: xem tranh về chủ đề.
 Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh. Chậu hoa, cách tưới nước
 Góc nghệ thuật: hát các bài hát về chủ đề nước
Góc tạo hình: vẽ, tô màu, cắt dán hoa quả
Thư viện : xem tranh ảnh và trò chuyện về một số loại hoa quả, 
cắt xé dán , vẽ làm sách tranh về các loại hoa, quả
Chơi các trò chơi vận động 
Tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần.
 Cô bao quát trẻ chơi.
Cô nhận xét dựa vào quá trình chơi của trẻ. 
Giáo dục: Chơi xong nhớ rữa tay sạch sẽ, tiết kiệm điện, nước theo gương Bác Hồ, hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhựa.
- Nhận xét kết thúc
Trẻ hát
Trẻ xem các góc
Trẻ trả lời
Trẻ chơi các góc
IV-Nhận xét:
 ...... ............... 
 Giáo Viên
	 Nguyễn Thị Xuân Loan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai, ngày 03 tháng 4 năm 2023
Chủ đề nhánh 1: Bé tìm hiểu về nước
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Tên hoạt động VĐCB: Bò chui qua ống dài 
Đối tượng: 5- 6 tuổi
I- Mục đích yêu cầu
1- Kiến thức:
- Trẻ biết tên và biết cách thực hiện vận động cơ bản: Bò chui qua ống (dài 1,5m x 0,6m)
- Trẻ biết cách chơi trò chơi trò chơi: Ném trúng vòng.
2- Kỹ năng
- Trẻ phối hợp tay nọ, chân kia, hai cẳng chân áp sát sàn, bò thẳng hướng sao cho đầu và người không chạm vào ống.
- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, tự tin tham gia luyện tập.
3- Thái độ
- Trẻ chú ý thực hiện hiệu lệnh của cô.
- Trẻ hứng thú tham gia luyện tập.
II-Chuẩn bị :
* Chuẩn bị của cô
- Ống dài 1,5m x 0,6m
- Cờ, túi cát, vòng
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
* Chuẩn bị của trẻ : Trang phục gọn gàng
III- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
Hoạt động 1: Khởi động
Các bạn ơi ! hôm nay cô và các bạn cùng thế giới những vì sao để tham quan nhé!
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với bài hát “đếm sao”, kết hợp thực hiện các kiểu đi chạy, nhảy chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
Hoạt động 2: Vận động cơ bản
- Mình cùng tập thể dục cho cơ thể khỏe mình đi tiếp nhe.
+ Bài tập phát triển chung: Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác của BTPTC: Kết hợp nhạc “ nắng sớm”.
- Tay: Đánh chéo 2 tay ra hai phía trước, sau.(3 lần x 8 nhịp).
    Đứng thẳng, hai tay thả xuôi.
+ Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau.
+ Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau.
+ Đưa hai tay lên cao ngang vai.
+ Hạ hai tay xuống.
- Bụng: đứng cúi về trước (3 lần x 8 nhịp).
   Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu.
+ Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất.
+ Đứng lên, 2 tay giơ cao.
+ Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
- Chân:  nâng cao chân, gập gối (3 lần x 8 nhịp).
    Đứng 2 chân ngang vai.
+ Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.
+ Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
- Bật: bật, đưa chân sang ngang (2 lần x 8 nhịp).
   Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
+ Bật lên, đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang.
+ Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người.
* Đọc thơ “ nắng bốn mùa” chuyển đội hình thành hàng nam hàng nữ.
+ Bài thơ nhắc đến hiện tượng gì?
+ Vậy mình cùng xem tiếp trong thế giới những vì sao có gì nữa nhé.
- Để vào được thế giới những vì sao chúng ta phải chui qua  ống dài 1,5cm x 0,6cm đòi hỏi các bạn phải khéo léo nhanh nhẹn qua vận động “Bò chui qua ống dài 1,5cm x 0,6cm”.
* VĐCB: “ Bò cao chui qua ống dài 1,5m x 0,6m”.
 - Để bò cho đúng các bạn chú ý xem cô bò trước nhé! 
- Cô thực hiện 2 lần
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Kết hợp giải thích.
TTCB: chống 2 bàn tay xuống sàn, người nhổm cao lên, bò về phía trước (chân nọ tay kia) mắt nhìn thẳng phía trước, khi đến tới ống dài thì hơi khom người xuống chui qua ống các bạn chú ý khi chui qua ống phải cẩn thận mắt nhìn về trước nha.
- Tiếp theo bạn nào muốn chui qua ống giống cô nè?
+ Lần 1: Mời 2 trẻ nhanh nhẹn lên thực hiện.
- Cho cả lớp thực hiện mỗi lần 2 trẻ lần lượt cho đến hết lớp  ( Cô quan sát nhắc trẻ khi bò không chạm vào cổng)
- Lần 2: Cho trẻ thi đua với nhau.
- Khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai.
- Các bạn vừa thực hiện vận động gì?
Hoạt động 3: Trò chơi vận động
 Các bạn ơi phía sau có khu vui chơi dành cho các bé lớp mình đến đăng ký tham gia trò chơi nha đó là trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
- Để chơi được trò chơi này cho hay các bạn hãy nghe cô nói cách chơi  nhé .
+  Cách chơi: Cô sẽ mời 1 bạn làm người đi bắt dê và vẽ 1 vòng tròn các bạn còn lại làm dê đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác, nếu bắt không được dê thì chơi tiếp.
+ Tổ chức cho trẻ chơi thử 1 lần.
+ Chơi thật vài lần.
- Cô chú ý rèn kỹ năng khi trẻ chơi, giáo dục trẻ phối hợp chơi cùng bạn.( nhận xét sau mỗi lần chơi).
Hoạt động 4: Hồi tĩnh
 Các bạn chơi rất giỏi, các bạn có mệt không ? vậy bây giờ
các bạn cùng  đi dạo khu thế giới những vì sao với cô nhé.
- Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
* GD: Các bạn biết không ngoài những vì sao ra còn 
có rất nhiều hiện tượng tự nhiên khác nữa.Các con biết những hiện tượng tự nhiên gì? 
- Hát “ đố bạn” Cho cháu đi vào l

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nuoc_va_mot_so_hien_tuong_tu_n.docx
Giáo Án Liên Quan