Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông (4 tuần)- Năm học 2022-2023

I. Mục đích yêu cầu

 * Trẻ 5-6 tuổi

 - Trẻ biết tên gọi đặc điểm cấu tạo, nơi hoạt động. của phương tiện giao thông đường bộ .

 - Trẻ kể được tên và nói được nơi hoạt động của ptgt đường bộ

 - Trẻ có ý thức khi tham gia PTGT đường bộ

 * Trẻ 4-5 tuổi

 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, của 1 số ptgt đường bộ

 - Trẻ trả lời được câu hỏi

 - Trẻ có ý thức khi tham gia giao thông

 II. Chuẩn bị

 - GAĐT minh họa PTGT đường bộ

 - Một số PTGT như, xe máy , ô tô xe đạp bằng bìa

 - Câu đố về các PTGT

 III. Tổ chức hoạt đông

 - Cô tập trung trẻ lại bắt nhịp trẻ hát bài “đường em đi”

 - Cô hỏi trẻ bài hát vừa rồi nói về gì ?

 * Hoạt động 1: Tìm hiểu

 - Cô cho trẻ xem xe máy

 - Xe máy là PTGT đường nào?

 - Xe máy chạy ở đầu?

 - Các con được bố mẹ chở đi trên xe máy chưa?

 - Vậy khi ngồi trên xe máy các con ngồi như thế nào?

 - Ngoài xe máy ra các con còn biết phương tiện nào thuộc giao thông đường bộ nào nữa?

 - Cô đọc câu đố: xe ô tô tải

 - Trẻ đoán “ô tô tải”

 - Cô cho trẻ xem ô tô tải

 - Trẻ nêu đặc điểm như: bánh xe, buồng lái, thùng xe .

 - Ô tô chạy ở đâu? là PTGT đường nào ?

 - Cô cho trẻ xem ô tô con

 - Trẻ miêu tả về ô tô con ( Bánh ,chổ ngồi .)

 - Trẻ so sánh ô tô tải và ô tô con

 - Giống nhau đều là PTGT đường bộ, có 4 bánh, thùng xe, buồng lái

 - Khác nhau: Ô tô tải dùng để chở hàng, ô tô con dùng chở khách .

 + Ô tô con và ô tô tải đều là phương tiện giao thông đường bộ dùng để chở khách chở hàng đi từ nơi này sang nơi khác rất thuận tiện

 - Cô cho trẻ kể các loại giao thông đường bộ mà trẻ biết .

 - Cô cho trẻ xem slide một số hình ảnh các loại PTGT đường bộ đang hoạt động

 

doc63 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông (4 tuần)- Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 Tuần 
(Từ ngày 21/ 11 đến ngày 16/12 năm 2022)
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
a. Dinh dưỡng - sức khỏe:
19. Trẻ nói được tên một số món ăn hằng, phân biệt một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm
- Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Phân biệt các thức ăn theo nhóm (bột đường chất đạm, nhóm chất béo)
- Thực đơn của bé.
- Phân biệt các món ăn theo nhóm.
b. Phát triển thể chất:
1. Trẻ biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Phối hợp động tác của BTPTC, TDS và kiểm soát sự phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Tập thể dục sáng.
2. Trẻ bật xa tối thiểu 50cm
- Bật liên tục vào vòng
- Bật tách, khép chân qua 7 ô.
- Bật qua vật cản 15 - 20cm.
- Bật xa 40-50 cm
- Bật liên tục vào vòng
- Bật tách, khép chân qua 7 ô.
 - Bật xa 40-50 cm.
- Ngày hội thể thao
8. Trẻ biết thực hiện cử động bàn tay, 
ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay (Bẻ, nắn, lắp ráp, xếp chồng )
- Vẽ hình, sao chép chữ cái, chữ số, cắt theo hình vẽ, ghép và dán hình.
-Chơi hoạt động với đồ vật
- Can chữ cái, chữ số, cắt vẽ theo hình.
a.Làm quen văn học:
26. Trẻ nhận ra sắc thái biểu cảm lời nói khi vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi.
- Một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc, hoàn cảnh. 
- Thể hiện cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.
- Chơi cảm xúc của bé
-Nghe lời nói đón cảm xúc
28.Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản gần gũi. 
- Hiểu và nói được 1 số từ khái quát, từ trái nghĩa
- Nghe và giải thích từ trái nghĩa.
29.Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao, dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với với độ tuổi và nói được tên, hành động, tính cách của nhân vật, tình huống trong câu chuyện, kể lại nội dung chính hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện.
 - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Truyện " Gấu con đi xe đạp"
- Truyện kiến con đi ô tô.
- Truyện qua đường.
- Truyện xe lu và xe ca.
- Truyện " tàu thủy tí hon "
- Thơ: " Cô dạy con, Giúp bà,
 -Thuyền giấy, đèn giao thông, gấu qua cầu.
30. Trẻ nói rõ ràng.
 - Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác hiểu được.
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Thực hành phát âm những điều muốn nói 
31. Trẻ sử dụng được các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng đúng các danh từ, động từ, tính từ, từ biểu cảm, hình tượng trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Thực hành các tình huống với các loại câu 
35.Trẻ biết kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Kể lại sự việc hiện tượng rõ ràng, mạch lạc theo trình tự 
- Chú ý thái độ của người nghe để điều chỉnh cách kể hoặc giải thích lại lời kể. 
- Một ngày của bé 
38. Tự giác điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. 
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
-Xem các tình huống đi nhẹ nói khẽ.
39.Trẻ biết chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp, Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
- Chú ý lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói và trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.
- Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác, không nói chen vào khi người khác đang nói với người khác
- Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt
- Chơi " truyền tin”
- Xem tình huống không ngắt lời người khác, không nói chen vào khi người khác đang nói 
- Thực hành giơ tay chờ đến lượt
42. Trẻ thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh. 
- Thích đọc những chữ cái đã biết trong sách, truyện, bảng hiệu,... 
- Chỉ và đọc cho bạn hoặc người khác những chữ có ở MTXQ
- Tham gia vào hoạt động nghe cô đọc sách, hỏi người lớn hoặc bạn bè những chữ chưa biết. 
- Chơi ở góc sách, truyện.
- Tìm và đọc chữ
 cái ở xung quanh.
- Nghe cô kể chuyện.
43.Trẻ thể hiện sự thích thú với sách, giữ gìn và bảo vệ sách.
- Thích chơi ở góc sách và tìm sách truyện để xem ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nhờ người lớn đọc những câu chuyện trong sách cho nghe hoặc nhờ người lớn giải thích những tranh, những chữ chưa biết.
- Bé đọc truyện tranh, thơ, ca dao...
-Nghe đọc truyện tranh
44. Có một số hành vi như người đọc sách
- Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách và đọc theo hướng từ trái sang phải từ dòng trên xuống dòng dưới. 
- Phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách
- Thực hành cách lật sách đúng cách: Từ trang đầu đến trang cuối, không làm nhăn sách
48.Trẻ biết sử dụng các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh, biết đặt các câu hỏi.
- Sử dụng các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có? Và biết đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm bằng gì?
- Chơi vạn câu hỏi vì sao?
49.Trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Thay một từ hoặc một cụm từ của một bài hát.
- Thay tên mới cho câu chuyện phản ánh đúng nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Đặt tên cho đồ vật mà trẻ thích
-Tập thay từ cho bài hát
- Chơi thay tên cho câu truyện.
- Đặt tên mới cho đồ vật.
51.Trẻ biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
- Xem và nghe, đọc các loại sách khác nhau.
- Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệuđể thực hiện điều muốn truyền đạt.
- Bé chơi với sách
-Nhìn tranh diễn đạt điều muốn nói
b.Làm quen chữ cái:
52.Trẻ biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của 
bản thân
- Hướng trẻ tự mình viết ra, tạo ra những biểu tượng, hình mẫu kí tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các kí hiệu, chữ từ để chỉ biểu thị, cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân và đọc lại được những ý mình đã viết ra.
- Làm quen nhóm chữ chữ u,ư
- Làm quen nhóm chữ i,t,c
53. Trẻ thực hiện được việc bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.
- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách.
Sao chép chữ cái, từ, tên của mình.
Sử dụng các dụng cụ viết,vẽ khác nhau 
- Bắt chước hành vi viết trong vui chơi và các hoạt động hàng ngày.
- Trò chơi với chữ u,ư
- Trò chơi với chữ i,t,c
-Chơi tập làm người lớn
55.Trẻ biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. 
- Khi “ viết” biết viết từ trái sang phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết.
- Đồ chữ cái theo nét chấm mờ
56. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
- Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học
- Chơi ong tìm chữ
a.Khám phá khoa học
III.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
57.Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới;..... Đặt câu hỏi “Tại sao ?”
- Một số PTGT đường sắt.
58.Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng.
- Phối hợp các giác quan khác nhau để quan sát, xem xét, thảo luận về đặc điểm sự vật hiện tượng. 
- PTGT đường bộ.
- Bé với luật an toàn giao thông.
60. Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi
- Đặc điểm công dụng, chất liệu và cách sử dụng đồ chơi.
- Mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi
- PTGT đường thủy.
-Chơi tìm nơi hoạt động của các loại PTGT
68.Trẻ phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.
- Phân loại phương tiện giao thông theo 2-3 dấu hiệu.
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu.
- PTGT đường hàng không.
69.Trẻ hay đặt câu hỏi.
- Đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, hiện tượng, hay người nào đó 
- Giải câu đố về ptgt 
71.Trẻ nhận ra và loại một đối tượng không cùng nhóm với các loại đối tượng còn lại.
- Nhận ra sự khác biệt của các đối tượng không cùng nhóm. Giải thích, loại bỏ đối tượng khác biệt.
- Chơi chọn hành vi đúng sai.
2. Khám phá xã hội:
b.Làm quen với toán:
72.Trẻ nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10
- Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6.
73.Trẻ biết gộp, tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- Tách, gộp 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau và nói được kết quả.
- Tách gộp chia nhóm số lượng 6 thành 2 phần.
74.Trẻ biết so sánh số lượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả.
- So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10.
- So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10.
- So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 6.
79.Trẻ phân biệt các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Tên gọi, đặc điểm hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
- Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông, tam giác
- Tạo hình từ các hình hình học
IV.PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
a.Hoạt động tạo hình:
96. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé dán, nặn, xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. 
- Phối hợp các kỹ năng cắt để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối: Cắt lượn sát theo đường viền thẳng, cong của các hình đơn giản. Cắt rời được hình, không bị rách; Dán được các hình vào đúng vị trí không bị nhăn.
- Phối hợp các kỹ năng xé dán để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. 
- Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Vẽ ô tô tải.
-Cắt dán đoàn tàu, cắt dán đèn giao thông
- Xé dán thuyền 
-Nặn theo ý thích
- Gấp thuyền, máy bay
97.Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Lựa chọn và sử dụng một số (khoảng 2-3 loại) vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm
- Đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động
- Làm xe bằng các nguyên vật liệu mở.
98.Trẻ nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình.
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
- Đặt tên và giữ gìn sản phẩm
- Tranh ai đẹp hơn
- Đặt tên cho sản phẩm của mình và bạn.
100. Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục. 
- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục.
- Tranh ai đẹp nhất.
101.Trẻ thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
- Có cách thực hiện 1 nhiệm vụ khác hơn so với chỉ dẫn cho trước mà vẫn đạt kết quả tốt, đỡ tốn thời gian.
- Làm ra sản phẩm tạo hình không giống cách các bạn khác làm.
-Chơi với đất nặn
- Gấp thuyền, gấp máy bay..
b. Hoạt động Âm nhạc:
102.Trẻ nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
- Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển)
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của bài hát, bản nhạc.
- Hát "Em đi qua ngã tư đường phố"
”ai đúng ai sai”
Nghe hát” đi đường em nhớ”
103. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. 
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Hát: Em đi chơi thuyền.
104. Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhip, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp)
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc theo ý thích.
- VDTN em tập lái ô tô
- Hát gõ đệm: đường em đi.
- Chơi với các dụng cụ âm nhạc.
V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
111.Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
111.Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
- Sở thích của bé.
112. Trẻ thể hiện được sự cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, vui thích khi hoàn thành công việc.
112. Trẻ thể hiện được sự cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, vui thích khi hoàn thành công việc.
- Bé chơi ở các góc
121.Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. 
- Kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi an ủi, giải thích, chia sẻ.
-Nghe kể chuyện " quà tặng cuộc sống"
122.Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi. 
- Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận...) của bản thân khi giao tiếp bạn bè và người thân.
- Nhập cuộc vào hoạt động nhóm và được mọi người trong nhóm chấp nhận
- Tham gia chơi cùng bạn ở các góc.
123. Trẻ biết thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè, chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. 
- Yêu mến, quan tâm đến bạn bè, chơi trong nhóm bạn bè vui vẻ, thoải mái
- Chia sẻ thông cảm với bạn bè trong nhóm chơi
- Chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện.
- Bé và bạn
125.Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên. 
- Chơi theo nhóm bạn và có bạn thân hay chơi cùng nhau.
- Chơi hoạt động góc
128.Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc.
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
- Vệ sinh lớp học cùng cô và các bạn. 
129. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn và người thân trong gia đình.
- Xem phim về quan tâm giúp đỡ bạn bè.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I: 
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
Thực hiện từ ngày 21/11/ 2022 đến ngày 25/11/ 2022
Lớp: Mẫu giáo 5-6 tuổi A4. GV: Đỗ Thị Oanh Kiều
Ngày/hoạt động
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ -Thể dục sáng
- Trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần của trẻ
- Trò chuyện về chủ điểm cũ
- Trò chuyện giới thiệu chủ điểm mới
- Trò chuyện về xe sáng trẻ được đi học
- Trò chuyện nhắc trẻ đăng ký góc chơi mà trẻ thích
* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi
( Mũi chân, bàn chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm)
* Trọng động : BTPTC
 - Hô hấp: Ngửi hoa
- Chuyển đội hình 3 hàng ngang
- Tay - vai : Tay đưa trước lên cao
- Bụng lườn : Tay dang ngang nghiêng người
- Chân: Ngồi xổm
- Bật: Bật tách, khép chân
( Mỗi động tác tập 2l x 8n)
* Ngày thứ hai tập thể dục theo bài hát “ em tập lái ô tô”
* Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng
Học
Bật liên tục vào vòng
Bé với PTGT đường bộ
Làm quen nhóm chữ u, ư
Đếm đến 6 .Nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng 6. Nhận biết số 6.
Dán ô tô chở khách
Chơi, hoạt động ở các góc
1. Góc xây dựng: Bến xe
2. Góc phân vai: Chơi bán hàng, chơi gia đình, chơi bác sĩ
3. Góc học tập: Gắn đồ dùng tương ứng với chữ số; tạo nhóm có số lượng 6, tô màu chữ số rỗng làm vở bé làm quen chữ cái ....
4. Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ điểm: em tập lái ô tô, ai đúng ai sai, qua ngã tư đường phố,.
5. Tạo hình: Vẽ , cắt dán, tô màu các loại ptgt, làm tranh chủ điểm cùng cô. 
6. Sách: Xem sách tranh truyện, tập kể chuyện theo tranh.
7. Khám phá: Làm thí nghiệm vật nổi vật chìm
Chơi hoạt động ngoài trời
Quan sát xe máy
* Chơi
- Cướp cờ
- Lộn cầu vồng
* Chơi tự do
* Chơi
- Bánh xe quay
- Nu na nu nống
*Chơi tự do
Quan sát xe đạp
* Chơi
- Cùng nhau tưới nước
- Tay cầm tay 
* Chơi tự do
Nhặt lá trên sân
* Chơi
- Đội nào nhanh hơn
- Kéo co 
* Chơi tự do
* Chơi
- Lăn bóng 
- Lộn cầu vồng
* Chơi tự do
Ăn, ngủ
-Cho trẻ kê dọn bàn, ghế
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân trước khi vào bàn ăn
- Giáo dục trẻ ăn không làm rơi vãi, nói chuyện khi ăn
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
 Phút thể dục chống mệt mỏi ( Em tập lái ô tô)
Chơi hoạt động theo ý thích
- Trẻ đọc đồng dao, câu đố về chủ điểm
Trẻ thực hiện vở bé tạo hình
Bé tập làm nội trợ
Bé thực hiện vở bé làm quen với toán
Cô và trẻ cùng vệ sinh các góc chơi
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ
- Giáo dục cháu lễ phép: Thưa cô trước khi ra về và chào người lớn khi về nhà . - Vệ sinh trả trẻ
 Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2022
TD: BẬT LIÊN TỤC VÀO 4-5 VÒNG
I. Mục đích yêu cầu
* Trẻ 5-6 tuổi
- Trẻ biết cách bật liên tục vào các vòng một cách khéo léo và đúng kĩ thuật.
- Trẻ bật liên tục vào 4-5 vòng
- Trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học
* Trẻ 4-5 tuổi
 - Trẻ biết cách bật liên tục vào các vòng đúng tư thế
- Trẻ bật vào 4-5 vòng
	- Trẻ chú ý tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
 	 - Băng nhạc bài: Em tập lái ô tô
 	 - Xắc xô
 	- Vòng
 	- Rổ
- Sân tập thoáng mát, rộng rãi, an toàn
- Bóng
X	X	X	X	X
X	X	X	X	X
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động
 	 - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm mới thực hiện ptgt
 	 + Các con có muốn làm những chiếc xe vận hành với tốc đội khác nhau không nào?
- Cho trẻ khởi động như những chiếc xe
 - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi bình thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, chạy đá gót chạm mông, đi thường
* Hoạt động 2: Trọng động
   	  a. BTPTC:
 	- Tay vai : Tay đưa trước gập trước ngực ( 2l x 8n )
 	 - Bụng : Đứng nghiên người sang 2 bên ( 2l x 8n)
 - Chân : Đứng đưa từng chân về trước ( 2l x 8n)
 - Bật : Bật chân trước chân sau ( 4l x 8n )
   	  b. VĐCB:
  	 - Cô giới thiệu và thực hiện mẫu
   	  * Cô làm mẫu:
 - Lần 1: Không giải thích.
     	 - Lần 2: Giải thích.
   	   TTCB: Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh thì bật liên tục vào các vòng, sau đó về cuối hàng đứng. Khi bật mắt nhìn về phía trước, bật chụm chân và không để chạm vào vòng
     	 - Cô vừa thực hiện vận động gì?
    	  - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
     	* Trẻ luyện tập:
     	 - Lần 1 và lần 2 cho 2 trẻ thực hiện
    	  - Lần 3: Cho trẻ yếu thực hiện.
   	 => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
	* TCVĐ: Chuyền bóng
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cô giúp trẻ làm trọng tài điều khiển trận đấu
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả sau khi chơi
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
 Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2022
KPKH: BÉ VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
 I. Mục đích yêu cầu
 * Trẻ 5-6 tuổi
 - Trẻ biết tên gọi đặc điểm cấu tạo, nơi hoạt động... của phương tiện giao thông đường bộ .
	- Trẻ kể được tên và nói được nơi hoạt động của ptgt đường bộ 
	- Trẻ có ý thức khi tham gia PTGT đường bộ 
	* Trẻ 4-5 tuổi
	- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo,của 1 số ptgt đường bộ
	- Trẻ trả lời được câu hỏi
	- Trẻ có ý thức khi tham gia giao thông
 II. Chuẩn bị
 - GAĐT minh họa PTGT đường bộ 
	- Một số PTGT như, xe máy , ô tô xe đạp bằng bìa 
	- Câu đố về các PTGT
 III. Tổ chức hoạt đông
	 - Cô tập trung trẻ lại bắt nhịp trẻ hát bài “đường em đi”
 - Cô hỏi trẻ bài hát vừa rồi nói về gì ?
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu
 - Cô cho trẻ xem xe máy 
 - Xe máy là PTGT đường nào?
 - Xe máy chạy ở đầu?
 - Các con được bố mẹ chở đi trên xe máy chưa?
 - Vậy khi ngồi trên xe máy các con ngồi như thế nào?
	 - Ngoài xe máy ra các con còn biết phương tiện nào thuộc giao thông đường bộ nào nữa?
	 - Cô đọc câu đố: xe ô tô tải 
	 - Trẻ đoán “ô tô tải”
	 - Cô cho trẻ xem ô tô tải 
 - Trẻ nêu đặc điểm như: bánh xe, buồng lái, thùng xe . 
	 - Ô tô chạy ở đâu? là PTGT đường nào ?
	 - Cô cho trẻ xem ô tô con 
	 - Trẻ miêu tả về ô tô con ( Bánh ,chổ ngồi ...)
	 - Trẻ so sánh ô tô tải và ô tô con 
	 - Giống nhau đều là PTGT đường bộ, có 4 bánh, thùng xe, buồng lái 
	 - Khác nhau: Ô tô tải dùng để chở hàng, ô tô con dùng chở khách .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_phuong_tien_giao_thong_4_tuan.doc
Giáo Án Liên Quan